intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm nấm miệng và chất lượng cuộc sống của người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019-2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu thực trạng nhiễm nấm miệng và chất lượng cuộc sống của người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019-2021)" trình bày các nội dung chính sau: Xác định tỷ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019 - 2021); Xác định thành phần loài nấm miệng ở người phục hình răng; Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm nấm miệng và chất lượng cuộc sống của người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019-2021)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG NGUYỄN HỮU BẢN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM MIỆNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI MANG PHỤC HÌNH RĂNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH (2019 - 2021) LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG NGUYỄN HỮU BẢN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM MIỆNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI MANG PHỤC HÌNH RĂNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH (2019 - 2021) Chuyên ngành : Dịch tễ học Mã số : 9720117 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Ngọc Tuyến 2. TS. Đinh Tuấn Đức HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Ngọc Tuyến và TS. Đinh Tuấn Đức là những người thầy giáo, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên và ngày đêm trăn trở cùng tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện, Phòng Khoa học & Đào tạo và các Khoa, Phòng liên quan của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng trung ương đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc và các Phòng, Ban liên quan của Công an tỉnh Nam Định, Sở Y tế tỉnh Nam Định đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm, Cán bộ, Công nhân viên và kỹ thuật viên của Bộ môn Ký sinh trùng của Học viện Quân y đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại Labo của Bộ môn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ viên chức của Khoa Sinh học phân tử của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng trung ương đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại Labo của Khoa. Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các Phòng, Ban và tập thể y-bác sĩ của Công ty TNHH MTV Phòng khám Răng-Hàm-Mặt Nụ Cười Việt đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, xin được gửi tấm lòng đầy ân nghĩa nặng tình tới gia đình, vợ và con, nơi hàng ngày tôi nhận được sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ và mong mỏi cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2022 Nghiên cứu sinh NGUYỄN HỮU BẢN
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Hữu Bản, là nghiên cứu sinh khóa 11, chuyên ngành Dịch tễ học tại Viện Sốt rét-Ký sinh trung-Côn trùng Trung ương. Tôi xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy PGS.TS. Lê Ngọc Tuyến và thầy TS. Đinh Tuấn Đức. 2. Các số liệu và thông tin nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và đã được xác nhận, chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2022 Nghiên cứu sinh NGUYỄN HỮU BẢN
  5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BN Bệnh nhân BRM Bệnh răng miệng CLCS Chất lượng cuộc sống CSSKRM Chăm sóc vệ sinh răng miệng DIP Dental Impact Profile (Tiểu sử tác động nha khoa) ĐLC Độ lệch chuẩn GOHAI The Geriatric Oral Health Assessment Index (Chỉ số đánh giá sức khỏe răng miệng người cao tuổi) GTLN Giá trị lớn nhất GTNN Giá trị nhỏ nhất HRQoL Health-related quality of life (Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe) NNM Nhiễm nấm miệng OHIP The Oral Health Impact Profile (Đặc điểm tác động của sức khỏe răng miệng) PCNNM Phòng chống nhiễm nấm miệng PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp) PHR Phục hình răng Qol Quality of life (Chất lượng cuộc sống) RHM Răng hàm mặt RFLP Restriction fragment length polymorphism (Đa hình độ dài đoạn giới hạn) SIDD The Social Impacts of Dental Disease (Chỉ số tác động xã hội của bệnh răng miệng) SKRM Sức khỏe răng miệng SL Số lượng TB Trung bình TL Tỷ lệ VSRM Vệ sinh răng miệng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản, cơ sở lý thuyết dùng trong nghiên cứu. 3 1.1.1. Sức khỏe răng miệng .................................................................................... 3 1.1.2. Nhiễm nấm miệng ........................................................................................ 4 1.1.3. Phục hình răng.............................................................................................. 4 1.1.4. Khái niệm chất lượng cuộc sống .................................................................. 5 1.1.5. Vi nấm .......................................................................................................... 5 1.2. Tỷ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng.................................................................................... 9 1.2.1. Đặc điểm nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng ........................ 9 1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng ..................................................................................................... 14 1.3. Xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng ........... 16 1.3.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm và xét nghiệm soi tươi nấm ................................ 17 1.3.2. Quy trình kỹ thuật nuôi cấy nấm ................................................................ 17 1.3.3. Kỹ thuật xác định thành phần loài nấm qua kỹ thuật PCR-RFLP ............. 17 1.3.4. Xác định thành phần loài nấm bằng kỹ thuật giải trình tự gene ................ 19 1.4. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng .................................................................................................................... 20 1.4.1. Ảnh hưởng của việc mất răng đến sức khỏe răng miệng ........................... 20 1.4.2. Ảnh hưởng của việc mất răng đến sức khỏe toàn thân .............................. 21 1.4.3. Ảnh hưởng của việc mất răng lên chất lượng cuộc sống ........................... 21 1.4.4. Chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống liên quan đến phục hình răng ở người mang phục hình răng .............................................................................. 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 35
  7. v 2.1. Mục tiêu 1. Xác định tỷ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019- 2021)..................................................................................................................... 35 2.1.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................ 35 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36 2.1.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 38 2.1.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ..................................................... 39 2.1.5. Xác định và đo lường các chỉ số, biến số trong nghiên cứu ...................... 42 2.2. Mục tiêu 2. Xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng ....................................................................................................................... 49 2.2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................ 49 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 49 2.2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 50 2.2.4. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu ......................................................... 50 2.2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ..................................................... 51 2.3. Mục tiêu 3. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng ................................................................................................. 53 2.3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................ 53 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 54 2.3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 54 2.3.4. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu ......................................................... 55 2.3.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ..................................................... 57 2.4. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 59 2.5. Phương pháp nhập, phân tích và xử lý số liệu .............................................. 59 2.6. Sai số và Các biện pháp khống chế sai số ..................................................... 60 2.6.1. Sai số .......................................................................................................... 60 2.6.2. Các biện pháp khống chế sai số ................................................................. 60 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 61 Chương 3. KẾT QUẢ ......................................................................................... 62 3.1. Xác định tỷ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019 - 2021) ............................ 62 3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 62
  8. vi 3.1.2. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019 - 2021) ............................................................................................... 64 3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019- 2021) ........................................................................... 69 3.2. Xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng ........... 77 3.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm ....................................................................................................................... 85 3.3.1. Chất lượng phục hình răng ở người mang phục hình răng ........................ 85 3.3.2. Chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm ........ 86 Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 106 4.1. Tỷ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019 - 2021) .......................... 106 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu............................... 106 4.1.2 Tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019 - 2021) ...................................................................................................... 108 4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019- 2021) ........................................................ 113 4.2. Thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng ....................... 115 4.3. Chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng .................................................................................................................. 119 4.3.1. Chất lượng phục hình răng ở người mang phục hình răng ...................... 119 4.3.2. Chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng .................................................................................................................. 121 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 127 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 129 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ................................................................................ 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 133 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................... 149
  9. vii DANH MỤC BẢNG Tên bảng Tiêu đề Trang Bảng 2.1. Đặc điểm nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng ............... 43 Bảng 2.2. Các yếu tố về nhân khẩu, xã hội học của người mang phục hình răng tham gia nghiên cứu ............................................................................................. 45 Bảng 2.3. Một số hành vi và kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tham gia nghiên cứu.......................... 47 Bảng 2.4. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành ............................................ 48 Bảng 2.5. Xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng.. 50 Bảng 2.6. Kích thước sản phẩm PCR và các mảnh cắt bằng enzyme MspI của một số loài nấm ........................................................................................................... 51 Bảng 2.7. Đánh giá ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân phục hình răng ............................................................................................. 55 Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................... 62 Bảng 3.2. Một số hành vi và kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng ........................................................... 63 Bảng 3.3. Phân bố loại phục hình răng theo nhóm tuổi ....................................... 64 Bảng 3.4. Phân bố tình trạng nhiễm nấm miệng theo giới................................... 65 Bảng 3.5. Phân bố tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng theo nhóm tuổi.............................................................................................................. 65 Bảng 3.6. Phân bố tình trạng nhiễm nấm miệng theo trình độ học vấn ............... 65 Bảng 3.7. Phân bố tình trạng nhiễm nấm miệng theo nghề nghiệp ..................... 66 Bảng 3.8. Phân bố tình trạng nhiễm nấm miệng theo nhóm phục hình răng ....... 66 Bảng 3.9. Phân bố tình trạng nhiễm nấm miệng theo loại bệnh phẩm ................ 67 Bảng 3.10. Phân bố nhiễm nấm miệng theo tiền sử nhiễm nấm miệng ............... 67 Bảng 3.11. Tỷ lệ phát hiện nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng bằng kỹ thuật soi tươi và kỹ thuật nuôi cấy trên môi trường Sabouraud ...................... 67 Bảng 3.12. Tỷ lệ người mang phục hình răng có biểu hiện lâm sàng nhiễm nấm miệng .................................................................................................................... 69 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về phòng chống nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng ................................................ 70
  10. viii Bảng 3.14. Liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống nhiễm nấm miệng với tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng....... 71 Bảng 3.15. Các nội dung KAP về phòng chống nhiễm nấm miệng theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 72 Bảng 3.16. Một số yếu tố về nhân khẩu liên quan đến nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng: Mô hình phân tích hồi quy logistic đơn biến ................... 74 Bảng 3.17. Một số yếu tố về nhân khẩu liên quan đến nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng: Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến...................... 75 Bảng 3.18. Một số hành vi liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng: Mô hình phân tích hồi quy logistic đơn biến ................... 76 Bảng 3.19. Một số hành vi liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng: Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến...................... 77 Bảng 3.20. Xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng bằng phương pháp ChromAgarTM Candida ......................................................... 78 Bảng 3.21. Xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng bằng phương pháp PCR-RFLP ............................................................................ 78 Bảng 3.22. Xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng bằng phương pháp giải trình tự gen ..................................................................... 80 Bảng 3.23. So sánh các phương pháp xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng ............................................................................................ 81 Bảng 3.24. Tình trạng đơn nhiễm, đa nhiễm nấm ở miệng người mang phục hình răng ....................................................................................................................... 83 Bảng 3.25. Tổng hợp xác định thành phần loài nấm miệng ở người mang phục hình răng ............................................................................................................... 84 Bảng 3.26. Đánh giá về sự lưu giữ và vững ổn của phục hình răng .................... 85 Bảng 3.27. Thời gian thích nghi phát âm ở người phục hình răng ...................... 85 Bảng 3.28. Đánh giá thẩm mỹ ở người mang phục hình răng ............................. 86 Bảng 3.29. Mức độ hài lòng về phục hình răng ở người mang phục hình răng .. 86 Bảng 3.30. Hệ số Cronbach’s alpha từng lĩnh vực và chung WHOQoL-Bref .... 86 Bảng 3.31. Hệ số Cronbach’s alpha từng lĩnh vực và chung OHIP-19 ............... 87 Bảng 3.32. Mô tả điểm WHO BREF và OHIP19 ................................................ 87
  11. ix Bảng 3.33. Mô tả điểm WHO BREF và OHIP19 ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng và không nhiễm nấm miệng ................................................... 88 Bảng 3.34. Tương quan giữa các thang mục (tương quan, r và giá trị p) trong thang điểm WHO-BREF ................................................................................................ 89 Bảng 3.35. Tương quan giữa các thang mục (tương quan, r và giá trị p) trong thang điểm OHIP-19 ...................................................................................................... 90 Bảng 3.36. Mô tả điểm WHOQol-Bref ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng ............................................................................................................ 91 Bảng 3.37. Mô tả điểm OHIP-19 ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng .................................................................................................................... 94 Bảng 3.38. Mối liên quan giữa các biến số với điểm chất lượng cuộc sống WHO- BREF: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (sử dụng phương pháp sàng lọc biến vào mô hình bằng stepwise) ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng .................................................................................................................... 98 Bảng 3.39. Mối liên quan giữa các biến số với điểm OHIP19: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (stepwise) ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng .................................................................................................................. 102
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1. Phân loại mất răng theo Kennedy - Applegate .................................... 12 Hình 1.2. Hình ảnh nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng ................ 14 Hình 1.3. Sơ đồ về hành vi sức khỏe ................................................................... 16 Hình 1.4. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định....................................................... 36 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................. 59 Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng bằng kỹ thuật nuôi cấy trên môi trường Sabouraud ................................................................. 64 Hình 3.2. Hình ảnh nấm khi soi tươi ................................................................. 68 Hình 3.3. Hình ảnh nuôi cấy nấm trên môi trường Sabouraud ....................... 68 Hình 3.4. Kiến thức về phòng chống nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng .............................................................................................................. 69 Hình 3.5. Thái độ về phòng chống nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng ...................................................................................................................... 70 Hình 3.6. Thực hành về phòng chống nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng .............................................................................................................. 70 Hình 3.7. Thành phần loài nấm miệng theo hình thái .......................................... 77 Hình 3.8. Hình ảnh cấy nấm trên môi trường ChromAgarTM Candida ............... 78 Hình 3.9. Hình ảnh sản phẩm PCR với mồi ITS1 và ITS4 ............................. 79 Hình 3.10. Hình ảnh sản phẩm cắt giới hạn với enzyme Mspl ....................... 79 Hình 3.11. Hình ảnh điện di trong quá trình giải trình tự gen............................. 81 Hình 3.12. Thành phần loài nấm miệng theo phân loại nhiễm nấm Candida và non- Candida................................................................................................................. 82
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Theo kết quả điều tra của một số tác giả trên thế giới cũng như trong nước cho thấy người mắc bệnh răng miệng là khá phổ biến như bệnh sâu răng, bệnh quanh răng (viêm lợi, viêm quanh răng), mất răng, bệnh viêm niêm mạc miệng, lưỡi…, ở một số nước có thể có tới trên 90% dân số mắc bệnh này [1], [2], [3]. Mất răng là một trong số những biến cố lớn về thể chất trong đời sống của một người. Khi mất một răng hoặc nhiều răng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt và gây ra những hậu quả xấu cho các chức năng của hệ thống nhai như nhai, nuốt, phát âm và cho hệ thống tiêu hóa. Do đó, phục hình răng (còn gọi là răng giả) là một nhu cầu thiết yếu đối với người bị mất răng [4], [5]. Viêm miệng ở bệnh nhân phục hình răng là vấn đề phổ biến và bệnh thường kéo dài và gây khó chịu cho người bệnh, nhất là trong khi ăn nhai, từ đó bệnh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân của viêm miệng do răng giả là đa yếu tố và phức tạp, phục hình răng tạo ra những thay đổi trong môi trường miệng và ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các mô trong miệng. Sự kết hợp hiện hữu các loài nấm trong miệng với sự bất thường trong vật liệu làm răng giả và kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám chữa bệnh nha khoa và cơ sở xưởng phục hình răng, vệ sinh răng miệng kém và một số yếu tố toàn thân là nguyên nhân phổ biến cho sự khởi phát và diễn biến của bệnh viêm miệng do nấm ở bệnh nhân phục hình răng [6], [7], [8]. Viêm miệng do nấm ở bệnh nhân phục hình răng liên quan đến một số triệu chứng bệnh lý trong khoang miệng do mang phục hình răng. Các yếu tố căn nguyên như chấn thương niêm mạc miệng, nhiễm nấm và tích tụ mảng bám ở răng giả và nền phục hình răng [9], [10], [11]. Việc xác định tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng được áp dụng bằng các phương pháp như soi tươi, nuôi cấy, miễn dịch, kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật giải trình tự gen [12], [13], [14]. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: Viêm miệng do nấm ở người mang phục hình răng có tỷ lệ khá cao và ảnh hưởng đến chất lượng của phục hình
  14. 2 răng: Nấm Candida được phân lập từ khoang miệng chiếm từ 45% đến 60% ở trẻ em khoẻ mạnh, từ 30% đến 45% ở người lớn khỏe mạnh, từ 50% đến 60% ở người mang răng giả, từ 65% đến 88% ở bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính, 90% ở bệnh bạch cầu cấp tính đang dùng hóa trị liệu, 95% ở bệnh nhân nhiễm HIV [15], [16]. Tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng là từ 58,3 đến 93,8% [17], [18]. Ở Việt Nam, có nghiên cứu cho thấy 32,25% bệnh bị nhiễm nấm miệng ở niêm mạc miệng và 35,5% hàm giả bị nhiễm nấm miệng [19]. Nam Định là một tỉnh nằm ở vùng nam đồng bằng sông Hồng, còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe răng miệng nói riêng. Tỷ lệ mắc bệnh về răng miệng khá cao là 95,2% mắc bệnh răng miệng [20]. Đến thời điểm hiện tại thì chưa có nghiên cứu về tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng. Hiện nay đã có những công trình nghiên cứu về bệnh răng miệng và chất lượng cuộc sống trong các nhóm dân số khác nhau tại cộng đồng tuy nhiên các công trình nghiên cứu về nhiễm nấm miệng, chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng còn khá hạn chế, do đó việc tìm hiểu nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm, xác định thành phần loài nấm miệng, xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng và chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng là một vấn đề cần thiết và mang tính thực tiễn cao. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm nấm miệng và chất lượng cuộc sống của người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019 - 2021)”. Đề tài được tiến hành với ba mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm nấm miệng ở người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định (2019 - 2021). 2. Xác định thành phần loài nấm miệng ở người phục hình răng. 3. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng có nhiễm nấm miệng.
  15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản, cơ sở lý thuyết dùng trong nghiên cứu 1.1.1. Sức khỏe răng miệng - Một số khái niệm về sức khỏe răng miệng: + Sức khỏe răng miệng là một chỉ số quan trọng của sức khỏe tổng thể, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống. Nó bao gồm một loạt các bệnh và tình trạng như sâu răng, bệnh quanh răng, mất răng, ung thư miệng, các biểu hiện ở miệng của nhiễm HIV, chấn thương răng miệng, noma (bệnh cam tẩu mã) và các dị tật bẩm sinh như khe hở môi và vòm miệng [1]. + Sức khỏe răng miệng có nhiều khía cạnh và bao gồm khả năng nói, cười, ngửi, nếm, chạm, nhai, nuốt và truyền đạt một loạt cảm xúc thông qua các biểu hiện trên khuôn mặt một cách tự tin và không đau, khó chịu và bệnh về phức hợp sọ mặt (đầu, mặt và khoang miệng) [20]. + Sức khỏe răng miệng là một tình trạng thoải mái về mặt chức năng, cấu trúc, thẩm mỹ, sinh lý và tâm lý rất cần thiết cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống nói chung của một cá nhân [22]. - Bệnh răng miệng là bệnh tổn thương phần tổ chức cứng của răng, các tổ chức quanh răng và niêm mạc miệng. Bệnh phổ biến bao gồm bệnh lý về răng, bệnh lý mô mềm và mô cứng quanh răng, bệnh lý niêm mạc miệng, lưỡi [3]. + Bệnh sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức can xi hóa được đặc trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng [22], [23], [24]. + Bệnh quanh răng (còn gọi là bệnh nha chu) là tình trạng bệnh lý của mô quanh răng. Bệnh quanh răng bao gồm hai loại tổn thương chính là các bệnh của lợi (bao gồm các bệnh tổn thương ở lợi) và các bệnh của cấu trúc chống đỡ răng (như dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng (cement răng) [2], [25], [26]. Viêm lợi (còn gọi là viêm nướu) là một bệnh quanh răng có sang thương
  16. 4 khu trú ở lợi, các thành phần khác của mô quanh răng không bị ảnh hưởng [2], [27], [28]. Viêm quanh răng (còn gọi là viêm nha chu) là bệnh viêm nhiễm mô nâng đỡ răng do vi khuẩn đặc hiệu gây ra dẫn tới phá hủy dây chằng nha chu và xương ổ răng tạo thành túi nha chu hoặc gây tụt lợi hay cả hai triệu chứng trên [2], [25], [27]. - Bệnh lý niêm mạc miệng bao gồm những bệnh lý tại chỗ các cấu trúc niêm mạc miệng cũng như biểu hiện tại niêm mạc miệng của các bệnh lý toàn thân. Bệnh gồm hai nhóm chính là viêm miệng nhiễm trùng và viêm miệng không nhiễm trùng [29], [30], [31]. + Viêm miệng nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, virus hay nấm. + Viêm miệng không nhiễm trùng chủ yếu liên quan đến bệnh tự miễn. 1.1.2. Nhiễm nấm miệng Nhiễm nấm miệng là tình trạng bao gồm nhiễm nấm ở niêm mạc miệng như ở niêm mạc lợi, sống hàm, má, môi, lưỡi và phục hình răng như răng giả, nền phục hình răng. Biểu hiện tổn thương niêm mạc miệng bằng những mảng bợn trắng bám dai và chắc trên bề mặt niêm mạc miệng, lưỡi sung huyết, dễ chảy máu [9], [10]. 1.1.3. Phục hình răng Phục hình răng là một chuyên khoa trong chuyên ngành Răng - Hàm - Mặt, chuyên nghiên cứu để phục hồi các răng hay cấu trúc răng đã mất nhằm tái tạo và duy trì thẩm mỹ và chức năng. Phục hình răng gồm phục hình răng cố định và phục hình răng tháo lắp [32], [33], [34]. - Phục hình răng cố định là loại phục hình răng được thực hiện để bao bọc những thân răng bị mất mô răng lớn, để thay thế những thân răng bị mất hay để phục hồi những răng đã bị mất hoàn toàn, loại phục hình này được gắn chặt vào răng bệnh nhân [32], [35], [36]. - Phục hình răng tháo lắp là loại phục hình thay thế những răng mất bằng những răng giả nằm trên một hàm giả mà bệnh nhân mang hàm răng giả này có thể tự tháo ra và lắp vào trong miệng được [33], [37], [38].
  17. 5 + Phục hình răng tháo lắp từng phần (bán hàm). + Phục hình răng tháo lắp toàn phần (toàn hàm). + Phục hình răng tháo lắp toàn bộ (toàn hàm trên và toàn hàm dưới). 1.1.4. Khái niệm chất lượng cuộc sống - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chất lượng cuộc sống là quan điểm của mỗi cá nhân về cuộc sống của bản thân trong bối cảnh văn hóa, xã hội và hệ thống các giá trị mà thuộc về họ, dựa trên các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ. Đây là một khái niệm phạm vi rộng bị ảnh hưởng một cách phức tạp bởi sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý, niềm tin cá nhân, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ của họ với các đặc điểm nổi bật của môi trường [39]. - Chất lượng cuộc sống là một khái niệm mang tính chất khái quát hơn khái niệm sức khỏe, nó mang giá trị tinh thần hơn là sức khỏe thể chất đơn thuần, phản ánh mối quan hệ gia đình, hoạt động xã hội, nghề nghiệp, đời sống tinh thần, sự sáng tạo, niềm hy vọng, sự thành đạt [39], [41]. - Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội [41]. 1.1.5. Vi nấm 1.1.5.1. Khái niệm Vi nấm hay nấm (fungi) được coi là một giới riêng, có những đặc điểm sau đây: Là những sinh vật có nhân thực, có thành tế bào, dị dưỡng và sinh sản bằng bào tử [42], [43], [44]. Vi nấm gồm 2 nhóm là: - Nấm men: Có cấu trúc đơn bào nên còn gọi là nấm đơn bào - Nấm sợi: Có cấu trúc đa bào với hệ sợi phức tạp và còn được gọi là nấm mốc. 1.1.5.2. Nấm men - Hình thái và kích thước: Nấm men thường có hình cầu hoặc hình bầu dục, một số loại có dạng hình que và một số hình dạng khác. Kích thước trung bình của nấm men là 3-5 x 5-10 mm [42], [43], [44].
  18. 6 + Cấu tạo tế bào: Khác với vi khuẩn và xạ khuẩn, nấm men có cấu tạo tế bào khá phức tạp, gần giống như tế bào thực vật. Có đầy đủ các cấu tạo thành tế bào, màng tế bào chất, tế bào chất, ty thể, riboxome, nhân, không bào và các hạt dự trữ [42], [43], [44]. Thành tế bào: Thành tế bào nấm men được cấu tạo bởi hai lớp phân tử bao gồm 90% là hợp chất glucan và mannan, phần còn lại là protein, lipit và glucozamin [42], [43], [44]. Màng nguyên sinh chất: Màng nguyên sinh chất của nấm men dày khoảng 8nm có cấu tạo tương tự như màng nguyên sinh chất của vi khuẩn [42], [43], [44]. Tế bào chất của nấm men: Cũng tương tự như tế bào chất của vi khuẩn, độ nhớt của tế bào chất cao hơn của nước 800 lần [42], [43]. Nhân tế bào: Nhân tế bào nấm men là nhân điển hình, có màng nhân bên trong là chất dịch nhân có chứa hạch nhân. Nhân tế bào nấm men ngoài DNA còn có protein và nhiều loại enzym. Hạch nhân của tế bào nấm men không phải chỉ gồm một phân tử protein như ở vi khuẩn mà đã có cấu tạo nhiễm sắc thể điển hình và có quá trình phân bào nguyên nhiễm gọi là gián phân. Quá trình gián phân gồm 4 giai đoạn như ở các sinh vật bậc cao. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào nấm men khác nhau tuỳ loại nấm men [42], [44]. Ty thể: Khác với vi khuẩn, nấm men đã có ty thể giống như ở tế bào bậc cao, đó là cơ quan sinh năng lượng của tế bào, ty thể của nấm men có hình bầu dục, được bao bọc bởi 2 lớp màng, màng trong gấp khúc thành nhiều tấm răng lược hoặc nhiều ống nhỏ làm cho diện tích bề mặt của màng trong tăng lên. Cấu trúc 2 lớp màng ty thể giống cấu trúc của màng nguyên sinh chất. Trên bề mặt của màng trong có đính vô số các hạt nhỏ hình cầu. Các hạt này có chức năng sinh năng lượng và giải phóng năng lượng của ty thể. Trong ty thể còn có 1 phân tử DNA có cấu trúc vòng, có khả năng tự sao chép độc lập với tế bào [42], [43], [44]. Riboxom: Riboxome ở nấm men có 2 loại là loại thứ nhất là 80S gồm 2 tiểu thể 60S và 40S nằm trong tế bào chất. Loại thứ 2 là 70S thường có trong ty thể [42], [44]. Ngoài các cơ quan trên, nấm men còn có không bào và các hạt dự trữ
  19. 7 như hạt Volutin, hạt này ngoài mang vai trò chất dự trữ mà còn dùng làm nguồn năng lượng cho nhiều quá trình sinh hoá học của tế bào. Trong tế bào còn có một số hạt dự trữ khác như glycogen và lipit [43], [44]. Bào tử: Nhiều nấm men có khả năng hình thành bào tử. Có 2 loại bào tử là bào tử bắn và bào tử túi. Bào tử túi là những bào tử được hình thành trong một túi nhỏ gọi là nang. Bào tử bắn là những bào tử sau khi hình thành nhờ năng lượng của tế bào bắn mạnh về phía đối diện [42], [44]. - Sinh sản: Ở nấm men có 3 hình thức sinh sản [42], [43], [44]. + Sinh sản sinh dưỡng: Là hình thức sinh sản đơn giản nhất của nấm men. Có 2 hình thức sinh sản sinh dưỡng là nảy chồi và hình thành vách ngăn ngang phân đôi tế bào như vi khuẩn. + Sinh sản đơn tính: Bằng hai hình thức là bào tử túi và bào tử bắn như đã trình bày trên. + Sinh sản hữu tính: Do hai tế bào nấm men kết hợp với nhau hình thành hợp tử. Hợp tử phân chia thành các bào tử nằm trong nang, nang chín bào tử được phát tán ra ngoài. Nếu hai tế bào nấm men có hình thái kích thước giống nhau tiếp hợp với nhau thì được gọi là tiếp hợp đẳng giao. Nếu 2 tế bào nấm men khác nhau thì được gọi là tiếp hợp dị giao. - Trong chu trình sống của nhiều loài nấm men, có sự kết hợp các hình thức sinh sản khác nhau [42], [43], [44]. - Ý nghĩa thực tế của nấm men: Nấm men là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, nó tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất, phân huỷ chất hữu cơ. Hoạt tính sinh lý của nhiều loài nấm men được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp và các ngành khác. Ngoài hoạt tính sinh lý, bản thân tế bào nấm men có rất nhiều loại vitamin và các acid amin, đặc biệt là các acid amin không thay thế [42], [43], [44]. 1.1.5.2. Nấm sợi Nấm sợi hay nấm mốc cũng thuộc nhóm vi nấm. Khác với nấm men, nó không phải là những tế bào riêng biệt mà là một hệ sợi phức tạp, đa bào với màu sắc phong phú [42], [43], [44].
  20. 8 - Hình thái và kích thước [42], [43], [44]. + Nấm sợi có cấu tạo hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng chịt phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay hệ sợi nấm. Chiều ngang của khuẩn ti thay đổi từ 3 - 10 mm. + Khuẩn lạc của nấm sợi cũng có nhiều màu sắc như khuẩn lạc xạ khuẩn. - Cấu tạo tế bào [42], [43], [44]. + Cũng như nấm men, nấm sợi có cấu tạo tế bào điển hình như ở sinh vật bậc cao. Thành phần hóa học và chức năng của các cấu trúc này cũng tương tự như ở nấm men. Điều sai khác cơ bản giữa nấm mốc và nấm men là tổ chức tế bào. + Nấm sợi có tế bào phức tạp hơn, trừ một số nấm sợi bậc thấp có cấu tạo đơn bào phân nhánh. Ở những nấm sợi bậc thấp này, cơ thể là một hệ sợi nhiều nhân không có vách ngăn. + Đa số nấm sợi có cấu tạo đa bào, tạo thành những tổ chức khác nhau như sợi khí sinh, sợi cơ chất. + Ở một số loài nấm sợi, các sợi nấm nối với nhau thông qua các cầu nối hình thành giữa các sợi nằm gần nhau gọi là sự hợp nối do có hiện tượng 2 khối nguyên sinh chất trộn lẫn với nhau. Đó có thể là một hình thức lai dinh dưỡng. + Một số loài nấm sợi có cấu tạo gần giống mô thực vật gọi là mô giả. Đó là các tổ chức sợi xốp gồm các sợi nấm xếp song song với nhau tạo thành một tổ chức sợi xốp. - Sinh sản: Nấm sợi có 3 hình thức sinh sản chính [42], [43], [44]. + Sinh sản dinh dưỡng: Sinh sản dinh dưỡng bằng khuẩn ti, sinh sản dinh dưỡng bằng hạch nấm, sinh sản dinh dưỡng bằng bào tử dày. + Sinh sản vô tính. Sinh sản vô tính ở nấm mốc có 2 hình thức: Bào tử kín và bào tử đính + Ở một số loài bào tử nằm trong thể bình, phương thức sinh bào tử cũng tương tự như ở cơ chế trên (phân cắt cùng một lúc, chuỗi gốc già, chuỗi gốc non). + Ngoài các hình thức trên còn có một số hình thức khác nữa. Trên cùng một loài nấm sợi có thể có nhiều hình thức sinh sản khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2