Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ngã và các yếu tố nguy cơ ở người bệnh cao tuổi
lượt xem 7
download
Tìm hiểu tỷ lệ ngã hiện mắc ở người bệnh cao tuổi khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương; Xác định tỷ lệ ngã mới trong trong 12 tháng theo dõi và các yếu tố nguy cơ ngã của những bệnh nhân trên; Mô tả đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở người bệnh cao tuổi trong 12 tháng theo dõi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ngã và các yếu tố nguy cơ ở người bệnh cao tuổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HÀ THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU NGÃ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HÀ THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU NGÃ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI Chuyên ngành : Nội Khoa Mã số : 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền 2. GS.TS. Phạm Thắng HÀ NỘI - 2023
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình của các thầy cô, sự động viên và hỗ trợ của đồng nghiệp và người thân. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội - Tổng hợp, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Ban giám đốc, tập thể khoa Khám bệnh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương, đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được an tâm học tập và nghiên cứu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy GS.TS. Phạm Thắng, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam – người đã cho tôi cơ hội, truyền cho tôi niềm đam mê nghiên cứu khoa học, luôn khích lệ và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Bộ môn Lão khoa, trường Đại học Y Hà Nội - Cô giáo hướng dẫn trực tiếp của tôi, người đã định hướng cho tôi, luôn kiên nhẫn chỉ bảo tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cô đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm sức, chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ, dạy tôi cách viết báo, viết luận án, luôn quan tâm, nhắc nhở để tôi có thể hoàn thành luận án kịp tiến độ. Khoảng thời gian được Cô trực tiếp hướng dẫn sẽ mãi khắc ghi trong cuộc đời của tôi. Tôi xin gửi lời tri ân tới GS. Nguyễn Văn Tuấn, viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney, Úc vì sự nhiệt tình chỉ dẫn và những góp ý quý giá của thầy trong quá trình tôi học tập, làm quen với viết báo quốc tế.
- Tôi thực sự cảm kích sự trợ giúp vô tư của nhóm nghiên cứu: bạn Nguyễn Ngọc Tâm, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Thị Thu Hương, và Nguyễn Thị Hoài Thu, các bạn luôn đồng hành và hỗ trợ tích cực cho tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các bạn. Tôi cảm ơn tất cả người bệnh đã tình nguyện tham gia nghiên cứu, tin tưởng chia sẻ với tôi những thông tin cá nhân và sức khỏe của mình và tạo động lực lớn để tôi theo đuổi tới cùng công việc quan trọng này. Quá trình thực hiện đề tài này sẽ không thể thuận lợi nếu tôi không có sự ủng hộ và động viên của chồng và những người thân yêu trong gia đình. Tôi xin dành sự biết ơn tới toàn thể gia đình tôi, bố mẹ, chồng và các con tôi vì những hy sinh hàng ngày giúp cho tôi tập trung hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các Thầy Cô trong Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ, đã chỉ cho em những góp ý quý báu để em có thể sửa chữa và hoàn thiện luận án này. Mặc dù đã rất cố gắng, song luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong tiếp tục nhận được chỉ bảo của Thầy Cô để luận án được hoàn thiện hơn. Em trân trọng cảm ơn Thầy Cô! Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2023 Hà Thị Vân Anh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hà Thị Vân Anh, nghiên cứu sinh khóa 36, Trường Đại học Y Hà Nội, ngành Nội khoa, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền và GS.TS. Phạm Thắng. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2023 Người viết cam đoan Hà Thị Vân Anh
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACC American College of Cardiology Trường Đại học Tim mạch Hoa Kỳ ADLs Activities of Daily Living Chức năng hoạt động hàng ngày BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể CI Confidence interval Khoảng tin cậy COPD Chronic Obstructive Pulmonary Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Disease COVID-19 Coronavirus disease 2019 Bệnh do virus Corona 2019 ĐTĐ Diabetes Đái tháo đường ESC European Society of Cardiology Hội Tim mạch Châu Âu ESH European Society of Hội Tăng huyết áp Châu Âu Hypertension FES-I The Falls Efficacy Scale - Thang đo ảnh hưởng của ngã - International Quốc tế FRIDs Fall Risk Increasing Drugs Các thuốc làm tăng nguy cơ ngã FRT Functional Reach Test Bài kiểm tra chức năng với GDS Geriatric Depression Scale Thang điểm đánh giá trầm cảm GH Growth hormone Hormon tăng trưởng HCDBTT Frailty Hội chứng dễ bị tổn thương IADL Instrument Activities of Daily Chức năng hoạt động hàng ngày có Living sử dụng dụng cụ ICD International Classification of Phân loại bệnh tật quốc tế Diseases IRR Incedence rate ratio Tỷ suất tỷ lệ mắc mới MCI Mild Cognitive Impairment Suy giảm nhận thức nhẹ MET Metabolic equivalent task Năng lượng quy đổi tương đương
- Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt MMSE The Mini-Mental State Bài kiểm tra trạng thái tâm thần tối Examination thiểu MoCA Montreal Cognitive Assessment Đánh giá trạng nhận thức Montreal MRI Magnetic Resonance Imaging Chụp cộng hưởng từ NHANES National Health and Nutrition Khảo sát điều tra về sức khỏe và Examination Survey dinh dưỡng quốc gia NICE National Institute for Health and Viện Chăm sóc Sức khoẻ quốc gia Care Excellence Anh NSAID Non-steroidal anti-inflammatory Thuốc chống viêm không steroid drugs OR Odds Ratio Tỷ suất chênh PSQI The Pittsburgh sleep quality Chỉ số chất lượng giấc ngủ index Pittsburgh RR Relative risk Nguy cơ tương đối TUGT Timed Up and Go Test Bài kiểm tra thời gian đứng dậy và đi THA Hypertension Tăng huyết áp WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới MỤC LỤC
- ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Người cao tuổi và sự lão hóa .................................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa và phân loại người cao tuổi ............................................ 3 1.1.2. Tình hình già hóa dân số hiện nay .................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm của quá trình lão hóa......................................................... 4 1.1.4. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa đến ngã ........................................ 6 1.2. Tổng quan về ngã .................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm ngã ................................................................................... 6 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của ngã.................................................................. 7 1.2.3. Tỷ lệ ngã ở người cao tuổi ................................................................ 8 1.2.4. Các yếu tố nguy cơ ngã ..................................................................... 9 1.2.5. Một số yếu tố nguy cơ ngã ở bệnh nhân ngoại trú cao tuổi ............ 18 1.2.6. Đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi .......................................... 27 1.2.7. Các biến cố bất lợi sau ngã ............................................................. 31 1.2.8. Dự phòng ngã .................................................................................. 34 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến ngã ........................................................ 38 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 42 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ............................................................ 42 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 42 2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 42 2.3. Cỡ mẫu .................................................................................................. 43 2.4. Phương pháp chọn mẫu......................................................................... 43 2.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................. 44 2.6. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin ......................................... 44 2.6.1. Cách thức thu thập thông tin cho từng mục tiêu nghiên cứu .......... 44 2.6.2. Các bước tiến hành để thu thập thông tin ....................................... 46
- 2.7. Các biến số nghiên cứu ......................................................................... 50 2.7.1. Ngã .................................................................................................. 50 2.7.2. Các đặc điểm nhân khẩu học .......................................................... 51 2.7.3. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể, chức năng vận động và giữ thăng bằng .. 51 2.7.4. Các bệnh lý mắc kèm ...................................................................... 52 2.7.5. Các hội chứng lão khoa và tình trạng sợ ngã .................................. 53 2.7.6. Vấn đề sử dụng thuốc và uống rượu ............................................... 56 2.7.7. Đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã .................................. 57 2.8. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 58 2.9. Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................... 59 2.9.1. Quản lý dữ liệu ................................................................................ 59 2.9.2. Mô tả đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và xác định tỷ lệ ngã hiện mắc ở người bệnh cao tuổi ........................................................ 59 2.9.3. Xác định tỷ lệ ngã mới trong 12 tháng theo dõi và các yếu tố nguy cơ ngã trên người bệnh cao tuổi............................................... 59 2.9.4. Mô tả đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở người bệnh cao tuổi trong 12 tháng theo dõi ....................................................... 60 2.9.5. Khống chế sai số ............................................................................. 61 2.10. Khía cạnh đạo đức của đề tài .............................................................. 62 Chương 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 63 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................... 63 3.2. Tỷ lệ ngã hiện mắc của người bệnh cao tuổi ........................................ 68 3.3. Tỷ lệ ngã mới và các yếu tố nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi trong 12 tháng theo dõi .......................................................................................... 74 3.3.1. Tỷ lệ ngã mới và các yếu tố nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi ... 74 3.3.2. Tỷ lệ tái ngã và các yếu tố nguy cơ tái ngã ở bệnh nhân cao tuổi .. 83 3.4. Đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở bệnh nhân cao tuổi ..... 90 3.4.1. Đặc điểm ngã .................................................................................. 90
- 3.4.2. Các biến cố bất lợi xảy ra sau ngã .................................................. 93 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 100 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu ......................... 100 4.2. Tỷ lệ ngã hiện mắc ở người bệnh cao tuổi .......................................... 103 4.3. Tỷ lệ ngã mới và các yếu tố nguy cơ ngã trên người bệnh cao tuổi trong 12 tháng theo dõi .............................................................................. 111 4.3.1. Tỷ lệ ngã mới của người bệnh cao tuổi trong 12 tháng theo dõi .. 111 4.3.2. Các yếu tố nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi............................. 113 4.4. Đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở bệnh nhân cao tuổi ... 132 4.4.1. Đặc điểm ngã ................................................................................ 132 4.4.2. Các biến cố bất lợi sau ngã ........................................................... 135 4.5. Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu ............................................ 139 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 143 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sai số và khống chế sai số .......................................................... 61 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ........................... 63 Bảng 3.2. Đặc điểm BMI, chức năng vận động và giữ thăng bằng của mẫu nghiên cứu ........................................................................... 64 Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh lý đồng mắc của mẫu nghiên cứu ...................... 65 Bảng 3.4. Đặc điểm hội chứng lão của mẫu nghiên cứu............................. 66 Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng sử dụng thuốc và lạm dụng rượu của mẫu nghiên cứu ........................................................................... 67 Bảng 3.6. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với các yếu tố nhân khẩu học qua phân tích đơn biến ................................................................ 76 Bảng 3.7. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với BMI, tiền sử ngã, chức năng vận động và giữ thăng bằng qua phân tích đơn biến ......... 77 Bảng 3.8. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với các bệnh đồng mắc qua phân tích đơn biến....................................................................... 78 Bảng 3.9. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với các hội chứng lão khoa qua phân tích đơn biến ................................................................ 79 Bảng 3.10. Tỷ lệ ngã mới và mối liên quan với thuốc sử dụng và tình trạng lạm dụng rượu qua phân tích đơn biến .............................. 80 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với ngã trong 12 tháng theo dõi qua phân tích đa biến .................................................... 81 Bảng 3.12. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với các yếu tố nhân khẩu học qua phân tích đơn biến ................................................................ 83 Bảng 3.13. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với BMI, tiền sử ngã, chức năng vận động và giữ thăng bằng qua phân tích đơn biến .................. 84 Bảng 3.14. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với các bệnh đồng mắc qua phân tích đơn biến....................................................................... 85
- Bảng 3.15. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với các hội chứng lão khoa và tình trạng sợ ngã qua phân tích đơn biến .................................... 86 Bảng 3.16. Tỷ lệ tái ngã và mối liên quan với tình trạng sử dụng thuốc và lạm dụng rượu qua phân tích đơn biến ....................................... 87 Bảng 3.17. Vị trí và hoàn cảnh ngã phân bố theo giới tính........................... 90 Bảng 3.18. Các vấn đề bất lợi xảy ra sau ngã theo giới tính ......................... 93 Bảng 3.19. Các vấn đề bất lợi xảy ra sau ngã theo số lần ngã ...................... 95 Bảng 3.20. Đánh giá chấn thương sau ngã theo các vấn đề nhân khẩu học..... 96 Bảng 3.21. Đánh giá chấn thương sau ngã theo bệnh lý mắc kèm và thuốc sử dụng ........................................................................................ 97 Bảng 3.22. Đánh giá chấn thương sau ngã theo hội chứng lão khoa đi kèm, tình trạng sợ ngã, khả năng di chuyển và thăng bằng................. 98 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các đặc điểm đi kèm với chấn thương sau ngã qua phân tích hồi quy đa biến .............................................. 99
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ ngã của người bệnh cao tuổi trong 12 tháng trước khi tham gia nghiên cứu ............................................................... 68 Biểu đồ 3.2. Sự phân bố ngã theo nhóm tuổi và giới tính ........................... 69 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ ngã hiện mắc theo các đặc điểm nhân khẩu học .............. 69 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ ngã hiện mắc theo BMI, chức năng vận động và giữ thăng bằng ............................................................................... 70 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ngã hiện mắc trên người cao tuổi có hoặc không có bệnh kèm theo ......................................................................... 71 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ngã hiện mắc trên người cao tuổi có hoặc không có hội chứng lão khoa và tình trạng sợ ngã đi kèm ..................... 72 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ngã hiện mắc trên người cao tuổi có hoặc không sử dụng thuốc và lạm dụng rượu ................................................. 73 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ ngã mới trong 12 tháng theo dõi ................................... 74 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ ngã mới trong nhóm có và không có tiền sử ngã .......... 74 Biểu đồ 3.10. Sự phân bố số lần ngã mới trong 12 tháng theo dõi theo giới tính và nhóm tuổi ........................................................... 75 Biểu đồ 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tái ngã trong 12 tháng theo dõi qua phân tích hồi quy đa biến ......................... 88 Biểu đồ 3.12. Vị trí ngã phân bố theo nhóm tuổi .......................................... 91 Biểu đồ 3.13. Hoàn cảnh ngã phân bố theo nhóm tuổi ................................. 92 Biểu đồ 3.14. Các vấn đề bất lợi xảy ra sau ngã theo nhóm tuổi .................. 94
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bài kiểm tra chức năng với ............................................................. 30 Hình 1.2. Bài tập giữ thăng bằng .................................................................... 35 Hình 1.3. Bài tập cải thiện sức mạnh của chi trên và chi dưới ....................... 35 Hình 2.1. Bài kiểm tra đi bộ 4m...................................................................... 48 Hình 2.2. Bài kiểm tra thời gian đứng dậy và đi............................................. 49 Hình 2.3. Máy đo cơ lực tay Jamar TM Hidraulic Hand Dynamometer 5030 J1..... 53 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các yếu tố chính quyết định tình trạng sức khỏe người cao tuổi......... 5 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................... 58
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, một tiến trình tự nhiên không thể đảo ngược. Tuổi cao dẫn đến các thay đổi về sinh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh, suy giảm các hoạt động chức năng với sự xuất hiện của các hội chứng lão khoa, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [1]. Ngã là hội chứng lão khoa thường gặp với các hậu quả nghiêm trọng, đang trở thành gánh nặng cho sức khỏe tuổi già [2, 3]. Ngã đã được chứng minh là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh tật và tử vong ở người cao tuổi, đứng vị trí thứ 2 trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thương tích không chủ ý gây tử vong - sau tai nạn giao thông [4]. Có tới 30% đến 40% người trên 65 tuổi và khoảng 50% người từ 80 tuổi trở lên trong cộng đồng bị ngã hàng năm, một nửa số trường hợp đó có tái ngã, hầu hết cần các chăm sóc y tế [5]. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa ngã là tình trạng người bệnh vô tình bị rơi xuống mặt đất, sàn nhà hoặc các mặt phẳng khác thấp hơn, không bao gồm các thay đổi tư thế một cách chủ động như ngả người xuống các đồ vật hoặc dựa lưng vào tường hoặc các vật dụng khác [6]. Ngã xảy ra do sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố nguy cơ nội tại và môi trường xung quanh. Tỷ lệ ngã tăng lên đáng kể cùng với sự hiện diện của số lượng các yếu tố nguy cơ đi kèm, tỷ lệ ngã tăng từ 8% khi không có yếu tố nguy cơ và lên tới 78% với 4 yếu tố nguy cơ trở lên [7]. Tỷ lệ ngã đang leo thang kéo theo sự gia tăng của các chấn thương liên quan với chi phí điều trị tốn kém đang trở thành một thách thức cho cộng đồng cần được giải quyết [8]. Tương tự như nhiều quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây [9], kéo theo đó là sự gia tăng bệnh tật và tỷ lệ ngã, đặt gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và toàn xã hội. Các bệnh lý mạn tính cùng với việc sử dụng thuốc được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến ngã [10].
- 2 Người cao tuổi có bệnh đồng mắc cũng được chứng minh có nhiều khả năng bị chấn thương nghiêm trọng hơn khi bị ngã [11]. Bệnh viện Lão khoa Trung ương - nơi tiếp nhận phần lớn bệnh nhân cao tuổi với nhiều bệnh lý mắc kèm và sử dụng nhiều thuốc, nên việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của ngã trên những bệnh nhân có nguy cơ ngã cao này là vô cùng cần thiết. Trong thực tế, ngã thường khó phát hiện khi thăm khám do cả nhân viên y tế và bệnh nhân đều ít đề cập đến vấn đề này, thậm chí có thể xem ngã như là vấn đề tất yếu của sự già hóa. Điều này thực sự đáng tiếc vì phần lớn các trường hợp ngã có thể phòng ngừa được bằng cách thực hiện các biện pháp can thiệp hợp lý, đặc biệt nhắm vào các trường hợp có nguy cơ ngã cao. Hiểu được các yếu tố nguy cơ của ngã cũng như các biến cố bất lợi sau ngã là điều kiện thiết yếu trong việc xây dựng các biện pháp dự phòng ngã đúng đắn phù hợp với thách thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh dân số già ngày càng gia tăng, từ đó giúp đưa ra các can thiệp hợp lý để ngăn ngừa thương tích nhằm duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển các nhà khoa học đã và đang tiến hành nhiều nghiên cứu về vấn đề này [12-14]. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu tại Việt Nam tìm hiểu về ngã còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu các dữ liệu liên quan đến ngã trên đối tượng có nguy cơ cao như bệnh nhân ngoại trú cao tuổi với các bệnh mạn tính đi kèm hoặc đang sử dụng nhiều thuốc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục đích: 1. Tìm hiểu tỷ lệ ngã hiện mắc ở người bệnh cao tuổi khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Xác định tỷ lệ ngã mới trong trong 12 tháng theo dõi và các yếu tố nguy cơ ngã của những bệnh nhân trên. 3. Mô tả đặc điểm ngã và các biến cố bất lợi của ngã ở người bệnh cao tuổi trong 12 tháng theo dõi.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Người cao tuổi và sự lão hóa 1.1.1. Định nghĩa và phân loại người cao tuổi Theo Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), khái niệm người cao tuổi được định nghĩa là những người đến độ tuổi có các thay đổi về vai trò xã hội và các chức năng sinh học, ở mức 60 hoặc 65 tuổi tùy theo Châu lục. Hiện tại, do sự khác nhau về môi trường sống, các điều kiện kinh tế xã hội và y tế dẫn đến sự không đồng nhất về sức khỏe theo cùng độ tuổi giữa các khu vực khác nhau nên chưa có một tiêu chuẩn thống nhất về khái niệm người cao tuổi cho các quốc gia. Ở hầu hết các nước phương Tây, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi hay “người già”. Tuy nhiên, với nhiều nước đang phát triển và chưa phát triển thì mốc tuổi này không phù hợp, tuổi 50 được chấp thuận là định nghĩa người cao tuổi cho mục đích của dự án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của WHO ở Châu Phi [15]. Việc phân loại các nhóm tuổi trong đối tượng cao tuổi cũng chỉ mang tính tương đối vì không thể phản ánh hết được sự thay đổi trong quá trình sinh học ở cơ thể. Theo WHO (1995), người cao tuổi được phân thành 3 nhóm tuổi như sau [16]: - Người cao tuổi trẻ: từ 60 - 74 tuổi - Người cao tuổi trung niên: từ 75 - 90 tuổi - Người cao tuổi già: từ 90 tuổi trở lên Ở Việt Nam, Pháp lệnh người cao tuổi quy định những người từ 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi, không phân biệt giới tính [17]. Người cao tuổi được chia thành 3 nhóm: nhóm rất già (đại lão) từ 80 tuổi trở lên, nhóm trung bình (trung lão) từ 70 đến 79 tuổi, nhóm các cụ còn năng động (sơ lão) tuổi từ 60 đến 69 [17, 18].
- 4 1.1.2. Tình hình già hóa dân số hiện nay Già hóa dân số là hiện tượng toàn cầu, hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới đều có sự tăng trưởng về tỷ lệ người cao tuổi trong dân số chung [19, 20]. Nếu như năm 1990 tỷ lệ người cao tuổi trong cộng đồng mới chỉ ở mức 6% thì tới năm 2019 toàn thế giới đã có 703 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 9% dân số [20]. Dự kiến đến năm 2050 con số này có thể tăng lên tới 16%, tương đương với 1,5 tỷ người cao tuổi trên toàn cầu, hay cứ 6 người trên thế giới đang sống có một người cao tuổi [21]. Tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh nhất ở Đông Nam Á, Châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê. Ở Đông Nam Á, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng gần gấp đôi từ 6% năm 1990 đến 11% vào năm 2019 [22]. Trong khi ở Châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê tỷ lệ này tăng từ 5% đến 9% trong 19 năm qua [22]. Từ năm 2019 đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi dự kiến ít nhất sẽ tăng gấp đôi ở 4 khu vực: Bắc Phi, Trung và Nam Á, Mỹ Latinh và Ca-ri-bê, Đông Nam Á; trong khi đó ở châu Âu, tỷ lệ người cao tuổi dự kiến sẽ giảm [21]. Việt Nam đang là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, tuổi thọ trung bình tăng từ 68,6 tuổi năm 1999 lên tới 73,2 tuổi năm 2014 và dự kiến sẽ tăng tới 78 tuổi vào năm 2030 [9]. Năm 2017, cả nước có khoảng 10,6 triệu người tuổi từ 60 trở lên, chiếm 11% dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên [23]. 1.1.3. Đặc điểm của quá trình lão hóa Lão hóa được được định nghĩa là sự suy giảm về thể chất và chức năng của các cơ quan trong cơ thể tuần tự theo thời gian, được đặc trưng bởi tình trạng dễ bị tổn thương, tăng tính nhạy cảm với bệnh tật và điều kiện môi trường bất lợi [24]. Các thay đổi về lão hóa xảy ra ở tất cả các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ các hệ thống trong cơ thể. Các cơ quan lão hóa từ từ mất chức năng, hầu hết các cơ quan bắt đầu bị mất 1% chức năng mỗi năm bắt đầu từ tuổi 30 [25]. Tuy nhiên, hiện tượng lão hóa ở mỗi người không giống nhau. Ngay trong một cơ thể, sự thay đổi ở
- 5 cơ quan này không giúp tiên đoán được sự lão hóa của cơ quan khác (ví dụ một người có thể bị đục thủy tinh thể nhưng tim vẫn hoạt động hoàn hảo). Một người có thể già chậm so với người ít tuổi hơn, một người 50 tuổi sống lành mạnh có thể có thể chất của một người 40 tuổi, trong khi một người khác cùng tuổi nhưng hút thuốc, uống nhiều rượu bia và có lối sống tĩnh tại có thể có chức năng các cơ quan của người già hơn vài chục tuổi. Môi trường sống và các vấn đề xã hội đóng góp không nhỏ vào tiến trình của lão hóa. Người cao tuổi dễ bị tổn thương khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng do họ không thể điều chỉnh thân nhiệt một cách có hiệu quả. Sự suy giảm chức năng của các cơ quan khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh [26]. Nhiễm khuẩn và bệnh tật ở người trẻ tuổi không hẳn nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể là nguyên nhân gây tử vong cho người cao tuổi. Do vậy, người cao tuổi cần được quan tâm đặc biệt để làm giảm hậu quả không mong muốn của quá trình lão hóa. Sơ đồ 1.1. Các yếu tố chính quyết định tình trạng sức khỏe người cao tuổi [27]
- 6 1.1.4. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa đến ngã Hiệu quả của hệ thống sinh lý để kiểm soát tư thế suy giảm dần chức năng theo tuổi. Sự ổn định và cân bằng tư thế được duy trì bằng cách phối hợp đồng điệu việc điều chỉnh các cơ quan cảm giác, thị giác và tiền đình; sự phối hợp này có xu hướng bất ổn dần khi lão hóa, gây ra ngã ở người cao tuổi. Ở người già, tốc độ xử lý phản xạ chậm hơn tốc độ xử lý của trung tâm dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp các phản xạ một cách tự nhiên, có một sự liên quan chặt chẽ giữa ổn định tư thế, dáng đi và ngã [28]. Khi già đi, tầm nhìn cũng bị suy giảm ảnh hưởng đến khả năng đối phó với chướng ngại của môi trường, dẫn đến mất thăng bằng và ngã [28]. Hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng bởi lão hóa, chóng mặt thường gặp ở người cao tuổi và là yếu tố dự báo nguy cơ ngã [29]. Các bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi như Parkinson, suy giảm nhận thức… cũng có thể làm tăng nguy cơ ngã [29]. Ngã tăng theo tuổi, gần một phần ba người từ 60 tuổi trở lên bị ngã và trên 50% những người 80 - 85 tuổi bị ngã ít nhất 1 lần trong năm. Tỷ lệ và mức độ chấn thương sau ngã cũng tăng lên khi tuổi càng cao, các chấn thương liên quan đến ngã ở tuổi 80 đã trở thành vấn đề đáng báo động. Tần suất mắc một số chấn thương liên quan đến ngã như gãy xương và chấn thương tủy sống đã tăng đáng kể trong 3 thập kỷ gần đây [30]. Nếu các phương pháp dự phòng ngã đúng đắn không được nhanh chóng đưa ra và thực hiện thì số các chấn thương liên quan đến ngã dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 [30]. 1.2. Tổng quan về ngã 1.2.1. Khái niệm ngã Ngã được định nghĩa là tình trạng người bệnh vô tình bị rơi xuống mặt đất, sàn nhà hoặc các mặt phẳng khác thấp hơn, không bao gồm các thay đổi tư thế một cách chủ động như ngả người xuống các đồ vật hoặc dựa lưng vào tường hoặc các vật dụng khác [6]. Như vậy, ngã không phải là hậu quả của một
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 206 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 209 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 134 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn
150 p | 129 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hẹp động mạch vành mức độ trung gian bằng siêu âm nội mạch và phân suất dự trữ lưu lượng ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính
0 p | 158 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 133 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Huế và hiệu quả của một số biện pháp điều trị
48 p | 110 | 5
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ
54 p | 127 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
217 p | 11 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật Cox-Maze IV bằng sóng tần số radio trên bệnh nhân phẫu thuật van tim qua đường tiếp cận ít xâm lấn
163 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
28 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn