intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm thiếu máu và nồng độ erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:163

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu một số đặc điểm thiếu máu và nồng độ erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính" được nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ Erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính; Phân tích mối liên quan giữa một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ Erythropoietin huyết tương với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm thiếu máu và nồng độ erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN NGỌC ÁNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU VÀ NỒNG ĐỘ ERYTHROPOIETIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN TÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN NGỌC ÁNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU VÀ NỒNG ĐỘ ERYTHROPOIETIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN TÍNH Ngành: Nội khoa Mã số: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Lê Việt Thắng 2. PGS.TS Cấn Văn Mão
  3. HÀ NỘI - NĂM 2023
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Ngọc Ánh
  5. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy – Ban Giám đốc Học viện Quân Y, Đảng ủy – Ban Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi được thực hiện chương trình nghiên cứu sinh này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến PGS.TS. Lê Việt Thắng, là người Thầy hướng dẫn đã luôn tận tình chỉ bảo tôi trong việc truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và nghiêm khắc góp ý kiến, chỉnh lý trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Cấn Văn Mão, đã hướng dẫn luận án và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng ủy– Ban lãnh đạo trường Đại học Y Dược Hải Phòng, PGS. TS. Nguyễn Văn Khải đã tạo mọi điều kiện, quan tâm và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn – Khoa Thận và Lọc máu, Bộ môn Sinh lý bệnh- Học viện Quân y; tập thể Khoa Nội 3, Phòng kế hoạch tổng hợp, Ban giám đốc - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn đồng hành, ủng hộ, động viên giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Ánh
  6. MỤC LỤC 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................39 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...................................39 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................40 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. .....................................................................40 2.2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................42 * Điều trị bệnh nhân:...............................................................................48 Tất cả các bệnh nhân vào viện đều được chẩn đoán, và được kê đơn điều trị. Nguyên tắc cá thể hoá bệnh nhân và điều trị đa mô thức. ...............48 2.2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu...50 Chỉ số BMI (kg/m)2.......................................................................................53 < 18,5...............................................................................................................53 18,5 – 22,9.......................................................................................................53 ≥ 23..................................................................................................................53 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................54 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...............................................55 Mức lọc cầu thận và albumin giảm là những chỉ số độc lập liên quan đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM, p< 0,01................84 a Stepwise selection.......................................................................................84 a ROC curve model.......................................................................................85 a ROC curve model.......................................................................................88
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết Phần viết đầy đủ Phần viết đầy đủ tắt tiếng Anh tiếng Việt 1. ACE I Angiotensin-converting Ức chế men chuyển enzyme Inhibitors angiotensin 2. ADA Association Diabetes Hội đái tháo đường America Hoa kỳ 3. AGEs Glycosyl hóa nâng cao 4. ARB Angiotensin II receptor Thuốc chẹn thụ thể blockers Angiotensin 5. ART Afferent Arterioles Tiểu động mạch hướng tâm 6. AT1 Angiotensin 1 7. BFU-E Burst forrming unit Tế bào gốc dòng hồng erythroid cầu 8. BTĐTĐ Bệnh thận do đái tháo đường 9. BTGĐC Bệnh thận giai đoạn cuối 10. BTMT Bệnh thận mạn tính 11. BTMT Bệnh thận mạn tính 12. C-TAD C-terminal transactivation Acid amin tận cùng domain 13. CFU-E Colony forming unit Tế bào nguồn dòng hồng erythroid cầu 14. DCCT The Diabetes Control and Chương trình/ dự án thử Complications Trial nghiệm kiểm soát đái tháo đường và các biến chứng 15. DPP-4 Dipeptylpeptidase-4 16. ĐTĐ Đái tháo đường
  8. TT Phần viết Phần viết đầy đủ Phần viết đầy đủ tắt tiếng Anh tiếng Việt 17. ECM Extracellular matrix Protein chất nền ngoại bào 18. EDICT Epidemiology of Diabetes Interventions and Complications 19. eGFR Estimated Glomerular Mức lọc cầu thận ước Filtration Rate tính. 20. ELISA Enzyme – linked immunosorbent assay 21. EPO Erythropoietin Erythropoietin 22. EPOr Receptor tiếp nhận kích thích EPO 23. GBM Glomerular base membrane Màng đáy cầu thận 24. GRB Growth factor receptor Protein gắn thụ thể yếu binding protein tố tăng trưởng 25. GWAS Genome-Wide Association Nghiên cứu liên kết toàn Studies bộ bộ gen 26. Hb Hemoglobin Huyết sắc tố 27. HC Hồng cầu 28. HCP Hemopoietic cell Tế bào tạo hồng cầu phosphatase 29. HCTH Hội chứng thận hư 30. HIF-1 Hypoxia-inducible factor 1 Yếu tố gây thiếu oxy 1 31. HRE Hypoxia response element Nhân tố phản ứng với tình trạng thiếu oxy 32. HST huyết sắc tố 33. IFNs Interferon 34. IL Interleukin 35. JAK2 Janus kinase 36. KDIGO Kidney Disease Improving Tổ chức cải thiện chất Global Outcomes lượng điều trị bệnh thận toàn cầu 37. KDOQI Kidney Disease Outcomes Tổ chức sáng kiến nâng
  9. TT Phần viết Phần viết đầy đủ Phần viết đầy đủ tắt tiếng Anh tiếng Việt Quality Initiatives cao chất lượng điều trị bệnh thận 38. KTC Khoảng tin cậy 39. LDL-C Low Denstity Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng thấp Cholesterol 40. MAC MacroAlbumin 41. MAPK Mitogen Activated Protein Con đường tín hiệu Kinase protein kinase hoạt hóa phân bào 42. MAU MicroAlbumin 43. MCH Mean Corpuscular Lượng huyết sắc tố trung Hemoglobin bình hồng cầu 44. MCHC Mean corpuscular Nồng độ huyết sắt tố Hemoglobin Concentration trung bình của hồng cầu 45. MCV Mean Corpuscular Volume Thể tích trung bình khối hồng cầu 46. MDRD Modification of Diet in Renal Disease 47. MLCT Mức lọc cầu thận 48. NOS Nitric oxide 49. OR Odd Ratio 50. RAAS Renin-angiotensin- Renin-angiotensin- aldosterone aldosterone 51. RDW Red Cell Distribution With Dải phân bố kích thước hồng cầu 52. rHu-EPO Recombinant Human Erythropoietin người tái Erythropoietin tổ hợp 53. SGLT2 Sodium-Glucose co- Chất ức chế đồng vận Transporter-2 chuyển natri glucose loại 2
  10. TT Phần viết Phần viết đầy đủ Phần viết đầy đủ tắt tiếng Anh tiếng Việt 54. SHC SrC-homology và collagen 55. SOS Gen mã hóa “son of senverless” 56. TB Tế bào 57. TBM Tubular base membrane Dày màng đáy ống thận 58. TG Triglycerid Triglycerid 59. TNF-α Tumor Necrosis Factors-α Yếu tố hoại tử khối u 60. WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................39 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...................................39 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................40 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. .....................................................................40 2.2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................42 * Điều trị bệnh nhân:...............................................................................48 Tất cả các bệnh nhân vào viện đều được chẩn đoán, và được kê đơn điều trị. Nguyên tắc cá thể hoá bệnh nhân và điều trị đa mô thức. ...............48 2.2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu...50 Chỉ số BMI (kg/m)2.......................................................................................53 < 18,5...............................................................................................................53 18,5 – 22,9.......................................................................................................53 ≥ 23..................................................................................................................53 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................54 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...............................................55 Mức lọc cầu thận và albumin giảm là những chỉ số độc lập liên quan đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM, p< 0,01................84 a Stepwise selection.......................................................................................84 a ROC curve model.......................................................................................85 a ROC curve model.......................................................................................88
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................39 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...................................39 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................40 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. .....................................................................40 2.2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................42 * Điều trị bệnh nhân:...............................................................................48 Tất cả các bệnh nhân vào viện đều được chẩn đoán, và được kê đơn điều trị. Nguyên tắc cá thể hoá bệnh nhân và điều trị đa mô thức. ...............48 2.2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu...50 Chỉ số BMI (kg/m)2.......................................................................................53 < 18,5...............................................................................................................53 18,5 – 22,9.......................................................................................................53 ≥ 23..................................................................................................................53 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................54 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...............................................55 Mức lọc cầu thận và albumin giảm là những chỉ số độc lập liên quan đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM, p< 0,01................84 a Stepwise selection.......................................................................................84 a ROC curve model.......................................................................................85 a ROC curve model.......................................................................................88
  13. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................39 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...................................39 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................40 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. .....................................................................40 2.2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................42 * Điều trị bệnh nhân:...............................................................................48 Tất cả các bệnh nhân vào viện đều được chẩn đoán, và được kê đơn điều trị. Nguyên tắc cá thể hoá bệnh nhân và điều trị đa mô thức. ...............48 2.2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu...50 Chỉ số BMI (kg/m)2.......................................................................................53 < 18,5...............................................................................................................53 18,5 – 22,9.......................................................................................................53 ≥ 23..................................................................................................................53 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................54 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...............................................55 Mức lọc cầu thận và albumin giảm là những chỉ số độc lập liên quan đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM, p< 0,01................84 a Stepwise selection.......................................................................................84 a ROC curve model.......................................................................................85 a ROC curve model.......................................................................................88
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường típ 2 là bệnh rối loạn chuyển hoá glucose cơ chế bệnh sinh liên quan đến kháng insulin, giảm chức năng tế bào beta của tuyến tuỵ. [1], [2], [3]. Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 425 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó 279 triệu người ở thành thị và 146 triệu người ở nông thôn [4], trong số đó đái tháo đường típ 2 chiếm trên 90% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường [5]. Tổn thương thận ở người bệnh đái tháo đường típ 2 là một biến chứng tương đối thường gặp. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tổn thương thận khác nhau ở các quốc gia, ở Đức khoảng 20%-30%, vùng nam Ấn độ 26,1%, Ả Rập 10,8%, Trung quốc 21,8% [6], [7], [8], [9]. Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 biểu hiện trên lâm sàng với các mức độ khác nhau liên quan đến mức độ tổn thương cấu trúc hoặc suy giảm chức năng thận [1], [2]. Albumin niệu vi thể (Microalbumin niệu) là biểu hiện tổn thương thận giai đoạn sớm, nếu bệnh nhân không được kiểm soát có thể dẫn đến albumin niệu đại thể (Macroalbumin niệu). Giảm mức lọc cầu thận có thể gặp ở bệnh nhân đái tháo đường có và không có protein niệu, đây cũng là biểu hiện ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tổn thương thận [1], [2]. Thiếu máu là biểu hiện có thể gặp ngay cả ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 chưa có biến chứng thận [10]. Andrews M. và cộng sự đã khẳng định thiếu máu ở người bệnh đái tháo đường típ 2 chưa có biến chứng thận, có cơ chế bệnh sinh phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố [11]. Những cơ chế thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 chưa có biến chứng thận được đề cập đến bao gồm: Rối loạn thần kinh tự chủ, thiếu ô xy thận ngay cả khi chưa có tổn thương thận dẫn đến thiếu hụt Erythropoietin nội sinh [12], [13]. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về thiếu máu cũng như nồng độ Erythropoietin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Feteh V.F. và cộng sự công bố tỷ lệ thiếu máu là 41,6% trong nghiên cứu của mình [14]; tỷ lệ này trong
  15. 2 nghiên cứu của AlDallal S.M. và cộng sự là 21,6% ở nam và 38,5% ở nữ; thiếu máu tăng ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thận và mức lọc cầu thận giảm [15]. Một số nghiên cứu cũng tập trung về biến đổi nồng độ Erythropoietin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2: Panjeta M. và cộng sự đã kết luận nồng độ Erythropoietin giảm ở nhóm bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường so với chứng thường, mức độ giảm tương quan thuận với mức lọc cầu thận [16]; Fujita Y. và cộng sự khẳng định mức Erythropoietin thấp gặp ở bệnh nhân đái tháo đường và đặc biệt thấp hơn trên bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn [17]. Tại Việt nam, Lê Thị Phương và cộng sự đã khẳng định thiếu máu gặp cả giai đoạn bệnh nhân đái tháo đường chỉ có Microalbumin niệu 22,2%, trong khi tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân biến chứng thận muộn xuất hiện protein niệu thường xuyên là 63,2% [18]. Câu hỏi được đặt ra tỷ lệ, đặc điểm thiếu máu và nồng độ Erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân Việt nam mắc đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn như thế nào cần được giải đáp. Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm điểm thiếu máu và nồng độ Erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính” với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ Erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính. 2. Phân tích mối liên quan giữa một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ Erythropoietin huyết tương với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính.
  16. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. BỆNH THẬN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1. Bệnh thận do đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ - Khái niệm: Bệnh thận do đái tháo đường (BTĐTĐ) là một khái niệm chỉ bệnh nhân mắc bệnh thận do bệnh lý đái tháo đường gây nên. Có một số cách gọi khác nhau: đái tháo đường có biến chứng thận; đái tháo đường có tổn thương thận; đái tháo đường có bệnh thận mạn. Về mặt lâm sàng, albumin niệu vi lượng là một chỉ số quan trọng để đánh giá tiến triển của BTĐTĐ [17]. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã công nhận rõ ràng rằng không phải tất cả bệnh nhân đái tháo đường suy chức năng thận đều có albumin niệu nhiều [17]. Có thể bệnh thận không do đái tháo đường, có thể chồng lên các tổn thương thận do đái tháo đường ở một số bệnh nhân đái tháo đường típ 2, chỉ có thể được xác nhận và loại trừ bằng sinh thiết [19], [20]. - Các yếu tố nguy cơ bệnh thận đái tháo đường: + Tăng bài tiết albumin trong nước tiểu: Tăng bài tiết albumin trong nước tiểu là một yếu tố nguy cơ chính cho sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường ở cả ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2. Những bệnh nhân có hàm lượng albumin niệu nhiều, có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng thận [19], [20]. Ngược lại, có tới 50% bệnh nhân ĐTĐ típ 1 hoặc ĐTĐ típ 2 bị suy giảm mức lọc cầu thận (MLCT), mặc dù chỉ có albumin niệu vừa phải hoặc thậm chí là albumin niệu âm tính [21]. Bên cạnh đó với bệnh nhân ĐTĐ típ 2, THA là yếu tố nguy cơ xuất hiện albumin trong nước tiểu, bởi thực tế có khoảng 50% số bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có kèm theo THA nguyên phát.
  17. 4 + Mức đường huyết tăng cao: Kiểm soát đường huyết không đạt mục tiêu là một yếu tố nguy cơ với sự phát triển và tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường. Ở những bệnh nhân ĐTĐ gồm cả típ 1 và típ 2, nồng độ HbA1c cao có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh thận [22]. Các nghiên cứu quan sát báo cáo tỷ lệ mắc bệnh thận do đái tháo đường giảm rõ ràng ở những người đạt được sự kiểm soát đường huyết tốt hơn [23], [24]. + Các yếu tố nguy cơ khác: Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian dài hơn có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn [25], [26]. Huyết áp tăng cao là một yếu tố nguy cơ độc lập quan trọng khác của bệnh thận [26], [27]. Ngược lại, huyết áp thấp cũng có liên quan đến giảm nguy cơ tiến triển từ albumin niệu trung bình đến albumin niệu nặng hoặc BTMT giai đoạn cuối [24]. Hơn nữa, ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, huyết áp thấp hơn có liên quan đến sự thoái triển từ albumin niệu trung bình thành albumin niệu bình thường [28]. Các chất ức chế hệ thống renin-angiotensin dường như làm chậm sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường hơn các nhóm thuốc hạ huyết áp khác, trong khi việc giảm huyết áp là tương tự. Rối loạn lipid máu dường như cũng đóng một vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh thận do đái tháo đường [29], [30], [31]. Nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) và triglycerid (TG) thấp hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ tiến triển từ albumin niệu trung bình đến albumin niệu nặng hoặc BTMT giai đoạn cuối [24]. Béo phì cũng liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh thận do đái tháo đường [32]. Béo bụng có liên quan đến tỷ lệ albumin niệu cao hơn, nhưng không dự đoán sự suy giảm MLCT [22]. Mặt khác, giảm cân làm giảm bài tiết albumin qua nước tiểu và ngăn chặn sự suy giảm MLCT [33].
  18. 5 Hút thuốc có liên quan đến tăng albumin niệu và giảm MLCT ở cả bệnh nhân ĐTĐ típ 1 và típ 2 [22], [34], [35]. Trong bệnh thận do đái tháo đường, hút thuốc lá nổi lên như một yếu tố nguy cơ độc lập đối với sự khởi phát của microalbumin niệu, tăng tốc độ tiến triển từ microalbumin niệu thành protein niệu, và suy thận sau đó. Tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ở cả ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2 [22], [36]. Mối liên quan này dường như không phụ thuộc vào thời gian mắc ĐTĐ. Bên cạnh cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ, sự suy giảm sinh lý của chức năng thận theo tuổi tác cũng có thể đóng một vai trò nào đó, vì tuổi già có liên quan đến sự suy giảm dần dần của MLCT, sự suy giảm MLCT qua các tầng tuổi là rõ rệt hơn nhiều so với sự xuất hiện của albumin niệu [36]. Giới tính nữ có liên quan đến việc giảm nguy cơ tiến triển từ albumin niệu trung bình đến albumin niệu nặng hoặc BTMT giai đoạn cuối [24]. Các nghiên cứu khác ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1 và típ 2 cũng báo cáo những phát hiện tương tự [20]. Bệnh võng mạch và bệnh thận ở bệnh nhân ĐTĐ có liên quan với nhau [37], [38]. Ở những bệnh nhân ĐTĐ típ 1, bệnh võng mạc hầu như luôn có trước sự phát triển của bệnh thận. Ngược lại, trong bệnh đái tháo đường típ 2, gần 50% bệnh nhân bệnh thận không có bệnh lý võng mạc. Bệnh võng mạc có liên quan đến tỷ lệ tăng albumin niệu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 [24]. + Các yếu tố nguy cơ mới: Cả stress oxy hóa và viêm cận lâm sàng đều góp phần vào cơ chế bệnh sinh của bệnh thận do đái tháo đường [39], [40], [41]. Bệnh nhân ĐTĐ có nồng độ cytokine và chemokine tiền viêm cao hơn (interleukin 6, interleukin 18, và protein hóa trị monocyte-1), protein phản ứng C nhạy cảm cao (hs- CRP, một dấu hiệu của viêm cận lâm sàng), hoặc các phân tử kết dính (phân tử kết dính tế bào mạch máu hòa tan-1 và E-selectin hòa tan) có nguy cơ phát
  19. 6 triển bệnh thận cao hơn và tiến tới bệnh thận nặng hơn [42]. Ở bệnh nhân ĐTĐ, mức độ tăng cao của thụ thể yếu tố gây hoại tử khối u-α cũng có liên quan độc lập với việc tăng tần suất suy giảm chức năng thận [42], [43]. Sự phát triển của bệnh thận do đái tháo đường cũng liên quan đến sự xuất hiện của các yếu tố di truyền [44], [45], [46]. Một số nghiên cứu đã đánh giá mối liên quan giữa đa hình gen của men chuyển (ACE) và nguy cơ mắc bệnh thận do đái tháo đường, nhưng mang lại kết quả trái ngược nhau [47]. Gần đây hơn, các nghiên cứu liên kết toàn bộ bộ gen (GWAS) đã xác định một số locus liên quan đến tăng nguy cơ bệnh thận do đái tháo đường ở cả ĐTĐ típ1 và típ 2 [48], [49], [50]. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng lọc cầu thận có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh thận do đái tháo đường [51]. Mối liên quan này rõ ràng hơn khi MLCT > 125 ml/phút. Đáng chú ý, gần một nửa số bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường có tăng lọc cầu thận. 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh và tổn thương thận ở bệnh thận đái tháo đường 1.1.2.1. Cơ chế bệnh sinh Ở bệnh nhân ĐTĐ, bệnh sinh tổn thương thận thường liên quan đến hai yếu tố đó là tổn thương cấu trúc cầu thận và rối loạn huyết động tại nhu mô thận nó khởi đầu bằng việc tăng glucose máu. - Tăng glucose máu: Một số cơ sở khoa học cho thấy tăng glucose máu liên quan đến có hay không bệnh thận ĐTĐ và mức độ tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ: Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ típ 1 và típ 2 khác nhau, tuy nhiên các giai đoạn nhiễm ceton, các bước trong cơ chế bệnh sinh tổn thương thận, cách điều trị các tổn thương giống nhau, chứng tỏ vai trò quan trọng của tăng glucose máu trong bệnh sinh BTĐTĐ [52], [53]. + Glucose máu tăng gây thương tổn thận có thể trực tiếp thông qua các tiến trình sinh học hoặc gián tiếp thông qua các thay đổi về huyết động thận vốn thường đi liền với kiểm soát glucose kém.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2