Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022
lượt xem 1
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022" trình bày các nội dung chính sau: Xác định tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022; Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở đối tượng nghiên cứu; Xác định thành phần loài nấm bằng hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------ DƯƠNG THỊ KHÁNH LINH NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM NÔNG BÀN CHÂN Ở TIỂU THƯƠNG TẠI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------ DƯƠNG THỊ KHÁNH LINH NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM NÔNG BÀN CHÂN Ở TIỂU THƯƠNG TẠI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022 CHUYÊN NGÀNH: Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới MÃ SỐ: 972 01 09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Lê Trần Anh 2. TS. Tăng Xuân Hải HÀ NỘI – Năm 2024
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFSS Athlete's foot severity score Thang điểm đánh giá mức độ nặng bệnh nấm bàn chân BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể CO Candida onychomycosis Candida móng và quanh móng DSLO Distal and lateral subungual Thể tổn thương bờ bên và bờ onychomycosis xa bệnh nấm móng NDM Non-dermatophyte mould Nấm sợi không phải nấm da OSI Onychomycosis severity Thang điểm đánh giá mức độ index nặng bệnh nấm móng chân PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi trùng hợp PSO Proximal subungual Thể tổn thương bờ gần bệnh onychomycosis nấm móng RFLP Restriction fragment length Đa hình chiều dài đoạn cắt polymorphism giới hạn SWO Superficial white Thể tổn thương bề mặt móng onychomycosis bệnh nấm móng
- i MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1. Đại cương về nấm và bệnh nấm nông ................................................ 3 1.1.1. Đại cương về nấm ............................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm ................................................................ 3 1.1.3. Đại cương về bệnh nấm nông ở bàn chân ........................................... 5 1.2. Tỷ lệ mắc, yếu tố liên quan bệnh nấm nông bàn chân ..................... 7 1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân ............................................... 7 1.2.2. Yếu tố liên quan nhiễm nấm nông ở bàn chân .................................... 8 1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân gây bệnh nấm nông ở bàn chân .................................................................................................. 10 1.3.1. Đặc điểm lâm sàng và tác nhân gây bệnh ......................................... 10 1.3.2. Cận lâm sàng ..................................................................................... 15 1.4. Điều trị và phòng bệnh nấm nông bàn chân ................................... 19 1.4.1. Các thuốc điều trị bệnh nấm nông .................................................... 19 1.4.2. Phác đồ điều trị bệnh nấm nông bàn chân [38]................................. 21 1.4.3. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh nấm nông bàn chân................... 23 1.4.4. Phòng bệnh ........................................................................................ 26 1.5. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ............... 28 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 30 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc và yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022 ....................................................................... 30 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 30 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 31
- ii 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở đối tượng nghiên cứu 39 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 39 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 39 2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu xác định thành phần loài nấm bằng hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử .......................... 44 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 44 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2 ................................................. 44 2.4. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu (phụ lục 2 kèm theo) ................. 50 2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................... 50 2.6. Biện pháp khống chế sai số................................................................ 51 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 51 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 52 3.1. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022 .................... 52 3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........................................................ 52 3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông bàn chân .................................................. 54 3.1.3. Yếu tố liên quan đến mắc bệnh ........................................................ 54 3.2. Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 61 3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân .......................................................................... 61 3.2.2. Đặc điểm vị trí tổn thương ................................................................ 63 3.2.3. Đặc điểm tổn thương móng ............................................................... 63 3.2.4. Đặc điểm tổn thương da trong bệnh nấm nông ở bàn chân .............. 69 3.2.5. Kết quả điều trị .................................................................................. 74 3.3. Thành phần loài gây bệnh nấm nông bàn chân .............................. 75 3.3.1. Thành phần loài gây bệnh nấm nông bàn chân ................................. 75
- iii 3.3.2. Thành phần loài gây bệnh nấm nông bàn chân theo thể bệnh .......... 84 Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 90 4.1. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022 .................... 90 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học đối tượng nghiên cứu ..................................... 90 4.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông bàn chân .................................................. 91 4.1.3. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân ............. 94 4.2. Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 96 4.2.1. Đặc điểm tổn thương móng ............................................................... 97 4.2.2. Đặc điểm tổn thương da trong bệnh nấm nông ở bàn chân ............ 101 4.2.3. Kết quả điều trị ................................................................................ 104 4.3. Thành phần loài gây bệnh nấm nông bàn chân ............................ 107 4.3.1. Thành phần loài gây bệnh ............................................................... 107 4.3.2. Thành phần loài theo thể lâm sàng.................................................. 109 KẾT LUẬN .............................................................................................. 115 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Biến số trong nghiên cứu mục tiêu 1 .......................................... 33 Bảng 2.2: Biến số trong nghiên cứu mục tiêu 2 .......................................... 40 Bảng 2.3: Phân độ AFSS của nấm bàn chân ............................................... 42 Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi, khu vực sống, dân tộc, giới tính, học vấn của đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 52 Bảng 3.2: Đặc điểm tính chất công việc, nghề kèm theo, mặt hàng kinh doanh của đối tượng nghiên cứu ................................................. 53 Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông bàn chân ........................................... 54 Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân theo nhóm tuổi 54 Bảng 3.5: Phân tích sự liên quan nhóm tuổi với mắc bệnh nấm nông bàn chân ............................................................................................ 54 Bảng 3.6: Phân tích sự liên quan giữa mắc bệnh và các yếu tố địa dư, giới, trình độ học vấn .......................................................................... 55 Bảng 3.7: Phân tích sự liên quan giữa mắc bệnh và các yếu tố tính chất công việc, mặt hàng kinh doanh ................................................. 56 Bảng 3.8: Phân tích sự liên quan giữa mắc bệnh và các yếu tố tiếp xúc, hành vi, điều kiện lao động ......................................................... 57 Bảng 3.9: Phân tích sự liên quan giữa mắc bệnh và cơ địa của đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 59 Bảng 3.10: Phân tích đa biến yếu tố liên quan mắc bệnh nấm nông bàn chân ở đối tượng nghiên cứu ...................................................... 60 Bảng 3.11: Đặc điểm địa dư, dân tộc, giới tính, học vấn của bệnh nhân ... 61 Bảng 3.12: Đặc điểm tuổi bệnh nhân mắc bệnh nấm nông bàn chân ........ 61 Bảng 3.13: Đặc điểm về tính chất công việc, nghề kèm theo, mặt hàng kinh doanh của bệnh nhân .................................................................. 62 Bảng 3.14: Vị trí tổn thương bệnh nhân mắc bệnh nấm nông bàn chân .... 63 Bảng 3.15: Tổn thương cơ bản bệnh nấm móng chân ............................... 64 Bảng 3.16: Màu sắc móng thay đổi ở bệnh nấm móng chân ...................... 65 Bảng 3.17: Độ cứng của móng tổn thương ................................................ 65 Bảng 3.18: Diện tích móng bị tổn thương do nấm ..................................... 65
- v Bảng 3.19: Số lượng, vị trí móng tổn thương ............................................ 66 Bảng 3.20: Bảng phân bố móng bị tổn thương .......................................... 66 Bảng 3.21: Mức độ nặng bệnh nấm móng chân ........................................ 67 Bảng 3.22: Thể lâm sàng bệnh nấm móng chân ........................................ 68 Bảng 3.23: Tỷ lệ tổn thương do nấm theo từng loại tổn thương cơ bản ở móng chân ................................................................................... 68 Bảng 3.24: Tỷ lệ tổn thương móng do nấm theo thể lâm sàng ................... 69 Bảng 3.25: Vị trí tổn thương da ở bệnh nhân mắc bệnh nấm nông bàn chân ..................................................................................................... 69 Bảng 3.26: Triệu chứng cơ năng bệnh nhân có tổn thương da ................... 70 Bảng 3.27: Đặc điểm ranh giới tổn thương da theo vị trí giải phẫu .......... 70 Bảng 3.28: Một số tổn thương cơ bản da theo vị trí giải phẫu ................... 71 Bảng 3.29: Vị trí tổn thương kẽ ngón vùng bàn chân ................................ 72 Bảng 3.30: Vị trí của tổn thương lâm sàng nghi ngờ ................................. 72 Bảng 3.31: Bảng kết quả xét nghiệm nấm theo bệnh phẩm ...................... 73 Bảng 3.32: Tỷ lệ các bệnh nấm nông ở bàn chân ....................................... 73 Bảng 3.33: Kết quả điều trị thể kẽ ngón của Candida da ........................... 74 Bảng 3.34: Chỉ số xét nghiệm máu trong quá trình điều trị bệnh nấm bàn chân ............................................................................................ 74 Bảng 3.35: Kết quả định danh nấm men bằng môi trường Chromagar ...... 76 Bảng 3.36: Kết quả định danh nấm men bằng PCR-RFLP ........................ 77 Bảng 3.37: Kết quả định danh nấm men kết hợp bằng các phương pháp . 77 Bảng 3.38: Kết quả định danh giống nấm sợi bằng hình thái học .............. 78 Bảng 3.39: Kết quả định danh loài nấm sợi bằng hình thái học ................. 80 Bảng 3.40: Kết quả định danh loài nấm sợi kết hợp hình thái học và sinh học phân tử .................................................................................. 81 Bảng 3.41: Bảng tổng hợp kết quả định danh ............................................ 83 Bảng 3.42: Thành phần loài nấm gây bệnh ở bàn chân .............................. 84 Bảng 3.43: Thành phần loài nấm men gây bệnh nấm móng chân .............. 85 Bảng 3.44: Thành phần loài nấm sợi gây bệnh nấm móng chân ................ 86 Bảng 3.45: Thành phần loài gây bệnh nấm móng thể DSLO ..................... 87
- vi Bảng 3.46: Thành phần loài gây bệnh nấm móng thể lâm sàng khác......... 88 Bảng 3.47: Liên quan giữa thành phần loài và mức độ bệnh nấm móng .. 89 Bảng 3.48: Thành phần loài nấm nông gây bệnh thể kẽ ngón của Candida da và nấm bàn chân ..................................................................... 89
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hình ảnh tổn thương lâm sàng nấm bàn chân............................. 13 Hình 1.2: Công thức hóa học Terbinafine .................................................. 20 Hình 2.1: Kỹ thuật nuôi cấy nấm trên lam kính ......................................... 47 Hình 2.2: Màu sắc Candida trên môi trường ChromAgar .......................... 49 Hình 2.3: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu............................................................ 50 Hình 3.1: Thời gian xuất hiện tổn thương ở móng chân ............................ 64 Hình 3.2: Biểu đồ phân bố điểm OSI của bệnh nhân nấm móng chân ....... 67 Hình 3.3: Hình ảnh bệnh nấm bàn chân (mã số V2045) ............................. 71 Hình 3.4: Cơ cấu nấm sợi và nấm men gây bệnh nấm nông ở bàn chân ... 75 Hình 3.5: Hình ảnh đại thể nấm Aspergillus spp. phân lập được từ bệnh nhân (Mã số N3013) ................................................................... 76 Hình 3.6: Kết quả so sánh trình tự thu được với các trình tự trên ngân hàng gen (Mã số T2015) ...................................................................... 78 Hình 3.7: Hình thái đại thể và vi thể nấm Fusarium (Mã số: D5006) ........ 79 Hình 3.8: Quan hệ phả hệ của một số loài nấm được giải trình tự ............. 82
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm nấm là một trong những bệnh khá phổ biến trên thế giới. Bệnh nấm nông là bệnh gây tổn thương trên da, lông, tóc, móng là một trong những bệnh phổ biến ở người, ảnh hưởng khoảng 20 – 25% dân số thế giới, nhất là các nước thuộc đới khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới [1]. Bàn chân được tính từ dưới hai mắt cá chân đến đầu mút các ngón chân bao gồm gan chân, mu chân [2]. Đây là vị trí chịu toàn bộ trọng lực của toàn cơ thể, thường xuyên tiếp xúc với môi trường, dễ bị chấn thương... Đơn vị móng không có khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào hiệu quả và nấm sản xuất các enzym có hoạt tính phân giải protein, keratin, lipid giúp phân hủy keratin tạo điều kiện cho nấm xâm nhập [3]. Bệnh nấm nông ở bàn chân có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng, đặc biệt là người cao tuổi, có yếu tố nguy cơ như đi giày nhiều, đái tháo đường... Có đến 35% người mắc bệnh lý ở chân được chẩn đoán lâm sàng do nhiễm nấm [4]. Bệnh ngoài gây các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như ngứa, đau tại chỗ, mất móng... còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt, có thể gây ra các vấn đề tâm lý xã hội, dẫn đến nhiễm trùng thứ phát và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [5]. Các yếu tố liên quan đến bệnh đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu như tuổi, giới tính, chấn thương móng, tăng tiết mồ hôi, suy giảm miễn dịch, bệnh mạch máu ngoại biên..., để giảm nguy cơ mắc bệnh cần hạn chế các yếu tố này xuất hiện [3, 6]. Tác nhân gây bệnh được chia thành hai nhóm chính là do nấm sợi (nấm da, nấm mốc) và nấm men (Candida, Malassezia). Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm rất thuận lợi cho nấm phát triển. Nghệ An là tỉnh miền Trung, có nhiều yếu tố thuận lợi cho các bệnh nấm phát triển như nhiệt độ, độ ẩm không khí cao, ảnh hưởng mưa lũ kéo dài, đời sống kinh tế xã hội còn rất khó khăn, nên người dân có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh do nấm. Tiểu thương buôn bán tại các chợ có điều kiện làm việc, sinh hoạt còn chịu ảnh
- 2 hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, khí hậu, công việc vất vả, đời sống chưa cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phác đồ điều trị bệnh nấm bàn chân như vị trí và mức độ tổn thương, loài nấm gây bệnh... Các biện pháp dự phòng thường tập trung vào dự phòng nhiễm khuẩn. Terbinafine là kháng nấm được sử dụng ngày càng rộng rãi trong điều trị nấm cho thấy độ an toàn và hiệu quả trong điều trị so với các thế hệ kháng nấm trước đó [7]. Việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy trình sàng lọc, chẩn đoán sớm; thiếu các thông tin về cơ cấu nấm cũng như tính nhạy cảm với thuốc chống nấm, thời gian điều trị dài, dễ tái phát. Bên cạnh đó, chẩn đoán bệnh nấm nông chủ yếu dựa trên khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm trực tiếp. Ứng dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, định danh nấm bệnh ở bàn chân tại Việt Nam chưa nhiều. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài luận án: “Nghiên cứu tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022”. Với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022. 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở đối tượng nghiên cứu. 3. Xác định thành phần loài nấm bằng hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về nấm và bệnh nấm nông 1.1.1. Đại cương về nấm Theo phân loại của Whittaler (1969), nấm được coi là một giới riêng trong 5 giới (Monera, Protoctista, Plantae, Fungi và Animalia), có những đặc điểm như sau: là những sinh vật nhân thực , có thành tế bào thực sự, dị dưỡng và sinh sản bằng bào tử. Trong tự nhiên, nấm phân bố rất rộng rãi (trong đất, nước, không khí...). Ước tính có trên 1.000.000 loài nấm, hầu hết sống ngoại sinh trong đất, chỉ một số ít ký sinh gây bệnh cho người và động vật và hiện nay đã phát hiện khoảng 400 loài gây bệnh cho người. Trong đó khoảng ¾ gây bệnh tiên phát ở da và dưới da. Những nấm có vai trò trong y học chủ yếu nằm trong 4 ngành: Ngành nấm Tiếp hợp (Zygomycota) sinh bào tử tiếp hợp. Ngành nấm Đảm (Basidiomycota) sinh bào tử đảm. Ngành nấm Túi (Ascomycota) sinh bào tử túi Nấm bất toàn: những loại nấm mà trạng thái hữu tính chưa rõ, trước kia được gọi là “Deuteromycota” hay “Fungi Imperfecti’’, gần đây được gọi Mitosporic fungi, là những bào tử nấm được hình thành phân chia theo hình thức nguyên phân [8]. Phần lớn nấm sống hoại sinh, tuy nhiên một số loại nấm có thể ký sinh gây bệnh ở người và động vật. 1.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm Nấm có hai bộ phận chính là bộ phận sinh dưỡng và bộ phận sinh sản. Dựa vào hình thể nấm được chia làm hai nhóm chính là nấm men và nấm sợi. - Bộ phận sinh dưỡng: có dạng men hoặc dạng sợi. + Nấm men: cấu tạo đơn bào, hình cầu hoặc trái xoan, kích thước 3μm – 15 µm. Khuẩn lạc nấm men thường nhẵn, giống khuẩn lạc của vi khuẩn.
- 4 + Nấm sợi: những sợi tơ nấm có hình ống tròn, phân nhánh, có cấu tạo đa bào. Sợi nấm có hai loại: không vách ngăn và có vách ngăn. Sợi không vách ngăn thường có đường kính lớn (> 5µm) và sợi có vách ngăn thường nhỏ từ 2m - 4 µm. Phần lớn nấm không có màu, một số nấm có màu nâu (Dematiteous). Bề mặt khuẩn lạc thường như bông, len, nhung... Một số nấm sinh sắc tố. - Bộ phận sinh sản: Bào tử thường có thành dày hơn, có những lớp sắc tố như melanin, bào tương cô đặc, một số bào quan không phát triển. Hình thể, số lượng, kích thước và cách sắp xếp bào tử của nấm có giá trị định loại nấm. - Hấp thu: Nấm không có diệp lục tố, không tự tổng hợp chất hữu cơ mà sống dựa vào hấp thu chất hữu cơ có sẵn trong môi trường. Nấm men thường có ít hoặc không có enzym phân giải ngoại, chúng thường xuất hiện ở vùng giàu chất dinh dưỡng hữu cơ hòa tan, sự chuyển động của môi trường lỏng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng liên tục cho chúng. - Dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng của nấm đơn giản: chỉ cần glucid, nitơ, phospat và một số muối khoáng khác. Môi trường Sabouraud là môi trường hay dùng nhất trong nuôi cấy nấm y học. Nấm đề kháng với kháng sinh thông thường nên hay pha kháng sinh vào môi trường nuôi cấy nấm. Một số loại nấm nhạy cảm với cycloheximid. - Đặc điểm sinh thái + Nhiệt độ: phần lớn nấm đẳng nhiệt, phát triển trong dải nhiệt độ 15 - 350C, thường phát triển tốt ở nhiệt độ phòng (22 – 25 0C). Chỉ một số ít phát triển ở 370C. Nhiệt độ bề mặt da rất thích hợp cho nấm phát triển. + Độ ẩm: nấm phát triển mạnh khi ở điều kiện độ ẩm không khí cao, hầu hết các nấm sợi không phát triển khi độ ẩm không khí dưới 70%. Một vài
- 5 Aspergillus spp. có thể mọc trên cơ chất có độ ẩm rất thấp (15 – 16%). Một số nấm màu có khả năng chịu điều kiện khô một thời gian. Tỷ lệ bệnh tăng cao vào mùa hè khi có nhiệt độ, độ ẩm không khí cao. Trên da nấm thường phát triển nơi ẩm ướt như bẹn, kẽ chân, thắt lưng [7, 9]. 1.1.3. Đại cương về bệnh nấm nông ở bàn chân Nấm nông: là nhiễm nấm chỉ xâm nhập vào tổ chức sừng, ví dụ: lớp sừng thượng bì lông, tóc, móng. Tùy mức độ xâm nhập của nấm và đáp ứng miễn dịch của cơ thể mà trên lâm sàng có biểu hiện viêm hạn chế hoặc viêm rõ [7]. Bàn chân được tính từ dưới hai mắt cá chân đến đầu mút các ngón chân, bao gồm gan chân, mu chân [2]. Toàn bộ trọng lực của cơ thể dồn lên bàn chân. Bên cạnh đó, đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với môi trường như đất, nước, chất bẩn... trong làm việc và sinh hoạt hằng ngày, dễ bị chấn thương... Đơn vị móng không có khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào hiệu quả và nấm sản xuất các enzym có hoạt tính phân giải protein, keratin, lipid giúp phân hủy keratin tạo điều kiện cho nấm xâm nhập [3]. Bệnh nấm nông có nhiều cách phân loại theo tác nhân gây bệnh kết hợp vị trí tổn thương, mức độ tổn thương: - Do nấm sợi: nấm da và nấm sợi không phải nấm da (NDM) + Bệnh do nấm da thường được phân loại theo vùng da bị bệnh Nấm thân: là nhiễm nấm da trên da ở thân mình và các chi, ngoại trừ lông, tóc, móng và nếp gấp. Tại bàn chân, nấm thân là tổn thương do nấm da vùng mu chân. Nấm bàn chân: là nhiễm nấm dermatophytes ở vùng lòng bàn chân và kẽ ngón chân. Nấm móng: do nấm da hoặc một số nấm không phải nấm da gây bệnh ở móng. + Do nấm sợi không phải nấm da: NDM là mầm bệnh mới nổi trong
- 6 nấm móng chân. Một số mầm bệnh ít gặp như Scytalidium dimidiatum (S. dimidiatum) và Scytalidium hyalinum (S. hyalinum) đã được báo cáo có thể gây bệnh cho da và móng. - Do nấm men : do Candida spp và các giống nấm men khác như Trichosporon, Meyerozyma caribbica... + Nhiễm Candida da: thể kẽ ngón, thể viêm da tã lót, viêm nang lông do Candida… + Nhiễm Candida niêm mạc: viêm miệng, viêm âm hộ, âm đạo, viêm quy đầu. + Nhiễm Candida quanh móng và móng. + Nhiễm Candida da/niêm mạc mạn tính và u hạt: là biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn, bao gồm cả suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân có rối loạn miễn dịch tế bào dẫn đến không ngăn chặn phát triển của nấm Candida. Gặp ở mặt, da đầu, tay, thân mình [10, 7]. Dựa vào mức độ xâm lấn, phản ứng viêm của cơ thể và mầm bệnh chia nấm nông thành bốn nhóm: - Nấm ngoại biên: là nhiễm nấm ở lớp nông nhất của da, tóc; không gây viêm hoặc viêm hạn chế. Nhóm này bao gồm các bệnh: nấm tóc Piedra đen, nấm tóc Piedra trắng, lang ben và nấm da Nigra. - Nấm da (dermatophytosis): Là nhiễm nấm do nấm có khả năng xâm nhập, nhân lên ở trong tổ chức sừng (da, lông, tóc, móng). Do đặc tính giống nhau về sinh học, hình dạng và sinh bệnh học nên chúng được gọi chung là nấm dermatophytes (nấm da) gồm 3 giống: Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton. Có đặc điểm chung: + Có mối quan hệ loài gần gũi. + Có hoạt tính ưa keratin (keratinolytic). + Là tác nhân gây bệnh nấm da – lây truyền giữa người và động vật. - Nhiễm Candida nông: là nhiễm trùng da, niêm mạc ở lớp thượng bì, do
- 7 Candida spp. và nấm men không phải Candida [7] [11]. 1.2. Tỷ lệ mắc, yếu tố liên quan bệnh nấm nông bàn chân 1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân 1.2.1.1. Tình hình bệnh trên thế giới Tỷ lệ dân số thế giới nhiễm nấm nông khoảng 20 đến 25% [12]. Nghiên cứu 1303 bệnh nhân cao tuổi có bệnh da tại một bệnh viện ở Bangladesh thấy tỷ lệ nhiễm nấm thân là 5,6%, nấm bàn chân chiếm 1.84%, nấm móng 2.14%, nấm Candida da chiếm 5,06% [13]. Các nghiên cứu về nấm nông ở bàn chân vẫn chưa được chú ý đúng mức. Dự án “Achilles” được tiến hành tại 34 vùng của châu Âu (1997 - 1998) chỉ ra rằng qua khám lâm sàng có 35% người nhiễm nấm trên tổng số trường hợp mắc bệnh tại bàn chân. Các kết quả từ nghiên cứu này cho thấy cần phải chú ý nhiều hơn đến các bệnh lý tại bàn chân để dự đoán cũng như ngăn ngừa các bệnh và biến chứng trong tương lai. Đặc biệt nhóm bệnh ở bàn chân gây nên bởi nấm, bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [4]. Tại French Guiana – một vùng khí hậu nhiệt đới ở Nam Mỹ, trong một nghiên cứu hồi cứu từ 2006 – 2009, cho thấy tổn thương do nấm nông tại bàn chân chiếm 22% số trường hợp ghi nhận bị nấm nông. [12]. Tại Brazil, một nghiên cứu hồi cứu 16 năm (1996 -2011) ở bệnh nhân nhiễm nấm da thấy tổn thương tại bàn chân chiếm tỷ lệ 33,08 %, tác nhân chính là T. rubrum (53,3%) và T. intergiditale(43,3%); tổn thương tại móng chân có tác nhân chính cũng là hai loài này [13]. Cũng một nghiên cứu khác về nấm bàn chân và nấm móng tại Tunisia ghi nhận 268 trường hợp mắc nấm móng chân, 78 trường hợp mắc nấm bàn chân. Thể tổn thương bờ bên và bờ xa hay gặp nhất trong nấm móng chân, thể tăng sừng hay gặp nhất trong nấm bàn chân. Số lượng bệnh nhân tăng nhiều về mùa xuân [14].
- 8 Tỷ lệ mắc nấm móng lên đến 5,5% dân số toàn cầu [3]. Bệnh nấm Nigra khá hiếm gặp, chủ yếu là báo cáo ca bệnh từ các vùng nhiệt đới trên thế giới. Lemus- espinoza D khi nghiên cứu hồi cứu bệnh nấm da giai đoạn 2002 - 2012 tại bang Anzoátegui, Venezuela cũng đã phát hiện một trường hợp mắc nấm Nigra [15]. 1.2.1.2. Tình hình bệnh nấm nông ở bàn chân tại Việt Nam Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu về nấm nông tại bàn chân. Nguyễn Cảnh Cầu (2001), nghiên cứu 435 công nhân mỏ than tại Thái Nguyên thấy tỷ lệ mắc bệnh nấm kẽ chân 7,12% [16]. Trương Quang Ánh, Tôn nữ Phương Anh (2003) nghiên cứu 199 trường hợp xét nghiệm trực tiếp nấm dương tính thấy tỷ lệ bị tổn thương do nấm da tại bàn chân là 14 trường hợp, chiếm 7,04% [17]. Trong một nghiên cứu về nấm da tại Nghệ An, Nguyễn Thái Dũng (2015 – 2016) thấy tỷ lệ tổn thương do nấm ở bàn chân là 4,35% trong số 184 bệnh nhân bị nấm da [18]. 1.2.2. Yếu tố liên quan nhiễm nấm nông ở bàn chân - Đặc điểm nhân khẩu học: Nấm nông ở bàn chân thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi, ít gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc nấm móng chân tăng dần theo tuổi [19]. Tỷ lệ nam giới mắc nấm móng chân cao gấp ba lần nữ [20]. Trong đó tỷ lệ mắc nấm bàn chân ở người già trên 60 tuổi là 80% [11]. - Đặc điểm kinh tế, xã hội: Những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước như người bán cá, rửa bát, bán hàng... có nguy cơ cao mắc nhiễm nấm Candida da, quanh móng và móng. Những nghề phải đi giày thường xuyên như bộ đội, nhân viên văn phòng... có nguy cơ mắc nấm bàn chân cao hơn bình thường [19] [21]. - Các yếu tố hành vi: Những yếu tố thuận lợi cho lây truyền và phát triển nấm nông như da bị sang chấn, vi chấn thương, tình trạng da ẩm ướt ( tăng tiết mồ hôi, đi giày
- 9 nhiều, thói quen ít thay tất...) điều kiện thiếu vệ sinh; Chất bã có khả năng ức chế nấm Dermatophytes, vùng bàn chân lại không có tuyến bã nên đây là yếu tố phát triển và tăng nặng bệnh. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự tạo màu của các khuẩn lạc trong môi trường nuôi cấy. Bên cạnh đó, sự nảy mầm của các bào tử giống nấm Trichophyton có liên quan đến nhiệt độ [9]. Độ ẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của nấm.. Khi có độ ẩm cao nấm da phát triển mạnh và tạo điều nhiều bào tử lớn và ngược lại ở tình trạng khô ráo chúng phát triển rất yếu. Trên da người, theo Niomiya J (2000) khả năng xâm nhập lớp sừng của nấm T. rubrum và Trychophyton mentagrophytes (T. mentagrophytes) phụ thuộc nhiều vào độ ẩm trên da [28]. Người có cơ địa tăng tiết mồ hôi, đi dày dép kín, tiếp xúc với nước nhiều tạo môi trường ẩm thấp thuận lợi cho nấm da phát triển. Vì vậy, trong bệnh nấm bàn chân, thể kẽ ngón là thể thường gặp nhất [21]. Các loại nấm men, nấm mốc cũng xâm nhập vào da từ sự phá vỡ hàng rào biểu mô [10]. Việc bàn chân phải chịu áp lực thường xuyên, đặc biệt khi chơi thể thao, lao động có thể tạo nên các vết chai, đây là ổ chứa nguồn bệnh. Nghiên cứu ở quân nhân hải quân tại Thái Lan năm 2015 cho thấy việc đi giày chiến đấu hơn 8 giờ 1 ngày là yếu tố nguy cơ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân; tắm ít hơn 2 lần một ngày và đi dép xăng đan khi tắm được phát hiện là yếu tố có giảm nguy cơ mắc bệnh [22]. Theo một số nghiên cứu tỷ lệ mắc nấm bàn chân cao hơn ở những người sử dụng phòng tắm chung, vòi sen, hồ bơi. Ngoài sự hiện diện của nấm trong môi trường thì còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm có thể mang tính di truyền hoặc khả năng của hệ miễn dịch chống lại nấm xâm nhập và nhân lên. Nghiên cứu tại Tunisia (2013 - 2014) thấy các yếu tố hành vi liên quan đến mắc nấm nông ở bàn chân là sử dụng chất tẩy rửa, sử dụng nhà tắm công cộng, đi giày chật, đến bể bơi [23]. + Yếu tố cơ địa: Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào có vai trò quan trọng dẫn đến
- 10 sự lây nhiễm nấm da ở người, sự thiếu hụt miễn dịch làm cho bệnh lan rộng, phát triển và hay tái phát. Những người có bệnh lý: bệnh động mạch ngoại biên, đái tháo đường và suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch...) cũng có nguy cơ cao hơn mắc nấm ở bàn chân. Tỷ lệ bệnh nhân mắc nấm móng tương đối cao ở bệnh nhân bị vảy nến [24]. Tình trạng suy giảm miễn dịch, đái tháo đường là những yếu tố nguy cơ của nấm móng [25].Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng có thể có khuynh hướng bẩm sinh trong sự phát triển của tổn thương do nấm [26]. Nấm móng tay, móng chân có thể là nguồn lây nhiễm nấm ra vị trí khác của cơ thể. Nấm bàn chân cũng có thể gây nấm móng chân. Móng chân là ổ chứa nấm , cũng gây nguy cơ tái phát sau này. Có thể bị nấm móng và gãi gây xây xát tạo điều kiện đồng thời nấm xâm nhập [1]. Một Scoping review về nấm nông bàn chân cho thấy các dụng cụ dùng chung trong gia đình như giày dép, ga trải giường, dụng cụ cắt móng, vải lanh, vật nuôi có thể là nguồn lây nhiễm bệnh lâu dài [27]. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiền sử bị bệnh nấm bàn chân, gia đình có người mắc bệnh nấm nông, khí hậu nóng ẩm, tăng tiết mồ hôi (đặc biệt là tăng tiết mồ hôi ở gan bàn chân), tiếp xúc lâu với nước ở chân, tắm chung/tắm rửa chung, sử dụng hồ bơi công cộng, chăm sóc chân không đầy đủ, vệ sinh cá nhân kém, loét hoặc rách da bàn chân, đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại biên, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, béo phì, suy giảm miễn dịch, trầm cảm, tâm thần phân liệt và yếu tố di truyền là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm bàn chân [21]. 1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân gây bệnh nấm nông ở bàn chân 1.3.1. Đặc điểm lâm sàng và tác nhân gây bệnh 1.3.1.1. Nấm móng Triệu chứng cơ năng: không triệu chứng hoặc đau, dị cảm tại vị trí móng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 256 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 244 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 234 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 194 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 177 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 416 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 64 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 194 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 38 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 161 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 67 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 177 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 36 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 60 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 29 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 37 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn