Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và hiệu quả giải pháp can thiệp
lượt xem 8
download
Mục tiêu của luận án là mô tả thực trạng tật khúc xạ và xác định một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học viên tại ba trường sĩ quan Quân đội phía Nam, năm 2015. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm tật khúc xạ ở học viên tại một số trường Sĩ quan Quân đội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và hiệu quả giải pháp can thiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ------------------*------------------ PHÍ VĨNH BẢO NGHIÊN CỨU TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ------------------*------------------ PHÍ VĨNH BẢO NGHIÊN CỨU TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế Mã số: 62 72 01 64 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tập Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 2. GS. TS. Đào Văn Dũng Ban Tuyên giáo Trung ương
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Phí Vĩnh Bảo
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học tập và luận án tốt nghiệp, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong suốt quá trình vừa qua. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Tập và GS.TS. Đào Văn Dũng, là những người thầy đã tận tình hướng dẫn trong quá trình hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Lãnh đạo Viện, các phòng, ban, các quý Thầy Cô giáo các bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học. Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo khoa, các phòng, ban đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bệnh viện 175, khoa Mắt và các phòng ban, Lãnh đạo các trường Sĩ quan Quân đội, Trung tâm y học dự phòng Quân đội phía nam, cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp, các anh chị cộng tác viên và thành viên nhóm nghiên cứu đã nhiệt tình tham gia trong quá trình thu thập số liệu điều tra thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả học viên đã đồng ý tham gia công trình nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn ./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Phí Vĩnh Bảo
- MỤC LỤC Danh mục các bảng ............................................................................................................... Danh mục các hình ................................................................................................................ Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................... Mở đầu ............................................................................ Error! Bookmark not defined. Chương 1 Tổng quan...........................................................................................................3 1.1. Một số khái niệm, nguyên nhân và cách đánh giá tật khúc xạ ...............................3 1.2. Thực trạng tật khúc xạ trên thế giới và tại việt nam ............................................. 13 1.3. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ................................................................ 19 1.4. Các biện pháp phòng chống tật khúc xạ................................................................ 26 Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 33 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 36 2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu ...................................................................................... 55 2.4. Khống chế sai số ..................................................................................................... 56 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................................... 56 Chương 3 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 58 3.1. Thực trạng tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan tại đại học Trần Đại Nghĩa, Ngô Quyền và Nguyễn huệ ........................................................................................... 58 3.1.1. Đặc điểm dân số xã hội, tiền sử bệnh tật của học viên tại 3 trường..........58 3.1.2. Tỷ lệ tật khúc xạ ở các học viên hệ chính quy tại 3 trường .......................59 3.1.3. Kiến thức, thái độ của các học viên về phòng, chống tật khúc xạ ............61 3.1.4. Thực hành phòng chống tật khúc xạ ở các học viên tại 3 trường..............64 3.1.5. Kết quả khảo sát điều kiện vệ sinh học đường tại 3 trường. ......................66 3.1.6. Một số yếu tố liên quan tật khúc xạ ở học viên chính quy tại 3 trường ...68 3.2. Hiệu quả can thiệp phòng, chống tật khúc xạ ở học viên tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền ..................................................................................................... 73 3.2.1. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thực hiện can thiệp ............................74
- 3.2.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giảm tỷ lệ tật khúc xạ ở học viên chính quy tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền. ..................................................................81 3.2.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức về phòng, chống tật khúc xạ ở học viên tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền .....................................................83 3.2.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp thực hành phòng chống tật khúc xạ ở học viên tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền..............................................................84 Chương 4 Bàn luận.......................................................................................................... 86 4.1. Thực trạng tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan ở học viên chính quy tại 3 trường.............................................................................................................................. 86 4.1.1. Đặc điểm dân số xã hội, tiền sử bệnh tật, điều kiện học tập của ..............86 4.1.2. Tỷ lệ tật khúc xạ học viên chính quy tại 3 trường .......................................86 4.1.3. Kiến thức phòng, chống tật khúc xạ của học viên tại 3 trường .................90 4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ của học viên tại 3 trường...........93 4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng, chống tật khúc xạ ở học viên chính quy tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền ........................................................... 99 4.2.1. Đánh giá công tác quản lý can thiệp tại trường Trần Đại Nghĩa ...............99 4.2.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giảm tỷ lệ tật khúc xạ ở học viên chính quy tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền. ............................................................... 101 4.2.3. Hiệu quả can thiệp kiến thức về phòng, chống tật khúc xạ ở học viên tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền ................................................................ 104 4.2.4. Hiệu quả can thiệp thực hành phòng chống tật khúc xạ .......................... 106 4.3. Một số đóng góp và hạn chế của đề tài ............................................................... 108 4.3.1. Điểm mới, tính khoa học và thực tiễn........................................................ 108 4.3.2. Tính khả thi và tính duy trì .......................................................................... 108 4.3.3. Những khó khăn và thuận lợi ...................................................................... 109 Kết luận ............................................................................................................................ 111 Kiến nghị ......................................................................................................................... 112 Tài liệu tham khảo .................................................................................................................
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng việt BXD Bộ xây dựng CSHQ Chỉ số hiệu quả D Đi ốp ĐLC Độ lệch chuẩn HQCT Hiệu quả can thiệp KTC Khoảng tin cậy SCT Sau can thiệp TB Trung bình TCT Trước can thiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông Tiếng Anh CI (Confidence Interval) Khoảng tin cậy ICL Implantable collamer lens Kính nội nhãn được cấu tạo từ chất collamer LASIK Laser in-Situ Keratomilleusis Phương pháp mổ cận thị Laser OR Odd Ratio Tỉ số chênh PRR Prevalence rate ratio Tỉ số tỷ lệ hiện mắc WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 1.1. Phân loại về mức độ tật khúc xạ ................................................................................5 1.2. Tình hình tật khúc xạ ở người lớn qua một số nghiên cứu trên thế giới ............ 14 1.3. Tỷ lệ cận thị ước tính ở một số khu vực trên thế giới từ 2000-2050 .................. 15 2.1. Cỡ mẫu số học viên của mỗi khối lớp .................................................................... 37 2.2. Tương quan giữa thị lực với kích thước chữ cái và nét chữ ................................ 44 3.1. Đặc điểm dân số xã hội của học viên ..................................................................... 58 3.2. Tỷ lệ tật khúc xạ ở các học viên chính quy tại 3 trường ...................................... 59 3.3. Tỷ lệ tật khúc xạ ở các học viên chính quy theo truờng ...................................... 60 3.4. Mức độ cận thị ở các học viên chính quy tại 3 trường ......................................... 60 3.5. Mức độ thị lực không kính ở các học viên chính quy tại 3 trường..................... 60 3.5. Chỉ số chiều dài trục nhãn cầu của các học viên chính quy ................................ 61 3.6. Kiến thức của học viên về các nguyên nhân có thể gây ra tật khúc xạ .............. 61 3.7. Kiến thức học viên về biểu hiện và các biện pháp phòng ngừa tật khúc xạ ..... 62 3.8. Kiến thức đúng của học viên về phòng chống tật khúc xạ tại 3 trường ............. 63 3.9. Nguồn thông tin về tật khúc xạ của các học viên tại 3 trường ............................ 63 3.10. Thái độ của học viên về tật khúc xạ tại 3 trường ................................................ 64 3.11. Một số thực hành trong sinh hoạt của các học viên tại 3 trường ...................... 64 3.12. Chế độ dinh dưỡng tốt của các học viên tại 3 trường......................................... 65 3.13. Một số thực hành trong học tập của các học viên chính quy tại 3 trường ....... 66 3.14. Độ chiếu sáng đồng đều và hệ số chiếu sáng tự nhiên của phòng học tại đại học Trần Đại Nghĩa, Ngô Quyền và Nguyễn Huệ ............................................................... 66 3.15. Độ chiếu sáng đồng đều tại phòng nghỉ của các học viên tại 3 trường ............ 67 3.16. Cường độ chiếu sáng tại góc học tập riêng của học viên................................... 67 3.17. Liên quan về đặc điểm dân số xã hội đến tật khúc xạ ở các học viên ............. 68 3.18. Một số yếu tố Thực hành trong sinh hoạt liên quan đến tật khúc xạ ở các học viên chính quy tại 3 trường. ............................................................................................ 69
- 3.19. Một số yếu tố thực hành trong học tập liên quan đến tật khúc xạ ở các học viên chính quy tại 3 trường ...................................................................................................... 70 3.20. Cường độ chiếu sáng tại góc học tập liên quan đến tật khúc xạ ở các học viên chính quy tại 3 trường ...................................................................................................... 71 3.21. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở các học viên chính quy tại 3 trường qua phân tích đa biến........................................................................................................ 72 3.22. So sánh đặc điểm dân số xã hội của các học viên chính quy giữa trường can thiệp và trường chứng ...................................................................................................... 73 3.23. Hoạt động trong công tác tổ chức quản lý thực hiện can thiệp ......................... 74 3.24. Kết quả hoạt động can thiệp tại trường đại học Trần Đại Nghĩa ...................... 75 3.25. Điều kiện vệ sinh học đường trước và sau can thiệp tại đại học Trần Đại Ngĩa và đại học Ngô Quyền...................................................................................................... 79 3.26. Tỷ lệ tật khúc xạ ở các học viên chính quy trước và sau can thiệp tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền ....................................................................................... 81 3.27. Mức độ cận thị ở các học viên chính quy trước và sau can thiệp. .................... 82 3.28. Mức độ thị lực không kính của các học viên chính quy trước và sau can thiệp tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền .................................................................... 82 3.29. Tỷ lệ tật khúc xạ phát hiện mới sau can thiệp ở nhóm học viên đã tham gia trong đợt điều tra ngang tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền ..........................85 3.30. Kiến thức đúng về phòng chống tật khúc xạ ở học viên chính quy.................. 83 3.31. Thay đổi thực hành trong sinh hoạt trước và sau can thiệp ở học viên chính quy tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền .................................................................... 84 3.32. Thay đổi thực hành trong học tập trước và sau can thiệp ở học viên chính quy tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền .................................................................... 85 3.33. Thực hành chung về phòng, chống tật khúc xạ ở học viên chính quy tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền. ...................................................................................... 85 4.1. Tỷ lệ tật khúc xạ của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam ......... 87 4.2. Tỷ lệ tật khúc xạ ở sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên thế giới......... 88
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang 1.1. Mắt chính thị.................................................................................................................4 1.3. Sơ đồ quang học mắt viễn thị .....................................................................................9 1.4. Tình hình suy giảm thị lực ở các khu vực trên thế giới ....................................... 13 2.1. Bản đồ địa điểm các trường nghiên cứu................................................................. 34 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ/biểu đồ Nội dung Trang Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả và can thiệp cộng đồng ................................... 36 Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp ................... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tật khúc xạ ở học viên chính quy tại 3 trường theo năm học ...... 59
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của xã hội, kinh tế văn hóa, giáo dục kéo theo những áp lực về học tập và rèn luyện cho thế hệ trẻ. Sức khỏe học đường trở thành mối quan tâm bức thiết để đảm bảo một thế hệ tương lai khỏe mạnh, học tập rèn luyện hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai được tốt nhất. Hiện nay trên thế giới, tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 1996 trên thế giới có 45 triệu người mù và 135 triệu người có tầm nhìn thấp và đến năm 2020 có 76 triệu người khiếm thị [116]. Tật khúc xạ thậm chí đã trở nên phổ biến ở Châu Âu [115] và là mối quan tâm lớn của các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran [61], [104], [117]. Theo các nghiên cứu thế giới tỷ lệ tật khúc xạ tăng từ 13,7 – 47% [44], [46], [56]. Tỷ lệ hiện mắc các tật khúc xạ luôn ở mức cao với 29,3% cận thị, 21,7% viễn thị, 20,7% loạn thị ở nhóm tuổi 14-21 tuổi [61] và tỷ lệ hiện mắc cận thị là 80,7% ở nhóm 16-18 tuổi [117]. Mặc dù có thể điều trị khỏi nhưng tật khúc xạ vẫn là nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa [95]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tật khúc xạ học đường ngày càng tăng nhanh và trở nên phổ biến. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 641/QĐ-TTg về phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực [27] và quyết định số 2560/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95% [28], vấn đề vệ sinh học đường, bệnh tật học đường, trong đó có tật khúc xạ học đường, rất cần được quan tâm, nhất là trong lứa tuổi sinh viên vì đây chính là nguồn lao động tương lai của đất nước. Một nghiên cứu khảo sát sinh viên năm thứ nhất đại học Y Dược Huế năm 2013 có tỷ lệ tật khúc xạ là 43,8% [36]; sinh viên mới nhập học tại trường đại học Thăng Long năm 2014 có tỷ lệ cận thị 61,6%, viễn thị 2,2% và loạn thị là 0,2% [1]. Nghiên cứu tại trường cao đẳng y tế Thái Bình năm 2016, tỷ lệ các tật khúc xạ thấp hơn 2 trường đại học trên (20%, 4%, 2%) [35]. Tỷ lệ tật khúc xạ có xu hướng tăng nhanh trong những năm
- 2 gần đây do áp lực về học tập ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong chương trình “Thị giác 2020- Quyền được nhìn thấy”, Tổ chức Y tế thế giới đã xếp tật khúc xạ vào một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên của chương trình phòng chống mù lòa. Tuy nhiên, trong Quân đội tính đến thời điểm này ngành Quân y chưa có văn bản nào hướng dẫn, qui định các bệnh viện, các đơn vị cơ sở xây dựng triển khai chương trình phát hiện ngăn ngừa điều trị tật khúc xạ tại môi trường học đường trong Quân đội. Nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng tật khúc xạ, xác định một số yếu tố liên quan của quá trình học với mức độ suy giảm thị lực của từng cấp lớp đào tạo, đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời phòng chống, hạn chế tối đa tật khúc xạ cho học viên, đề tài: “Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và hiệu quả giải pháp can thiệp” được tiến hành với mục tiêu nghiên cứu sau 1. Mô tả thực trạng tật khúc xạ và xác định một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học viên tại ba trường sĩ quan Quân đội phía Nam, năm 2015. 2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm tật k húc xạ ở học viên tại một số trường Sĩ quan Quân đội.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ TẬT KHÚC XẠ 1.1.1. Một số khái niệm Thị lực: là khả năng của mắt phân biệt rõ các chi tiết của vật. Hay nói cách khác, thị lực là khả năng của mắt phân biệt được hai điểm ở gần nhau [113]. Phân loại mức độ thị lực của tổ chức Y tế Thế giới Thị lực > 7/10: Bình thường Thị lực > 3/10 -7/10: Giảm Thị lực đếm ngón tay (ĐNT) 3m -3/10: Giảm nhiều Thị lực < ĐNT 3m: Mù Mắt chính thị: là mắt có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trục trước sau và công suất hội tụ của mắt. Khi mắt ở trạng thái không điều tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ hội tụ ở võng mạc. Bình thường, để mắt có thể nhìn thấy rõ vật, các tia sáng phải bị bẻ gãy hay gọi là “bị khuất triết” khi đi qua các môi trường quang học trong suốt của mắt như giác mạc và thể thủy tinh để hội tụ đúng trên võng mạc. Mắt như vậy gọi là mắt chính thị (có độ khúc xạ bình thường). Mắt chính thị có chiều dài trục nhãn cầu từ 22,5 - 23mm, tương ứng với độ hội tụ của mắt khoảng 62 diop (D). Trên mắt chính thị, tiêu điểm sau trùng với võng mạc. Các tia sáng song song xuyên qua mắt sẽ hội tụ trên võng mạc. Viễn điểm xa ở vô cực [66], [64].
- 4 Hình 1.1. Mắt chính thị Mắt không chính thị: là sự khiếm khuyết giữa chiều dài trục trước sau và công suất hội tụ của mắt. Mắt không chính thị là thuật ngữ chung dùng để chỉ mắt có tật khúc xạ khi mắt đó không điều tiết. Tật khúc xạ là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của mắt. Khúc xạ biến đổi phức tạp, nó xác định bởi sự cân bằng giữa công suất khúc xạ của giác mạc, thủy tinh thể và chiều dài trục nhãn cầu. Trên thực tế, trong các loại tật khúc xạ, tật cận thị chiếm tỉ lệ cao trong cộng đồng đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, nhưng nó có thể phát triển mạnh ở cuối tuổi thiếu niên và đầu giai đoạn trưởng thành, sự tiến triển có thể tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời. Trục nhãn cầu là nhân tố biến đổi nhất trong quá trình tiến triển, có những mối tương quan mạnh về cận thị với những mắt có trục nhãn cầu dài với những mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn [111]. Ở những mắt có tật khúc xạ, các tia sáng không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc. Tật khúc xạ có nghĩa là các môi trường quang học (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính) của mắt khúc xạ ánh sáng không đúng, do đó hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ. Để phát hiện tật khúc xạ một cách sơ bộ khi thấy mắt nhìn kém, người ta dùng một phương pháp đơn giản là thử thị lực với kính lỗ, nếu qua kính lỗ mà thị lực của mắt tăng lên, thì có nghĩa mắt đó có tật khúc xạ. Thử kính lỗ sẽ làm giảm vòng mờ gây nên bởi tật khúc xạ [64], [66].
- 5 Tật khúc xạ: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có 3 loại tật khúc xạ tương ứng với vị trí hội tụ ảnh của vật trên võng mạc. Nếu hội tụ trước võng mạc gọi là cận thị, ở phía sau gọi là viễn thị, nếu hình ảnh của vật không phải là một điểm mà là một đoạn thẳng có thể ở trước ở sau hoặc nửa trước nửa sau gọi là loạn thị [115]. Bảng 1.1. Phân loại về mức độ tật khúc xạ [35], [21] Phân loại Nhẹ Trung bình Nặng Cận thị Dưới 3,00 độ cận 3,00 - 3,00 - 6,00 độ viễn > 6,00 độ viễn Loạn thị 1,00 - 3,00 độ loạn > 3,00 - 6,00 độ loạn > 6,00 độ loạn (1,00 độ cận = -1,00 D; 1,00 độ viễn = +1,00D) Trong quân đội, để đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ, cần phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe mà trong đó có các tiêu chuẩn về mắt. Theo Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng về hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, ngày 17 tháng 10 năm 2011, tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo tật khúc xạ như sau: Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo tật khúc xạ theo Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng STT Bệnh tật Điểm 1 Thị lực: Thị lực mắt phải Tổng thị lực 2 mắt 10/10 19/10 1 10/10 18/10 2 9/10 17/10 3 8/10 16/10 4 6,7/10 13/10 -15/10 5 1, 2, 3, 4, 5/10 6/10 -12/10 6 2 Cận thị:
- 6 STT Bệnh tật Điểm - Cận thị dưới -1,5 D 2 - Cận thị từ - 1,5 D đến dưới - 3 D 3 - Cận thị từ - 3 D đến dưới - 4 D 4 - Cận thị từ - 4 D đến dưới - 5 D 5 - Cận thị từ - 5 D trở lên 6 Dựa vào thị lực - Cận thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt không kính tăng lên 1 điểm 3 Thoái hoá hắc võng mạc do cận thị nặng (-3D trở lên) 6 4 Viễn thị: - Viễn thị dưới + 1,5 D 3 - Viễn thị từ + 1,5 D đến dưới + 3 D 4 - Viễn thị từ + 3 D đến dưới + 4 D 5 - Viễn thị từ + 4 D đến dưới + 5 D 6 - Viễn thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt 4 5 Các loại loạn thị 6 Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe khác trong thông tư này, nếu ít nhất một chỉ tiêu theo bảng điểm trên đây bị điểm 3 thì phân loại sức khỏe đạt loại 3 (tình trạng sức khỏe khá), bị điểm 4 thì phân loại sức khỏe đạt loại 4 (sức khỏe trung bình); bị điểm 5 thì phân loại sức khỏe đạt loại 5 (sức khỏe kém) và điểm ≥ 6 (sức khỏe rất kém) sẽ không được gọi nhập ngũ. Cận thị: là mắt có trục trước sau dài hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá mạnh, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở trước võng mạc, bất kể khi mắt có điều tiết hay không. Mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ các vật ở xa [64], [66], [105].
- 7 Hình 1.2. Sơ đồ quang học mắt cận thị Mắt cận thị thường có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ lớn. Ở mắt cận thị không điều tiết, các tia sáng song song đi từ một vật ở xa được hội tụ ở phía trước võng mạc [2], [111]. Cận thị có thể là do di truyền hoặc mắc phải do mắt phải làm việc ở khoảng cách gần quá nhiều. Cận thị di truyền thường phát hiện ở trẻ em từ 8 đến 12 tuổi. Từ 10 đến 20 tuổi, khi cơ thể phát triển, thì mắt cũng dài ra và cận thị cũng tiến triển nhanh, từ 20- 40 tuổi, độ cận thị ít [87], [97]. Khi nhìn gần, mắt phải điều tiết để nhìn vật cho rõ. Khi đó, thể thủy tinh của mắt căng phồng lên để đưa ảnh của vật hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn xa, mắt giảm điều tiết, thể thủy tinh lại xẹp xuống. Bình thường, khoảng cách thích hợp khi làm việc gần từ mắt đến sách, vở hoặc máy vi tính là 33- 40 cm. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng thì thể thủy tinh của mắt luôn luôn ở trong tình trạng điều tiết, bị căng phồng gây nên tình trạng mệt mỏi, căng cứng điều tiết. Nếu mắt không được nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó thể thủy tinh không còn chức năng co dãn, lực điều tiết của con mắt luôn duy trì ở mức quá mạnh, lúc đó mắt đã trở thành cận thị. Đó chính là tật cận thị mắc phải hay ta thường gọi là cận thị học đường. Cận thị không chỉ gây khó khăn cho việc học tập, làm việc mà khi bị cận thị nặng sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính (mắt nhìn thấy nhiều vật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc gây mù. Do vậy, người bị cận thị cần đi kiểm tra thị lực và khám mắt định kỳ để theo dõi các tổn thương ở võng mạc mắt cận thị. Nếu đã bị bong
- 8 võng mạc, cần điều trị càng sớm càng tốt bằng phẫu thuật ở các trung tâm nhãn khoa. Để khắc phục tật cận thị, dùng kính cầu phân kỳ. - Phân loại cận thị + Theo lâm sàng, nguyên nhân Cận thị học đường: là loại cận thị mắc phải trong lứa tuổi đi học, độ cận thị ≤ - 6D, là cận thị do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt làm cho ảnh của vật được hội tụ ở phía trước của võng mạc, nhưng chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt chỉ tăng ít và không kèm theo những tổn thương bệnh lý khác. Ở mắt cận thị học đường, các tia sáng song song đi từ một vật ở xa sau khi bị khuất triết sẽ được hội tụ ở phía trước võng mạc bất kể mắt có điều tiết hay không. Trên thực tế, sự điều tiết ở mắt cận thị học đường sẽ làm cho mắt bị mờ hơn. Cận thị học đường thường gặp do trục trước sau nhãn cầu quá dài hoặc các thành phần khúc xạ quá mạnh. Cận thị bệnh lý: là cận thị mà chiều dài trục nhãn cầu và độ hội tụ của mắt vượt quá giới hạn bình thường. Có thể gặp các loại cận thị bệnh lý như cận thị có kèm theo những thoái hoá ở đĩa thị và hắc võng mạc và cận thị bệnh lý do biến dạng giác mạc và thể thủy tinh (giác mạc hình chóp, thể thủy tinh hình cầu trong các hội chứng bẩm sinh). + Theo cơ chế bệnh sinh Cận thị khúc xạ: Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh qui định) trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Loại này hay gặp trong cận thị học đường. Khi mắt phải nhìn gần với cường độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt, lúc này muốn nhìn rõ phải đưa vật lại gần mắt. Những vật ở xa mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận thị. Cận thị học đường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, xuất hiện càng sớm thì khả năng tiến triển càng nhanh và nặng. Cận thị học đường đơn thuần, ít khi quá 6 D và thường không kèm theo dãn mỏng võng mạc và các nguy cơ khác của đáy mắt [3].
- 9 Cận thị trục: Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị tiến triển rất nhanh làm thị lực giảm sút nhiều, đồng thời làm võng mạc bị dãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa hắc võng mạc, rách võng mạc, thậm trí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa [2]. Viễn thị: là mắt có các tia sáng hội tụ sau võng mạc khi mắt không điều tiết vì nó có trục nhãn cầu trước sau ngắn hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá yếu, vì vậy ảnh hiện trên võng mạc bị mờ không rõ nét [66], [105], [111]. Hình 1.3. Sơ đồ quang học mắt viễn thị Tật viễn thị khiến cho mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần. Để cố gắng nhìn rõ vật, mắt viễn thị luôn phải điều tiết để đưa ảnh rơi trên võng mạc. Do điều tiết liên tục, mắt viễn thị bị mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt và hay chảy nước mắt. Giống như cận thị , viễn thị có thể do di truyền. Viễn thị phát triển trong mắt khi tập trung hình ảnh phía sau võng mạc thay vì trên võng mạc, có thể dẫn đến mờ mắt. Điều này xảy ra khi nhãn cầu quá ngắn, không cho ánh sáng đến tập trung trực tiếp vào võng mạc mắt hoặc cũng có thể được gây ra bởi một hình dạng bất thường của giác mạc hoặc thủy tinh thể [18], [25]. Loạn thị: Là mắt có công suất khúc xạ không đều nhau ở các kinh tuyến do độ cong của giác mạc hoặc thể thủy tinh ở các kinh tuyến khác nhau làm cho các tia sáng
- 10 song song từ vô cực không hội tụ ở một điểm duy nhất mà hội tụ theo hai tiêu tuyến. Giác mạc bình thường hình cầu đều đặn, nhẵn bóng, giống như mặt quả bóng tròn. Khi bị loạn thị, một trục nào đó của giác mạc sẽ cong hơn các trục khác, trông giống như quả bóng bầu dục và các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua một trục ít cong hơn lại hội tụ ở sau võng mạc. Loạn thị cũng có thể do thủy tinh thể bị nghiêng trong nhãn cầu. Do vậy, ảnh của vật mà mắt nhìn thấy sẽ bị méo hình hoặc bị mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần. Khi có loạn thị, mắt có lực khúc xạ khác nhau ở các kinh tuyến khác nhau [64], [66], [105]. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ học đường Nguyên nhân gây nên cận thị thường do trục trước sau của nhãn cầu dài hơn bình thường, công suất hội tụ của thể thủy tinh và giác mạc tăng [2]. Độ dài của trục nhãn cầu tăng lên thường do sự mất cân xứng giữa áp lực nội nhãn với độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc. Áp lực nội nhãn gia tăng thường do nguyên nhân là sự tăng tiết thủy dịch. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng tiết thủy dịch thường do mắt điều tiết quá mức trong điều kiện mắt phải nhìn gần nhiều hoặc do sự mất cân bằng và rối loạn của thần kinh thực vật và vận mạch. Điều tiết quá mức thường do hiện tượng co quắp cơ thể mi gây ra. Co quắp cơ thể mi thường có những triệu chứng như đau đầu, nhức mắt, nhìn xa mờ từng lúc và cận điểm quá gần. Co quắp cơ thể mi thường xảy ra sau khi mắt phải nhìn gần kéo dài và làm nặng thêm cận thị học đường. Đối với một người có mắt chính thị, khi nhìn một vật ở vô cực (5m) thì sẽ thấy rõ nét do ảnh hội tụ đúng trên võng mạc. Khi vật tiến lại càng gần mắt, nếu chỉ xét về mặt quang học thì lẽ ra ảnh tạo trên võng mạc sẽ nhòe do hội tụ ở sau võng mạc, mắt sẽ nhìn không rõ vật. Nhưng thực tế thì mắt lại nhìn rõ, thậm chí còn rõ hơn do kích thước ảnh càng to. Có được hiện tượng này là do mắt có khả năng tăng độ hội tụ của thủy tinh thể để ảnh của vật luôn hội tụ trên võng mạc giúp mắt luôn nhìn rõ nét ở nhiều khoảng cách khác nhau. Sức điều tiết và biên độ điều tiết giảm dần theo tuổi, cận điểm càng lùi xa mắt. Điều tiết là một hoạt động quan trọng của quang hệ mắt vì có tác dụng điều chỉnh độ hội tụ của quang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 239 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 220 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 207 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 167 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 152 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 179 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 26 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 133 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 44 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 25 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 24 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn