intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực nghiệm điều trị thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột bằng ghép tế bào gốc từ mô mỡ cùng loài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu thực nghiệm điều trị thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột bằng ghép tế bào gốc từ mô mỡ cùng loài" trình bày các nội dung: Tổng quan về vảy nến; Tổng quan về tế bào gốc và tế bào gốc trung mô; Biểu hiện da và cytokine ở thương tổn da giống vảy nến của chuột theo thời gian bôi Imiquimod; Hiệu quả cải thiện thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột bằng ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ đồng loài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực nghiệm điều trị thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột bằng ghép tế bào gốc từ mô mỡ cùng loài

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THÚY PHƯỢNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRỊ THƯƠNG TỔN DA GIỐNG VẢY NẾN TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT BẰNG GHÉP TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ MỠ CÙNG LOÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THÚY PHƯỢNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRỊ THƯƠNG TỔN DA GIỐNG VẢY NẾN TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT BẰNG GHÉP TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ MỠ CÙNG LOÀI NGÀNH: NỘI KHOA MÃ SỐ: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. VĂN THẾ TRUNG 2. PGS.TS. LÊ THÁI VÂN THANH TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2024
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Y - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo sau Đại học – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm cùng Quý Thầy Cô Bộ môn Da Liễu - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Ban Lãnh đạo cùng Quý Thầy Cô Viện Tế Bào Gốc- Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã luôn góp ý xây dựng, tạo điều kiện tối đa cho tôi từ lúc xây dựng đề cương, cho đến lúc tiến hành thu thập số liệu cũng như hoàn thành luận án này. Tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Văn Thế Trung và Cô PGS. TS. Lê Thái Vân Thanh, người đã trực tiếp hướng dẫn và dành thời gian tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy PGS.TS. Phạm Văn Phúc và Cô PGS.TS. Vũ Bích Ngọc đã hướng dẫn và góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ động viên tôi để hoàn thành luận án. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2024 Tác giả Trần Thị Thuý Phượng
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Thị Thúy Phượng, là Nghiên cứu sinh ngành/chuyên ngành Nội khoa (Da liễu), khóa 2019 – 2022, xin cam đoan: (1) Luận án là do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn của PGS.TS. Văn Thế Trung và PGS.TS. Lê Thái Vân Thanh; (2) Các tài liệu tham khảo được tôi xem xét, chọn lọc kỹ lưỡng, trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo đầy đủ; (3) Kết quả trình bày trong luận án được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của bản thân tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ đề tài cùng cấp nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2024 Người hướng dẫn Tác giả thực hiện (Ký tên và ghi rõ họ (Ký tên và ghi rõ họ tên) tên) PGS.TS Văn Thế Trung Trần Thị Thuý Phượng PGS.TS. Lê Thái Vân Thanh
  5. iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn .............................................................................................................. i Lời cam đoan ..........................................................................................................ii Danh mục các chữ viết tắt và đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt .............................. v Danh mục các bảng ............................................................................................... ix Danh mục các hình ................................................................................................. x Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ...............................................................................xii ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1 Tổng quan về vảy nến .................................................................................... 3 1.2 Tổng quan về tế bào gốc và tế bào gốc trung mô ........................................ 21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 35 2.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 35 2.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 35 2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 35 2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu ............................................................................... 35 2.5 Các biến số chính cần thu thập .................................................................... 36 2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu .................................... 38 2.7 Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................... 56 2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 57 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu. .......................................................................... 57 Chương 3. KẾT QUẢ .................................................................................... 58 3.1 Biểu hiện da và cytokine ở thương tổn da giống vảy nến của chuột theo thời gian bôi Imiquimod ..................................................................................... 58 3.2 Hiệu quả cải thiện thương tổn da giống vảy nến do cảm ứng với Imiquimod trên mô hình chuột bằng ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ đồng loài .... 72 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 122
  6. iv 4.1 Biểu hiện da và cytokine ở thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột theo thời gian bôi Imiquimod .................................................................... 122 4.2 Hiệu quả cải thiện thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột bằng ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ đồng loài................................................... 128 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 6N, 12N 6 ngày, 12 ngày ADSC Adipose-derived stem cells Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ Exosomes from adipose-derived Exosomes từ ADSC ADSC-Exos stem cells hADSC Human ADSC ADSC từ người Brain-derived neurotrophic Yếu tố dinh dưỡng thần kinh có BDNF factor nguồn gốc từ não Yếu tố tăng trưởng nguyên bào bFGF Basic fibroblast growth factor sợi cơ bản BSA Body surface area Diện tích bề mặt cơ thể Classification Criteria for Tiêu chuẩn phân loại viêm khớp CASPAR Psoriatic Arthritis vảy nến CCL CC chemokine ligand phối tử CC chemokine CCR Chemokine receptor thụ thể chemokine CLA Cutaneous lymphocyte antigen kháng nguyên bạch cầu ở da Cs. (cộng sự) Corrected Total Cell Mức độ phát huỳnh quang CTCF Fluorescence CXCL CXC chemokine ligand phối tử CXC chemokine CXCR3 CXC chemokine receptor 3 thụ thể CXC chemokine 3 DCs Dendritic cells Tế bào tua gai dDCs Dermal DCs Tế bào tua gai lớp bì iDCs Inflammatory DCs Tế bào tua gai viêm pDCs Plasmacytoid DCs Tế bào tua gai dòng tương bào DLQI Dermatology life quality index Chỉ số chất lượng cuộc sống DNA Deoxyribonucleic acid
  8. vi EGF Epidermal growth factor Yếu tố tăng trưởng thượng bì EPO Erythropoietin United States Food and Drug Cục quản lý Thực phẩm và Dược FDA Administration phẩm Hoa Kỳ Fibroblast growth factors Yếu tố tăng trưởng nguyên bào FGF sợi FITC Fluorescein isothiocyanate Gal-9 Galectin 9 H&E Hematoxyin – Eosin HGF Hepatocyte growth factor Yếu tố tăng trưởng tế bào gan HLA Human leukocyte antigens Kháng nguyên bạch cầu người HSC Hematopoietic stem cells Tế bào gốc tạo máu IBMX Isobutylmethylxanthine IDO Indoleamine 2,3-dioxygenase IFN Interferon IGF Insulin-like growth factor Yếu tố tăng trưởng giống Insulin IF Immunofluorescence Miễn dịch huỳnh quang IL Interleukin IMQ Imiquimod iNOs Nitric oxide synthase Enzyme tổng hợp oxit cảm ứng The Janus kinase/signal Con đường truyền tín hiệu và hoạt JAK/STAT transducers and activators of hóa phiên mã Janus kinase transcription Major histocompatibility Phức hợp tương thích mô chính MHC complex MMP-2 Matrix metalloproteinase 2 Protein phân huỷ chất nền 2 MSC Mesenchymal stem cells Tế bào gốc trung mô BM-MSC Bone marrow-MSCs MSC tủy xương
  9. vii Human embryonic stem cell- MSC có nguồn gốc từ phôi hE-MSC derived MSCs Human umbilical-cord-derived MSC có nguồn gốc từ dây rốn hUC-MSC MSCs UC-MSC Umbilical Cord MSCs MSC từ cuống rốn Umbilical cord blood-derived MSC có nguồn gốc từ máu cuống UCB-MSC MSCs rốn NAcht domain-, leucine-rich NALP3 repeat-, and Pyrin domain- containing protein 3 Yếu tố hạt nhân tăng cường chuỗi Nuclear factor kappa-light- NF-κB nhẹ kappa của các tế bào B hoạt chain-enhancer of activated B động NO Nitric oxide OR Odds ratio Tỷ số chênh PASI Psoriasis area severity index Chỉ số độ nặng vảy nến PBS Phosphate buffer saline PD-1 Programmed death-1 Yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc PDGF Platelet-derived growth factor từ tiểu cầu PD-L1 Programmed death-ligand 1 Phối tử chết theo chương trình-1 PE Phycoerythrin PGE2 Prostaglandin E2 PHS Psoriasis Histopathology Score Điểm số mô bệnh học PUVA Psoralen & ultraviolet A Psoralen và tia cực tím A Receptor activator of nuclear Thụ thể hoạt hóa của phối tử yếu RANKL factor kappa-Β ligand tố nhân Kappa B RNA Ribonucleic acid mRNA Messenger RNA RNA thông tin tRNA Transfer RNA RNA vận chuyển
  10. viii RR Risk: reward ratio Tỷ số nguy cơ Real time-quantitative Phản ứng chuỗi trùng hợp phiên RT - qPCR polymerase chain reaction mã ngược định lượng Severe combined Suy giảm miễn dịch kết hợp SCID immunodeficient nghiêm trọng SDF-1 Stromal cell-derived factor-1 Yếu tố tế bào sinh dưỡng -1 SVF Stromal vascular fraction Phân đoạn tạo mạch nền ở mô mỡ TCR T-cell receptor Thụ thể tế bào T TGF Transformation growth factor Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng Th T Helper cell Tế bào T giúp đỡ Tissue Inhibitor of Ức chế của enzyme phân hủy chất TIMP-3 Metalloproteases 3 nền 3 TLR7 Toll-like receptor 7 TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử u TNF-related apoptosis inducing Phối tử gây chết theo chương TRAIL ligand trình liên quan TNF Treg Regulatory T cell Tế bào T điều hòa UCB Umbilical cord blood Máu cuống rốn UVB Ultraviolet B Tia cực tím B Vascular cell adhesion molecule Phân tử bám dính mạch máu 1 VCAM-1 1 Vascular endothelial growth Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch VEGF factor máu VLA-1 Very late antigen 1
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 Bảng theo dõi đánh giá tạo mô hình vảy nến trên chuột ...................... 41 Bảng 2.2 Bảng theo dõi đánh giá ghép mADSC trên mô hình chuột .................. 47 Bảng 3.1 Tình trạng sức khoẻ của các nhóm chuột sau tiêm ADSC hoặc PBS dưới da ............................................................................................................... 96 Bảng 3.2 Tình trạng sức khoẻ của các nhóm chuột sau tiêm ADSC hoặc PBS tĩnh mạch ........................................................................................................ 114 Bảng 3.3 So sánh sự cải thiện điểm số độ nặng thương tổn da giống vảy nến ở chuột tiêm ADSC dưới da và tiêm ADSC đường tĩnh mạch .................. 116 Bảng 3.4 So sánh sự cải thiện độ dày thượng bì trên mô học thương tổn da giống vảy nến ở chuột tiêm ADSC dưới da và tiêm ADSC đường tĩnh mạch .. 118 Bảng 3.5 So sánh sự cải thiện điểm số mô bệnh học thương tổn da giống vảy nến ở chuột tiêm ADSC dưới da và tiêm ADSC đường tĩnh mạch ............... 118 Bảng 3.6 So sánh sự cải thiện mức độ phát huỳnh quang của IL-17A và IL-23 trên thương tổn da giống vảy nến ở chuột tiêm ADSC dưới da và tiêm ADSC đường tĩnh mạch ...................................................................................... 121 Bảng 3.7 So sánh sự biểu hiện gen IL-17A, IL-23 trên thương tổn da giống vảy nến ở chuột tiêm ADSC dưới da và tiêm ADSC đường tĩnh mạch......... 121
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Trang Hình 1.1 Cơ chế bệnh sinh của vảy nến ................................................................ 6 Hình 1.2 Mô bệnh học của vảy nến mảng ............................................................. 8 Hình 1.3 Biểu hiện lâm sàng của vảy nến mảng ................................................... 9 Hình 1.4 Vảy nến mảng toàn thân trước và sau điều trị với tế bào gốc trung mô từ mô mỡ ........................................................................................................ 34 Hình 2.1 Buồng đếm hồng cầu ............................................................................ 54 Hình 3.1 Thay đổi biểu hiện da lưng chuột theo thời gian bôi IMQ ................... 58 Hình 3.2 Đặc điểm mô học của da lưng chuột theo thời gian bôi IMQ .............. 63 Hình 3.3 Đặc điểm mô bệnh học của thương tổn da lưng chuột vào ngày thứ 6 ở độ phóng đại lớn ....................................................................................... 64 Hình 3.4 Thâm nhiễm IL-17A và IL-23 ở thương tổn da lưng chuột vào ngày 6 ................................................................................................................. 70 Hình 3.5 Thâm nhiễm IL-17A và IL-23 ở thương tổn da lưng chuột vào ngày 12 ............................................................................................................... 71 Hình 3.6 Hình dạng của tế bào mADSC qua các thế hệ nuôi cấy in vitro .......... 73 Hình 3.7 Kết quả Flow cytometry đánh giá biểu hiện các dấu ấn bề mặt của mADSC thế hệ 7 trong nuôi cấy in vitro ................................................... 74 Hình 3.8 Khả năng biệt hóa thành tế bào xương, sụn, mỡ của mADSC ............. 74 Hình 3.9 Thay đổi đặc điểm biểu hiện da lưng chuột các nhóm chuột theo thời gian sau tiêm ADSC dưới da ..................................................................... 76 Hình 3.10 Thay đổi đặc điểm mô học da lưng chuột các nhóm chuột theo thời gian sau tiêm ADSC dưới da ............................................................................. 82 Hình 3.11 Thay đổi đặc điểm mô học da lưng ở các nhóm chuột vào ngày 6 ở độ phóng đại lớn trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả của tiêm ADSC dưới da ................................................................................................................... 83
  13. xi Hình 3.12 A-B Thâm nhiễm IL-17A và IL-23p19 ở da lưng chuột nghiên cứu vào ngày 6 trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC dưới da .......................................................................................................... 88,89 Hình 3.13 A-B Thâm nhiễm IL-17A và IL-23p19 ở da lưng chuột nghiên cứu vào ngày 12 trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả của tiêm ADSC dưới da .......................................................................................................... 90,91 Hình 3.14 Thay đổi biểu hiện da lưng chuột theo thời gian ở các nhóm chuột trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC tĩnh mạch ......................... 98 Hình 3.15 Thay đổi đặc điểm mô học của da lưng chuột theo thời gian bôi IMQ trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC tĩnh mạch .............. 101 Hình 3.16 Thay đổi đặc điểm mô học vùng da lưng trên mẫu nhuộm H&E ở các nhóm chuột vào ngày 6 ở độ phóng đại lớn trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC tĩnh mạch .............................................................. 102 Hình 3.17 A-B Thâm nhiễm IL-17A và IL-23 ở da lưng chuột nghiên cứu vào ngày 6 trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC tĩnh mạch ................................................................................................. 107,108 Hình 3.18 A-B Thâm nhiễm IL-17A và IL-23 ở da lưng chuột nghiên cứu vào ngày 12 trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC tĩnh mạch ................................................................................................. 109,110 Hình 3.19 So sánh thay đổi biểu hiện da lưng chuột giữa các nhóm chuột tiêm dưới da ADSC và tiêm tĩnh mạch ADSC ................................................ 115 Hình 3.20 So sánh thay đổi đặc điểm mô học da lưng chuột giữa các nhóm chuột tiêm dưới da ADSC và tiêm tĩnh mạch ADSC ........................................ 117 Hình 3.21 So sánh mức độ thâm nhiễm IL-17A và IL-23p19 ở da lưng chuột nghiên cứu vào ngày 6 giữa các nhóm chuột tiêm dưới da ADSC và tiêm tĩnh mạch ADSC ..................................................................................... 119 Hình 3.22 So sánh mức độ thâm nhiễm IL-17A và IL-23p19 ở da lưng chuột nghiên cứu vào ngày 12 giữa các nhóm chuột tiêm dưới da ADSC và tiêm tĩnh mạch ADSC ..................................................................................... 120
  14. xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................. 56 Biểu đồ 3.1 Thay đổi điểm số độ nặng thương tổn da lưng chuột theo thời gian bôi IMQ .......................................................................................................... 60 Biểu đồ 3.2 Thay đổi điểm số mô bệnh học vảy nến của thương tổn da lưng chuột theo thời gian bôi IMQ ............................................................................. 65 Biểu đồ 3.3 Thay đổi độ dày thượng bì trên mô học của thương tổn da lưng chuột theo thời gian bôi IMQ .............................................................................. 66 Biểu đồ 3.4 Thay đổi biểu hiện mARN của IL-23, IL-17A trên thương tổn da lưng chuột theo thời gian bôi IMQ .................................................................... 68 Biểu đồ 3.5 Mức độ phát huỳnh quang (CTCF) của IL-17A và IL-23 trên thương tổn da lưng chuột theo thời gian bôi IMQ ................................................. 72 Biểu đồ 3.6 Thay đổi điểm số độ nặng thương tổn da chuột theo thời gian sau tiêm ADSC dưới da ........................................................................................... 78 Biểu đồ 3.7 Thay đổi điểm số mô bệnh học vảy nến thương tổn da trên các nhóm chuột theo thời gian sau tiêm ADSC dưới da ............................................ 84 Biểu đồ 3.8 Thay đổi độ dày thượng bì trên mô học thương tổn da trên các nhóm chuột theo thời gian sau tiêm ADSC dưới da ............................................ 85 Biểu đồ 3.9 Thay đổi mức độ phát huỳnh quang (CTCF) của IL-17Avà IL-23 trên thương tổn da ở các nhóm chuột vào ngày 6 trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC dưới da.................................................................... 92 Biểu đồ 3.10 Thay đổi mức độ phát huỳnh quang (CTCF) của IL-17Avà IL-23 trên thương tổn da ở các nhóm chuột vào ngày 12 6 trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC dưới da ........................................................ 93 Biểu đồ 3.11 Thay đổi biểu hiện gen IL-23, IL-17A của thương tổn da ở các nhóm chuột theo thời gian sau tiêm ADSC dưới da ............................................ 94 Biểu đồ 3.12 Thay đổi điểm số độ nặng thương tổn da của chuột theo thời gian sau tiêm ADSC tĩnh mạch ............................................................................... 99
  15. xiii Biểu đồ 3.13 Thay đổi điểm số mô bệnh học vảy nến thương tổn da trên các nhóm chuột theo thời gian sau tiêm ADSC tĩnh mạch ...................................... 104 Biểu đồ 3.14 Thay đổi độ dày thượng bì trên mô học thương tổn da trên các nhóm chuột theo thời gian sau tiêm ADSC tĩnh mạch ...................................... 105 Biểu đồ 3.15 Thay đổi mức độ phát huỳnh quang (CTCF) của IL-17Avà IL-23 trên trên thương tổn da ở các nhóm chuột vào ngày 6 trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC tĩnh mạch .................................................. 111 Biểu đồ 3.16 Thay đổi mức độ phát huỳnh quang (CTCF) của IL-17Avà IL-23 trên trên thương tổn da ở các nhóm chuột vào ngày 12 trong thí nghiệm đánh giá tác động của tiêm ADSC tĩnh mạch ......................................... 112 Biểu đồ 3.17 Thay đổi biểu hiện gen IL-23, IL-17A của thương tổn da ở các nhóm chuột theo thời gian sau tiêm ADSC tĩnh mạch ...................................... 113
  16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vảy nến là một bệnh da do viêm mạn tính, ảnh hưởng 2% -3% dân số toàn thế giới. Bệnh gây tổn thương ở da, móng, gây phá hủy khớp và liên quan đến nhiều bệnh đồng mắc, tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả lâu dài. Mặc dù sinh bệnh học của vảy nến vẫn còn chưa được hiểu rõ, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy bất thường tế bào T thông qua con đường tế bào T giúp đỡ 17 (T helper 17– Th17) đóng vai trò chính trong sinh bệnh học vảy nến.1 Gần đây, tác nhân kháng interleukin (IL)-17A và IL-23 được chứng minh là đạt hiệu quả trong điều trị vảy nến cho thấy trục IL-23/ IL-17 là đích tác động hiệu quả cho điều trị bệnh này.2 Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells – MSC) có thể được phân lập từ tủy xương, máu cuống rốn, mô mỡ… Những tế bào này đã được chứng minh có khả năng ức chế tăng sinh, biệt hóa tế bào T CD4+, ức chế trưởng thành tế bào tua gai và tạo điều kiện biệt hóa tế bào T điều hòa (Regulatory T cell – Treg).3,4 Vì thế, MSC đã được nghiên cứu trong điều trị nhiều bệnh lý miễn dịch do tính điều hoà miễn dịch của chúng. Thật vậy, một số nghiên cứu cho thấy MSC có thể ức chế hình thành hay cải thiện các biểu hiện bệnh lý trên một số mô hình chuột mang bệnh tự miễn, như viêm não tủy tự miễn,5 hay lupus ban đỏ.6,7 Cơ chế bệnh sinh của vảy nến cũng liên quan đến tế bào Th17 như trong một số các bệnh lý tự miễn này nên MSC có thể là một trị liệu hiệu quả trong điều trị vảy nến. Vì lý do đó, một số nghiên cứu trên thế giới về điều trị mô hình vảy nến trên chuột bằng MSC đã được thực hiện trong những năm gần đây và cho kết quả khả quan.8,9,10,11 Theo đó, MSC làm giảm thương tổn da giống vảy nến và làm giảm các cytokine tiền viêm như IL-6, IL-17, TNF-a (Tumor necrosis factor – TNF). Bên cạnh đó, MSC cũng làm giảm các chemokine như CCL17 (CC chemokine ligand – CCL), CCL20, CCL27 trên thương tổn da giống vảy nến ở mô hình chuột.12,13,14 Trong số các nguồn thu MSC, mô mỡ là nơi có nguồn tế bào gốc dồi dào,15 việc thu nhận mô mỡ dễ dàng, ít xâm lấn cho người bệnh, cũng như sẵn có khi sử dụng trong ghép đồng loài. Ngoài ra, tế bào gốc từ mô mỡ có tốc độ tăng sinh cao và
  17. 2 ổn định về mặt di truyền.16,17 Bên cạnh đó, MSC từ mô mỡ cũng được chứng minh là có khả năng tiết ra một lượng lớn các cytokine, yếu tố tăng trưởng ưu việt hơn các nguồn mô khác.18,19 Do đó, tế bào gốc trung mô từ mô mỡ đã trở thành một trong những lựa chọn thu hút nhiều nghiên cứu trong các liệu pháp trị liệu tế bào nói chung hay các trị liệu tế bào dành cho vảy nến nói riêng hiện nay. Theo hiểu biết của chúng tôi, hiện nay, trên thế giới có rất ít các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của tế bào gốc trung mô từ mô mỡ trong cải thiện thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột, các kết quả đưa ra cũng chưa so sánh được hiệu quả khi sử dụng các liều tế bào gốc khác nhau với các đường dùng khác nhau.20,21 Bên cạnh đó, tại Việt Nam, cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề này. Vậy hiệu quả của tế bào gốc trung mô từ mô mỡ trong cải thiện thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột thế nào? Sự thay đổi hiệu quả khi dùng các liều tế bào khác nhau với các đường dùng khác nhau ra sao? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm điều trị thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột bằng ghép tế bào gốc từ mô mỡ cùng loài” với những mục tiêu sau: 1. Đánh giá biểu hiện da và cytokine ở thương tổn da giống vảy nến trên mô hình chuột theo thời gian bôi Imiquimod 2. Khảo sát sự cải thiện thương tổn da giống vảy nến do cảm ứng với Imiquimod trên mô hình chuột bằng ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ đồng loài
  18. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về vảy nến 1.1.1 Dịch tễ Hiện nay, ước tính có 125 triệu người mắc vảy nến trên toàn thế giới và tỷ lệ hiện mắc thay đổi tùy theo vùng địa lý, dao động từ 0,5% ở các quốc gia Châu Á cho đến 8% ở Na Uy hay 3,2% dân số tại Mỹ.22 Phần lớn các quốc gia có tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh ngang nhau. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, trong đó người lớn có tỷ lệ cao hơn trẻ em.22 1.1.2 Cơ chế bệnh sinh Cơ chế bệnh sinh của vảy nến phức tạp với sự tham gia của nhiều yếu tố, hiện tại vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Tuy vậy, gần đây, phát hiện từ các nghiên cứu về miễn dịch và di truyền đã nêu bật được vai trò của các cơ chế trung tâm của bệnh. Được đề cập nhiều nhất là sự tương tác qua lại giữa hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng gây nên sự khuếch đại hiện tượng viêm ở vảy nến; vai trò trung tâm của IL-23 và Th17 cùng với đó là mối liên hệ với di truyền và các yếu tố môi trường.1 1.1.2.1 Vai trò của yếu tố di truyền Khả năng di truyền là yếu tố chính quyết định nguy cơ phát triển vảy nến, nguy cơ cao gấp hai đến ba lần ở các cặp song sinh đồng hợp tử so với các cặp song sinh dị hợp tử. Các nghiên cứu toàn bộ bộ gen đã xác định hơn 80 vị trí nguy cơ trên toàn bộ bộ gen, giải thích khoảng 30% khả năng di truyền của bệnh.1,23,24 1.1.2.2 Vai trò của miễn dịch (Hình 1.1) Vai trò của tế bào T và tế bào tua gai Tầm quan trọng của tế bào T trong cơ chế bệnh sinh vảy nến đã được biết đến từ đầu những năm 1980. Sự giao tiếp giữa các tế bào này xảy ra chủ yếu thông qua các cytokine như TNF-α, IFN-γ (IFN – Interferon), IL-17 và IL-22, và thông qua kích hoạt các tế bào sừng, thúc đẩy quá trình tăng sinh thượng bì và sản xuất protein kháng khuẩn, yếu tố tăng trưởng và chemokine. Những yếu tố này thúc đẩy những thay đổi đặc trưng trong vảy nến bao gồm sự hình thành mạch, thâm nhiễm bạch cầu trung
  19. 4 tính và tăng số lượng tế bào T giúp đỡ (Th) loại 1 Th1 và Th17 tạo ra chu kỳ viêm tự duy trì.2 Tế bào tua gai hiện diện trong cả thương tổn da và vùng da lành của bệnh nhân vảy nến, góp phần vào sinh bệnh học vảy nến do khả năng kích thích miễn dịch mạnh. Số lượng tế bào tua gai lớp bì trong thương tổn da vảy nến tăng và có khả năng làm tăng hoạt hóa tế bào T hơn so với tế bào tua gai ở da bình thường. Những tế bào này cũng giảm khi điều trị hiệu quả. Kiểu hình và chức năng của tế bào tua gai rất đa dạng với khả năng biệt hóa thành tế bào tua gai tiền viêm mạnh, tạo TNF-α.2 Vai trò của IL-23 và IL-17 Trên cơ sở những phát hiện từ các nghiên cứu trên toàn bộ gen và các thử nghiệm lâm sàng, IL-23 và đáp ứng của Th17 được coi là con đường quan trọng trong sinh bệnh học vảy nến.1 IL-23 là một protein bao gồm các tiểu đơn vị p19 và p40 được kết nối bằng liên kết disulphide.25 Các tế bào miễn dịch CD11c+ ở da, bao gồm các đại thực bào và các quần thể tế bào tua gai, là nguồn tế bào chính sản sinh IL-23 trong các tổn thương vảy nến.26 IL-23 liên kết với thụ thể IL-23 (gồm hai thụ thể xuyên màng IL-12Rb1 và IL-23Ra) cảm ứng tế bào T nguyên thuỷ biệt hoá thành Th17.27 Interleukin này đóng vai trò quan trọng trong sinh học của IL-17 thông qua việc duy trì và nhân rộng các tế bào miễn dịch sản xuất IL-17.28 IL-23 cũng thông qua con đường tín hiệu JAK/STAT (The Janus kinase/signal transducers and activators of transcription) và nhân tố phiên mã RORgt làm biểu hiện các gen mục tiêu liên quan đến vảy nến như IL-17A, IL-17F, IL-22, IL-26 và IL-23R, IL-29.29,30,31 Người ta nhận thấy rằng IL-23 biểu hiện trong các tổn thương vảy nến tăng cao so với da không tổn thương.30 Theo đó, việc điều trị vảy nến bằng cách sử dụng kháng thể đơn dòng ức chế đặc hiệu IL-23 có thể trực tiếp làm giảm tạo thương tổn vảy nến, giảm các cytokine có liên quan như IL-17, và về lâu dài, làm giảm số lượng tế bào T gây bệnh trên da.30 Thực tế, việc giảm đáng kể hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2