intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:180

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát sự biến đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương và biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim trên Holter ĐTĐ 24 giờ ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim trước và sau điều trị nội trú 7 ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim

  1.      BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     BỘ QUỐC PHÒNG     HỌC VIỆN QUÂN Y ĐOÀN THỊNH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT­proBNP HUYẾT TƯƠNG VỚI BIẾN THIÊN NHỊP TIM, RỐI LOẠN NHỊP TIM  Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH  CÓ SUY TIM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Chuyên ngành : Nội khoa Mã số : 9720107
  2. HÀ NỘI – 2022
  3.     BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO      BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐOÀN THỊNH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT­proBNP  HUYẾT TƯƠNG VỚI BIẾN THIÊN NHỊP TIM, RỐI LOẠN NHỊP TIM  Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH  CÓ SUY TIM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Chuyên ngành : Nội khoa Mã số : 9720107 Hướng dẫn khoa học   PGS.TS NGUYỄN OANH OANH
  4. HÀ NỘI – 2022
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả  những số liệu do chính tôi thu thập và kết quả trong luận án này chưa có ai   công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin đảm bảo tính khách quan, trung thực của các số  liệu và kết   quả xử lý trong nghiên cứu này.    Tác giả luận án          Đoàn Thịnh Trường
  6. LỜI CẢM ƠN   Để  có được kết quả  như  ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm  ơn   Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quân y, Phòng Sau đại học, đặc biệt là   các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Trung tâm Tim mạch­Học viện Quân y  đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ  tôi trong suốt quá   trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết  ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ  lòng biết   ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Oanh Oanh, PGS.TS. Lương công Thức   những người thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và   định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, các Phòng ban và   khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Tim Hà Nội đã tạo   điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu Luận   án này. Tôi xin chân thành cảm  ơn 136 bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã   đồng ý tham gia nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm  ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn   thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời   gian tôi học tập để hoàn thành khóa học.  Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội 2022 Tác giả luận án 
  7. Đoàn Thịnh Trường  MỤC LỤC Trang ̉ * Hình thành mang xơ vưa  ̃ ở động mạch vành..............................................3 * Sự phát triển của mảng xơ vữa...................................................................3 * Tổn thương hình thành và phát triển...........................................................4  1.1.1.4. Cận lâm sàng.....................................................................................8 1.1.3. Vai trò của N­terminal pro­B type natriuretic peptide trong suy tim và  bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.....................................................18 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................29  1.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới..............................................................30 1.3.2.1 Các nghiên cứu về  mối liên quan giữa NT­proBNP với bệnh tim  thiếu máu cục bộ mạn tính ....................................................................30 1.3.2.2 Các nghiên cứu về  mối liên quan giữa NT­proBNP với rối loạn  nhịp tim....................................................................................................31 1.3.2.3. Một số nghiên cứu về rối loạn nhịp tim  ở bệnh nhân suy tim mạn  tính............................................................................................................32 1.3.2.4. Một số  nghiên cứu về  biến thiên nhịp tim  ở  bệnh nhân bệnh tim   thiếu máu cục bộ mạn tính.....................................................................34 4.3.3. Mối liên quan giữa nồng độ  NT­proBNP với đặc điểm biến thiên  nhịp tim  ở  bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ  mạn tính có suy tim ................................................................................................................125 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................2             Bác sỹ làm bệnh án............................................................................31                                                                       Đoàn Thịnh Trường   Đoàn   Thịnh Trường...........................................................................................31
