intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường trước và sau điều trị bằng Isotretinoin kết hợp vitamin D

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường trước và sau điều trị bằng Isotretinoin kết hợp vitamin D" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh; Định lượng nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh trước và sau điều trị và mối liên quan với biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng; Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng bằng Isotretinoin kết hợp Vitamin D đường uống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường trước và sau điều trị bằng Isotretinoin kết hợp vitamin D

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 PHẠM THỊ BÍCH NA NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ VITAMIN D VÀ IL-17 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG ISOTRETINOIN KẾT HỢP VITAMIN D Ngành/Chuyên ngành: Nội khoa/Da liễu Mã số: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. PHẠM THỊ LAN 2. PGS. TS. ĐẶNG VĂN EM HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đây là luận án do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. PHẠM THỊ LAN và PGS. TS. ĐẶNG VĂN EM 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Bích Na
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3 1.1. Tổng quan về bệnh TCTT .................................................................... 3 1.1.1. Cơ chế bệnh sinh của bệnh TCTT .................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh TCTT ............................................... 6 1.1.3. Phân loại thể lâm sàng và mức độ nặng của bệnh trứng cá thông thường .............................................................................................. 8 1.1.4. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá thông thường .................... 9 1.1.5. Điều trị bệnh TCTT ..................................................................... 14 1.2. Giới thiệu về IL-17, vitamin D và vai trò của chúng trong bệnh TCTT ............................................................................................................. 18 1.2.1. Giới thiệu về IL-17 và vai trò của IL-17 trong bệnh TCTT .......... 19 1.2.2. Giới thiệu về vitamin D và vai trò của vitamin D trong bệnh TCTT ....................................................................................................... 22 1.3. Vai trò điều trị của Isotretinoin và vitamin D trong bệnh TCTT ......... 29 1.3.1. Vai trò điều trị của Isotretinoin .................................................... 29 1.3.2. Vai trò điều trị của Vitamin D ...................................................... 33 1.4. Các nghiên cứu về Isotretinoin và vitamin D trong bệnh TCTT ......... 34 1.4.1. Nghiên cứu về Isotretinoin ........................................................... 34 1.4.2. Nghiên cứu về vitamin D ............................................................. 36
  4. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 40 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu........................................................ 40 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 40 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu: ..................................................................... 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 42 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 42 2.2.2. Cỡ mẫu ........................................................................................ 42 2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu ..................................................... 43 2.2.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 45 2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu: ................................................................. 49 2.2.6. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị ......................................... 54 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu............................................................. 55 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 56 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 58 2.5. Hạn chế của đề tài .............................................................................. 58 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 59 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 60 3.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường (TCTT) ..................................................................................... 60 3.1.1. Một số yếu tố liên quan của bệnh TCTT ...................................... 60 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh TCTT ............................................. 65 3.1.3. Các yếu tố liên quan đến mức độ bệnh TCTT .............................. 68 3.2. Nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh của bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng trước và sau điều trị bằng isotretinoin kết hợp vitamin D .......................................................................................................... 70 3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................... 70
  5. 3.2.2. Nồng độ vit D và IL-17 huyết thanh bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng trước điều trị so với người khoẻ mạnh và mối liên quan với lâm sàng ........................................................................... 71 3.2.3. Kết quả định lượng nồng độ vit D và IL-17 huyết thanh bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng sau điều trị ................................ 76 3.3. Hiệu quả điều trị TCTT mức độ trung bình và nặng bằng Isotretinoin và Vitamin D đường uống .................................................................... 78 3.3.1. Đặc điểm đối tượng của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng .... 78 3.3.2. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu (Iso + VitD) ...................... 79 3.3.3. Kết quả điều trị của nhóm đối chứng (Iso đơn thuần) ................... 82 3.3.4. So sánh kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng ....................................................................................................... 84 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 88 4.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường (TCTT) ..................................................................................... 88 4.1.1. Một số yếu tố liên quan của bệnh TCTT ...................................... 88 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh TCTT ............................................. 92 4.2. Nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh của bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng trước và sau điều trị bằng Isotretinoin kết hợp vitamin D.............................................................................................. 96 4.2.1. Nồng độ vitamin D huyết thanh trước điều trị .............................. 96 4.2.2. Nồng độ IL-17 huyết thanh trước điều trị ..................................... 99 4.2.3. Nồng độ Vit D huyết thanh sau điều trị ..................................... 101 4.2.4. Nồng độ IL-17 huyết thanh sau điều trị ..................................... 102 4.3. Hiệu quả điều trị bệnh TCTT bằng Isotretinoin phối hợp Vitamin D đường uống......................................................................................... 104 4.3.1. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu (Isotretinoin + VitD)....... 104
  6. 4.3.2. Kết quả điều trị của nhóm đối chứng (Isotretinoin đơn trị liệu) .. 109 4.3.3. So sánh kết quả điều trị của NNC và NĐC ................................. 110 KẾT LUẬN ............................................................................................. 114 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 116 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết tắt Chữ đầy đủ Tiếng việt AAS Atomic absorption Quang phổ hấp thụ spectroscopy nguyên tử ACTH Adrenocorticotropic Hormone kích thích vỏ hormone thượng thận ALT Alanine Amino Tranferase AST Aspartate transaminase BPO Benzoyl Peroxide C. acnes Cutibacterium acnes CAH Congenital Adrenal Tăng sản tuyến thượng Hyperplasia thận bẩm sinh DHT Dihydrotestosteron Hormone sinh dục nam ELISA Enzyme-linked Immunosorbent Assay FDA Food and drug Cục quản lý Thực administration phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ GAGS Global acne grading system Hệ thống phân loại mụn trứng cá toàn cầu GH Growth Hormone Hormone tăng trưởng GnRH Gonadotropin-releasing Hormone giải phóng hormone gonadotropin IFN Interferon
  8. IG Immunoglobulin Kháng thể IL Interleukin IL-17 Interleukin-17 IL-1, IL-1α Interleukin 1 alpha IPL Intense pulsed light Ánh sáng xung cường độ cao MMPs Metalloproteinase M. tuberculosis Mycobacterium tuberculosis Vi khuẩn lao NK Natural killer Tế bào tiêu diệt tự nhiên RT-PCR Real Time Polymerase Chain Reaction TG Triglyceride Th T helper Tế bào T hỗ trợ Th17 T helper 17 cells Tế bào T hỗ trợ loại 17 TLR Toll-like receptor TNF Tumor Necrosis Factor Yếu tố hoại tử khối u Tregs The regulatory T cells Tế bào T điều hòa UV Ultra violet Tia cực tím/ tia tử ngoại VDR Vitamin D Receptor Thụ thể Vitamin D Vit D Vitamin D Vit D2 Ergocalciferol Vit D3 Cholecalciferol Calcidiol 25-hydroxyvitamin D [25 (OH) D]
  9. Calcitriol 25-hydroxyvitamin D [25 (OH) D]
  10. CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ BC Bạch cầu BN Bệnh nhân BS Bác sĩ BV Bệnh viện CBVC Cán bộ viên chức CĐ Cao đẳng ĐH Đại học HC Hồng cầu HSSV Học sinh sinh viên KCN Kem chống nắng KS Kháng sinh LS Lâm sàng NC Nghiên cứu NĐC Nhóm đối chứng SDH Sau đại học TC Tiểu cầu TCTT Trứng cá thông thường THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TV(KTV) Trung vị (khoảng tứ vị)
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1: Ngưỡng nồng độ vitamin D huyết thanh ................................. 25 Bảng 1. 2: Nhu cầu bổ sung vitamin D hàng ngày theo độ tuổi ................ 26 Bảng 2. 1: Thang điểm GAGS đánh giá mức độ bệnh TCTT ................... 48 Bảng 2. 2: Các chỉ số nghiên cứu ............................................................. 52 Bảng 3. 1: Tiền sử sử dụng các loại thuốc và mỹ phẩm trong bệnh TCTT 64 Bảng 3. 2: Phân bố thời gian bị bệnh (tuổi bệnh) của bệnh TCTT ............ 65 Bảng 3. 3: Phân bố thể lâm sàng của bệnh TCTT..................................... 67 Bảng 3. 4: Phân bố thể lâm sàng của bệnh TCTT..................................... 67 Bảng 3. 5: Mối liên quan giữa giới và tuổi với mức độ bệnh TCTT ......... 68 Bảng 3. 6: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với mức độ bệnh TCTT ...................................................................................... 68 Bảng 3. 7: Mối liên quan giữa tiền sử điều trị với mức độ bệnh TCTT .... 69 Bảng 3. 8: So sánh đặc điểm đối tượng nghiên cứu của nhóm bệnh và nhóm người khỏe .................................................................... 70 Bảng 3. 9: So sánh nồng độ vitamin D của nhóm bệnh với nhóm người khỏe ........................................................................................ 71 Bảng 3. 10: So sánh nồng độ vitamin D trước điều trị của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng so với người khoẻ mạnh........................... 71 Bảng 3. 11: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D với giới tính và nhóm tuổi ......................................................................................... 72 Bảng 3. 12: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D với thể trạng và thói quen sử dụng kem chống nắng ................................................ 72 Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D với thể lâm sàng bệnh TCTT ...................................................................................... 73 Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D với mức độ bệnh TCTT . 73 Bảng 3. 15: So sánh nồng độ IL-17 của nhóm bệnh với nhóm người khỏe. 73
  12. Bảng 3. 16: So sánh nồng độ IL-17 trước điều trị của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng với nhóm người khỏe ................................... 74 Bảng 3. 17: Mối liên quan giữa nồng độ IL-17 với giới tính, nhóm tuổi .... 74 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa nồng độ IL-17 với tình trạng dinh dưỡng và thói quen sử dụng kem chống nắng ......................................... 75 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa nồng độ IL-17 với thể lâm sàng bệnh TCTT . 75 Bảng 3.20: Mối liên quan giữa nồng độ IL-17 với mức độ bệnh TCTT .... 76 Bảng 3.21: Nồng độ vitamin D huyết thanh của bệnh nhân TCTT trước và sau điều trị .............................................................................. 76 Bảng 3.22: Nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng trước và sau điều trị ................................................ 76 Bảng 3.23: Nồng độ IL-17 huyết thanh của bệnh nhân TCTT trước và sau điều trị .................................................................................... 77 Bảng 3.24: Nồng độ IL-17 huyết thanh của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng trước và sau điều trị...................................................... 77 Bảng 3. 25: So sánh các đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng ...................................................................................... 78 Bảng 3.26: Sự thay đổi về chỉ số GAGS ở nhóm nghiên cứu qua các thời điểm can thiệp......................................................................... 79 Bảng 3.27: Sự thay đổi về mức độ bệnh ở nhóm nghiên cứu theo từng thời điểm can thiệp......................................................................... 79 Bảng 3. 28: Sự thay đổi về mức độ cải thiện bệnh ở nhóm nghiên cứu theo từng thời điểm can thiệp ......................................................... 80 Bảng 3. 29: Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu theo giới tính và nhóm tuổi ......................................................................................... 80 Bảng 3. 30: Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của nhóm nghiên cứu.......................................................................................... 81
  13. Bảng 3. 31: Các chỉ số xét nghiệm trước và sau điều trị của nhóm nghiên cứu.......................................................................................... 81 Bảng 3.32: Sự thay đổi về chỉ số GAGS ở nhóm đối chứng qua các thời điểm can thiệp......................................................................... 82 Bảng 3.33: Sự thay đổi về mức độ bệnh ở nhóm đối chứng qua các thời điểm can thiệp......................................................................... 82 Bảng 3. 34: Sự thay đổi về mức độ cải thiện bệnh ở nhóm đối chứng theo từng thời điểm can thiệp ......................................................... 82 Bảng 3.35: Kết quả điều trị của nhóm đối chứng theo giới tính và nhóm tuổi ......................................................................................... 83 Bảng 3. 36: Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của nhóm đối chứng ...................................................................................... 83 Bảng 3. 37: Các chỉ số xét nghiệm trước và sau điều trị của nhóm đối chứng . 84 Bảng 3. 38: So sánh kết quả điều trị nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng theo mức độ bệnh.................................................................... 86 Bảng 3. 39: So sánh kết quả điều trị nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng theo mức độ cải thiện .............................................................. 86 Bảng 3. 40: So sánh tác dụng không muốn trên lâm sàng của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng sau 3 tháng điều trị ........................... 87 Bảng 3.41: So sánh kết quả xét nghiệm của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng sau 3 tháng điều trị ....................................................... 87
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1. Phân bố theo giới tính gặp trong bệnh TCTT .......................... 60 Biểu đồ 3. 2. Phân bố theo nhóm tuổi gặp trong bệnh TCTT ........................ 61 Biểu đồ 3. 3. Phân bố tuổi khởi phát gặp trong bệnh TCTT .......................... 61 Biểu đồ 3. 4. Phân bố theo nghề nghiệp gặp trong bệnh TCTT ..................... 62 Biểu đồ 3. 5. Phân bố theo học vấn gặp trong bệnh TCTT ............................ 62 Biểu đồ 3. 6. Phân bố theo thể trạng trong bệnh TCTT ................................. 63 Biểu đồ 3. 7. Một số yếu tố làm tăng bệnh TCTT ......................................... 63 Biểu đồ 3. 8. Tiền sử gia đình gặp trong bệnh TCTT .................................... 64 Biểu đồ 3. 9. Phân bố vị trí tổn thương trong bệnh TCTT ............................. 65 Biểu đồ 3. 10. Phân bố tổn thương cơ bản của bệnh TCTT........................... 66 Biểu đồ 3. 11. Các tổn thương khác gặp trong bệnh TCTT ........................... 66 Biểu đồ 3. 12. So sánh điểm GAGS của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng theo thời gian điều trị.................................................................................... 85
  15. DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Cơ chế sinh bệnh của TCTT .......................................................... 6 Hình 1. 2: Cơ chế tác động của IL-17 trong bộ hệ thống miễn dịch .............. 20 Hình 1. 3: Chuyển hóa vitamin D trong cơ thể ............................................. 24 Hình 1. 4: Cơ chế tác động của vitamin D trong hệ thống miễn dịch ............ 28 Hình 2. 1: Chứng nhận ISO của khoa Xét nghiệm, phòng khám đa khoa Hòa Hảo…………………………………………………………………………..57
  16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh trứng cá thông thường (TCTT) là bệnh da thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng của thầy thuốc Da Liễu. Tại Mỹ, mỗi năm ước tính có 40– 50 triệu người bị bệnh TCTT [1]. Tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh chiếm 13,4% tổng số bệnh nhân đến khám trong năm 2015, chỉ đứng thứ hai sau bệnh chàm. Trong đó, bệnh TCTT mức độ trung bình và nặng chiếm khoảng 20%. Bệnh thường khởi phát vào đầu giai đoạn dậy thì, và có thể kéo dài cho đến những năm 30 tuổi hoặc muộn hơn [2]. Bệnh thường không ảnh hưởng lên sức khỏe tổng quát nhưng gây tác động xấu lên tâm lý và giao tiếp xã hội của người bệnh. Ước tính có khoảng 30-50% thanh thiếu niên có biểu hiện rối loạn tâm lý do bệnh. Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân TCTT có mức độ rối loạn tâm lý, xã hội, tình cảm tương đương với bệnh nhân bị suyễn và động kinh. Cơ chế bệnh sinh của bệnh TCTT bao gồm rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, có 4 cơ chế chính gây bệnh là (1) tăng sừng hóa nang lông, (2) tăng tiết bã nhờn, (3) viêm, (4) sự hiện diện và hoạt động của vi khuẩn C. acnes [3]. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng được xem là liên quan đến sự khởi phát và mức độ nặng của bệnh TCTT, trong đó có nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh [3]. Khá nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với độ nặng và các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân TCTT [4], [5], cũng như chứng minh rằng C. acnes là vi khuẩn có thể kích thích biểu hiện của IL-17 liên quan đến các tế bào đơn nhân trong máu ngoại vi của con người và những tế bào có IL-17 được tìm thấy ở những vùng da tổn thương do bệnh TCTT [6]. Các thử nghiệm lâm sàng về vai trò của vitamin D trong điều trị bệnh TCTT cũng đã được tiến hành cho kết quả việc bổ sung thêm vitamin D trong
  17. 2 phác đồ điều trị trứng cá tạo ra cải thiện khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm đối chứng giả dược [4], [5]. Hơn nữa, các nghiên cứu trên thế giới cũng chứng minh tác động ức chế của Isotretinoin và Vit D trên quá trình sản sinh IL-17 do sự kích thích của C. acnes. Điều này cho thấy rằng Isotretinoin và Vit D có thể ứng dụng trong điều trị bệnh TCTT và những bệnh da liễu qua trung gian Th17 khác [4], [6]. Tại Việt Nam, sự liên quan giữa nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh và một số bệnh da khác đã được khảo sát. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, hiện chưa có nghiên cứu nào về nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh trên bệnh nhân TCTT. Đồng thời chưa có nghiên cứu nào về việc phối hợp Isotretinoin và vitamin D đường uống trong cùng một phác đồ điều trị bệnh TCTT. Chính vì vậy chúng tôi quyết định tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường trước và sau điều trị bằng isotretinoin kết hợp vitamin D” nhằm những mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh. 2. Định lượng nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh trước và sau điều trị và mối liên quan với biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng. 3. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng bằng Isotretinoin kết hợp Vitamin D đường uống.
  18. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh TCTT Trứng cá thông thường là một bệnh lý của nang lông tuyến bã, do sự tăng bài tiết quá mức chất bã nhờn, đi kèm với tình trạng sừng hóa nang lông và sự viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Có tới 80% người trưởng thành bị trứng cá. Trong đó có nhiều trường hợp cần điều trị, do diễn tiến bệnh quá lâu, do có nhiều biến chứng, hay có kèm theo các rối loạn khác [7]. 1.1.1. Cơ chế bệnh sinh của bệnh TCTT Bệnh TCTT hình thành do sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó vai trò chính là tăng tiết chất bã, sừng hóa nang lông và tăng sinh vi khuẩn gây viêm. 1.1.1.1 Sừng hóa nang lông Sừng hóa nang lông chính là nguồn gốc đưa đến tổn thương ban đầu của bệnh TCTT, đó là nhân trứng cá (comedone). Phần trên của nang lông có dạng hình phễu có hiện tượng tăng sinh và sự tăng kết dính của các tế bào sừng khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn [8]. Nút sừng nang lông gây tắc nghẽn này khiến cho chất sừng, chất bã, vi khuẩn bị ứ lại trong nang lông. Tất cả những chất trên kết thành khối, gây giãn nang lông và hình thành vi nhân mụn (microcomedones). Nguyên nhân của hiện tượng tăng sinh tế bào sừng và tăng kết dính hiện nay vẫn còn không hiểu rõ. Có nhiều giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do sự kích thích của androgen, giảm acid linoleic, tăng hoạt động của interleukin 1 alpha (IL-1α) [9]. Quá trình sừng hóa cổ nang lông tuyến bã chịu tác dụng của một số yếu tố: hormone androgen, tăng hoạt động Interleukin-1α (IL-1α) thiếu hụt acid linoleic, tăng acid béo tự do ở tuyến bã, vi khuẩn,...
  19. 4 1.1.1.2. Tăng tiết bã nhờn Sự sản xuất quá mức chất nhờn từ tuyến bã cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh TCTT. Hormone androgen ảnh hưởng lên quá trình bài tiết chất bã nhờn. Vào giai đoạn sớm của tuổi dậy thì, có sự gia tăng androgen của thượng thận và androgen sinh dục. Sự gia tăng này đạt đến đỉnh điểm vào lứa tuổi 16 – 20. Sau đó, mức độ này duy trì và giảm dần vào lứa tuổi 40 đối với nữ và 50 đối với nam. Ngoài ra, tốc độ bài tiết chất bã nhờn ở nam giới cao hơn đáng kể so với nữ giới [10]. 1.1.1.3. Viêm Sẩn viêm, mụn mủ và nang cục là những đặc điểm lâm sàng điển hình của mụn viêm. Theo tác giả Layton và cộng sự, bệnh TCTT là bệnh lý viêm mạn tính [11]. Hiện tượng viêm xuất hiện cả ở giai đoạn sớm và muộn của trứng cá. Nhiều bằng chứng cho thấy hiện tượng viêm xuất hiện từ rất sớm trong quá trình sinh bệnh TCTT, hiện tượng viêm có trước khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Loại đáp ứng viêm quyết định hình thái tổn thương viêm trên lâm sàng: đáp ứng viêm có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính trên lâm sàng chủ yếu là mụn mủ; đáp ứng viêm có nhiều lympho bào, tế bào khổng lồ, trên lâm sàng chủ yếu là cục, nang. C. acnes và thành phần chất bã đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình viêm của bệnh TCTT và một số yếu tố gây ra tăng sinh sừng như androgens, các yếu tố tăng trưởng, IL-1 α, cũng có thể trực tiếp gây ra viêm. Viêm trong trứng cá có 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, giai đoạn khởi tạo, các yếu tố gây viêm khác nhau được kích hoạt, viêm không đặc hiệu chiếm ưu thế. Trong giai đoạn thứ hai, viêm đặc hiệu chiếm ưu thế, dẫn đến sự phát triển của ổ viêm trên lâm sàng. Giai đoạn cuối được đặc trưng bằng sự phục hồi mô sau những tổn thương do viêm [12], [13].
  20. 5 1.1.2.4. Vi khuẩn C. acnes Có một số vi sinh tham gia vào sinh bệnh học của bệnh trứng cá như Pityrosporum ovale, Pityrosporum orbiculare, tụ cầu, C. acnes. Trong số các vi sinh này, C. acnes được coi là vi khuẩn quan trọng nhất trong sinh bệnh học bệnh trứng cá. C. acnes là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí, phát triển tốt nhất trong điều kiện pH bằng 5 – 5,6; nhiệt độ 30 – 37o C. Trên những cơ địa tăng tiết bã nhờn, có dày sừng nang lông tuyến bã là điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Trong đó, C. acnes giữ vai trò chính trong sự phát sinh bệnh trứng cá [10]. Ở tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh TCTT thì có sự gia tăng số lượng vi khuẩn này so với những người không bệnh. Tuy nhiên không có sự liên quan giữa số lượng vi khuẩn hiện diện tại nang lông so với mức độ nặng của bệnh [14]. Trong một nghiên cứu gần đây, người ta đã chứng minh rằng C. acnes là một chất gây cảm ứng mạnh qua trung gian Th17, và Vitamin D ức chế sự biểu hiện của Th17 do C. acnes gây ra, và do đó có thể được coi là một công cụ hiệu quả trong điều trị bệnh TCTT [6]. Trong bệnh lý TCTT, các yếu tố trong 4 cơ chế bệnh sinh trên còn có những tương tác với nhau. Do đó, việc điều trị bệnh TCTT cần điều trị đa cơ chế. Hiểu được cơ chế và liệu pháp điều trị đa cơ chế sẽ giúp kết quả điều trị tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2