intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu vai trò của siêu âm doppler xuyên sọ trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu vai trò của siêu âm doppler xuyên sọ trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát tần suất và mức độ biến đổi vận tốc dòng máu và chỉ số mạch đập của động mạch não giữa đo bằng Doppler xuyên sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng; Xác định mối tương quan giữa áp lực tưới máu não ước lượng qua siêu âm Doppler xuyên sọ và áp lực tưới máu não tính toán từ phương pháp đo trực tiếp trong nhu mô não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu vai trò của siêu âm doppler xuyên sọ trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÂU THỊ MỸ AN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ TRONG HỒI SỨC BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÂU THỊ MỸ AN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ TRONG HỒI SỨC BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG CHUYÊN NGÀNH: GÂY MÊ HỒI SỨC MÃ SỐ: 62.72.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH 2. PGS.TS. TRẦN MINH HOÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả luận án Châu Thị Mỹ An
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i MỤC LỤC ....................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ................ v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .......................................................... xi ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Các vấn đề liên quan đến chấn thương sọ não .......................................... 4 1.2. Vai trò của siêu âm Doppler xuyên sọ trong theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não nặng ................................................................................. 13 1.3. Tình hình nghiên cứu về siêu âm Doppler xuyên sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng ................................................................................. 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 33 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 33 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 33
  5. iii 2.3. Cỡ mẫu của nghiên cứu ........................................................................... 34 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 35 2.5. Các biến số nghiên cứu ........................................................................... 35 2.6. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 41 2.7. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 43 2.8. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 47 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................... 48 Chương 3. KẾT QUẢ ................................................................................... 50 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ..................................................... 50 3.2. Tần suất và mức độ biến đổi vận tốc dòng máu và chỉ số mạch đập của động mạch não giữa ................................................................................ 54 3.3. Tương quan giữa chỉ số mạch đập của động mạch não giữa với áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não ........................................................................... 60 3.4. Tương quan giữa áp lực tưới máu não ước lượng qua siêu âm Doppler xuyên sọ và áp lực tưới máu não tính toán bằng áp lực nội sọ ............... 79 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 81 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ..................................................... 81 4.2. Tần suất và mức độ biến đổi vận tốc dòng máu và chỉ số mạch đập của động mạch não giữa ................................................................................ 85
  6. iv 4.3. Tương quan giữa chỉ số mạch đập của động mạch não giữa với áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não ........................................................................... 97 4.4. Tương quan giữa áp lực tưới máu não ước lượng qua siêu âm Doppler xuyên sọ và áp lực tưới máu não tính toán bằng áp lực nội sọ ............. 105 KẾT LUẬN ................................................................................................... 112 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 113 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT CHỮ VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT TẮT ACA Anterior cerebral artery Động mạch não trước BA Basal artery Động mạch thân nền CBF Cerebral blood flow Lưu lượng máu não CMD Cerebral microdialysis Vi thẩm tích não CI Confidence interval Khoảng tin cậy CO2 Carbon dioxide Thán khí CPP Cerebral perfusion pressure Áp lực tưới máu não eCPP Estimated cerebral Áp lực tưới máu não ước perfusion pressure lượng eCVR Estimated cerebrovascular Dự trữ mạch máu não ước reserve lượng EEG Electroencephalogram Điện não đồ FV Flow velocity Vận tốc dòng máu FVd Diastolic maximal flow Vận tốc dòng máu tối đa thì velocity tâm trương FVm Mean flow velocity Vận tốc dòng máu trung bình FVmax Maximal flow velocity Vận tốc dòng máu tối đa FVs Systolic maximal flow Vận tốc dòng máu tối đa thì velocity tâm thu ICP Intracranial pressure Áp lực nội sọ LR Lindegaard ratio Tỉ số Lindegaard
  8. vi MAP Mean arterial pressure Huyết áp động mạch trung bình MCA Middle cerebral artery Động mạch não giữa NIRS Cerebral oxygen saturation Quang phổ cận hồng ngoại OA Ophthalmic artery Động mạch mắt PbtO2 Partial pressure of brain Áp lực riêng phần oxy nhu tissue oxygen mô não PCA Posterior cerebral artery Động mạch não sau PCO2 Partial pressure of carbon Áp suất riêng phần CO2 dioxide PMD Power-motion mode Siêu âm Doppler năng Doppler lượng động PI Pulsatility index Chỉ số mạch đập PtiO2 Brain tissue oxygen Áp lực oxy nhu mô não pressure RI Resistive index Chỉ số kháng trở SjvO2 Jugular venous oxygen Bão hoà oxy tĩnh mạch saturation cảnh TCCS Transcranial color-coded Siêu âm mã hoá màu xuyên sonography sọ TCD Transcranial Doppler Siêu âm Doppler xuyên sọ (ultrasound) VA Vertebral artery Động mạch đốt sống VMR Vasomotor reserve Dự trữ co dãn mạch máu
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Các thông số xác định các động mạch não và vận tốc dòng máu bình thường (vận tốc trung bình)............................................................................. 14 Bảng 1.2: Giá trị bình thường của các thông số TCD ..................................... 15 Bảng 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng vận tốc dòng máu và các chỉ số mạch đập . 16 Bảng 2.1: Thang điểm hôn mê Glasgow ......................................................... 37 Bảng 2.2: Thông số siêu âm Doppler xuyên sọ động mạch não giữa tham khảo ........................................................................................................................ 40 Bảng 3.1: Đặc điểm giới, tuổi của mẫu nghiên cứu ........................................ 50 Bảng 3.2: Trung bình điểm Glasgow ở các thời điểm .................................... 51 Bảng 3.3: Đặc điểm tổn thương não trên phim cắt lớp ................................... 51 Bảng 3.4: Trung bình áp lực nội sọ theo thời gian .......................................... 52 Bảng 3.5: Phân loại giá trị áp lực nội sọ ......................................................... 52 Bảng 3.6: Đặc điểm điều trị ............................................................................ 52 Bảng 3.7: Tỉ lệ tử vong sớm trong quá trình nghiên cứu ................................ 53 Bảng 3.8: Biến đổi thông số siêu âm động mạch não giữa ............................. 54 Bảng 3.9: So sánh biến đổi thông số siêu âm giữa nhóm áp lực nội sọ bình thường và nhóm áp lực nội sọ tăng ................................................................. 55 Bảng 3.10: So sánh thông số siêu âm giữa các nhóm điểm Glasgow ............. 56 Bảng 3.11: So sánh thông số siêu âm giữa nhóm bệnh nhân sống và nhóm bệnh nhân tử vong sớm ............................................................................................ 56 Bảng 3.12: So sánh giá trị trung bình của chỉ số mạch đập theo tuổi, thời gian, áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não............................................................... 57 Bảng 3.12: Tần suất và mức độ co thắt động mạch não giữa ......................... 58
  10. viii Bảng 3.14: Vị trí và mức độ co thắt động mạch não giữa............................... 58 Bảng 3.15: Diễn tiến co thắt động mạch não giữa .......................................... 59 Bảng 3.16: Mức độ phù hợp của siêu âm Doppler xuyên sọ và đầu dò nhu mô não trong chẩn đoán tăng áp lực nội sọ ........................................................... 69
  11. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1: Tương quan giữa chỉ số mạch đập và áp lực tưới máu não .. 19 Biểu đồ 3.1: Thời gian khảo sát siêu âm Doppler xuyên sọ ...................... 53 Biểu đồ 3.2: Thời điểm co thắt động mạch não giữa ................................. 59 Biểu đồ 3.3: Tương quan chung giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ 60 Biểu đồ 3.4: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ trong 5 ngày đầu sau chấn thương .......................................................................... 61 Biểu đồ 3.5: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ ngày 6 – 10 sau chấn thương .................................................................................... 62 Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ sau 10 ngày sau chấn thương ......................................................................................... 63 Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ nhóm áp lực nội sọ bình thường ≤ 20 mmHg ........................................................... 64 Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ nhóm áp lực nội sọ tăng > 20 mmHg ........................................................................ 65 Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ nhóm FVm < 120 cm/s .................................................................................................. 66 Biểu đồ 3.10: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ nhóm 120  FVm < 150 cm/s ..................................................................................... 67 Biểu đồ 3.11: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ nhóm FVm ≥ 150 cm/s ......................................................................................... 68 Biểu đồ 3.12: Tương quan chung giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não .............................................................................................................. 70 Biểu đồ 3.13: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não trong 5 ngày đầu sau chấn thương ............................................................. 71
  12. x Biểu đồ 3.14: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não ngày 6 – 10 sau chấn thương ...................................................................... 72 Biểu đồ 3.15: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não sau 10 ngày sau chấn thương ..................................................................... 73 Biểu đồ 3.16: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não nhóm áp lực tưới máu não giảm < 65 mmHg ............................................ 74 Biểu đồ 3.17: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não nhóm áp lực tưới máu não bình thường ≥ 65 mmHg ................................. 75 Biểu đồ 3.18: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não nhóm FVm < 120 cm/s............................................................................... 76 Biểu đồ 3.19: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não nhóm 120  FVm < 150 cm/s .................................................................... 77 Biểu đồ 3.20: Tương quan giữa chỉ số mạch đập với áp lực tưới máu não nhóm FVm ≥ 150 cm/s ............................................................................... 78 Biểu đồ 3.21: Tương quan giữa eCPP1 với CPP ....................................... 79 Biểu đồ 3.22: Tương quan giữa eCPP2 với CPP ....................................... 80
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1: Các hình ảnh siêu âm Doppler xuyên sọ thể hiện bằng kỹ thuật M- mode hay PMD .......................................................................................... 13 Hình 1.2: Vị trí các cửa sổ đầu dò.............................................................. 13 Hình 1.3: Sóng vận tốc dòng máu trên siêu âm Doppler xuyên sọ ............ 15 Hình 1.4: Hình dạng sóng siêu âm khi áp lực tưới máu não giảm dần ...... 19 Hình 2.1: Máy siêu âm Doppler xuyên sọ Digital Transcranial Spencer ST3 ................................................................................................................... 42 Hình 2.2: Máy và đầu dò đo áp lực nội sọ trong nhu mô não của Codman ................................................................................................................... 42 Sơ đồ 2.1: Lưu đồ nghiên cứu .................................................................... 43
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng áp lực nội sọ và thiếu máu não là hai diễn tiến quan trọng sau chấn thương sọ não nặng, đây là mục tiêu của việc theo dõi và điều trị bệnh nhân. Trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, việc theo dõi áp lực nội sọ và tưới máu não cần được tiến hành sớm và liên tục. Tiêu chuẩn vàng trong theo dõi tại giường và điều trị chấn thương sọ não nặng là đo áp lực nội sọ, từ đó tính được áp lực tưới máu não [28], [64], nhưng là phương pháp xâm lấn và cần chuẩn bị phương tiện và môi trường để thực hiện. Các phương pháp hình ảnh học để đánh giá tổn thương não và lưu lượng máu não tuy không xâm lấn nhưng phải di chuyển bệnh nhân đến nơi có phương tiện và không thể thực hiện liên tục để theo dõi tiến triển của bệnh. Siêu âm Doppler xuyên sọ là phương tiện không xâm lấn giúp đánh giá tương đối lưu lượng máu não thông qua vận tốc dòng máu các động mạch nền sọ. Nhiều tác giả lựa chọn động mạch não giữa do dễ khảo sát và kết quả đáng tin cậy trong trường hợp chấn thương sọ não [76]. Hơn nữa, động mạch não giữa chiếm 70 – 80% lưu lượng máu của động mạch cảnh cùng bên, nên phản ánh sự tưới máu chính cho bán cầu não. So sánh cùng lúc sự tưới máu của hai bán cầu hiện nay cũng có thể thực hiện được nhờ siêu âm Doppler xuyên sọ [48]. Phương pháp này ít tốn kém, cung cấp thông tin cụ thể về huyết động não và phản ứng của mạch máu não, cho kết quả nhanh và có thể tiến hành lặp lại khi cần thiết, giúp ích cho điều trị và tiên lượng [48], [84]. Siêu âm Doppler xuyên sọ đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới để chẩn đoán và theo dõi, điều trị các bệnh lý nội và ngoại thần kinh từ hơn hai thập kỷ qua. Ở Việt Nam, siêu âm Doppler xuyên sọ thường được sử dụng trong khảo sát các bệnh lý mạch máu não [4], [7], [8], [10], [11]. Năm 2016, siêu âm Doppler xuyên sọ được Lưu Quang Thuỳ nghiên cứu ở bệnh nhân
  15. 2 chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, nhận thấy chỉ số mạch đập có tương quan với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não [12]. Tại Bệnh viện Nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh, từ 2010 đã ứng dụng kỹ thuật đo áp lực nội sọ trong nhu mô não, cho thấy hiệu quả trong theo dõi và điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não [1]. Tuy nhiên phương pháp này xâm lấn và tốn kém nên chưa áp dụng được cho nhiều bệnh nhân, không thể hiện được tình trạng tưới máu của từng bán cầu và chống chỉ định khi hộp sọ không kín hoặc vết thương đầu nhiễm trùng. Cho tới nay, tại Việt Nam, siêu âm Doppler xuyên sọ vẫn chưa được các bác sĩ cấp cứu – hồi sức tiếp cận và sử dụng trên bệnh nhân chấn thương sọ não. Vì vậy, giả thiết nghiên cứu của chúng tôi là nếu các thông số siêu âm Doppler xuyên sọ có tương quan với các thông số áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não, thì có thể sử dụng siêu âm Doppler xuyên sọ khi chưa hoặc không thể đặt đầu dò theo dõi áp lực nội sọ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định vai trò của siêu âm Doppler xuyên sọ trong đánh giá áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
  16. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định vai trò của siêu âm Doppler xuyên sọ trong đánh giá áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng thông qua khảo sát siêu âm Doppler động mạch não giữa hai bên kèm với đo áp lực nội sọ trực tiếp trong nhu mô não: 1. Khảo sát tần suất và mức độ biến đổi vận tốc dòng máu và chỉ số mạch đập của động mạch não giữa đo bằng Doppler xuyên sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. 2. Xác định mối tương quan giữa chỉ số mạch đập của động mạch não giữa đo bằng Doppler xuyên sọ với áp lực nội sọ, và với áp lực tưới máu não tính toán từ phương pháp đo trực tiếp trong nhu mô não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. 3. Xác định mối tương quan giữa áp lực tưới máu não ước lượng qua siêu âm Doppler xuyên sọ và áp lực tưới máu não tính toán từ phương pháp đo trực tiếp trong nhu mô não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
  17. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các vấn đề liên quan đến chấn thương sọ não 1.1.1. Khái niệm – Phân loại chấn thương sọ não Chấn thương sọ não là tai nạn va chạm của đầu vào vật cứng gây tổn thương các cấu trúc bên trong hộp sọ [13]. Việc phân loại mức độ nặng dựa theo thang điểm hôn mê Glasgow, tổng cộng 13 – 15 điểm: nhẹ, 9 – 12 điểm: trung bình, 6 – 8 điểm: nặng, 3 – 5 điểm: rất nặng [88]. Các tổn thương não trong chấn thương sọ não được phân biệt hai nhóm dựa trên cơ chế gây nên. Tổn thương não nguyên phát là các tổn thương do lực chấn thương trực tiếp gây ra ngay lập tức. Các tổn thương khu trú do tổn thương mạch máu tạo các ổ tụ máu ở khoang ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não, xuất huyết não thất, xuất huyết màng não, xuất huyết dưới nhện, dập não. Các tổn thương lan toả gây phù não, tổn thương sợi trục dẫn đến hôn mê kéo dài. Tổn thương não thứ phát xảy ra sau tổn thương nguyên phát một khoảng thời gian tuỳ vào độ nặng của tổn thương nguyên phát và các rối loạn hệ thống như thiếu oxy, giảm thể tích máu, huyết áp thấp, tăng hoặc giảm đường huyết, tăng hoặc giảm CO2 máu… Các cơ chế chính gây tổn thương não thứ phát gồm phù não, tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não, thoát vị não… Việc phát hiện và điều trị sớm giúp phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các tổn thương não thứ phát và di chứng thần kinh sau chấn thương sọ não [13]. 1.1.2. Áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não, lưu lượng máu não Hộp sọ là một cấu trúc kín không dãn nở, chứa các thành phần: nhu mô não (85%), dịch não tuỷ (10%), máu não (5%). Thể tích hộp sọ luôn là hằng số (định luật Monroe – Kellie), nên khi tăng thể tích của bất kỳ thành phần nào sẽ làm giảm thể tích các thành phần còn lại. Trong điều kiện sinh lý bình
  18. 5 thường, áp lực nội sọ ở người lớn bình thường 5 – 15 mmHg và có thể dao động đến 20 mmHg. Áp lực nội sọ bình thường ở trẻ em 3 – 7 mmHg, ở trẻ sơ sinh 1,5 – 6 mmHg [74]. Tăng áp lực nội sọ được định nghĩa khi áp lực nội sọ đo được > 15 mmHg. Ngưỡng tăng áp lực nội sọ cần điều trị được đề nghị là 20 – 25 mmHg [39] hay > 22 mmHg [28]. Nguyên nhân của tăng áp lực nội sọ là khi có sự gia tăng thể tích của ít nhất một thành phần trong hộp sọ: tăng thể tích nhu mô não trong trường hợp u não, áp-xe não, phù não…; tăng thể tích dịch não tuỷ trong tình trạng tăng tiết hay kém hấp thu dịch não tuỷ, tắc nghẽn đường lưu thông dịch não tuỷ…; tăng thể tích máu não khi tăng lưu lượng máu não, máu tụ nội sọ (tạo khoang thứ tư), chèn ép tĩnh mạch não… Biểu hiện của tăng áp lực nội sọ bao gồm các triệu chứng đau đầu, ói vọt, rối loạn tri giác, giãn đồng tử, tam chứng Cushing (mạch chậm, huyết áp tăng, thở nhanh hay rối loạn nhịp thở), phù gai thị. Hình ảnh học cho thấy dấu hiệu tăng thể tích quan trọng của các thành phần trong hộp sọ, thoát vị não [1]. Khi áp lực nội sọ tăng, trên thực tế chỉ có 2 thành phần dịch não tuỷ và máu não có thể thay đổi để bù trừ về thể tích, đó là giảm tốc độ sản xuất dịch não tuỷ và thay đổi tuần hoàn não. Nếu khả năng bù trừ không đủ hoặc mất khả năng bù trừ sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị não, tụt kẹt não, tử vong [1]. Áp lực tưới máu não (CPP) được tính là hiệu số của huyết áp động mạch trung bình (MAP) và áp lực nội sọ (ICP), cần được giữ mức bình thường  65 mmHg [28]. Nếu còn khả năng tự điều hoà não, huyết áp động mạch trung bình sẽ tăng khi áp lực nội sọ tăng để đảm bảo duy trì áp lực tưới máu não. Nếu mất khả năng tự điều hoà sẽ dẫn đến thiếu máu não và thiếu oxy não [1]. Lưu lượng máu não tỉ lệ thuận với áp lực tưới máu não và đường kính mạch máu, tỉ lệ nghịch với độ nhớt của máu và chiều dài mạch máu não. Ở người trưởng thành trong điều kiện bình thường, lưu lượng máu não khoảng 50 ml/ 100 g nhu mô não/ phút, tương ứng áp lực tưới máu não 60 – 160
  19. 6 mmHg [28]. Nguyên nhân của giảm lưu lượng máu não là giảm áp lực tưới máu não, thiếu thể tích tuần hoàn, co thắt hay tắc hẹp mạch máu não… Co thắt mạch máu não sau chấn thương sọ não nặng chiếm 7 – 40%, thường liên quan đến tổn thương xuất huyết dưới nhện [76]. Cơ chế tự điều hoà lưu lượng máu não là phản xạ mạch máu não để duy trì lưu lượng máu não khi thay đổi áp lực tưới máu não [27], [48]. Nếu mất khả năng tự điều hòa, lưu lượng máu não phụ thuộc tuyến tính với huyết áp động mạch trung bình. Giảm lưu lượng máu não được bù trừ bằng cách tăng chiết xuất oxy vận chuyển đến não. Các dấu hiệu của thiếu máu não thường không ghi nhận được cho đến khi giảm tưới máu não vượt quá khả năng chiết xuất oxy cho nhu cầu chuyển hóa [69]. 1.1.3. Các phương tiện chẩn đoán và theo dõi chấn thương sọ não nặng 1.1.3.1. Phương tiện chẩn đoán và theo dõi áp lực nội sọ Chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ là những phương tiện không xâm lấn, cho hình ảnh các tổn thương sọ não, các bể dịch não tuỷ, tình trạng phù não, thoát vị não [28]. Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ được đánh giá gián tiếp dựa trên các hình ảnh giảm đậm độ nhu mô não, đẩy lệch cấu trúc não, xoá hay hẹp các bể dịch dịch não tuỷ [1]. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh nên chỉ thực hiện được khi tình trạng bệnh nhân ổn định, và thực hiện lặp lại ở những khoảng cách nhất định. Chụp cộng hưởng từ đánh giá chính xác các tổn thương phức tạp, tổn thương nhỏ, ở vị trí sâu, nhưng thời gian chụp kéo dài hơn cắt lớp điện toán và đòi hỏi những quy định riêng nên ít được áp dụng trong trường hợp cấp cứu [63]. Đo áp lực nội sọ là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán tăng áp lực nội sọ. Các vị trí có thể đặt đầu dò đo áp lực nội sọ là ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong nhu mô não, trong não thất, và thông qua dẫn lưu dịch não tuỷ thắt lưng. Hiện nay phần lớn trung tâm đang sử dụng kỹ thuật đo áp lực nội sọ bằng đầu dò đặt trong nhu mô não [1]. Ưu điểm của phương pháp đo áp lực
  20. 7 nội sọ là thực hiện tại giường, định lượng và hiển thị đường biểu diễn liên tục áp lực nội sọ, từ đó tính liên tục áp lực tưới máu não. Việc áp dụng phương pháp này trong theo dõi và điều trị giúp giảm tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân chấn thương sọ não [1]. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn, có nguy cơ nhiễm trùng (khoảng 2,1% tuỳ điều kiện chăm sóc), xuất huyết (khoảng 4%), không thể thực hiện nếu bệnh nhân rối loạn đông máu nặng hoặc vết thương sọ não hở, chảy dịch não tuỷ, chi phí tương đối cao [1], [63]. 1.1.3.2. Phương tiện chẩn đoán và theo dõi tưới máu não Áp lực tưới máu não (CPP) có thể được tính là hiệu số của huyết áp động mạch trung bình (MAP) và áp lực nội sọ (ICP). Các thông số này được cài đặt hiển thị trên màn hình theo dõi [1]. Chụp cắt lớp mạch máu, chụp mạch máu não xoá nền có thể thấy nơi chảy máu hoặc co thắt mạch máu hoặc hình ảnh gián tiếp các khối choán chỗ. Tuy nhiên phương pháp này cần dùng thuốc tương phản nên có khả năng gây tác dụng phụ đối với bệnh nhân, thực hiện có nguy cơ biến chứng và phải di chuyển bệnh nhân đến phòng chụp mạch máu [66]. Lưu lượng máu não có thể được đánh giá trực tiếp bằng chụp cắt lớp tưới máu, cộng hưởng từ tưới máu, xạ hình cắt lớp positron PET, cắt lớp bức xạ đơn photon SPECT, cắt lớp ion hoá khí xenon; hoặc đánh giá gián tiếp bằng phương pháp khuếch tán nhiệt, laser Doppler, siêu âm Doppler xuyên sọ [2]. Theo dõi oxy não: Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS) là phương tiện không xâm lấn giúp đánh giá bão hoà oxy não và xác định sự hình thành khối máu tụ hoặc khối tổn thương trong não bằng cách xác định sự khác biệt mật độ quang học giữa hai bán cầu não. Các tín hiệu do chấn thương mô ngoài sọ và ánh sáng môi trường xung quanh có thể làm nhiễu kết quả, nên chưa được sử dụng đơn độc trong theo dõi thần kinh [2]. Bão hoà oxy tĩnh mạch cảnh (SjvO2) đánh giá sự cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ oxy của não bằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2