  8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT Phần viết  Nội dung đầy đủ tắt ACC American College of Cardiology (Trường môn tim mạch  Hoa Kỳ) AHA American Heart Assosiation (Hội Tim mạch Hoa Kỳ) BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BN Bệnh nhân BNP B­type Natriuretic Peptide (Peptide thải natri niệu type­B) BTNT Biến thiên nhịp tim BTTMCB Bệnh tim thiếu máu cục bộ  CCS Canadian Cardiovascular Society (Hội Tim mạch Canada) CĐTN Cơn đau thắt ngực CRPhs High­sensitivity C­Reactive Protein (protein phản ứng  C/Protein phản ứng C) CNP C­type Natriuretic Peptide (Peptide thải natri niệu type­C) CLVT Cắt lớp vi tính DNP D­type Natriuretic Peptide (Peptide thải natri niệu type­D) Dd Diastolic Diameter (Đường kính thất trái thì tâm trương) Ds Systolic Diameter (Đường kính thất trái thì tâm thu) ĐMV Động mạch vành
  9. ĐTĐ Điện tâm đồ ECLIA Electrochemiluminescence immunoassay (Miễn dịch điện  hóa huỳnh quang) EF Ejection Fraction (Phân suất tống máu thất trái) ESC European Society of Cardiology (Hội Tim mạch Châu Âu) FDA Food anh Drugs Administration (Tổ chức quản lý thuốc và   thực phẩm Hoa Kỳ) HCĐMVMT Hội chứng động mạch vành mạn tính HF High frequency power ICD Implantable Cardioverter Defibrillator (Máy khử rung tự  động) LAD Left anterior descending (Động mạch liên thất trước) LCA Left coronary artery (Động mạch mũ) LDL Low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp) LDH Lactate Dehydrogenase LF Low frequency power MSCT Multi slice CT scanner (Chụp cắt lớp vi tính đa dãy) RLNT Rối loạn nhịp tim NMCT Nhồi máu cơ tim NNKP Nhịp nhanh kịch phát NT­proBNP N ­ terminal pro B ­ type Natriuretic Peptide NTT Ngoại tâm thu NYHA New York Heart Association  (Hiệp hội tim mạch New  York) pNN50 Percent NN intervals > 50ms PTP Pre­test probability (xác suất tiền nghiệm) RCA Right coronary artery (Động mạch vành phải) RLNT Rối loạn nhịp tim SDNN Standard deviation of NN SDNNi Standard deviation of NN index SDANN Standard deviation of the average NN TNF Tumor Necrosis Factors (Yếu tố hoại tử khối u) TP Total power VNP V­type Natriuretic Peptide (Peptide thải natri niệu type­V) WHO World health organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Phân độ đau ngực theo CCS...........................................................7 Bảng 1.2. Đặc điểm của BNP và NT­ Pro BNP..........................................19 Bảng 2.1. Các phương pháp định lượng NT­proBNP..................................41 Bảng 2.2. Giá trị NT­proBNP huyết tương ở người khỏe mạnh................41 theo tuổi và giới.............................................................................................41 Bảng 2.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo ESC 2012............................54 Trong đó:........................................................................................................55                 ­ Triệu chứng cơ năng của suy tim: khó thở, phù, mệt mỏi, đau  tức hạ sườn phải, hồi hộp, trống ngực,….............................................55                ­ Triệu chứng thực thể: Tim: diện tim to, tim nhanh, ti ếng tim m ờ  ngựa phi hoặc tiếng thổi,…;Phổi: rale ẩm ở phổi, rì rào phế nang giảm  (tràn  dịch  khoang  màng phổi);  Gan:  to, phản hồi gan  tĩnh mạch  cổ  dương tính................................................................................................55 Suy tim với EF giảm (EF ≤ 40%)..................................................................55 Suy tim với EF bảo tồn (EF ≥ 50%).............................................................55 EF bảo tồn, giới hạn (EF 41% ­ 49%). ........................................................55 Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu (n = 136).............61 Bảng 3.3. Đặc điểm về tiền sử và các yếu tố nguy cơ tim mạch (n = 136) ..................................................................................................................61 Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng khi nhập viện (n = 136)...............................62 Bảng 3.5. Phân độ đau ngực theo Hội Tim mạch Canada(CCS)(n = 118) .62 Bảng 3.6. Phân loại theo mức độ suy tim (theo NYHA) (n = 136).............63 Bảng 3.7. Đặc điểm về xét nghiệm máu (n = 136).....................................63 Bảng 3.8. Đặc điểm về X­quang tim phổi (n = 136)...................................64 Biểu đồ 3.1. Đặc điểm thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ .......................65 Bảng 3.9. Đặc điểm về điện tâm đồ (n = 136)............................................66
  11. Bảng 3.10. Đặc điểm về siêu âm tim (n = 136)...........................................66 Bảng 3.11. Đặc điểm về phân suất tống máu thất trái (n = 136)...............67 Bảng 3.12. Đặc điểm về kết quả chụp động mạch vành (n = 136)...........67 Bảng 3.13. Đặc điểm về điều trị (n = 136).................................................68 Bảng 3.14. Đặc điểm các nhóm thuốc sử  dụng trong thời gian  điều trị  (n=136).....................................................................................................69 Bảng   3.15.   Biến   đổi   NT­ProBNP   huyết   tương     trước   và   sau   điều   trị  (n = 136)...................................................................................................69 Bảng 3.16. NT­ProBNP huyết tương trước­ sau điều trị theo nhóm tuổi . 69 Bảng 3.17. NT­ProBNP huyết tương  trước và sau điều trị  theo giới (n =  136)...........................................................................................................70 Bảng 3.18. Đặc điểm chung trên Holter Điện tâm đồ (n = 136).................71 Bảng 3.19. Đặc điểm về rối loạn nhịp thất (theo Lown) (n = 136)...........71 Bảng 3.20. Biến đổi các chỉ số biến thiên nhịp tim trên Holter Điện tâm đồ  trước và sau điều trị (n = 136).................................................................72 Các chỉ số BTNT SDNN, RMSSD, SDNNi, TP,  LF và LF/HF tăng ở bệnh  nhân BTTMCB mạn tính có suy tim sau điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa  thông kê (p 
  12. và EF 50% có ý nghĩa.................................................................................75 3.3. Mối liên quan giữa nồng độ  NT­proBNP với một số  đặc điểm lâm  sàng, cận lâm sàng, rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim  ở  bệnh   nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim ..........................75 Bảng 3.27. Tương quan giữa NT­proBNP với BMI....................................76 Bảng 3.28. Mối tương quan giữa nồng  độ  NT­proBNP với một số  đặc  điểm lâm sàng .........................................................................................76 Bảng 3.29. Liên quan giữa NT­proBNP với độ suy tim trước và sau điều trị ..................................................................................................................77 Bảng 3.30. Mối tương quan giữa nồng độ NT­proBNP với đặc điểm......77 cận lâm sàng..................................................................................................77 Bảng 3.31. Mối liên quan giữa nồng độ NT­proBNP với mức EF.............78 Biểu đồ 3.2. Tương quan nồng độ NT­proBNP trước điều trị với phân suất  tống máu thất trái....................................................................................79 Biểu đồ  3.3. Tương quan giữa nồng độ  NT­proBNP trước điều trị  với   đường kính thất trái thì tâm trương........................................................80 Bảng 3.33. Mối tương quan giữa nồng độ  NT­proBNP với một số  chỉ  số  khác trên siêu âm tim...............................................................................80 Bảng 3.34. Mối tương quan giữa nồng độ  NT­proBNP với rối loạn nhịp   trên thất ...................................................................................................81 Bảng 3.35. Mối tương quan giữa nồng độ  NT­proBNP với rối loạn nhịp   thất...........................................................................................................82 Bảng 3.36. Liên quan giữa NT­proBNP với mức độ ngoại tâm thu thất....82 Bảng 3.37. Mối tương quan giữa nồng độ NT­proBNP với.......................84  nhịp tim trước điều trị..................................................................................84
  13. Bảng 3.38. Mối liên quan giữa proBNP với biến đổi nhịp tim trên Holter và  số lượng ngoại tâm thu thất trước điều trị............................................85 Bảng  3.39. Mối liên quan giữa NT­proBNP với một số rối loạn nhịp tim   trên Holter trước điều trị.........................................................................86   Bảng 3.40. Mối liên quan giữa nồng độ NT­proBNP cao trên điểm cắt . 86 và EF 50% có ý nghĩa...................133   DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Đặc điểm thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ....................................61 3.2. Tương quan nồng độ NT­proBNP trước điều trị với phân suất tống máu  thất trái..................................................................................................75 3.3. Tương quan giữa nồng độ NT­proBNP với đường kính thất trái thì tâm  trương...................................................................................................76 3.4. Tương quan giữa nồng độ  NT­proBNP trước điều trị  với số  lượng  ngoại tâm thu thất...............................................................................80 3.5. Điểm cắt của NT­proBNP trước điều trị với rối loạn nhịp tim........81
  14. 3.6. Điểm cắt  mức NT­proBNP sau điều trị với rối loạn nhịp tim................83
  15. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ tiến triên c ̉ ủa mảng xơ vữa động mạch........................................3 Hinh 1.1. S ̀ ơ đồ tiến triên c ̉ ủa mảng xơ vữa động mạch .............................5 Hình 1.3. Cấu trúc Pro­BNP..........................................................................19 Hình 2.1. Hệ thống máy Holter Điện tâm đồ của hãng Rozinn...................46 Hình 2.2. Sơ đồ mắc điện cực Holter Điện tâm đồ.....................................47
  16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ     Bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) mạn tính là bệnh thường  gặp  ở các nước phát triển và có xu hướng ngày càng gia tăng nhanh  ở  các   nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tại Bắc Mỹ,  ước tính trên 20  triệu người mắc bệnh  động mạch vành, trong đó khoảng 50% có triệu   chứng đau thắt ngực .  Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, tại Mỹ  có hơn 13,2  triệu người bệnh mắc bệnh động mạch vành, trong đó khoảng 7 triệu là  bệnh động mạch vành mạn tính. Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim  mạch Quốc gia năm 2009, khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại Viện Tim  mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh động mạch vành . Bệnh lý  này là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Năm 2016, theo báo   cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), ước tính Việt Nam có 31% trường  hợp tử  vong là do bệnh tim mạch, trong đó hơn 50% là do bệnh lý động   mạch vành . Nguyên nhân chủ  yếu là do các biến chứng như  nhồi máu cơ  tim, suy tim, loạn nhịp tim…  Peptide bài niệu (Natriuretic peptide) là một chất được tiết ra từ tâm  thất và tâm nhĩ, có tác dụng dãn mạch, kích hoạt thải natri và lợi tiểu,  ức   chế   hệ   Renin­Angiotensin­Aldosterol,   giảm  hoạt  tính   hệ   thần   kinh  giao   cảm. Thiếu máu cơ tim gây ra tăng tình trạng căng giãn của tế bào cơ tim,   dẫn đến rối loạn chức năng tâm thu và/hoặc tâm trương thất trái là tác nhân  quan trọng gây phóng thích NT­proBNP huyết tương , , . Ngoài ra, thiếu  máu cơ tim và giảm oxy tế bào cũng kích thích sản xuất NT­proBNP huyết   tương. Những yếu tố khác trong thiếu máu cơ tim bao gồm tăng tần số tim,   những cytokin tiền viêm và nội tiết tố  thần kinh như  co mạch, chống bài   niệu,   phì   đại   và   tăng   sinh   tế   bào   cũng   gây   kích   thích   tổng   hợp   NT­ proBNP , , . Các peptide bài niệu (BNP và NT­proBNP) có liên quan đến   mức độ  tổn thương động mạch vành , . BNP và NT­proBNP đều là những 
  17. 2 yếu tố tiên lượng mạnh mẽ, độc lập về tử vong và các biến cố tim mạch ở  bệnh nhân suy tim mạn tính cũng như bị bệnh động mạch vành , , . Giảm biến thiên nhịp tim đã được chứng minh có liên quan sự  phát  sinh của các rối loạn nhịp tim và gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim   và bệnh động  mạch vành  ,  .  NT­proBNP/BNP, biến thiên nhịp tim và rối  loạn nhịp tim đều là những yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy tim.   Tuy nhiên, mối liên quan giữa chúng với nhau, biến đổi trong quá trình điều   trị như thế nào còn chưa được nghiên cứu nhiều.             Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về  đặc điểm rối loạn nhịp  tim, biến thiên nhịp tim  ở  bệnh nhân  BTTMCB mạn tính, nhưng chưa có  nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa nồng độ  NT­proBNP huyết tương  với các rối loạn nhịp, biến thiên nhịp tim và đặc điểm suy tim trên các đối   tượng này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài  “Nghiên   cứu  mối  liên  quan  giữa nồng  độ  NT­proBNP  huyết tương với  biến   thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim  ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục   bộ mạn tính có suy tim” với hai mục tiêu:  1. Khảo sát sự  biến đổi nồng độ  NT­proBNP huyết tương và biến   thiên  nhịp  tim,  rối   loạn  nhịp  tim  trên  Holter   ĐTĐ  24  giờ  ở   bệnh  nhân   BTTMCB mạn tính có suy tim trước và sau điều trị nội trú 7 ngày. 2. Tìm hi ểu m ối liên quan gi ữa nồng độ  NT­proBNP v ới m ột s ố   đặ c điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến thiên nhị p tim và rố i loạ n nh ịp   ở bệnh nhân BTTMCB m ạn tính có suy tim. 
  18. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và suy tim 1.1.1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 1.1.1. 1. Định nghĩa            BTTMCB mạn tính là bệnh lý liên quan đến sự   ổn định tương đối  của mảng xơ vữa động mạch vành(ĐMV), khi không có sự nứt vỡ đột ngột   hoặc sau giai đoạn cấp hoặc sau khi đã được can thiệp/phẫu thuật. Khi  mảng xơ vữa tiến triển dần gây hẹp lòng ĐMV một cách đáng kể (thường  là hẹp trên 70% đường kính lòng mạch) thì có thể gây ra triệu chứng, điển  hình nhất là đau thắt ngực/khó thở khi bệnh nhân gắng sức và đỡ khi nghỉ .  1.1.1.2. Sinh lý bệnh của bệnh động mạch vành ̉ * Hình thành mang xơ vưa  ̃ ở động mạch vành Quá trình hình thành mảng xơ vữa được đặc trưng bởi: ­ Rối loạn chức năng tế bào nội mạc mạch máu. ­ Lắng đọng lipid, cholesterol và xâm nhập các tế bào viêm ở thành mạch. ­ Tích luỹ các mảnh xác tế bào ở lớp nội mạc và dưới nội mạc. * Sự phát triển của mảng xơ vữa ­ Sự lắng đọng dần dần của các hạt LDL qua lớp nội mạc mạch máu vào  thành mạch khi lớp nội mạc bị tổn thương và suy giảm chức năng. ­ Các tế bào đơn nhân thâm nhiễm vào thành mạch (do tổn thương nội mạc   và các yếu tố viêm, hóa chất trung gian), hoạt hóa biến thành đại thực bào,  tiếp theo đại thực bào sẽ ăn các hạt LDL biến thành các tế bào bọt. Các tế 
  19. 4 bào bọt này lắng đọng trong thành mạch và lại tiếp tục hoạt hóa thúc đẩy  quá trình thực bào ­ lắng đọng tạo thành các mảng xơ vữa động mạch. ­ Các tổn thương sớm nhất là các vệt mỡ, phát triển thành mảng xơ khi hình   thành và tích luỹ và sự thâm nhiễm của các tế bào cơ trơn bị chuyển thành tế  bào sợi. ­ Các tế bào nói trên chịu trách nhiệm chính trong việc thoái hóa mạng lưới  mô liên kết ngoại bào dẫn tới hình thành vỏ  xơ  bao phủ  một lõi chứa đầy  lipid, tế bào bọt, các tế bào viêm gồm cả các tế bào lympho T. ­ Mảng xơ vữa tích luỹ ngày càng nhiều và hậu quả dẫn đến hẹp dần lòng  mạch, cuối cùng có thể gây tắc mạch , , . * Tổn thương hình thành và phát triển ­ Tổn thương thành mạch có xu hướng thường gặp hơn ở những vị trí nhất   định trong lòng mạch máu. Dòng máu chảy gây ra áp lực lên thành mạch, do  đó ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của lớp tế bào nội mô. ­  Ở đoạn mạch với áp lực thay đổi, nhất là ở  đoạn gập góc, có dòng máu   xoáy gây ra rối loạn chức năng nội mạc, sẽ  kích hoạt quá trình hình thành  mảng xơ vữa. Điều này giải thích tại sao mảng xơ vữa lại hay gặp ở các vị  trí này. ­ Khi lòng ĐMV bị hẹp đáng kể (thường là trên 70%), dòng chảy tưới máu  cơ  tim phía sau bị  giảm đáng kể  trong khi nhu cầu oxy của cơ  tim không  thay đổi, mà còn tăng lên khi gắng sức. Với tình trạng thiếu cung cấp máu,  cơ tim thiếu oxy phải chuyển hóa trong tình trạng yếm khí. Các sản phẩm  của chuyển hóa yếm khí (LDH, adenosin) kích thích các đầu mút thần kinh  của hệ mạch vành, gây nên cơn đau thắt ngực.  ­ Ngoài nguyên nhân chính dẫn đến thiếu oxy cơ tim là do giảm nguồn cung  (hẹp động mạch vành), các yếu tố  khác như  co thắt mạch, đặc biệt các   mạch máu nhỏ  (tăng trở  kháng mạch vành); nguồn máu thiếu oxy (thiếu 
  20. 5 máu, máu không giàu oxy) cũng là những nguyên nhân làm giảm nguồn  cung. ­ Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu oxy cơ tim là: nhịp tim, sức co bóp cơ  tim, áp lực thành tim, tiền gánh và hậu gánh việc tăng các yếu tố  này làm   tăng nhu cầu oxy của cơ  tim và  ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu cơ  tim. ­ Do vậy, để  điều trị  bệnh tim thiếu máu cục bộ  mạn tính việc tăng cung  và / hoặc giảm cầu oxy cơ  tim cùng với các phương thức điều trị  tốt các  yếu tố nguy cơ và chống ngưng tập tiểu cầu là những vấn đề cốt lõi , , . Hinh 1.1. S ̀ ơ đồ tiến triên c ̉ ủa mảng xơ vữa động mạch  * Nguồn: Stary H.C., et al (1995)            Bệnh lý ĐMV là một quá trình diễn biến động, mảng xơ vữa có thể  lớn dần,  ổn định tương đối xen kẽ  giai đoạn không ổn định nứt vỡ  gây ra   những biến cố  cấp tính có thể  dẫn đến tử  vong. Trên cùng một hệ  ĐMV   của một BN cũng có những tổn thương ổn định xen kẽ không ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2