Luận án Tiến sĩ Y học: Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp
lượt xem 20
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp” do Phạm Thị Minh Phương thực hiện nhằm mục tiêu mô tả tình trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà nội năm 2005- 2006; đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại Hà nội giai đoạn 2005-2010.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -------------------*------------------ PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV, CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ BÁN DÂM TẠI 4 QUẬN HÀ NỘI VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI, 2013
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -------------------*------------------ PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV, CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ BÁN DÂM TẠI 4 QUẬN HÀ NỘI VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62 72 01 17 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Hậu Khang 2. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn HÀ NỘI, 2013
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Phạm Thị Minh Phương
- iv LỜI CẢM ƠN Hoàn thành Luận án Tiến sỹ y học, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - PGS.TS Trần Hậu Khang và PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn là hai người thầy đã tận tâm hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án. - GS.TS. Nguyễn Trần Hiển đã tận tình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quý báu cho bản luận văn. - GS.TS. Phạm Ngọc Đính đã giúp đỡ tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bản luận án. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới: - Khoa phòng chống HIV/AIDS, Khoa xét nghiệm, phòng Đào tạo sau đại học Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập. - Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, Dự án Sức khỏe gia đình quốc tế đã giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu Tôi cũng xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới các đồng nghiệp tại Bệnh viện Da liễu trung ương, và các đồng nghiệp khác đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi và các bạn bè thân thiết đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Phạm Thị Minh Phương
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iv MỤC LỤC…................................................................................................................. v DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT................................................................................. ix DANH MỤC BẢNG................................................................................................... xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... xiii ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1…. ............................................................................................................. 3 TỔNG QUAN ............................................................................................................... 3 1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 3 1.2. Tình hình hoạt động mua bán dâm trên thế giới và Việt nam.................. 4 1.3. Các căn nguyên của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. ........... 5 1.4. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm ................................................................................................ 7 1.4.1. Thực trạng tình hình nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm .................. 7 1.4.2. Đặc điểm và các hành vi nguy cơ của phụ nữ bán dâm ...................... 13 1.4.3. Liên quan giữa các hành vi và nhiễm HIV/STI ................................... 18 1.5. Các biện pháp can thiệp làm giảm nhiễm HIV/STI............................... 20 1.5.1. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD trên thế giới ..... 20 1.5.2. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD tại Việt Nam ..... 24 1.6. Một số đặc điểm về thành phố Hà nội................................................... 29 CHƯƠNG 2................................................................................................................. 33 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 33
- vi 2.1. Đối tượng ............................................................................................. 33 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 33 2.3. Thiêt kế nghiên cứu .............................................................................. 34 2.3.1. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 34 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu: .......................................................................... 35 2.4. Các bước tiến hành điều tra .................................................................. 37 2.5. Các xét nghiệm được sử dụng............................................................... 40 2.5.1. Các xét nghiệm đã được sử dụng ........................................................ 40 2.5.2. Nguyên lý và cách tiến hành của các xét nghiệm được ứng dụng ...... 41 2.6. Các chỉ số nghiên cứu........................................................................... 44 2.7. Biện pháp can thiệp .............................................................................. 47 2.8. Nhập và phân tích số liệu ..................................................................... 50 2.9. Hạn chế sai số....................................................................................... 50 2.10.Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 51 2.11.Hạn chế của nghiên cứu........................................................................ 52 CHƯƠNG 3… ............................................................................................................ 55 KẾT QUẢ….. ............................................................................................................. 55 3.1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà nội năm 2005-2006 ............................. 55 3.1.1. Một số thông tin cá nhân của PNBD trước can thiệp ......................... 55 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV và STI của PNBD tại Hà nội 2005-2006 .................. 56 3.1.3. Các hành vi nguy cơ nhiễm HIV và STI của PNBD tại 4 quận Hà Nội năm 2005 -2006 ................................................................................. 61
- vii 3.2. Hiệu quả của mô hình can thiệp lên hành vi nguy cơ và tỷ lệ nhiễm HIV/STI của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2010................................. 80 3.2.1. Tỷ lệ PNBD tiếp cận với các chương trình can thiệp ......................... 80 3.2.2. Sự thay đổi hiểu biết cơ bản về HIV/STI ............................................ 81 3.2.3. Sự thay đổi về thái độ xử trí khi nhiễm STI ......................................... 82 3.2.4. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy ................................................. 84 3.2.5. Sự thay đổi về hành vi dùng bao cao su ............................................... 85 3.2.6. Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI ...................................................... 87 CHƯƠNG 4… ............................................................................................................ 90 BÀN LUẬN… ............................................................................................................ 90 4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội năm 2005-2006........................................ 90 4.1.1. Các đặc trưng cơ bản của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 .............. 90 4.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV và một số STI của PNBD ở Hà nội năm 2005-2006 . 93 4.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong nhóm PNBD ở Hà nội năm 2005 - 2006 ....................................................... 98 4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm HIV/STI của phụ nữ bán dâm ở ở Hà Nội năm 2005-2010. ............................................... 109 4.2.1. Tiếp cận với các hoạt động can thiệp giảm tác hại ........................... 109 4.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với hiểu biết về HIV/STI ............................. 110 4.2.3. Hiệu quả can thiệp lên hành vi SDMT................................................ 111 4.2.4. Hiệu quả can thiệp lên hành vi sử dụng bao cao su .......................... 112 4.2.5. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm HIV ............................................. 115 4.2.6. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm STI............................................... 116 KẾT LUẬN… ........................................................................................................... 120 KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 122
- viii DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 124
- ix DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt AIDS Acquired Immuno-Deficiency Syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải BCS Bao cao su BDĐP Bán dâm đường phố BDNH Bán dâm nhà hàng BKT Bơm kim tiêm CSHQ Chỉ số hiệu quả CT Can thiệp GSTĐ Giám sát trọng điểm HIV Human Immunodeficiency Virus Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng khuếch đại chuỗi polyme PNBD Phụ nữ bán dâm QHTD Quan hệ tình dục RPR Rapid Plasma Reagin Phản ứng RPR SDMT Sử dụng ma túy STI Sexually Transmitted Infection Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục TCMT Tiêm chích ma túy THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHA Treponema Pallidum Haemagglutination Assay Phản ứng TPHA
- x TTVCĐ Tuyên truyền viên cộng đồng UNAIDS The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS VCT Voluntary Counselling and Testing Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới XN Xét nghiệm
- xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số thông tin về các quận Hà nội .................................................... 30 Bảng 3.1. Một số đặc trưng cá nhân của PNBD trước can thiệp ........................ 55 Bảng 3.2. Thu nhập của PNBD khi tiếp khách trước can thiệp (VNĐ) ............ 56 Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ nhiễm STI theo tình trạng nhiễm HIV trước CT ........ 61 Bảng 3.4. Tuổi bán dâm, thời gian hành nghề và số lượng bạn tình ................. 62 Bảng 3.5. Kiến thức cơ bản về HIV của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 ..... 63 Bảng 3.6. Tỷ lệ PNBD làm xét nghiệm HIV.......................................................... 64 Bảng 3.7. Tỷ lệ PNBD nhận biết được các triệu chứng STI trước CT ........... 65 Bảng 3.8. Thái độ xử trí khi có các biểu hiện STI trong lần gần đây nhất ....... 66 Bảng 3.9. Tính sẵn có của bao cao su năm 2005-2006 ........................................ 67 Bảng 3.10. Tỷ lệ PNBD biết các địa điểm cung cấp BCS................................... 67 Bảng 3.11. Hành vi tiêm chích ma túy trong số PNBD có SDMT .................... 69 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi, số tiền nhận được khi bán dâm, số lượng khách hàng và tình trạng nhiễm HIV của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 ................................................................................................ 70 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các đặc trưng về nhóm đối tượng, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tình trạng nhiễm HIV ... 71 Bảng 3.14. Một số hành vi SDMT và nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm PNBD trước can thiệp ........................................................................................ 72 Bảng 3.15. Hành vi SDMT của khách hàng và nguy cơ nhiễm HIV của PNBD ................................................................................................................... 73 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa sử dụng BCS, tiền sử STI và nhiễm HIV trong nhóm PNBD trước can thiệp (n=499) ................................................ 74 Bảng 3.17. Phân tích đa biến các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm PNBD ở Hà Nội năm 2005 – 2006.......................................... 75
- xii Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số đặc trưng của PNBD và nhiễm Chlamydia (n=499) ................................................................................ 76 Bảng 3.19. Tuổi, số tiền thu được khi bán dâm, số lượng khách hàng và nguy cơ nhiễm Chlamydia của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 .......... 77 Bảng 3.20. Hiểu biết về STI, tiền sử mắc STI, thái độ xử trí khi nhiễm STI và nguy cơ nhiễm Chlamydia.................................................................... 78 Bảng 3.21. Hành vi sử dụng BCS và nguy cơ nhiễm Chlamydia của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 (n=499) ......................................................... 79 Bảng 3.22. Phân tích đa biến nguy cơ nhiễm Chlamydia .................................... 79 Bảng 3.23. Tỷ lệ tiếp cận với chương trình can thiệp của BDĐP ...................... 80 Bảng 3.24. Tỷ lệ tiếp cận với chương trình can thiệp của BDNH ..................... 81 Bảng 3.25. Sự thay đổi hiểu biết cơ bản về HIV/STI của nhóm BDĐP .......... 81 Bảng 3.26. Sự thay đổi hiểu biết cơ bản về HIV/STI của nhóm BDNH ......... 82 Bảng 3.27. Thái độ xử trí khi nhiễm STI của BDĐP ........................................... 82 Bảng 3.28. Thái độ xử trí khi nhiễm STI của BDNH........................................... 83 Bảng 3.29. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy của nhóm BDĐP .............. 84 Bảng 3.30. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy của nhóm BDNH............. 84 Bảng 3.31. Sự sẵn có BCS trước và sau can thiệp đối với nhóm BDĐP.......... 85 Bảng 3.32. Sự sẵn có BCS trước và sau can thiệp đối với nhóm BDNH ......... 86
- xiii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD trước can thiệp ......... 57 Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi của PNBD (n=499) ............... 57 Biểu đồ 3.3.Phân bố nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân của PNBD ......... 58 Biểu đồ 3.4.Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm đối tượng và hành vi SDMT của PNBD trước can thiệp ................................................................ 58 Biểu đồ 3.5.Tỷ lệ nhiễm STI trong PNBD ở Hà Nội trước can thiệp ............ 59 Biểu đồ 3.6.Phân bố nhiễm Chlamydia theo nhóm tuổi trước can thiệp........ 60 Biểu đồ 3.7.Phân bố nhiễm Chlamydia theo tình trạng hôn nhân trước can thiệp (n=499) .............................................................................. 60 Biểu đồ 3.8.Tiền sử nhiễm STI của PNBD ở Hà Nội trước can thiệp .......... 65 Biểu đồ 3.9.Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên của PNBD năm 2005-2006 .. 68 Biểu đồ 3.10.Tỷ lệ sử dụng ma túy trong PNBD trước can thiệp .................. 68 Biểu đồ 3.11.Tỷ lệ sử dụng BCS của BDĐP trước và sau can thiệp ............. 86 Biểu đồ 3.12.Tỷ lệ sử dụng BCS của nhóm BDNH ...................................... 87 Biểu đồ 3.13.Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI sau CT ............................ 87 Biểu đồ 3.14.Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong BDNH ........ 88 Biểu đồ 3.15.Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong BDĐP......... 88
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) trong đó có HIV là một trong các vấn đề quan trọng của y tế công cộng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện có trên 34 triệu người nhiễm HIV còn sống và hàng năm toàn cầu có khoảng 340 triệu trường hợp mắc các STI bao gồm lậu, giang mai, Chlamydia và trùng roi [126]. Tất cả các nhiễm trùng lây qua đường tình dục bao gồm cả nhiễm trùng có loét hoặc chỉ có viêm đều làm tăng lây nhiễm HIV. Các STI có loét có nguy cơ làm tăng lây nhiễm HIV tới 300 lần nếu có quan hệ tình dục không an toàn [71]. Cho đến nay, đại dịch HIV đã lan rộng ra toàn thế giới trong đó khu vực cận Sahara chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nhiễm HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm, là căn nguyên gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ tuổi từ 15-49. Đại dịch HIV là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững của toàn thế giới. Các nhiễm trùng lây qua đường tình dục là gánh nặng lớn về kinh tế cũng như về vấn đề sức khoẻ trên toàn cầu, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia cũng như kinh tế của từng gia đình. Ở các nước đang phát triển, các bệnh này và biến chứng của chúng là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu khiến người dân đi khám bệnh [83]. Để có thể đối phó với dịch HIV và STI, cần có sự kết hợp chặt chẽ của mọi quốc gia, mọi cộng đồng, mọi cá nhân và mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ chốt [123]. Hoạt động mua bán dâm đóng một vai trò rất to lớn trong lây truyền HIV/STI và phòng chống HIV/STI hiệu quả cho nhóm này là một chiến lược then chốt trong cuộc chiến chống lại đại dịch HIV [114].
- 2 Ở Việt Nam, đại dịch HIV đang lan rộng. Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, trong đó chương trình quản lý và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường tình dục là một trong các chương trình hành động của chiến lược. Chiến lược cũng nêu rõ cần tăng cường việc quản lý và tư vấn về các STI cho các đối tượng có nguy cơ cao [44]. Để giúp cho việc lập kế hoạch can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/STI, các nghiên cứu về dịch tễ học HIV/STI cũng như các can thiệp trong nhóm phụ nữ bán dâm là rất cần thiết. Tại Hà Nội, có một số nghiên cứu về tình hình nhiễm HIV/STI trên đối tượng phụ nữ bán dâm đã được thực hiện, nhưng chưa có nghiên cứu có can thiệp nào được tiến hành trong nhóm phụ nữ bán dâm tại cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chứng minh cho giả thiết: “tỷ lệ nhiễm HIV và STI trên phụ nữ bán dâm tại cộng đồng ở 4 quận nội thành Hà Nội khá cao” và “Các biện pháp can thiệp giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/STI, tăng hiểu biết về HIV/ STI và giảm các hành vi nguy cơ cao của phụ nữ bán dâm tại 4 quận nội thành Hà Nội” Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả tình trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà nội năm 2005- 2006. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại Hà nội giai đoạn 2005-2010.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm Phụ nữ bán dâm: là những phụ nữ dùng quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn để đổi lấy tiền hoặc vật chất, quyền lợi. Phụ nữ bán dâm đường phố (bán dâm đường phố): đón khách ở đường phố, công viên hoặc những nơi công cộng. Phụ nữ bán dâm nhà hàng (bán dâm nhà hàng): Đón khách tại quán bar, nhà hàng, khách sạn, sàn nhảy, cơ sở xông hơi mát xa hoặc các cơ sở dịch vụ giải trí [70]. Hành vi nguy cơ cao: là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV [6]. Hiểu biết cơ bản đầy đủ về HIV: cho rằng chung thủy với bạn tình, luôn sử dụng BCS khi QHTD làm giảm nguy cơ nhiễm HIV, dùng chung BKT làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, muỗi hoặc côn trùng đốt và sử dụng nhà vệ sinh công cộng không làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Địa điểm làm xét nghiệm HIV bí mật tự nguyện: Là nơi khách hàng tự nguyện đến làm xét nghiệm HIV và các thông tin cá nhân của khách hàng được giữ bí mật. HIV: là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh [6]. STI (Sexually Transmitted Infection): là các nhiễm khuẩn lây truyền qua quan hệ tình dục không bảo vệ. Sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ: Sử dụng BCS trong mọi lần QHTD với khách lạ trong vòng 1 tháng trước khi được phỏng vấn.
- 4 Sử dụng BCS thường xuyên với khách quen: Sử dụng BCS trong mọi lần QHTD với khách quen trong vòng 1 tháng trước khi được phỏng vấn. Sử dụng BCS thường xuyên với chồng/bạn trai: Sử dụng BCS trong mọi lần QHTD với chồng/bạn trai trong vòng 12 tháng trước khi được phỏng vấn. 1.2. Tình hình hoạt động mua bán dâm trên thế giới và Việt nam Trên thế giới, hoạt động mua bán dâm ở một số nơi được coi là hợp pháp (như Úc, New Zealand, Ấn độ) nhưng ở hầu hết các nước đều bị cho là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc chấm dứt hoạt động này là rất khó. Nhóm người bán dâm là nhóm người bị phân biệt đối xử, kỳ thị và do các hoạt động mua bán dâm là trái với pháp luật nên việc tiếp cận và giám sát họ rất khó khăn [70]. Nhóm PNBD được coi là một trong những nhóm người có nguy cơ cao nhiễm HIV và có ảnh hưởng nhiều đến mô hình đại dịch HIV [110]. PNBD thường được phân làm 2 loại: PNBD trực tiếp và PNBD gián tiếp. PNBD trực tiếp chỉ có thu nhập từ hoạt động bán dâm. PNBD trực tiếp bao gồm các phụ nữ bán dâm trên đường phố, bán dâm trong nhà chứa. Đối với PNBD gián tiếp, hoạt động bán dâm không phải là nguồn thu duy nhất mà chỉ là thu nhập bổ sung của họ, bên cạnh các thu nhập từ các công việc khác làm tại các cơ sở dịch vụ như cắt tóc, mát xa, phục vụ bàn tại các nhà hàng... [61], [70]. Ở Việt nam, mua bán dâm là hoạt động trái pháp luật và được coi là một tệ nạn xã hội. Cảnh sát và chính quyền địa phương tổ chức các chiến dịch phòng chống tệ nạn xã hội nhằm vào PNBD. Nếu bị bắt, họ sẽ được đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm. Tại đây, họ được giáo dục, dạy một số nghề thủ công, được khám, xét nghiệm và điều trị STI [97]. Theo Bộ Lao động thương binh xã hội, cả nước có tới 86.547 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mua bán dâm bao gồm khách sạn, vũ trường, quán
- 5 Karaoke, cơ sở mát xa, quán cà phê. Đội kiểm tra liên ngành và các ngành chức năng đã có những đợt kiểm tra, xử phạt các cơ sở dịch vụ có hoạt động bán dâm và phá vỡ nhiều ổ, đường dây bán dâm [5]. PNBD ở Việt Nam được phân làm 3 cấp: Cấp thấp (là bán dâm trên đường phố, di chuyển ở các khu vực có nhiều khách hàng bằng xe máy, hoặc thuê xe ôm đưa đón và dẫn khách), cấp trung bình (là PNBD làm ở quán cà phê ôm, bia ôm, các nhà hàng nhỏ, chòi câu cá, hiệu cắt tóc gội đầu và một số cơ sở giải trí khác. Họ có thu nhập khá hơn so với BDĐP) và cao cấp (PNBD làm việc trong các sàn nhảy, quán rượu, karaoke, hộp đêm và những cơ sở dịch vụ đắt tiền khác. Họ thường có trình độ học vấn cao hơn, hấp dẫn hơn và có thu nhập cao hơn) [131]. 1.3. Các căn nguyên của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Các căn nguyên gây các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả vi khuẩn, vi rút, đơn bào. Đường lây chủ yếu của các tác nhân này là quan hệ tình dục không bảo vệ, nhưng cũng có thể lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ, lây qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc cấy ghép mô [55], [73], [74], [92], [93], [94]. Do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (Vi khuẩn lậu): Gây bệnh lậu Ở người lớn: gây viêm niệu đạo, tiết dịch niệu đạo, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung, vòi trứng, viêm tiểu khung, vỡ ối non, vô sinh Ở trẻ sơ sinh: gây viêm kết mạc, sẹo kết mạc, mù Chlamydia trachomatis: Gây nhiễm Chlamydia sinh dục
- 6 Ở người lớn: gây viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung, vòi trứng, viêm tiểu khung. Thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Ở trẻ sơ sinh: gây viêm kết mạc, viêm phổi. Treponema pallidum (Xoắn khuẩn giang mai): Gây bệnh giang mai Ở người lớn: gây loét sinh dục, hạch to, ban ngoài da, tổ thương xương, thần kinh và tim mạch, xảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Thai nhi: thai chết lưu, giang mai bẩm sinh. Hemophilus ducreyi (Trực khuẩn hạ cam): Gây bệnh hạ cam Biểu hiện lâm sàng là các vết loét đau ở sinh dục, có thể kèm hạch bẹn sưng to và đau. Klebsiela granulomatis: Gây bệnh Donovan (u hạt bẹn) Gây tổn thương sưng, loét, đau vùng bẹn và sinh dục. Do vi rút Human immunodeficiency virus (HIV) Gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, gây các biểu hiện do HIV, AIDS Herpes simplex virus type 1, 2 (HSV1,2): Gây herpes sinh dục Ở người lớn: gây mụn nước sau đó loét ở vùng hậu môn sinh dục Ở trẻ em: Gây herpes trẻ sơ sinh, thường gây tử vong Human papiloma virus (HPV): Gây sùi mào gà sinh dục Ở người lớn: gây các tổn thương sùi ở sinh dục, có thể dẫn tới ung thư nhất là ung thư cổ tử cung Trẻ sơ sinh: gây u nhú thanh quản Đơn bào
- 7 Trichomonas vaginalis (trùng roi âm đạo): Ở người lớn: viêm niệu đạo (thường không có triệu chứng), viêm âm đạo, đẻ non, sinh con nhẹ cân 1.4. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm 1.4.1. Thực trạng tình hình nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm Thực trạng tình hình nhiễm HIV ở PNBD trên thế giới Đại dịch HIV/AIDS được con người biết đến từ năm 1981 khi tháng 6/1981 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ đã phát hiện 5 người đồng tính nam bị nhiễm Pneumocystis carinii ở Los Angeles. Sau đó nhiều nơi cũng công bố lần lượt những trường hợp suy giảm miễn dịch trên những bệnh nhân bị mắc bệnh ưa chảy máu đã từng truyền máu nhiều lần, hay những người tiêm chích ma túy [40]. Theo ước tính của UNAIDS, toàn thế giới có khoảng 34 triệu người nhiễm HIV [112]. Tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD ở các khu vực trên thế giới khác nhau, nhưng châu Phi vẫn là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD rất cao. Trên toàn khu vực châu Phi, 19% PNBD nhiễm HIV. Một số nước có tỷ lệ này rất cao:49,4% ở Guinea-Bissau, > 30% ở các nước Benin, Burundi, Cameroon, Ghana, Mali và Nigeria [109]. Châu Mỹ là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm không đồng đều. Tại Mỹ La tinh, tỷ lệ PNBD bị nhiễm HIV rất thấp, đặc biệt khu vực Andean [51]. Ở khu vực Trung Mỹ, cho thấy tỷ lệ này khá cao ở Honduras (10%), nhưng thấp ở Guatemala (4%) và El Salvador (3%). Guyna là một quốc gia ở nam Mỹ có tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNBD khá cao, tới 16,6%. Một số nước ở vùng Caribe có tỷ lệ nhiễm thấp như ở Haiti l 5,3 % và Jamaica 4.9 % [111].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 197 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 165 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 36 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 22 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 125 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 34 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 34 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 14 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn