Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt trăng theo phân tích Ricketts ở trẻ 12 - 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt trăng theo phân tích Ricketts ở trẻ 12 - 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ với mục tiêu đánh giá sự thay đổi tăng trưởng các cấu trúc sọ mặt- răng của các nhóm tuổi từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts; đánh giá sự khác biệt giữa giá trị tiên đoán và giá trị thực tế theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt trăng theo phân tích Ricketts ở trẻ 12 - 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 LÊ NGUYÊN LÂM NGHIÊN CỨU SỰ TĂNG TRƯỞNG CẤU TRÚC SỌ MẶT RĂNG THEO PHÂN TÍCH RICKETTS Ở TRẺ 12 – 15 TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIÊN ĐOÁN VỚI GIÁ TRỊ THỰC TẾ TẠI CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 LÊ NGUYÊN LÂM NGHIÊN CỨU SỰ TĂNG TRƯỞNG CẤU TRÚC SỌ MẶT RĂNG THEO PHÂN TÍCH RICKETTS Ở TRẺ 12 – 15 TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIÊN ĐOÁN VỚI GIÁ TRỊ THỰC TẾ TẠI CẦN THƠ CHUYÊN NGÀNH RĂNG HÀM MẶT MÃ SỐ: 62.72.06.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN BẮC HÙNG PGS. TS. NGÔ THỊ QUỲNH LAN HÀ NỘI – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện LÊ NGUYÊN LÂM
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn: Bộ môn Răng Hàm Mặt Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 Phòng Sau đại học Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 Bệnh viện Quân Y 121 Cần Thơ Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo Cần Thơ Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Bắc Hùng và PGS. TS. Ngô Thị Quỳnh Lan đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn: PGS. TS. Nguyễn Tài Sơn TS. Vũ Ngọc Lâm Đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Xin cảm ơn người vợ hiền - Bác sĩ Mã Ngọc Hạnh cùng hai con – Lê Hạnh Nguyên và Lê Nguyên Long, các đồng nghiệp và tập thể nhân viên của Trung tâm nha khoa Sài Gòn –BS Lâm luôn sát cánh động viên tôi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, xin kính tặng ba mẹ người sinh thành và dạy dỗ con nên người. Nghiên cứu sinh Lê Nguyên Lâm
- i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự ĐLC : Độ lệch chuẩn FH : Frankfort HD : Hàm dưới HT : Hàm trên K/c : Khoảng cách Mp : Mặt phẳng Mpkc : Mặt phẳng khớp cắn n : Số lượng mẫu r : Hệ số tương quan R : Răng R6HT : Răng cối lớn thứ nhất hàm trên RCHD : Răng cửa hàm dưới RCHT : Răng cửa hàm trên RCLHT : Răng cối lớn hàm trên STT : Số thứ tự TB : Trung bình Tx : Tiếp xúc XHD : Xương hàm dưới
- ii ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH Chiều cao mặt dưới: lower facial height (Ans–Xi–Pm) Chiều cao mặt toàn bộ: total facial height (Xi–Pm/Ba–N) Chiều cao mặt phía sau: posterior facial height (Cf–Go) Chiều dài cành ngang xương hàm dưới: corpus length (Xi–Pm) Chiều dài môi trên: upper lip length Chiều dài nền sọ sau: posterior cranial length (Cp –PtV) Chiều dài nền sọ trước: anterior cranial length (Cc–N) Dự đoán tăng trưởng: visualized treatment objective (VTO) Độ lồi mặt: convexity (A┴N–Pg) Độ nghiêng răng cửa hàm dưới: mandibular incisor inclination (Bl/A–Pg) Độ nghiêng răng cửa hàm trên: maxillary incisor inclination (Al/A–Pg) Độ nhô môi: lip protrusion Độ nhô răng cửa hàm dưới: mandibular incisor protrusion (B1┴ A–Pg) Độ nhô răng cửa hàm trên: maxillary incisor protrusion (Al ┴ A–Pg) Độ trồi răng cửa hàm dưới: lower incisor extrusion (B1/mặt phẳng khớp cắn) Góc cành lên: ramus position (Po–Cf–Xi) Góc cung hàm dưới: mandibular arc (Dc–Xi–Pm) Góc mặt phẳng hàm dưới: mandibular plane angle (Go–Me/Frankfort) Góc mặt phẳng khẩu cái: palatal plane (Ans–Pns/Frankfort) Góc mặt: facial (depth) angle (N–Pg/Frankfort) Góc răng cửa: interincisal angle (Al/Bl) Mặt phẳng chân bướm: pterygoid vertical plane (PtV) Mặt phẳng mặt: facial plane (N–Pg) Tiếp xúc môi so với mặt phẳng khớp cắn: lip embrasure occlusal plane Trục cành ngang xương hàm dưới: corpus axis (Xi–Pm) Trục lồi cầu: condyle axis (Xi–DC) Trục mặt: facial axis (Cc–Gn) Vị trí Porion: porion location (TMJ) (Po┴PtV) Vị trí răng cối lớn hàm trên: upper molar position (A6┴PtV)
- iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt Đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh Danh mục bảng Danh mục hình Danh mục biểu đồ MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Khái niệm sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt ........................................ 3 1.2. Cơ chế của quá trình tăng trưởng ............................................................... 8 1.3. Các phương pháp phân tích phim sọ nghiêng ............................................ 9 1.4. Giới thiệu về phân tích Ricketts ............................................................... 17 1.5. Các phương pháp nghiên cứu sự tăng trưởng .......................................... 20 1.6. Phương pháp tiên đoán thay đổi tăng trưởng mặt .................................... 23 1.7. Các nghiên cứu sử dụng phân tích Ricketts trên thế giới ........................ 31 1.8. Nghiên cứu trong nước............................................................................. 32 Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 36 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37 2.3. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................... 37 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 38 2.5. Đo đạc ...................................................................................................... 49 2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................. 50
- iv 2.7. So sánh ..................................................................................................... 50 2.8. Thống kê mô tả......................................................................................... 50 2.9. Thống kê suy lý ........................................................................................ 51 2.10. Các sai lầm trong khi đo đạc trên phim đo sọ ........................................ 52 2.11. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 54 Chương 3 - KẾT QUẢ .................................................................................... 55 3.1. Chiều dài nền sọ ....................................................................................... 55 3.2. Khớp thái dương hàm............................................................................... 57 3.3. Xương hàm dưới ...................................................................................... 58 3.4. Xương hàm trên........................................................................................ 63 3.5. Chiều cao các tầng mặt ............................................................................ 66 3.6. Răng ......................................................................................................... 69 3.7. Mô mềm ................................................................................................... 75 3.8. Tương quan thực tế và tiên đoán .............................................................. 78 3.9. Tương quan các đặc điểm nghiên cứu ..................................................... 84 Chương 4 - BÀN LUẬN ................................................................................. 92 4.1. So sánh các đặc điểm giữa nam và nữ ..................................................... 92 4.1.1. Nền sọ ...................................................................................................... 92 4.1.2. Khớp thái dương hàm ............................................................................. 94 4.1.3. Xương hàm dưới ..................................................................................... 95 4.1.4. Chiều cao các tầng mặt ........................................................................... 98 4.1.5. Xương hàm trên ...................................................................................... 99 4.1.6. Đặc điểm về răng .................................................................................. 101 4.1.7. Mô mềm ................................................................................................ 103 4.2. Đánh giá tăng trưởng theo tuổi .............................................................. 105 4.2.1. Các số đo chiều dài nền sọ ................................................................... 105 4.2.2. Khớp thái dương hàm .......................................................................... 106
- v 4.2.3. Xương hàm dưới ................................................................................... 109 4.2.4. Xương hàm trên .................................................................................... 115 4.2.5. Răng....................................................................................................... 117 4.2.6. Tương quan hai hàm ............................................................................. 119 4.2.7. Mô mềm ................................................................................................ 120 4.3. Bàn luận về giá trị tiên đoán và thực tế.................................................. 123 4.4. Phân tích tương quan giữa các đặc điểm nghiên cứu............................. 129 KẾT LUẬN ................................................................................................... 133 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng Trang Bảng 1.1. Bảng so sánh giá trị tiên đoán và giá trị thực tế ở trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ......................... 28 Bảng 1.2. Bảng so sánh giá trị thực tế và giá trị tiên đoán ở trẻ Thụy Điển................................... 30 Bảng 1.3. Giá trị trung bình của các đặc điểm nghiên cứu theo phân tích Ricketts của một số tác giả...................................................................................................................................... 35 Bảng 2.1. Các đặc điểm được khảo sát và tiên đoán trong nghiên cứu ......................................... 48 Bảng 3.1. Chiều dài nền sọ trước và chiều dài nền sọ sau ................................................................ 55 Bảng 3.2. Khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm............................ 57 Bảng 3.3. Trục mặt và góc mặt ............................................................................................................... 58 Bảng 3.4. Góc mặt phẳng hàm dưới và chiều dài cành ngang xương hàm dưới........................ 59 Bảng 3.5. Góc cung hàm dưới và góc mặt phẳng khớp cắn............................................................ 61 Bảng 3.6. Góc cành lên............................................................................................................................. 62 Bảng 3.7. Góc mặt phẳng khẩu cái và độ nhô của hàm trên so với nền sọ................................... 63 Bảng 3.8. Độ lồi mặt và vị trí răng cối lớn thứ nhất hàm trên so với mặt phẳng chân bướm... 64 Bảng 3.9. Chiều cao mặt toàn bộ và chiều cao mặt dưới.................................................................. 66 Bảng 3.10. Chiều cao mặt phía sau........................................................................................................ 68 Bảng 3.11. Độ nhô răng cửa hàm trên và độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên .................. 69 Bảng 3.12. Độ nhô răng cửa hàm dưới và độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới...........70 Bảng 3.13. Góc răng cửa và độ trồi của răng cửa hàm dưới so với mặt phẳng khớp cắn72 Bảng 3.14. Độ cắn phủ và độ cắn chìa ............................................................ 73 Bảng 3.15. Độ nhô của môi trên so với đường thẩm mỹ E và chiều dài môi trên................75 Bảng 3.16. Tiếp xúc môi đến mặt phẳng khớp cắn và độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E ................................................................... 76 Bảng 3.17. Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” ở nữ ..........78
- vii Bảng 3.18. Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” ở nam .........80 Bảng 3.19. Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” chung .........82 Bảng 3.20. Tương quan giữa các đặc điểm sọ mặt theo phân tích Ricketts ở trẻ 12 tuổi...84 Bảng 3.21. Tương quan giữa các đặc điểm sọ mặt theo phân tích Ricketts ở trẻ 13 tuổi....86 Bảng 3.22. Tương quan giữa các đặc điểm sọ mặt theo phân tích Ricketts ở trẻ 14 tuổi....86 Bảng 3.23. Tương quan giữa các đặc điểm sọ mặt theo phân tích Ricketts ở trẻ 15 tuổi...90
- viii DANH MỤC HÌNH Hình Trang Hình 1.1. Sự tăng trưởng của cơ thể ...........................................................................4 Hình 1.2. Đường khớp sụn ..........................................................................................4 Hình 1.3. Sự tăng trưởng của hàm trên .......................................................................6 Hình 1.4. Xương hàm dưới .........................................................................................7 Hình 1.5. Tương quan tăng trưởng của nền sọ và tăng trưởng mặt ............................8 Hình 1.6. Các góc trong phân tích Downs ................................................................12 Hình 1.7. Tam giác Tweed ........................................................................................12 Hình 1.8. Phân tích Wylie .........................................................................................13 Hình 1.9. Các điểm chuẩn và mặt phẳng chuẩn trong phân tích Steiner ..................14 Hình 1.10. Phân tích Coutand ...................................................................................15 Hình 1.11. Phân tích Sassouni...................................................................................16 Hình 1.12. Phân tích Coben ......................................................................................16 Hình 1.13. Phân tích Wits .........................................................................................17 Hình 1.14. Phân tích Ricketts ....................................................................................19 Hình 2.1. Tư thế chụp phim sọ nghiêng ....................................................................38 Hình 2.2. Cửa sổ thông tin bệnh nhân trên V–Ceph 6.0™. ......................................39 Hình 2.3. Cửa sổ hướng dẫn trên V–Ceph 6.0™. .....................................................40 Hình 2.4. Chương trình V–Ceph 6.0™ vẽ nét tự động trên phim sọ nghiêng ..............41 Hình 2.5. Chiều dài của sọ trước ...............................................................................41 Hình 2.6. Khoảng cách từ Porion đến mp PtV ..........................................................42 Hình 2.7. Góc mặt .....................................................................................................42 Hình 2.8. Góc cung hàm dưới ...................................................................................42 Hình 2.9. Góc cành lên XHD ....................................................................................43 Hình 2.10. Góc mặt phẳng khẩu cái ..........................................................................43 Hình 2.11. Độ nhô hàm trên ......................................................................................43
- ix Hình 2.12. Độ lồi mặt ................................................................................................44 Hình 2.13. Vị trí răng cối lớn hàm trên .....................................................................44 Hình 2.14. Cao mặt dưới ...........................................................................................44 Hình 2.15. Chiều cao mặt phía sau ...........................................................................45 Hình 2.16. Độ nhô răng cửa hàm trên .......................................................................45 Hình 2.17. Độ nhô răng cửa hàm dưới ......................................................................45 Hình 2.18. Độ nghiêng răng cửa hàm dưới ...............................................................46 Hình 2.19. Góc mặt phẳng khớp cắn.........................................................................46 Hình 2.20. Góc răng cửa ...........................................................................................46 Hình 2.21. Độ trồi răng cửa hàm dưới ......................................................................47 Hình 2.22. Chiều dài môi trên ...................................................................................47 Hình 2.23. Tiếp xúc môi so với mặt phẳng khớp cắn ...............................................47 Hình 2.24. Độ nhô môi dưới .....................................................................................48
- x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Chiều dài nền sọ trước ................................................................ 56 Biểu đồ 3.2. Chiều dài nền sọ sau ................................................................... 56 Biểu đồ 3.3. Khoảng cách từ Po đến PtV........................................................ 57 Biểu đồ 3.4. Góc trục mặt ............................................................................... 59 Biểu đồ 3.5. Góc mặt....................................................................................... 59 Biểu đồ 3.6. Góc mặt phẳng hàm dưới ........................................................... 60 Biểu đồ 3.7. Chiều dài cành ngang xương hàm dưới ...................................... 60 Biểu đồ 3.8. Góc cung hàm dưới .................................................................... 61 Biểu đồ 3.9. Góc mặt phẳng khớp cắn ............................................................ 62 Biểu đồ 3.10. Góc cành lên ............................................................................. 63 Biểu đồ 3.11. Góc mặt phẳng khẩu cái ........................................................... 64 Biểu đồ 3.12. Độ nhô của hàm trên so với nền sọ .......................................... 64 Biểu đồ 3.13. Độ lồi mặt ................................................................................. 65 Biểu đồ 3.14. Vị trí răng 6 hàm trên so với mặt phẳng chân bướm................ 66 Biểu đồ 3.15. Chiều cao mặt toàn bộ .............................................................. 67 Biểu đồ 3.16. Chiều cao mặt dưới................................................................... 67 Biểu đồ 3.17. Chiều cao mặt phía sau ............................................................. 68 Biểu đồ 3.18. Độ nhô răng cửa hàm trên ........................................................ 69 Biểu đồ 3.19. Độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên ................................... 70 Biểu đồ 3.20. Độ nhô răng cửa hàm dưới ....................................................... 70 Biểu đồ 3.21. Độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới .................................. 71 Biểu đồ 3.22. Góc răng cửa ............................................................................. 72 Biểu đồ 3.23. Độ trồi của răng cửa hàm dưới so với mặt phẳng khớp cắn .... 73
- xi Biểu đồ 3.24. Độ cắn phủ ................................................................................ 74 Biểu đồ 3.25. Độ cắn chìa ............................................................................... 74 Biểu đồ 3.26. Độ nhô môi trên/đường thẩm mỹ E .......................................... 75 Biểu đồ 3.27. Chiều dài môi trên .................................................................... 75 Biểu đồ 3.28. Tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn ........................................... 77 Biểu đồ 3.29. Độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E ....................... 77 PHỤ LỤC Biểu đồ 1. Tương quan giữa chiều dài nền sọ sau và khoảng cách từ Po đến mp PtV. Biểu đồ 2. Tương quan giữa chiều dài thân xương hàm dưới và chiều dài nền sọ trước. Biểu đồ 3. Tương quan giữa góc trục mặt và chiều cao mặt toàn bộ. Biểu đồ 4. Tương quan giữa cao mặt dưới và chiều cao mặt toàn bộ.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt là vấn đề cuốn hút không chỉ các nhà nghiên cứu hình thái, các nhà nhân chủng học mà còn cả các nhà thực hành lâm sàng. Hiểu rõ sự tăng trưởng bất thường sẽ giúp các nhà lâm sàng có thể can thiệp điều trị thích hợp vào những thời điểm cụ thể, để đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân cũng như tiên đoán được sự tăng trưởng có thể xảy ra sau khi đã chấm dứt quá trình điều trị chỉnh hình, nhằm đạt được một kết quả điều trị ổn định về chức năng và hài lòng về thẩm mỹ. Sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt có thể chia thành ba giai đoạn: từ lúc mới sinh đến trước tuổi dậy thì, từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành và sau tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến người trưởng thành, có sự tăng tiết của hormone tác động lên sự phát triển của giới tính, có sự thay đổi lớn về tâm lý và sinh lý. Giai đoạn này quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh hình vì những thay đổi về sinh lý cũng ảnh hưởng đến những thay đổi ở hệ thống xương mặt, răng và mô mềm: có sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của hệ thống hàm mặt và có sự tăng trưởng khác biệt giữa hai xương hàm. Những thay đổi của hệ thống xương – răng – mô mềm vùng hàm mặt khá phức tạp. Dạng tăng trưởng khuôn mặt của mỗi cá nhân ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền riêng biệt cũng như yếu tố môi trường bên ngoài [34]. Đó chính là lý do càng làm thêm đa dạng hình thái hệ thống sọ mặt răng sau tuổi dậy thì. Mẫu tăng trưởng của các chủng tộc và dân tộc thường có khuynh hướng khác nhau [13], [22], [62], [83], [86], [115]. Trên thế giới và Việt nam đã có nhiều nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu dọc về sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt răng. Bishara S. E. (1985) [25], [26], El–Batouti (1994) [46], Blanchette M. E.(1996) [28], Ajayi E. O.(2005) [11], Arat Z. M. (2010) [14], Baccetti T. (2011) [17], Gu Y.(2011) [57], Al–Azemi R. (2012)[12], Trần Thúy Nga (2000) [3], Đống Khắc Thẩm (2010)[10]… đã sử dụng nhiều
- 2 phương pháp đo đạc và phân tích khác nhau để nghiên cứu đặc điểm sọ mặt cho từng chủng tộc khác nhau. Hiện tại có nhiều phương pháp phân tích sọ mặt được áp dụng, trong đó phân tích Ricketts [100], [102], [103], [104] là một trong những phương tiện phục vụ đắc lực cho nghiên cứu dọc. Ricketts đã xây dựng một phương pháp có thể áp dụng vào thực hành lâm sàng để mô tả, đánh giá các đặc điểm của răng, xương và mô mềm, đồng thời có thể tiên đoán sự tăng trưởng của chúng trong tương lai gần và xa. Các tâm điểm hình học (Cc, Pt, Xi) được dùng làm điểm tham chiếu [102], giúp phân tích này có nhiều ưu điểm hơn những phân tích sọ mặt khác do đây là những điểm ít thay đổi nhất trong quá trình tăng trưởng của hệ thống sọ mặt. Trên thế giới đã có nhiều tác giả sử dụng phân tích Ricketts trong nghiên cứu và thực hành để khảo sát các đặc điểm hình thái cũng như tiên đoán sự tăng trưởng của sọ mặt như Valdes Z. R. P. (2004) [118], Valente R.O. (2003) [119] Csiki .I (2008) [41], Pedreira M. G (2010) [91], Perez I. E.(2011)[92] … Ở Việt Nam, Lê Võ Yến Nhi (2009) [5] đã ứng dụng phân tích này để nghiên cứu các đặc điểm sọ mặt của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tác giả nào ở Việt Nam nghiên cứu tăng trưởng hệ thống sọ mặt răng ở lứa tuổi 12 – 15 tuổi trên phim sọ nghiêng. Nhằm xác định mẫu tăng trưởng ở tuổi dậy thì của trẻ em Việt Nam và khai thác thế mạnh của phân tích Ricketts trong nghiên cứu tiên đoán tăng trưởng chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt- răng theo phân tích Ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ” với các mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá sự thay đổi tăng trưởng các cấu trúc sọ mặt- răng của các nhóm tuổi từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts. 2. Đánh giá sự khác biệt giữa giá trị tiên đoán và giá trị thực tế theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0TM.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt 1.1.1. Sự tăng trưởng của xương sọ Khi sinh ra, xương sọ chỉ là những mảnh xương xốp được bao bọc bởi màng xương, dần dần màng xương sẽ tạo nên khớp xương đặc ở mặt trong và ngoài từ mô liên kết của màng xương. Sự tạo xương theo bề mặt này làm tăng thể tích khối lượng xương sọ. Tuy nhiên, do sự gia tăng khối lượng não bên trong nên có hiện tượng tiêu xương ở mặt trong các xương sọ đi liền với hiện tượng đắp xương ở mặt ngoài. Hai hiện tượng này giúp khối xương sọ gia tăng kích thước theo ba chiều trong không gian mà không có sự gia tăng đáng kể khối lượng của nó [9]. Ngoài ra, sự gia tăng kích thước này còn do sự tạo xương từ mô liên kết ở các đường khớp xương làm cho xương lớn lên của các theo hướng thẳng góc với các đường khớp của chúng. Do các đường khớp này có ở cả ba chiều trong không gian, nên sự tạo xương giúp sọ phát triển theo tất cả các hướng. Vào tháng thứ ba của bào thai, đầu thai nhi chiếm tỷ lệ khoảng 50% chiều dài cơ thể. Ở giai đoạn này, sọ có thể tích lớn so với mặt và chiếm khoảng hơn phân nửa thể tích của toàn bộ đầu. Ngược lại, tứ chi và thân mình còn kém phát triển. Lúc sinh ra, thân mình và tứ chi lại tăng trưởng nhanh hơn đầu và mặt, nên tỷ lệ kích thước đầu so với toàn thân giảm chỉ còn 30%. Sự tăng trưởng toàn cơ thể tiếp tục diễn ra theo hướng này, nên tỷ lệ kích thước đầu giảm dần đến khi trưởng thành là 12%.
- 4 Hình 1.1. Sự tăng trưởng của cơ thể (Nguồn: Proffit WR “Comtemporary orthodontic”. (2007). Mosby Elsevier. 4th edition .[95]) 1.1.2. Sự tăng trưởng của nền sọ Các xương của nền sọ được tạo thành ban đầu dưới hình thức sụn sau đó được biến đổi thành xương bởi cơ chế hình thành xương từ sụn. Những vùng phát triển quan trọng ở nền sọ là các đường khớp sụn giữa xương bướm và giữa các xương bướm và xương sàng. Về mô học các đường khớp sụn này giống như bản sụn giữa hai xương chứa sụn đang tăng trưởng. Đường khớp sụn này gồm có vùng tăng sản tế bào ở giữa và nhóm tế bào sụn trưởng thành trải dài ở hai đầu, mà sau này sẽ được thay thế bởi xương [47], [98]. Hình 1.2. Đường khớp sụn (Nguồn: Proffit WR “Comtemporary orthodontic”. (2007). Mosby Elsevier. 4th edition. [95])
- 5 1.1.3. Sự tăng trưởng của xương mặt Khối xương mặt gồm hai xương hàm trên, hai xương lệ, hai xương mũi, xương lá mía, hai xương khẩu cái, hai xương gò má, hai xương xoăn mũi dưới, xương hàm dưới và xương móng. Xương hàm trên phát triển sau khi sinh bằng sự hình thành từ xương màng. Do không có sự thay thế sụn sự tăng trưởng xương hàm trên diễn ra theo hai cách: bằng sự bồi đắp xương ở đường khớp nối xương hàm trên với xương sọ nền sọ, bằng sự bồi đắp xương và tiêu xương ở bề mặt. Sự tăng trưởng xương hàm trên ảnh hưởng lớn đến tầng giữa mặt [43]. Sự tăng trưởng của xương hàm trên diễn ra theo ba chiều trong không gian. Sự tăng tưởng theo chiều rộng là do đường khớp xương ở hai bên đường dọc giữa của hai mấu khẩu cái xương hàm trên và hai mấu ngang của xương khẩu cái, đường khớp giữa chân bướm và xương khẩu cái, đường khớp giữa xương sàng, xương lệ, xương mũi. Đồng thời sự đắp xương ở thân xương hàm ở mặt ngoài và sự tạo xương ổ do mọc răng cũng góp phần giúp xương hàm trên tăng trưởng theo chiều rộng [95]. Sự tăng trưởng xương hàm trên theo chiều cao là sự phối hợp nhiều yếu tố: sự phát triển của nền sọ sự tăng trưởng của vách mũi các đường khớp xương (trán – hàm, gò má – hàm trên, chân bướm – khẩu cái), sự phát triển xuống dưới của mấu khẩu cái xương hàm trên và mấu ngang của xương khẩu cái, và phần lớn là do sự tăng trưởng của xương ổ răng về phía mặt nhai. Sự tăng trưởng của xương hàm trên theo chiều trước – sau chịu ảnh hưởng của sự di chuyển ra trước của nền sọ, chịu ảnh hưởng gián tiếp của sự tạo xương ở các đường khớp của xương sọ – mặt (vòm miệng – chân bướm, bướm sàng, gò má – thái dương, đường khớp giữa xương bướm), đường khớp giữa xương hàm trên và xương gò má, xương khẩu cái (mảnh ngang).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 206 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 44 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
28 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
27 p | 16 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
217 p | 11 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật Cox-Maze IV bằng sóng tần số radio trên bệnh nhân phẫu thuật van tim qua đường tiếp cận ít xâm lấn
163 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
28 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn