intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng mắc bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ 1 – 5 tuổi; Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh của người chăm sóc trẻ và hiệu quả can thiệp tỉnh Hậu Giang (2013-2015)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

53
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án nhằm mô tả thực trạng mắc bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ 1 –5 tuổi và kiến thức, thực hành về phòng, chống bệnh của người chăm sóc trẻ tại tỉnh Hậu Giang năm 2013; đánh giá hiệu quả giải pháp truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh của người chăm sóc trẻ tại hai trường mầm non của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (2014–2015).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng mắc bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ 1 – 5 tuổi; Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh của người chăm sóc trẻ và hiệu quả can thiệp tỉnh Hậu Giang (2013-2015)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRƯƠNG TỶ THỰC TRẠNG MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ 1-5 TUỔI; KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI TỈNH HẬU GIANG (2013 – 2015) LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRƯƠNG TỶ THỰC TRẠNG MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ 1-5 TUỔI; KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI TỈNH HẬU GIANG (2013 – 2015) Chuyên ngành: Quản lý y tế Mã số: 9 72 08 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Văn Bào 2. PGS.TS. Đào Xuân Vinh Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình Danh mục sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Một số đặc điểm về bệnh Tay Chân Miệng ........................................ 3 1.1.1. Đặc điểm về tác nhân gây bệnh........................................................ 4 1.1.2. Đường lây và cơ chế lây truyền ....................................................... 5 1.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch .......................................................... 7 1.1.4. Nguồn bệnh, thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ lây truyền ........................... 8 1.1.5. Triệu chứng bệnh Tay Chân Miệng ............................................... 10 1.1.6. Chẩn đoán bệnh Tay Chân Miệng .................................................. 14 1.1.7. Điều trị bệnh Tay Chân Miệng....................................................... 15 1.1.8. Phòng bệnh Tay Chân Miệng ......................................................... 15 1.2. Một số đặc điểm về dịch tễ học của bệnh Tay Chân Miệng ........... 15 1.2.1. Tình hình mắc bệnh Tay Chân Miệng trên thế giới ....................... 15 1.2.2. Tình hình mắc bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam ...................... 18 1.3. Một số yếu tố liên quan và kiến thức, thực hành của người chăm
  5. sóc trẻ về phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng ............................... 23 1.3.1. Yếu tố gây bệnh.............................................................................. 23 1.3.2. Yếu tố tự nhiên - dân số - xã hội .................................................... 24 1.3.3. Yếu tố liên quan đến tử vong và bản thân trẻ ................................ 26 1.3.4. Yếu tố kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc trẻ .... 27 1.4. Các giải pháp phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng ....................... 35 1.4.1. Các khuyến cáo về biện pháp dự phòng dịch bệnh Tay Chân Miệng ..35 1.4.2. Các giải pháp và các mô hình đang triển khai ............................... 37 1.5. Sơ đồ lý thuyết nghiên cứu ................................................................. 40 1.5.1. Giai đoạn 1 ..................................................................................... 40 1.5.2. Giai đoạn 2 ..................................................................................... 40 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 42 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................... 42 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 42 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 42 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 44 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 45 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 45 2.2.2. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 46 2.3. Nội dung, các biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................... 49 2.3.1. Nội dung, các biến số và chỉ số cho mục tiêu 1 ............................. 49 2.3.2. Nội dung, các biến số và chỉ số cho mục tiêu 2 ............................. 53 2.4. Hoạt đông can thiệp phòng bệnh Tay Chân Miệng tại 2 Phường . 55 2.4.1. Nội dung và các hoạt động can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh Tay Chân Miệng ..................................... 55 2.4.2. Xác định các hoạt động can thiệp .................................................. 56 2.4.3. Báo cáo định kỳ về giám sát hoạt động can thiệp .......................... 60 2.5. Công cụ nghiên cứu ............................................................................ 60
  6. 2.5.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................... 60 2.5.2. Nghiên cứu viên, giám sát viên và điều tra viên ............................ 61 2.6. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 62 2.7. Biện pháp khống chế sai số ................................................................ 63 2.7.1. Sai số có thể gặp ............................................................................. 63 2.7.2. Biện pháp ........................................................................................ 63 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................... 64 2.9. Một số hạn chế của đề tài ................................................................... 64 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 65 3.1. Thực trạng mắc bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ 1 – 5 tuổi và kiến thức, thực hành về phòng, chống bệnh của người chăm sóc trẻ tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 ................................................................. 65 3.1.1. Thực trạng bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ từ 1 – 5 tuổi tại huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2013 ........................................................................................ 65 3.1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng của người chăm sóc chính cho trẻ 1-5 tuổi tại các huyện nghiên cứu ở tỉnh Hậu Giang năm 2013. ....................................... 69 3.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng cho người chăm sóc trẻ tại tỉnh Hậu Giang (2014 – 2015). ......................................... 86 3.2.1. Thay đổi về kiến thức phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng ......... 87 3.2.2. Thay đổi về thái độ phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng ............. 96 3.2.3. Thay đổi về thực hành phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng ........ 97 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 102 4.1. Về thực trạng mắc bệnh, kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng của người chăm sóc trẻ từ 1 - 5 tuổi tại một số huyện của tỉnh Hậu Giang năm 2013 ................................ 102 4.1.1. Về thực trạng bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ từ 1 – 5 tuổi tại huyện
  7. Phụng Hiệp, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang qua phân tích 1.573 trẻ điều tra năm 2013 .................................. 102 4.1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng của người chăm sóc trẻ tại các huyện nghiên cứu ở tỉnh Hậu Giang năm 2013.................................................................... 107 4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành cho đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2015........................ 115 4.2.1. Hoạt động đã triển khai can thiệp ................................................ 115 4.2.2. Hiệu quả can thiệp cải thiện về tỷ lệ mắc bệnh Tay Chân Miệng, kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng ...... 116 4.2.3. Khả năng duy trì hoạt động can thiệp .......................................... 122 4.3. Một số ưu điểm, đóng góp và hạn chế của đề tài ........................... 123 4.3.1. Một số ưu điểm và đóng góp của đề tài ....................................... 123 4.3.2. Một số hạn chế của đề tài ............................................................. 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 125 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BN Bệnh nhân 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 BTCM Bệnh Tay Chân Miệng 4 BVĐK Bệnh viện đa khoa 5 CA16 Coxsackie virus A16 6 CBYT Cán bộ y tế 7 CSHQ Chỉ số hiệu quả 8 CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu 9 CTV Cộng tác viên 10 ĐTNC Đối tượng nghiên cứu 11 EV 71 Enterovirus 71 (Vi rút đường ruột 71) 12 HFMD Hand-Foot-Mouth Disease (Bệnh Tay Chân Miệng) 13 KCB Khám chữa bệnh 14 NTTCST Người trực tiếp chăm sóc trẻ 15 TE Trẻ em 16 THPT Trung học phổ thông 17 TT - GDSK Truyền thông – giáo dục sức khỏe 18 TTYT Trung tâm Y tế 19 TYT Trạm Y tế 20 UBND Uỷ ban nhân dân 21 VHMN Viêm họng mụn nước 22 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 23 WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Typ huyết thanh (serotype) Enterovirus phân theo loài (species) ......... 