Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tính đa hình gen mã hóa thụ thể vitamin D ở một số thể bệnh lâm sàng do nhiễm vi rút viêm gan B
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định mối liên quan của một số biến thể (FokI, BsmI, ApaI và TaqI) gen mã hóa thụ thể vitamin D với tình trạng viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan do nhiễm VRVGB. Khảo sát nồng độ vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan do nhiễm VRVGB.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tính đa hình gen mã hóa thụ thể vitamin D ở một số thể bệnh lâm sàng do nhiễm vi rút viêm gan B
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN KHUYẾN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH GEN MÃ HÓA THỤ THỂ VITAMIN D Ở MỘT SỐ THỂ BỆNH LÂM SÀNG DO NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN KHUYẾN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH GEN MÃ HÓA THỤ THỂ VITAMIN D Ở MỘT SỐ THỂ BỆNH LÂM SÀNG DO NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B Chuyên ngành: Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới Mã số: 972 01 09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Hữu Song 2. PGS. TS. Đỗ Tuấn Anh HÀ NỘI - 2021
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và các cá nhân. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Đảng ủy và Ban Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108, Học viện Quân Y, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, Bộ môn truyền nhiễm – Viện Nghiên cứu khoa học y dƣợc lâm sàng 108, Bộ môn truyền nhiễm – Học viện Quân y đã cho phép, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lê Hữu Song và PGS. TS. Đỗ Tuấn Anh, những ngƣời Thầy đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Bác sỹ, Điều dƣỡng viên tại Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm – Bệnh viện TƢQĐ 108; Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Quân y 103; Khoa tiêu hóa - Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh viện Quân Y 103 đã cung cấp mẫu bệnh phẩm cho nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn kỹ thuật viên Khoa sinh học phân tử - Bệnh viện TWQĐ 108 đã hƣớng dẫn tôi thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận án đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng nhƣ trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2021 Học viên Nguyễn Khuyến
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hƣớng dẫn khoa học của tập thể nhóm nghiên cứu và cán bộ hƣớng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án này là trung thực và đƣợc công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chƣa từng đƣợc công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Khuyến
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B VÀ TIẾN TRIỂN LÂM SÀNG ........ 3 1.1.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới và Việt Nam ....... 3 1.1.2. Quá trình tiến triển bệnh ở ngƣời nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính ... 5 1.2. TỔNG QUAN VỀ VITAMIN D ........................................................... 7 1.2.1. Bản chất hóa học và chuyển hóa của vitamin D ............................. 7 1.2.2. Vai trò của vitamin D trong hệ miễn dịch của cơ thể ................... 11 1.3. SỰ THIẾU HỤT VITAMIN D ............................................................ 13 1.3.1. Dịch tễ học về tình trạng thiếu vitamin D ..................................... 13 1.3.2. Thiếu hụt vitamin D ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính ............... 15 1.3.3. Mối liên quan giữa thiếu hụt vitamin D và xơ gan ....................... 16 1.3.4. Mối liên quan giữa thiếu hụt vitamin D và ung thƣ biểu mô tế bào gan ..17 1.4. ĐA HÌNH GEN VDR VÀ BỆNH LÝ GAN DO NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B MẠN TÍNH ................................................................ 18 1.4.1. Các biến thể đa hình của VDR ...................................................... 18 1.4.2. Tính đa hình gen VDR trong viêm gan mạn do nhiễm vi rút viêm gan B .................................................................................... 21 1.4.3. Đa hình gen VDR và xơ hóa gan ................................................... 23
- 1.4.4. Đa hình gen VDR và ung thƣ gan ................................................. 24 1.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐA HÌNH GEN ............. 26 1.5.1. Định nghĩa đa hình đơn nucleotide .................................................. 26 1.5.2. Phƣơng pháp điện di ..................................................................... 27 1.5.3. Phƣơng pháp realtime PCR ........................................................... 31 1.5.4. Phƣơng pháp giải trình tự Sanger ................................................. 31 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 33 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 33 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 33 2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán các nhóm bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính...................................................................................... 33 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 36 2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 36 2.1.5. Phân loại mức độ xơ gan và ung thƣ gan ...................................... 37 2.1.6. Mẫu bệnh phẩm nghiên cứu .......................................................... 38 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 39 2.2.1. Thiết kế và sơ đồ nghiên cứu ........................................................ 39 2.2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 40 2.3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................... 51 2.4. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................... 52 2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................. 52 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 53 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...... 53 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 53 3.1.2. Đặc điểm phân bố về tuổi của các nhóm nghiên cứu ................... 53 3.1.3. Phân bố giới tính của các nhóm nghiên cứu ................................. 53 3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân viêm gan B ............... 54
- 3.2. PHÂN BỐ KIỂU GEN VÀ ALEN CỦA CÁC BIẾN THỂ VDR APAI, FOKI, TAQI VÀ BSMI Ở CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU ........ 54 3.2.1. Đa hình VDR ApaI ........................................................................ 55 3.2.2. Đa hình VDR FokI......................................................................... 66 3.2.3. Đa hình VDR BsmI ........................................................................ 68 3.2.4. Đa hình VDR TaqI......................................................................... 71 3.3. PHÂN BỐ HAPLOTYPE Ở CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU ............... 73 3.3.1. Phân bố haplotype (FokI/BsmI/ApaI/TaqI) ở các nhóm nghiên cứu .... 73 3.3.2. Mối liên quan giữa các haplotype và các chỉ số cận lâm sàng ..... 77 3.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỒNG ĐỘ VITAMIN D Ở CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU ........................................................................... 77 3.4.1. Thiếu hụt vitamin D ở nhóm khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân ..... 77 3.4.2. Thiếu hụt vitamin D ở nhóm bệnh nhân viêm gan B mạn tính, xơ gan và ung thƣ biểu mô tế bào gan .................................................. 78 3.4.3. Phân bố nồng độ vitamin D theo kiểu gen của các biến thể VDR 82 3.4.4. Mối liên quan giữa biến thể VDR và nồng độ vitamin D với các thông số cận lâm sàng. .................................................................. 84 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 86 4.1. ĐA HÌNH GEN VDR TRONG BỆNH LÝ VIÊM GẠN MẠN TÍNH DO VI RÚT VIÊM GAN B ..................................................... 88 4.1.1. Mối liên quan giữa tính đa hình gen VDR đối với nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B và biểu hiện lâm sàng ........................... 88 4.1.2. Mối liên quan giữa tính đa hình gen VDR và mức độ nặng của bệnh lý gan mạn tính ..................................................................... 96 4.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC HAPLOTYPE CỦA VDR VÀ VIÊM GAN B MẠN TÍNH ................................................................ 97
- 4.3. THIẾU HỤT VITAMIN D VÀ TIẾN TRIỂN BỆNH Ở NGƢỜI NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B MẠN TÍNH.................................. 100 KẾT LUẬN ................................................................................................... 109 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFP Alpha-fetoprotein ALT Alanin Amino Transferase ARMS Amplification refractory Hệ thống khuyếch đại đột mutation system biến AST Aspartate Amino Transferase BCLC Barcelona Clinic Liver Cancer CI Confidence Interval Khoảng tin cậy DNA Deoxyribonucleic acid dNTP Deoxynucelside triphosphate ECOG Eastern Cooperative Oncology Group HBsAg Hepatitis B surface Antigen Kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B HIV/AIDS Human Immunodeficiency Hội chứng nhiễm vi rút làm virus/Acquired suy giảm miễn dịch ở Immuno Deficiency syndrome ngƣời IFN Interferon IL Interleukin NAFLD Non-Alcoholic Fatty Liver Bệnh gan nhiêm mỡ không Disease do rƣợu NASH Non-Alcoholic SteatoHepatitis Viêm gan nhiễm mỡ không do rƣợu NKM Ngƣời khỏe mạnh OR Odd Ratio Tỷ suất chênh
- Các từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt PCR Polymerase chain reaction RFLP Restriction Fregment Length Xác định đa hình chiều dài Polymorphism đoạn bằng enzyme cắt giới hạn RNA Ribonucleic Acid TDF Tenofovir Disoproxil Fumarate TLR2 Toll Like Receptor 2 TLR4 Toll Like Receptor 4 UVB Ultraviolet B Tia cực tím B UTBMTBG Ung thƣ biểu mô tế bào gan VDR Vitamin D Receptor Thụ thể vitamin D VRVGB Vi rút viêm gan B VGBMT Viêm gan B mạn tính VRVGC Vi rút viêm gan C VGCMT Viêm gan C mạn tính WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới XG Xơ gan
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Phân bố kiểu alen của bốn biến thể theo khu vực địa lý ....................... 19 1.2. Phân tích tổng hợp của Uitterlinden và cộng sự ................................... 21 2.1. Đánh giá chức năng gan theo Child - Pugh .......................................... 37 2.2. Phân chia giai đoạn ung thƣ gan theo phân loại Barcelona .................. 37 2.3. Trình tự các mồi đặc hiệu thực hiện tetra primer ARMS-PCR ............ 49 2.4. Trình tự các mồi đƣợc sử dụng trong kỹ thuật giải trình tự gen ........... 50 3.1. Phân bố về tuổi ở các nhóm nghiên cứu ............................................... 53 3.1. Phân bố giới tính ở các nhóm nghiên cứu ............................................ 53 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan B ................................. 54 3.3. Phân bố kiểu gen biến thể VDR ApaI giữa các nhóm nghiên cứu ............ 56 3.4. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B .................... 57 3.5. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ viêm gan B mạn tính ......................... 58 3.6. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ xơ gan ................................................ 59 3.7. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ xơ gan ................................................ 60 3.8. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ ung thƣ biểu mô tế bào gan ................... 61 3.9. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ ung thƣ biểu mô tế bào gan ............... 62 3.10. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ ung thƣ biểu mô tế bào gan ................... 63 3.11. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ ung thƣ biểu mô tế bào gan ............... 64 3.12. Đa hình VDR ApaI và nguy cơ tiến triển bệnh gan.............................. 65 3.13. Phân bố kiểu gen của biến thể VDR FokI ở các nhóm đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 67 3.14. Phân bố kiểu gen của biến thể VDR BsmI ở các nhóm đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 70 3.15. Phân bố kiểu gen của biến thể VDR TaqI ở các nhóm đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 72
- Bảng Tên bảng Trang 3.16. Phân bố haplotype ở nhóm ngƣời khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính ........................................................ 73 3.17. Phân bố các haplotype điển hình ở các nhóm bệnh nhân ..................... 74 3.18. Phân bố các haplotype điển hình ở nhóm bệnh nhân UTBMTBG và nhóm không UTBMTBG ...................................................................... 75 3.19. Phân bố các haplotype điển hình ở nhóm bệnh nhân VGBMT và UTBMTBG+XG ................................................................................... 76 3.20. Thiếu hụt vitamin D ở nhóm khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân ............. 77 3.21. Phân bố thiếu hụt vitamin D theo nhóm bệnh ...................................... 78 3.22. Phân loại mức độ thiếu hụt vitamin D ở nhóm chứng và nhóm bệnh. ......80 3.23. Mức độ thiếu hụt vitamin D theo các nhóm bệnh................................. 81 3.24. Tỷ lệ thiếu hụt vitamin D theo giới tính ở nhóm ngƣời khỏe mạnh ..... 81 3.25. Tỷ lệ thiếu hụt vitamin D theo giới tính ở ngƣời nhiễm vi rút viêm gan B ..................................................................................................... 82
- DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình Tên hình Trang 1.1. Tình hình dịch tễ nhiễm VRVGB trên thế giới ...................................... 4 1.2. Phân bố số ca mắc viêm gan B theo quốc gia ......................................... 4 1.3. Tỉ lệ mắc mới (A) và tử vong (B) của UTBMTBG trong tổng số các bệnh ung thƣ trên thế giới. ...................................................................... 6 1.4. Tỉ lệ mắc mới ung thƣ gan ở Việt Nam .................................................. 7 1.5. Sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. .................. 9 1.6. Tóm tắt cơ chế chứng minh vai trò của vitamin D trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể ............................................................................. 11 1.7. Phân bố tình trạng thiếu hụt vitamin D trên thế giới ............................ 14 1.8. Minh họa cấu trúc của VDR và vị trí các các biến thể. ........................ 19 1.9. Nguyên lý phƣơng pháp Tetra-primer ARMS PCR. ............................ 30 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 39 2.2. Máy PCR thƣờng thực hiện kĩ thuật Tetra-primer ARMS ................... 44 2.3. Máy giải trình tự gen ABI 3130 XL 16 kênh màu................................ 45 2.4. Hệ thống máy chạy Elisa ...................................................................... 45 3.1. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đại diện xác định kiểu gen ApaI ............ 55 3.2. Giải trình tự đại diện xác định kiểu gen của biến thể ApaI .................. 56 3.3. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đại diện xác định kiểu gen FokI ............ 66 3.4. Giải trình tự đại diện xác định kiểu gen của biến thể FokI................... 66 3.5. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đại diện xác định kiểu gen BsmI ...... 68 3.6. Giải trình tự đại diện xác định kiểu gen của biến thể VDR BsmI ........ 69 3.7. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đại diện xác định kiểu gen TaqI ....... 71 3.8. Giải trình tự đại diện các kiểu gen của biến thể TaqI ........................... 71 3.9. So sánh đặc điểm sinh hóa giữa các haplotype phổ biến ...................... 77
- Hình Tên hình Trang 3.10. So sánh nồng độ vitamin D giữa nhóm bệnh nhân và nhóm NKM........... 78 3.11. Phân bố nồng độ vitamin D giữa có nhóm bệnh nhân nhiễm VRVGB mạn tính.................................................................................. 79 3.12. Nồng độ vitamin D nhóm viêm gan B mạn và nhóm UTBMTBG+XG ...... 79 3.13. Nồng độ vitamin D ở nhóm bệnh UTBMTBG và không UTBMTBG 80 3.14. Phân bố nồng độ vitamin D theo kiểu gen của biến thể ApaI .............. 82 3.15. Phân bố nồng độ vitamin D theo kiểu gen của biến thể FokI ............... 83 3.16. Phân bố nồng độ vitamin D theo kiểu gen của biến thể BsmI.............. 83 3.17. Phân bố nồng độ vitamin D theo kiểu gen của biến thể TaqI ............... 84 3.18. Mối tƣơng quan giữa kiểu gen ApaI với các chỉ số cận lâm sàng ............. 84
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nƣớc có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (VRVGB) cao trên thế giới với tỷ lệ HBsAg dƣơng tính dao động từ 10-20% trong cộng đồng [1]. Diễn biến tự nhiên và hậu quả lâm sàng của nhiễm VRVGB rất đa dạng có thể là ngƣời mang vi rút không triệu chứng, viêm gan B mạn tính (VGBMT), xơ gan (XG) và ung thƣ biểu mô tế bào gan (UTBMTBG). Yếu tố và nguyên nhân nào dẫn đến những diễn biến và hậu quả lâm sàng khác nhau đó cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận. Bằng chứng cho thấy VRVGB là vi rút không gây tổn thƣơng trực tiếp tế bào gan, tổn thƣơng gan là do hậu quả của quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại vi rút. Vitamin D đƣợc xem là một hormone steroid có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chuyển hóa canxi và phosphate cần thiết cho quá trình chuyển hóa xƣơng và nhiều chức năng sinh học khác trong đó có chức năng miễn dịch. Chức năng của vitamin D đƣợc thực hiện thông qua sự liên kết với thụ thể vitamin D (vitamin D receptor, VDR). VDR là một thụ thể, khi đƣợc kích hoạt thông qua các trình tự đặc hiệu nằm ở các vùng gen khởi động sẽ điều hòa sự biểu hiện phiên mã của các gen đích. Sự biểu hiện của VDR trên nhiều tế bào miễn dịch và nhiều mô cơ quan khác nhau trong cơ thể, do đó thông qua VDR mà Vitamin D có thể liên quan đến các con đƣờng tín hiệu sinh học, đáp ứng miễn dịch trong nhiều bệnh lý bao gồm ung thƣ, rối loạn chuyển hóa và bệnh truyền nhiễm [2]. Trong số các biến thể của gen mã hoá VDR (VDR), ngƣời ta thấy bốn biến thể: FokI (rs2228570C>T), BsmI (rs1544410T>C), ApaI (rs7975232G>T) và TaqI (rs731236T>C) là có liên quan nhiều đến cơ chế bệnh sinh của một số bệnh lý mạn tính, ung thƣ, truyền nhiễm [3], [4]. Tuy nhiên, trong bệnh lý
- 2 nhiễm VRVGB thì kết quả nghiên cứu vẫn còn chƣa thống nhất [5], [6], [7], [8], [9]. Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy thiếu hụt vitamin D là rất phổ biến ở bệnh nhân viêm gan do các nguyên nhân khác nhau [10], [11]. Tuy nhiên, cơ chế sinh lý bệnh liên quan giữa vitamin D với viêm gan vẫn chƣa đƣợc làm sáng tỏ [12], [13], [14], [15], [16]. Ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối liên quan giữa các biến thể FokI, BsmI, ApaI và TaqI của VDR cũng nhƣ ảnh hƣởng của thiếu hụt vitamin D huyết thanh đối với bệnh lý viêm gan do nhiễm VRVGB. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tính đa hình gen mã hóa thụ thể vitamin D ở một số thể bệnh lâm sàng do nhiễm vi rút viêm gan B” với hai mục tiêu sau: 1. Xác định mối liên quan của một số biến thể (FokI, BsmI, ApaI và TaqI) gen mã hóa thụ thể vitamin D với tình trạng viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan do nhiễm VRVGB. 2. Khảo sát nồng độ vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan do nhiễm VRVGB.
- 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B VÀ TIẾN TRIỂN LÂM SÀNG 1.1.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng hai tỷ ngƣời đã phơi nhiễm với VRVGB, trong đó ƣớc tính có khoảng 257 triệu ngƣời nhiễm VRVGB mạn tính (khoảng 3,5% dân số toàn cầu) và có đến 780 nghìn ngƣời tử vong hàng năm do các biến chứng của nó [17]. Mặc dù tỷ lệ nhiễm VRVGB đã đƣợc kiểm soát thông qua chƣơng trình tiêm chủng vaccine mở rộng, tuy nhiên gánh nặng bệnh tật do nhiễm VRVGB mạn tính vẫn còn là một thách thức rất lớn [17]. Cho tới nay, VGBMT vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm xuất hiện phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở những nƣớc đang phát triển. Tỷ lệ ngƣời nhiễm VRVGB mạn tính thay đổi theo khu vực địa lý và có thể khác nhau ngay trong cùng một quốc gia. Nhƣ tại Ấn độ tỷ lệ ngƣời nhiễm VRVGB giao động từ 5% đến 75% tùy theo khu vực. Tƣơng tự nhƣ vậy Brazil và Tây Ban Nha cũng có sự khác biệt về tỷ lệ HBsAg (+) giữa các khu vực [18].
- 4 VI RÚT VIÊM GAN B 257 triệu TRÊN THẾ GIỚI Toàn thế Trung Đông 21 triệu giới (21 triệu) Trung Đông Châu Âu 15 triệu Đông Nam Á 39 triệu (15 triệu)Âu Châu (39 triệu) Đông Nam Á Tây 115 triệu Thái Bình Tây Dương Thái Bình (115 triệu) Dương 7Châu triệuMĩ Mĩ (7 triệu) Châu 60 triệu Châu Phi (60 triệu) ChâuPhi Hình 1.1. Tình hình dịch tễ nhiễmvi rút viêm gan B trên thế giới * Nguồn: theo WHO (2017) [17]. Hình 1.2. Phân bố số ca mắc viêm gan B theo quốc gia * Nguồn: theo Razavi-Shearer D. và cs (2018) [19].
- 5 Tại Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực nhiễm VRVGB cao, thống kê của WHO năm 2017 cho thấy có khoảng hơn 7.000.000 ngƣời nhiễm VRVGB mạn tính, tƣơng đƣơng với 8% dân số. Cũng theo WHO, hàng năm có khoảng 0,5% số ca tử vong liên quan đến nhiễm VRVGB. Tỷ lệ ngƣời mang HBsAg ở Việt Nam phân bố khác nhau phụ thuộc vào từng tỉnh thành. Ngoài ra, sự khác nhau giữa các tiêu chí lựa chọn nhƣ chọn đối tƣợng nghiên cứu, độ tuổi, giới tính hay khác nhau về trình độ kĩ thuật phát hiện bệnh ở các thời kì dẫn đến các kết quả dịch tễ học khác nhau. Theo điều tra của Trịnh Thị Ngọc [20], tỷ lệ HBsAg (+) trong nhóm bệnh nhân viêm gan là 82,5%. Nhƣ vậy, có thể thấy ở Việt Nam, nhiễm VRVGB là căn nguyên chính dẫn đến viêm gan. Theo các mô hình dự đoán của WHO, tỷ lệ VGBMT sẽ giảm từ 8,4% năm 2015 còn khoảng 6,3% năm 2030, tƣơng đƣơng với giảm gần 2 triệu ngƣời mắc bệnh. Tuy nhiên, các ƣớc tính cũng chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh nhân ung thƣ gan trên nền nhiễm VRVGB tăng tuyến tính từ 21.900 năm 1990 lên 58.650 trong năm 2025, đồng thời tỉ lệ tử vong của các bệnh lý liên quan đến VRVGB tăng từ 12.600 năm 1990 lên 40.000 trong năm 2025 [21]. 1.1.2. Quá trình tiến triển bệnh ở ngƣời nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính Nhiễm VRVGB có thể dẫn đến các biểu hiện lâm sàng khác nhau bao gồm viêm gan cấp, VGBMT, XG và UTBMTBG. Nguy cơ tiến triển XG và UTBMTBG từ VGBMT tích lũy theo thời gian. Khoảng 10% đến 20% bệnh nhân VGBMT có nguy cơ phát triển thành XG trong vòng 5 năm [22] và hầu hết các trƣờng hợp UTBMTBG (70%-80%) xảy ra ở bệnh nhân XG do nhiễm VRVGB [23]. Mặt khác, XG cũng là nguyên nhân ngày càng gia tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong với ƣớc tính khoảng 1,03 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới [24]. Khoảng 53% các trƣờng hợp UTBMTBG trên toàn
- 6 thế giới là hậu quả lâm sàng của nhiễm VRVGB [25]. UTBMTBG là một trong những bệnh lý ác tính đứng thứ 6 về tỉ lệ mắc phải và đứng thứ 2 về tỉ lệ tử vong trên thế giới. Theo Globan 2018, mỗi năm có hơn 800.000 ca đƣợc chẩn đoán UTBMTBG, trong đó nam giới chiếm 2/3, ngoài ra có hơn 700.000 ngƣời chết vì căn bệnh ác tính này (Hình 1.3). Thời gian sống thêm 5 năm của UTBMTBG giảm từ 60% ở giai đoạn khởi phát xuống dƣới 10% ở giai đoạn cuối. Theo một thông báo gần đây, tỷ lệ phát sinh UTBMTBG tại Việt Nam cao thứ 3 trên thế giới trong số gần 200 quốc gia trong thống kê này và chỉ đứng sau Mongolia và Lào. Tính trên cả hai giới, UTBMTBG đã vƣợt qua ung thƣ phổi và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các bệnh ung thƣ tại Việt Nam với hơn 25 nghìn trƣờng hợp mới mắc năm 2018. Tính riêng nam giới thì số ca mới mắc UTBMTBG năm 2018 là gần 20 nghìn trƣờng hợp (Hình 1.4). Tỉ lệ tử vong của căn bệnh này cũng đứng hàng thứ nhất chiếm 23,56% tổng số ca tử vong do ung thƣ. Phổi Phổi A Vú B Khác Khác Đại tràng Đại tràng Tiền Tử cung liệt Buồng trứng tuyến Tụy Dạ dày Thực quản GAN Thực quản Vú GAN Hình 1.3. Tỉ lệ mắc mới (A) và tử vong (B) của ung thƣ biểu mô tế bào gan trong tổng số các bệnh ung thƣ trên thế giới * Nguồn: theo Bray, F và cs (2018) [26].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 206 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 209 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 134 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn
150 p | 129 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hẹp động mạch vành mức độ trung gian bằng siêu âm nội mạch và phân suất dự trữ lưu lượng ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính
0 p | 158 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 133 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
217 p | 11 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật Cox-Maze IV bằng sóng tần số radio trên bệnh nhân phẫu thuật van tim qua đường tiếp cận ít xâm lấn
163 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh sốt xuất huyết Dengue và chế tạo kháng nguyên NS1 tái tổ hợp gộp 4 týp phát hiện kháng thể kháng vi rút Dengue bằng kỹ thuật ELISA
240 p | 2 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh sốt xuất huyết Dengue và chế tạo kháng nguyên NS1 tái tổ hợp gộp 4 týp phát hiện kháng thể kháng vi rút Dengue bằng kỹ thuật ELISA
32 p | 5 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
28 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn