intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng tạo hình Dây chằng chéo sau qua nội soi kỹ thuật tất cả bên trong

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:194

35
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là nghiên cứu một số chỉ số giải phẫu của DCCS ứng dụng trong phẫu thuật nội soi tạo hình DCCS. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tạo hình DCCS sử dụng mảnh ghép gân hamstring tự thân kỹ thuật tất cả bên trong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng tạo hình Dây chằng chéo sau qua nội soi kỹ thuật tất cả bên trong

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO         BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ VĂN MINH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẠO HÌNH DÂY CHẰNG CHÉO SAU  QUA NỘI SOI KỸ THUẬT TẤT CẢ  BÊN TRONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. HÀ NỘI ­ 2018
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ VĂN MINH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẠO HÌNH DÂY CHẰNG CHÉO SAU  QUA NỘI SOI KỸ THUẬT TẤT CẢ  BÊN TRONG  Chuyên ngành : Chấn thương chỉnh hình và tạo hình Mã số : 62720129 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC     Người hướng dẫn khoa học:           PGS.TS. NGÔ VĂN TOÀN
  4. HÀ NỘI ­ 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi  xin bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn của tôi:  PGS.TS. Ngô Văn Toàn­ Thầy đã hết lòng dìu dắt, hướng dẫn tôi trong suốt   quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi vô cùng cảm ơn các thầy trong hội đồng đánh giá luận án đã đóng  góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Ngoại   Trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi  trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Đảng  ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Ban lãnh đạo viện   chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt  Đức, Ban lãnh đạo khoa  phẫu thuật chi trên và y học thể  thao, khoa giải phẫu bệnh­ Bệnh   viện Việt Đức, Bộ  môn giải phẫu Trường Đại học Y dược TP. Hồ  Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Ban giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ban lãnh đạo khoa Chấn   thương chỉnh hình­ thần kinh­ cột sống Bệnh viện Đại học Y Hà Nội  đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các bác sĩ, cán bộ nhân viên Viện   chấn thương chỉnh hình, khoa gây mê hồi sức, phòng kế  hoạch tổng hợp  Bệnh viện Việt Đức đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đồng nghiệp, các em   sinh viên luôn động viên, giúp đỡ  tôi trong suốt quá trình học tập nghiên   cứu.
  5. Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ, các anh chị, vợ và hai con đã luôn cổ vũ,  động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi vượt qua những khó khăn trong  suốt quá trình nghiên cứu để đạt được kết quả ngày hôm nay. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018 Đỗ Văn Minh
  6. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Đỗ Văn Minh, nghiên cứu sinh khóa 33 Trường Đại Học Y  Hà Nội, chuyên nghành chấn thương chỉnh hình và tạo hình, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự  hướng   dẫn của thầy PGS.TS. Ngô Văn Toàn. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ  nghiên cứu nào khác đã  công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung   thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ  sở  nơi   nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn ch ịu trách nhi ệm tr ướ c pháp luậ t về nh ững cam  kết này. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018 Người viết cam đoan Đỗ Văn Minh
  7. CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTN : Bó trước ngoài BST : Bó sau trong CHT : Cộng hưởng từ cs : cộng sự DCBN : Dây chằng bên ngoài DCBT : Dây chằng bên trong DCCT : Dây chằng chéo trước DCCS : Dây chằng chéo sau ĐK : Đường kính Đ­ SC : Đùi­ sụn chêm KC : Khoảng cách LCT : Lồi cầu trong MCT : Mâm chày trong NB : Người bệnh SCN : Sụn chêm ngoài SCT : Sụn chêm trong XQ : X quang Δ : Chênh lệch
  8. MỤC LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  10. DANH MỤC HÌNH
  11. 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Dây chằng chéo sau (DCCS) cùng với dây chằng chéo trước (DCCT)  là thành phần quan trọng trong sự  đảm bảo vững chắc về  mặt động học   theo chiều trước sau của khớp gối. Tổn thương DCCS ít gặp hơn nhiều so   với tổn thương DCCT. Tỷ lệ tổn thương DCCS rất thay đổi tùy thuộc vào  đối tượng bị chấn thương khớp gối [1]. Tổn thương DCCS chiếm khoảng   2%   tổng   số   chấn   thương   khớp   gối   do   tai   nạn   học   đường   ở   Mỹ   [2].  Shelbourne và cộng sự  (cs) điểm lại y văn ghi nhận tổn thương DCCS   chiếm khoảng 1­44% tổng số chấn thương khớp gối cấp tính ở  vận động  viên [3]. Tổn thương DCCS có thể  đơn thuần hoặc phối hợp với các tổn  thương khác của khớp gối. Spiridonov và cs ghi nhận chỉ  có khoảng 18%   trong tổng số  các trường hợp tổn thương DCCS là tổn thương đơn thuần  [4]. Beck và cs ghi nhận 79% các trường hợp tổn thương đa dây chằng  khớp gối có kèm theo tổn thương của DCCS [5]. Fanelli và cs thông báo có  tới 46%, 31% và 62% các trường hợp tổn thương DCCS kèm theo với tổn  thương của DCCT, dây chằng bên trong (DCBT) và góc sau ngoài theo thứ  tự trên [6].  Trong hơn 30 năm trở lại đây, với nhiều nghiên cứu cơ  bản về  giải  phẫu và cơ  sinh học của DCCS đã giúp các bác sĩ chấn thương chỉnh hình  có sự hiểu biết toàn diện hơn về DCCS và vai trò của nó [7]. Điều trị phẫu  thuật tạo hình DCCS được đặt ra cho những trường hợp tổn thương nặng  DCCS hoặc tổn thương DCCS có kèm theo tổn thương các cấu trúc khác  của khớp gối phối hợp. Mặc dù vậy, phẫu thuật tạo hình DCCS không  phải là một phẫu thuật đơn giản và kết quả  điều trị  cũng không được  ngoạn mục như  phẫu thuật tạo hình DCCT  [8]. Năm 1983, Clancy và cs  được coi là người đầu tiên công bố  kết quả bước đầu của phẫu thuật tạo 
  12. 12 hình DCCS theo giải phẫu [9]. Từ  đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu về  phẫu thuật tạo hình DCCS được công bố. Về cơ  bản phẫu thuật tạo hình  DCCS có 2 trường phái kỹ  thuật: Kỹ  thuật tạo hình DCCS gắn diện bám  chày và kỹ thuật tạo hình DCCS với đường hầm xuyên chày [7], [10]. Trên  nền tảng của 2 trường phái kỹ  thuật này, nhiều biến thể  của các phương   pháp tạo hình DCCS đã ra đời và phát triển. Gần đây nhất, với sự phát triển  của dụng cụ phẫu thuật nội soi khớp gối và các phương tiện cố định mảnh   ghép, kế thừa và phát huy những thành tựu của phẫu thuật nội soi tạo hình  DCCT, phẫu thuật nội soi tạo hình DCCS kỹ  thuật tất cả  bên trong đã ra   đời và bước đầu được áp dụng trên lâm sàng. Bên cạnh nhiều ưu điểm bao  gồm: không cần mảnh ghép có chiều dài lớn như trong phẫu thuật tạo hình  DCCS với đường hầm xuyên chày hay mảnh ghép cần có nút xương như  trong phẫu thuật tạo hình DCCS gắn diện bám chày tại chỗ, chủ động điều  chỉnh tăng đường kính mảnh ghép với nguồn gân tự  thân, khoan đường  hầm xương ngắn nên hạn chế  được mất xương, ít đau sau mổ  so với các  kỹ thuật tạo hình DCCS kinh điển…, phẫu thuật tạo hình DCCS kỹ  thuật  tất cả  bên trong cũng có một số  thách thức nhất định đòi hỏi phẫu thuật   viên cần có sự  hiểu biết đầy đủ  về  giải phẫu của DCCS cũng như  kỹ  thuật mổ.  Ở  các nước phát triển những công trình nghiên cứu về  giải phẫu, cơ  sinh học của DCCS là nền tảng ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình DCCS.   Tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu giải phẫu DCCS được công bố  nhưng mới dừng lại ở những báo cáo đơn lẻ [11]. Hằng ngày, các bác sĩ chấn  thương chỉnh hình vẫn thực hiện những ca mổ  tạo hình DCCS dựa trên sự  hiểu biết về giải phẫu của DCCS được công bố  trên y văn và kinh nghiệm   lâm sàng. Với mong muốn tìm hiểu đặc điểm giải phẫu của DCCS ở người   Việt trưởng thành,  ứng dụng trong điều trị  tạo hình DCCS cho người Việt  
  13. 13 nhằm đạt hiệu quả  điều trị  cao nhất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài   “Nghiên cứu  ứng dụng tạo hình DCCS qua nội soi kỹ  thuật tất cả  bên   trong” nhằm hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu một số  chỉ  số  giải phẫu của DCCS  ứng dụng trong   phẫu thuật nội soi tạo hình DCCS. 2. Đánh giá kết quả  phẫu thuật nội soi tạo hình DCCS sử  dụng   mảnh ghép gân hamstring tự thân kỹ thuật tất cả bên trong.
  14. 14 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu DCCS DCCS cùng với DCCT là hai dây chằng nằm trong bao khớp nhưng   nằm ngoài bao hoạt dịch của khớp gối. DCCS có chiều dài trung bình từ  32­ 38mm, diện tích trung bình của mặt cắt ngang đoạn giữa dây chằng là  31,2  mm2,  rộng  hơn  khoảng   1,5  lần   DCCT.   Diện  bám   chày   và  đùi   của  DCCS  rộng hơn gấp 3 lần thiết diện cắt ngang  đoạn giữa dây chằng.  DCCS chịu được sức căng khoảng 739­ 1627 N. Về mặt giải phẫu DCCS to   và chắc khỏe hơn DCCT [8]. Hiểu biết về giải phẫu của DCCS, đặc biệt   là giải phẫu diện bám của dây chằng là rất quan trọng để  tạo hình DCCS  đúng giải phẫu nên được nhiều nhà giải phẫu và chấn thương chỉnh hình  quan tâm. Hình 1.: Giải phẫu khớp gối và dây chằng chéo [12]  1.1.1. Giải phẫu diện bám đùi của DCCS
  15. 15 Diện bám đùi của DCCS trải dài hơn 20mm theo hướng trước sau,   ngang từ  mái của lồi cầu đùi đến mặt trong của diện gian lồi cầu. Diện   bám đùi của DCCS có hình nửa vầng trăng, được giới hạn về  phía xa bởi  diện sụn của lồi cầu trong (LCT) xương đùi. Hình thái diện bám đùi của  DCCS rất thay đổi phụ  thuộc vào sự có mặt của dây chằng đùi­ sụn chêm  (Đ­ SC). DCCS không chỉ đơn thuần bám vào mặt trong của diện gian lồi cầu  mà còn bám vào phần mái của diện gian lồi cầu xương đùi. Quan sát diện  gian lồi cầu xương đùi từ trước ra sau nhận thấy diện bám đùi của DCCS  trải dài từ vị trí khoảng từ 12 giờ đến 1 giờ ở phía trên đến vị trí khoảng 7   giờ  30 đến 8 giờ   ở  phía dưới đối với khớp gối trái và từ  vị  trí khoảng 11   giờ  đến 12 giờ   ở  phía trên đến vị  trí 4 giờ  30 đến 4 giờ  đối với khớp gối  phải. Dây chằng Đ­ SC trước (nếu có) chạy ngang qua DCCS, bám gần sát  diện sụn khớp của lồi cầu xương đùi. Nhìn diện bám đùi của DCCS  ở  khớp gối đã được cắt bỏ  DCCS, chúng ta nhận thấy phần bám chính của   DCCS vào lồi cầu đùi, tương ứng với diện bám của bó trước ngoài (BTN),  nằm ở vị trí từ 9 giờ đến 12 giờ theo chiều kim đồng hồ đối với khớp gối   trái và từ  3 đến 12 giờ  theo chiều ngược chiều kim đồng hồ  đối với khớp   gối phải. Diện bám đùi của DCCS còn có thể mở rộng hơn về phía dưới và  ra sau, tương ứng với diện bám của bó sau trong (BST). Hình dạng và diện  tích diện bám đùi BTN khá tương đồng ở hầu hết các khớp gối nhưng hình  dạng và diện tích diện bám đùi của toàn bộ  DCCS thường khác nhau do  kích thước của BST gây nên.
  16. 16 Hình 1.: Vị trí giải phẫu diện bám đùi của DCCS [13] Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau mô tả  diện tích diện bám đùi của  DCCS và các bó cấu thành của DCCS. Diện tích diện bám đùi của DCCS  cũng như các bó cấu thành của DCCS rất thay đổi phụ thuộc vào từng nghiên  cứu, tuy nhiên đa số  các tác giả  đều thừa nhận diện tích diện bám đùi của   BTN thường giao động trong phạm vi hẹp và chiếm diện tích lớn hơn so với   BST. Bảng 1.: Diện tích diện bám đùi của DCCS Diện tích diện bám đùi (mm2) Nghiên cứu DCCS BTN BST Takahashi và cs [14] 58,0 ± 25,4 64,6 ± 24,7 Lopes và cs [15] 209,0 ± 33,82 118,0 ± 23,95 90,0 ± 16,3 Gali và cs [16] 87,80 ± 31,42 47,13 ± 19,14 40,67 ± 16,19 1.1.2. Giải phẫu diện bám chày của DCCS Quan sát mâm chày từ trên xuống dưới nhận thấy diện bám chày của   DCCS nằm tương đối gọn trên bề  mặt của mâm chày, giữa sừng sau của   hai sụn chêm. Quan sát diện bám chày từ sau ra trước nhận thấy, diện bám  chày của DCCS còn mở  rộng hơn về  phía dưới của bờ  sau bề  mặt mâm 
  17. 17 chày. Phía trên bờ sau của bề mặt mâm chày, diện bám chày của DCCS chủ  yếu là của BTN. Diện bám của BST chủ yếu nằm  ở phía sau dưới bờ sau  bề  mặt mâm chày. Diện bám chày của BTN phủ  gần toàn bộ  phần mặt  phẳng nằm giữa diện gian lồi cầu đùi của mâm chày sau, từ  bờ  sau diện   bám của sừng sau sụn chêm trong (SCT) đến vị trí cách bờ sau của bề mặt   mâm chày khoảng 2mm, có hình thang và mở  rộng về  phía sau. Diện bám   chày của BST nằm liên tiếp với diện bám chày của BTN từ vị trí cách bờ  sau của bề  mặt mâm chày khoảng 2mm về  phía trước đến phía sau dưới,  qua bờ sau của bề mặt mâm chày xuống phía dưới. Những bó sợi sau nhất   của BST hòa cùng với những bó sợi của màng xương chày và bao khớp gối  phần bám vào phía sau của đầu trên xương chày, và được nhận biết bởi  một gờ  ngang  ở  mặt sau xương chày. Hình thái diện bám chày của DCCS   phản ánh đường đi của các bó sợi của BST, chạy chếch ra sau­ ngoài và   xuống dưới. Vì vậy diện bám chày của BST nằm ở phía ngoài và dưới hơn   diện bám chày của BTN. Những bó sợi sau cùng của DCCS bám xuống  dưới bờ  sau của bề  mặt mâm chày, mở  rộng xuống phía dưới, bám vào  thành sau của xương chày gần với diện bám của gân cơ  khoeo vào xương  chày. Hình 1.: Giải phẫu diện bám chày của DCCS nhìn từ trên xuống dưới   (A) và nhìn từ sau ra trước (B)  [13]
  18. 18 Tương tự  diện bám  đùi của DCCS, diện tích diện bám chày của  DCCS và từng bó cấu thành rất thay đổi tùy thuộc vào nghiên cứu của từng   tác giả. Bảng 1.: Diện tích diện bám chày của DCCS Diện tích diện bám chày (mm2) Nghiên cứu DCCS BTN BST Takahashi và cs [14] 46,7 ± 15,6 115,8 ± 54,6 Gali và cs [17] 88,33 ± 21,66 46,79 ± 14,10 41,54 ± 9,75 Tajima và cs [18] 93,1 ± 16,6 150,8 ± 31,0 Harner và cs [19] 70 ± 26 62 ± 17 1.1.3. Cấu trúc của DCCS Phân chia cấu trúc của DCCS dựa vào đường đi của các bó sợi của  dây chằng là một việc làm khó khăn và không thống nhất. Các nhà giải  phẫu ghi nhận DCCS là một cấu trúc phức tạp. Girgis và Marshall ghi nhận  DCCS gồm 2 bó nhưng không thể tách rời [20]. Quan điểm phổ  biến nhất  được nhiều tác giả  công nhận là DCCS gồm 2 bó chức năng là BTN và   BST [13]. Một số nhà giải phẫu tin rằng, phân chia DCCS thành 2 bó là quá  đơn giản. Trent và cs sự phân chia DCCS thành bó trước, bó giữa và bó sau  [21]. Một số ít quan điểm cho rằng, dây chằng Đ­ SC sau được coi như bó  thứ ba của DCCS. Cũng có quan điểm cho rằng DCCS là một cấu trúc liên  tục gồm nhiều bó sợi liên tiếp nhau. Trong trường hợp này, DCCS gồm 4   phần hợp thành: phần trước, phần giữa, phần dọc sau và phần xiên sau.   Makris và cs phân chia DCCS thành 4 bó: bó trước, bó giữa, bó dọc sau và  bó xiên sau. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, một số  trường hợp đã không  biệt lập được bó trước và bó giữa về mặt giải phẫu [22]. Trở lại với quan điểm được công nhận rộng rãi nhất là DCCS có cấu  trúc hai bó. Các bó sợi của DCCS có thể chia thành 2 bó chức năng là BTN  
  19. 19 và BST. Sự phân chia DCCS thành 2 bó là sự phân chia nhân tạo chứ không   phải sự  phân chia giải phẫu vốn có của dây chằng. Có thể  phẫu tích để  tách DCCS thành BTN và BST dựa vào sự căng, chùng khác nhau của các bó   sợi cấu thành nên DCCS trong hoạt động gấp­ duỗi khớp gối. Có thể  dễ  dàng nhận ra rằng, BTN bám chủ yếu vào phần mái của diện gian lồi cầu   đùi trong khi BST bám chủ yếu vào mặt trong diện gian lồi cầu đùi. Có sự  chồng lấn của các bó sợi cấu thành nên DCCS từ trước ra sau. BTN có thiết  diện cắt ngang to hơn BST và nó cũng khỏe hơn BST rất nhiều [13]. Các bó sợi của DCCS không xoắn quanh nhau trong khi duỗi gối.   BTN nằm  ở phía trước và BST nằm ở phía sau nên các bó sợi trước là các  bó sợi ngắn nhất còn các bó sợi sau là các bó sợi dài nhất. Một mốc giải   phẫu quan trọng cần được xác định của DCCS là các bó sợi xiên sau của  DCCS. Các bó sợi này đôi khi có thể bị nhầm lẫn với dây chằng Đ­ SC sau   nếu không xác định rõ điểm bám của nó. Giống với dây chằng Đ­ SC sau,   các bó sợi xiên sau nằm  ở  phía sau của DCCS, chạy theo một đường hơi   nghiêng, từ mặt trong diện gian lồi cầu xương đùi ra ngoài và xuống dưới  nhưng các bó sợi này không bám tận vào sừng sau của sụn chêm ngoài  (SCN) mà đến bám tận vào xương chày  ở  phía sau dưới sừng sau SCN.  Điều này có thể  gây nên nhầm lẫn trong chẩn đoán nội soi giữa đứt hoàn  toàn DCCS trong khi dây chằng Đ­ SC sau còn nguyên vẹn với đứt bán  phần của DCCS.
  20. 20 Hình 1.: Cấu trúc hai bó của DCCS [13] 1.1.4. Vận động của các bó cấu thành DCCS trong động tác gấp­ duỗi   gối Quan sát DCCS trong quá trình gấp duỗi khớp gối chỉ  ra vận động  khác nhau của các bó cấu thành nên DCCS. Có 3 cấu trúc chính được nhắc  tới trong vận động của DCCS là BTN, BST và dây chằng Đ­SC. Sự  thay  đổi chiều dài của từng bó sợi cho chúng ta biết vai trò của chúng trong việc  kiểm soát sự  trượt ra sau của mâm chày so với xương đùi trong khi gấp­   duỗi gối. DCCS được biết đến là yếu tố  quan trọng nhất chống lại sự  trượt ra sau của mâm chày so với xương đùi trong quá trình gấp gối. Đầu tiên, phải kể  đến vai trò của BST. BST  ở trạng thái căng, nằm  thẳng theo hướng từ  diện bám đùi đến diện bám chày  ở  tư  thế  duỗi gối.  Bởi vậy nó không căng để  chống lại sự trượt ra sau của mâm chày nhưng  nó có vai trò chống lại sự duỗi gối quá mức. BST sẽ chùng lại khi bắt đầu  gấp gối. Trong quá trình gấp gối, BST di chuyển ngang giữa mặt trong của   diện gian lồi cầu xương đùi và BTN. Khi gấp gối vào sâu hơn (gấp gối ≥  90 độ), diện bám của BST di chuyển ra trước và lên trên so với mâm chày  và BST lúc này trở nên căng hơn so với trước. Vì vậy trong tư thế gấp sâu  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0