4 1.2. Tỷ lệ lây nhiễm EV71 trong các thành viên gia đình ............................ 6 1.3. Số ca mắc bệnh Tay Chân Miệng tại một số nước Châu Á ................. 18 1.4. Tình hình bệnh Tay Chân Miệng của các vùng miền năm 2011 ......... 19 1.5. Tình hình bệnh Tay Chân Miệng của các vùng miền năm 2012 ......... 20 1.6. Tình hình bệnh Tay Chân Miệng tỉnh Hậu Giang ............................... 22 1.7. Tình hình bệnh Tay Chân Miệng trên 100.000 dân của tỉnh Hậu Giang 23 1.8. Đặc điểm vi rút học ở các trường hợp bệnh Tay Chân Miệng ............ 24 1.9. Phân bố phần trăm mắc và tử vong của bệnh Tay Chân Miệng theo vùng, năm 2011-2015 .......................................................................... 26 3.1. Phân bố tuổi của trẻ nghiên cứu ........................................................... 65 3.2. Phân bố trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng ............................................... 66 3.3. Phân bố đối tượng theo nơi điều trị...................................................... 67 3.4. Số mắc bệnh Tay Chân Miệng tỉnh Hậu Giang năm 2013 .................. 67 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh Tay Chân Miệng trên 100.000 dân tỉnh Hậu Giang năm 2013 .............................................................................................. 68 3.6. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ........................................... 69 3.7. Nguồn thông tin cho đối tượng nghiên cứu biết về bệnh Tay Chân Miệng là gì ........................................................................................... 72 3.8. Nhận xét của đối tượng về hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng .......................................................................... 73 3.9. Nguồn thông tin đối tượng cho là bổ ích nhất về bệnh Tay Chân Miệng . 74 3.10. Tỷ lệ đối tượng biết bệnh Tay Chân Miệng ......................................... 75 3.11. Tỷ lệ biết các triệu chứng thường có của bệnh .................................... 76 3.12. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết người có nguy cơ mắc bệnh
  10. Tay Chân Miệng ................................................................................... 77 3.13. Tỷ lệ biết đường lây của bệnh Tay Chân Miệng.................................. 77 3.14. Các biện pháp có thể dự phòng bệnh Tay Chân Miệng ....................... 79 3.15. Biết những lý do bệnh Tay Chân Miệng là bệnh nguy hiểm ............... 81 3.16. Phân bố đối tượng theo tình trạng quan tâm và lo lắng khi trẻ có nguy cơ mắc bệnh Tay Chân Miệng .................................................... 82 3.17. Tỷ lệ đối tượng xử trí khi trẻ bị mắc bệnh ........................................... 83 3.18. Tỷ lệ đối tượng chú ý trong quá trình chăm sóc khi trẻ bị mắc bệnh Tay Chân Miệng ................................................................................... 84 3.19. Tỷ lệ đối tượng thực hiện các biện pháp để phòng bệnh Tay Chân Miệng ................................................................................................... 85 3.20. Số mắc bệnh Tay Chân Miệng trước và sau can thiệp......................... 86 3.21. Tỷ lệ đối tượng biết/nghe về bệnh trước và sau can thiệp ................... 87 3.22. Tỷ lệ đối tượng biết bệnh là bệnh gì trước và sau can thiệp ................ 88 3.23. Tỷ lệ đối tượng biết triệu chứng của bệnh trước và sau can thiệp ............ 89 3.24. Tỷ lệ biết đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trước và sau can thiệp............ 90 3.25. Tỷ lệ đối tượng biết đường lây bệnh trước và sau can thiệp ................ 91 3.26. Tỷ lệ đối tượng biết biện pháp phòng bệnh trước và sau can thiệp ..... 93 3.27. Tỷ lệ biết lý do vì sao bệnh là nguy hiểm trước và sau can thiệp ......... 95 3.28. Tỷ lệ quan tâm và thể hiện sự lo lắng khi có con có nguy cơ mắc bệnh trước và sau can thiệp .................................................................. 96 3.29. Biện pháp xử trí khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh trước và sau can thiệp 97 3.30. Biết các chú ý trong quá trình chăm sóc trước và sau can thiệp .......... 98 3.31. Tỷ lệ thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh trước và sau can thiệp..100
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1.1. Số mắc bệnh Tay Chân Miệng ở Miền Nam, năm 2011 – 2015 ......... 25 3.1. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng năm 2013................................... 65 3.2. Tháng mắc bệnh của trẻ ....................................................................... 66 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ........................................ 69 3.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ............................................... 70 3.5. Mức sống của đối tượng nghiên cứu .................................................... 71 3.6. Mối quan hệ đối tượng nghiên cứu với trẻ........................................... 71 3.7. Nghe về bệnh Tay Chân Miệng lần gần đây nhất ................................ 73 3.8. Tỷ lệ đối tượng biết/ nghe về bệnh ...................................................... 75 3.9. Biết về bệnh có thể phòng, chống được ............................................... 78 3.10. Biết về tình trạng có thể mắc lại của bệnh ........................................... 80 3.11. Tỷ lệ biết bệnh Tay Chân Miệng là bệnh nguy hiểm........................... 80 3.12. Tỷ lệ đối tượng ủng hộ và tham gia tích cực các biện pháp dự phòng bệnh Tay Chân Miệng ......................................................................... 83 3.13. Biết về bệnh Tay Chân Miệng có phòng, chống được......................... 92 3.14. Biết về bệnh Tay Chân Miệng có thể mắc lại ...................................... 94 3.15. Biết về bệnh Tay Chân Miệng là nguy hiểm ....................................... 95
  12. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu ....................................................... 41 2.1. Bản đồ tỉnh Hậu Giang ......................................................................... 43 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 2.1. Thiết kế nghiên cứu. ............................................................................. 45
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp, gây ra bởi nhóm vi rút đường ruột họ Picornaviridae, trong đó phổ biến nhất là Coxsackievirus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV 71). Đa số các trường hợp mắc bệnh chỉ biểu hiện bệnh nhẹ và thường khỏi sau 7 - 10 ngày, tuy nhiên một số trường hợp có thể biểu hiện bệnh trầm trọng, xuất hiện nhiều biến chứng và có thể dẫn đến tử vong [1], [2], [3], [4]. Tại Việt Nam, hàng năm bệnh vẫn thường xảy ra với số ca mắc từ 10.000 đến 15.000 trường hợp/năm, trong đó khoảng 20 - 30 ca tử vong. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi [5]. Tuy nhiên, từ năm 2011 trở lại đây, cả nước ghi nhận 112.370 trường hợp mắc bệnh Tay Chân Miệng tại 63 tỉnh thành. Số ca tử vong là 169. Khu vực phía Nam chiếm 60% số ca mắc và 85,8% số ca tử vong do bệnh Tay Chân Miệng trong cả nước [6]. Bệnh Tay Chân Miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trên cả nước, số ca mắc thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 [7]. Các trường hợp mắc và tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ em, trong đó gần 3/4 số trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Đây là lứa tuổi nhỏ, chưa thể tự thực hiện các biện pháp phòng bệnh nên sự gia tăng số mắc, tử vong phụ thuộc nhiều vào kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ trong việc vệ sinh phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng. Đặc biệt, bệnh Tay Chân Miệng ở Việt Nam chủ yếu là do chủng EV71 nên người mắc bệnh dễ xảy ra các biến chứng nặng như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong [5]. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc. Các kết quả điều tra chỉ ra rằng nhiễm EV71 dễ lây truyền thành dịch, gây ra các vụ bùng phát lớn và sau đó lắng xuống. Dịch tễ học phân tử của các chủng
  14. 2 EV71 được phân lập ở Hoa Kỳ và 5 quốc gia khác đã được Brown và cộng sự mô tả [8]. Mặc dù hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng trong thời gian qua đã được quan tâm song hiệu quả trong thực tế còn thấp tỷ lệ mắc bệnh mới ngày càng tăng, kiến thức của người dân về các biện pháp phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng còn hạn chế ở mức 50 – 60% [9]. Riêng Hậu Giang là tỉnh có sự gia tăng số trường hợp bệnh Tay Chân Miệng cao đột biến, đồng thời chưa có nghiên cứu kiến thức, thực hành của người dân về phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng cho trẻ em như thế nào? Giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả như thế nào?. Để trả lời vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng mắc bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ 1 – 5 tuổi; kiến thức, thực hành phòng chống bệnh của người chăm sóc trẻ và hiệu quả can thiệp tại tỉnh Hậu Giang (2013 – 2015) với mục tiêu như sau: 1. Mô tả thực trạng mắc bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ 1 – 5 tuổi và kiến thức, thực hành về phòng, chống bệnh của người chăm sóc trẻ tại tỉnh Hậu Giang năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả giải pháp truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh của người chăm sóc trẻ tại hai trường mầm non của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (2014 – 2015).
  15. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm về bệnh Tay Chân Miệng Theo hướng dẫn của Bộ Y tế: bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) là bệnh thường gặp ở trẻ em với đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và kèm phát ban điển hình ở da, có hoặc không có loét miệng. Thông thường, phát ban điển hình dạng sẩn mụn nước ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc cả lòng bàn tay, bàn chân. Trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời [7]. BTCM được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2003. Năm 2008, Bộ Y tế chính thức đưa BTCM vào nhóm các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải khai báo [10]. BTCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Những vi rút gây ra BTCM thuộc nhóm Enterovirus, họ Picornaviridae (tên gọi này xuất phát từ pico: rất nhỏ và chứa RNA), họ này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Tuy nhiên, hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là CA16 và EV71. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. BTCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ
  16. 4 đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát [5]. Trong số những bệnh nhân bị nhiễm EV71 hoặc CA16 có liên quan đến phân tử, độ tuổi dao động từ 6 tháng đến 8 tuổi, với 52 bệnh nhân (87%) dưới 5 tuổi. Có 39 bé trai và 21 bé gái, tỷ lệ từ 1,9 đến 1 [11]. 1.1.1. Đặc điểm về tác nhân gây bệnh Những vi rút gây ra BTCM thuộc nhóm Enterovirus, họ Picornaviridae, họ này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Đặc điểm chung của các vi rút trong họ Picornaviridae là hình cầu, đường kính 27 – 30 nm, lớp capsid gồm 60 tiểu đơn vị, không có lớp bao ngoài. Bên trong có chứa RNA, là thành phần di truyền, nhân lên và gây nhiễm của vi rút [12]. Từ năm 1969, những loài enteroviruses mới đã được đặt tên theo số, khởi đầu từ số 68 và ngày nay đã đến số 109. Bảng 1.1. Typ huyết thanh (serotype) Enterovirus phân theo loài (species) A B C D Polioviruses 1-3 2-8, 10, 12, 9 1, 11, 13, 15, Coxsackie A viruses 14,16 17-22, 24 Coxsackie B viruses 1-6 1-9, 11-21, Echoviruses 24-27, 29-34 71, 76, 89-92 69, 73-75, 77- 95-96, 99, 68, 70, 94 Enteroviruses 88,93, 97-98, 102, 104-105, 101,106-107 109 * Nguồn: Theo Solomon, T., và cộng sự (2010), [13] Dựa theo giải trình tự gen, Enterovirus được chia thành bốn loài: A, B, C và D. Enterovirus 71 được xếp vào loài A, sau đó có thể được phân
  17. 5 chia nhỏ hơn thành 11 phân nhóm gen (subgenotypes): A, B (B1 ~ B5) và C (C1 ~ C5). Trong phòng thí nghiệm, Enterovirus đề kháng với hầu hết các loại thuốc khử trùng và các chất hòa tan lipid (ví dụ, ether), nhưng chúng nhanh chóng bị bất hoạt khi sử dụng formaldehyde 0,3%, HCl 0,1N, hoặc clo dư tự do ở nồng độ 0,3-0,5 ppm. Tuy nhiên, trên thực tế sự hiện diện của các chất hữu cơ (có trong phân hoặc nước thải) giúp bảo vệ vi rút, vì vậy sự đề kháng của vi rút có thể cao hơn kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các vi rút mất khả năng lây nhiễm khi đun nóng. Enterovirus có thể bền vững ở nhiệt độ đông lạnh trong nhiều thập kỷ, trong nhiều tuần, và ở nhiệt độ phòng trong vài ngày. Enterovirus có thể được truyền qua đường phân - miệng từ bất kỳ nước bề mặt hoặc nước ngầm nào như nước cửa sông, nước biển, sông, suối và nước uống tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp, nước thải đã qua xử lý hoặc chưa qua xử lý [14]. Enterovirus là tác nhân gây bệnh quan trọng ở người và thường lây lan qua đường phân - miệng [15]. 1.1.2. Đường lây và cơ chế lây truyền BTCM lây truyền qua đường tiêu hoá: nước uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng, đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm vi rút từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đường hô hấp, nước bọt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người - người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt [5]. Một số yếu tố có thể làm gia tăng sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm: mật độ dân số cao, sống chật chội; điều kiện vệ sinh kém; thiếu nhà vệ sinh; thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Mầm bệnh ra khỏi cơ thể người nhiễm bằng 3 đường: chất tiết hầu họng, dịch mụn nước, phân và thời gian bài xuất kéo dài đến 11 tuần kể từ ngày khởi phát [16], [17]. Ở môi trường bên ngoài, EV71 và các enterovirus khác đã được
  18. 6 phát hiện trong nước bề mặt như nước suối và nước ngầm [14], [15] hoặc tại các vật dụng trong gia đình (như giường, nắm cửa, các vật dụng khác) của trẻ mắc bệnh. Với BTCM, có hai phương thức lây nhiễm chính là kiểu trực tiếp và gián tiếp. Phương thức lây truyền trực tiếp: là sự chuyển tức khắc tác nhân gây bệnh từ nguồn bệnh hay ổ chứa đến ngõ vào thích hợp làm quá trình nhiễm trùng ở người có thể xảy ra. Kiểu lây truyền trực tiếp như hôn hít, giao hợp, giọt nhỏ do ho, hắt hơi. Phương thức lây truyền gián tiếp: là kiểu lây truyền thống qua các yếu tố chuyên chở như thực phẩm, nước, các vật dụng lây nhiễm hoặc qua côn trùng. Xác định phương thức lây nhiễm có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Phương thức lây truyền trực tiếp có thể được chặn đứng bằng các biện pháp xử lý nguồn bệnh, phương thức lây truyền gián tiếp đòi hỏi các biện pháp khác như: ăn sạch, uống sạch, vệ sinh cá nhân và hoàn cảnh. Bảng 1.2. Tỷ lệ lây nhiễm EV71 trong các thành viên gia đình Đối tượng lây nhiễm Tỷ lệ % Đối tượng lây nhiễm Tỷ lệ % Anh chị em ruột 84,0 Ông bà 28,0 Anh chị em họ 83,0 Cô, chú (cậu dì) 26,0 Bố mẹ 41,0 Tỷ lệ nhiễm chung 52,0 * Nguồn: Theo Chang L.Y., và cộng sự (2004) [18]. Nghiên cứu theo dõi dọc trong vòng 6 tháng trên 94 hộ gia đình (bao gồm 433 thành viên) có ít nhất 1 thành viên gia đình có bằng chứng của nhiễm EV71. Tỷ lệ lây nhiễm EV71 với những người tiếp xúc trong hộ gia đình là 52% (176/339). Tỷ lệ lây nhiễm EV71 ở anh chị em ruột là 84% (70/83); ở anh chị em họ là 83% (9/23), ở bố mẹ là 41% (72/175); ở ông bà là 28% (10/36) và ở cô chú là 26% (5/19) [18]. Như vậy, có thể thấy kiểu lây truyền BTCM là qua cả đường trực tiếp (tiếp xúc gần) và lẫn đường gián tiếp (qua vật dụng, đồ chơi
  19. 7 nhiễm bẩn). Biện pháp kiểm soát BTCM do đó cũng phải đa dạng và khó khăn hơn so với một số bệnh truyền nhiễm chỉ có một kiểu lây truyền duy nhất, ví dụ cách ly người ốm, rửa tay thường xuyên với xà phòng, tẩy rửa các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ, tránh đến những nơi tập trung đông người… Sự xâm nhập của vi rút vào tế bào vật chủ phụ thuộc vào các thụ thể đặc hiệu. Có ít nhất là bảy thụ thể đặc hiệu cho các Enterovirus khác nhau đã được xác định ở người và một thụ thể chức năng, glycoprotein p-selectin ligand-1, được tìm thấy ở bạch cầu, là đặc hiệu cho EV71. Polisaccarit có nối với acid sialic, có nhiều trong đường hô hấp và đường tiêu hóa, tế bào tua, phân tử kết dính gian bào – 3-grabbing không integrin (CD209), được tìm thấy duy nhất trong tế bào tua ở các mô bạch huyết, cũng đã được xác định [19]. EV71 SK- EV006 phát triển trong các tế bào Ltr051 cũng hiệu quả như trong các tế bào RD. Tế bào Ltr246 cũng có thể hỗ trợ lây nhiễm EV71, nhưng hiệu giá vi rút cuối cùng xấp xỉ 2,7% so với giá trị thu được trong các tế bào Ltr051 [20]; EV71 đặc biệt gây nhiễm tế bào ruột DLD-1 chứ không phải tế bào tủy K562. Việc cạn kiệt glycans liên kết O hoặc glycolipid, nhưng không phải glycans liên kết N, làm giảm đáng kể sự lây nhiễm EV71 của các tế bào DLD-1 [21]. Như vậy, ngõ vào hay đường xâm nhập của enterovirus là đường tiêu hóa, đường hô hấp nơi có nhiều thụ thể đặc hiệu với vi rút. 1.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch Miễn dịch chủ động: cho đến nay chúng ta chưa có vắc - xin để bảo vệ trẻ chống lại BTCM, vì vậy miễn dịch chủ động ở đây chủ yếu là đáp ứng của cơ thể khi nhiễm enterovirus. Kết quả từ một nghiên cứu trên 696 đối tượng > 1 tuổi, không mắc TCM, cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm huyết thanh được điều chỉnh theo tuổi đối với các cá thể trong vòng 1 tuổi là 62,9% đối với CA16 và 42,8% đối với EV71 mà không có sự khác biệt đáng kể về giới tính. Chỉ 12,0% và 27,0% trẻ em từ 1 - 4 tuổi có kháng thể với EV71 và CA16 tương ứng - cho thấy 88% và 73% trẻ em trong độ tuổi này dễ bị nhiễm bệnh [22].
  20. 8 Miễn dịch thụ động: có được từ mẹ truyền sang con. Một số nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa hiệu giá kháng thể kháng EV71 và CoxA16 giữa phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh của họ (rEV71 = 0,67, rCA16 = 0,56, với p 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2