intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Y học: Ứng dụng xây dựng mô hình phòng chống chủ động vector sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng ở tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là mô tả thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan ở 4 tỉnh Tây Nguyên (2005 -2014). Đánh giá hiệu của quả mô hình phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng ở phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk (2013-2014).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Ứng dụng xây dựng mô hình phòng chống chủ động vector sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng ở tỉnh Đăk Lăk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGÔ THỊ HẢI VÂN THỰC TRẠNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở TÂY NGUYÊN (2005 - 2014) LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGÔ THỊ HẢI VÂN THỰC TRẠNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở TÂY NGUYÊN (2005 - 2014) Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế Mã số: 62 72 01 64 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Đặng Tuấn Đạt 2. PGS.TS. Lê Văn Bào HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, có tên: “Ứng dụng xây dựng mô hình phòng chống chủ động vector sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng ở tỉnh Đăk Lăk”. Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành viên chính. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng đề tài này vào trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Ngô Thị Hải Vân
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 3 1.1. Một số đặc điểm sốt xuất huyết Dengue ...................................... 3 1.1.1. Lịch sử bệnh sốt xuất huyết Dengue ............................................. 3 1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của véc tơ truyền bệnh SXHD.............. 5 1.1.3. Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết Dengue ......................................... 7 1.1.4. Vật chủ ......................................................................................... 8 1.1.5. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue ..... 8 1.1.6. Giám sát dịch tễ sốt xuất huyết Dengue ...................................... 10 1.1.7. Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue ................... 12 1.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................................................................14 1.2.1. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên toàn cầu ................... 14 1.2.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam. .................. 19 1.2.3. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Tây Nguyên ....................... 22 1.3. Một số nghiên cứu phòng, chống sốt xuất huyết Dengue .............24 1.3.1. Trên thế giới ............................................................................... 24 1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................ 26 1.3.3. Các nghiên cứu can thiệp phòng chống SXHD tại Tây Nguyên .. 32 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 35 2.1. Mục tiêu 1: ...............................................................................35 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 35
  5. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 35 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 36 2.1.4. Nội dung nghiên cứu................................................................... 36 2.1.5. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 36 2.1.6. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................. 36 2.1.7. Biến số và chỉ số về dịch tễ học bệnh SXHD trong nghiên cứu ... 37 2.2. Mục tiêu 2 ................................................................................37 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 37 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 38 2.2.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 38 2.2.4. Nội dung nghiên cứu................................................................... 38 2.2.5. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 39 2.2.6. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................. 39 2.2.7. Xây dựng mô hình phòng chống chủ động SXHD dựa vào cộng đồng ............................................................................................. 41 2.2.8. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin ........................................ 49 2.3. Hạn chế trong nghiên cứu và biện pháp khắc phục ......................51 2.3.1. Hạn chế trong nghiên cứu ........................................................... 51 2.3.2. Biện pháp khắc phục sai số ......................................................... 52 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu .........................................................52 2.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu .............................................53 2.6. Một số khái niệm trong nghiên cứu ............................................53 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 56 3.1. Thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Tây Nguyên ..............56 3.1.1. Tình hình bệnh nhân SXHD tại 4 tỉnh Tây Nguyên..................... 56 3.1.2. Kết quả xét nghiệm huyết thanh học và phân lập vi rút Dengue tại khu vực Tây Nguyên, (2005-2014) .................................................. 68 3.1.3. Kết quả giám sát vector truyền bệnh SXHD ở khu vực Tây Nguyên, (2009-2014)........................................................................... 74 3.1.4. Mối tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa trung bình với chỉ số DI, BI và số ca mắc SXHD tại 4 tỉnh Tây Nguyên, (2009-2013) .......... 80
  6. 3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình phòng chống SXHD dựa vào cộng đồng .......84 3.2.1. Thành lập Ban chỉ đạo và mạng lưới CTV .................................. 84 3.2.2. Hoạt động tập huấn ..................................................................... 87 3.2.3. Nội dung hoạt động của mô hình can thiệp ................................. 87 3.3. Hiệu quả các hoạt động của mô hình can thiệp ............................90 3.3.1. Hiệu quả hoạt động VSMT, thu gom DCPT tại phường can thiệp .... 90 3.3.2. Hiệu quả thả cá bảy màu với sự tham gia của cộng đồng ............ 91 3.3.3. Kết quả giám sát véc tơ tại phường can thiệp và phường chứng .. 92 3.3.4. Kết quả giám sát số ca mắc SXHD tại phường can thiệp và phường chứng, (2013-2014) ................................................................. 95 3.3.5 Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về PCSXHD của người dân trước và sau can thiệp .................................................................... 96 3.3.6. Tính bền vững và khả năng duy trì các biện pháp ..................... 103 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 108 4.1.Thực trạng sốt xuất huyết Dengue tại Tây Nguyên, giai đoạn ..... 108 4.1.1. Tình hình SXHD tại 4 tỉnh Tây Nguyên .................................... 108 4.1.2. Kết quả phân lập vi rút Dengue tại Tây Nguyên, (2005-2014) .. 117 4.1.3. Muỗi Aedes aegypti véc tơ truyền bệnh Sôt xuất huyết Duengue ở khu vực Tây Nguyên ........................................................ 119 4.2. Đánh giá hiệu quả mô hình phòng, chống SXHD dựa vào cộng đồng ..... 125 4.2.1. Mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng ...................................... 125 4.2.2. Đánh giá kết quả can thiệp ........................................................ 129 KẾT LUẬN ............................................................................................... 140 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. BI Breteau Index (Chỉ số Breteau) 2. CI Container Index (Chỉ số DCCN có bọ gậy) 3. CTV Cộng tác viên 4. CSHQ Chỉ số hiệu quả 5. CSMĐM Chỉ số mật độ muỗi 6. CSMĐBG Chỉ số mật độ bọ gậy 7. DI Density Index (chỉ số mật độ) 8. DCCN Dụng cụ chứa nước 9. DCPT Dụng cụ phế thải 10. PCSXHD Phòng, chống sốt xuất huyết Dengue 11. GIS Geographic Information System (hệ thông tin địa lý) 12. HI House Index (Chỉ số nhà có bọ gậy) 13. HGĐ Hộ gia đình 14. HQCT Hiệu quả can thiệp 15. KAP Knowledge- Attitude- Practice (kiến thức- Thái độ- Thực hành) 16. LQ-BG Loăng quăng/bọ gậy 17. SD Sốt Dengue 18. SXHD Sốt xuất huyết Dengue 19. TTYT Trung tâm Y tế 20. TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng 21. TT-GDSK Truyền thông - giáo dục sức khoẻ 22. TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới 23. UBND Uỷ ban nhân dân 24. VSMT Vệ sinh môi trường 25. WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1: Số mắc và chết SXHD tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm (1989 – 2004) ................................................................................................. 23 1.2: Kết quả phân lập vi rút Dengue tại Tây Nguyên (1998-2004) ............ 24 3.1: Phân bố số ca mắc, chết SXHD theo năm của 4 tỉnh Tây Nguyên (2005-2014) ........................................................................................ 57 3.2: Phân bố số mắc SXHD theo huyện/thị xã/thành phố tại tỉnh Kon Tum, (2009- 2014) ............................................................................. 59 3.3: Phân bố số mắc SXHD theo huyện/thị xã/thành phố tại tỉnh Gia lai, (2009 -2014) ................................................................................. 60 3.4: Phân bố số mắc SXHD theo huyện/thị xã/thành phố tại tỉnh Đăk Lăk, (2009-2014) ................................................................................ 61 3.5: Phân bố số mắc SXHD theo huyện/thị xã/thành phố tại tỉnh Đăk Nông .................................................................................................. 62 3.6: Phân bố số ca mắc theo thể lâm sàng tại 4 tỉnh, (2009-2014) .............. 67 3.7: Kết quả xét nghiệm huyết thanh học SXHD, (2005-2014) .................. 68 3.8: Kết quả phân lập vi rút Dengue tại tỉnh Kon Tum, (2005-2014) ......... 69 3.9: Kết quả phân lập vi rút Dengue tại tỉnh Gia lai, (2005-2014) .............. 70 3.10: Kết quả phân lập vi rút tại tỉnh Đăk Lăk, (2005-2014) ........................ 71 3.11: Kết quả phân lập vi rút tại tỉnh Đăk Nông, (2005-2014). .................... 72 3.12: Mối tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa trung bình với chỉ số DI, BI tại Kon Tum, giai đoạn (2009-2013) .............................................. 80 3.13: Mối tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa trung bình với chỉ số DI, BI tại Gia Lai, giai đoạn (2009-2013). ................................................ 81 3.14: Mối tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa trung bình với chỉ số DI, BI tại Đăk Lăk, giai đoạn 2009-2013. ................................................. 82
  9. Bảng Tên bảng Trang 3.15: Mối tương quan giữa nhiệt độ, lượng mưa trung bình với chỉ số DI, BI tại Đăk Nông, giai đoạn (2009-2013). ............................................ 83 3.16: Ban chỉ đạo phòng chống SXHD tại phường Tân tiến ........................ 85 3.17: Hoạt động tập huấn cho ban chỉ đạo và CTV ...................................... 87 3.18: Một số hoạt động truyền thông đã triển khai tại cộng đồng................. 88 3.19: Một số hoạt động can thiệp đã triển khai tại cộng đồng ...................... 88 3.20: Kết quả hoạt động VSMT, thu gom DCPT trước và sau chiến dịch .... 90 3.21: Kết quả hoạt động thả cá 7 màu trước và sau can thiệp ....................... 91 3.22: So sánh chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti (DI) tại phường can thiệp (Tân Tiến) và phường chứng (Thành Công), tháng 1/2013 đến tháng 10/2014 ..................................................................................... 92 3.23: So sánh chỉ số Breteau (BI) tại phường can thiệp (Tân Tiến) và phường chứng (Thành Công), tháng 1/2013 đến tháng 10/2014 ......... 94 3.24: Số ca mắc SXHD tại P.Tân Tiến và P. thành Công năm 2013 - 2014 ...... 95 3.25: Tỷ lệ có kiến thức đúng về véc tơ truyền bệnh SXHD ........................ 96 3.26: Tỷ lệ có kiến thức đúng về triệu chứng bệnh SXHD ........................... 97 3.27: Kiến thức về phòng chống véc tơ SXHD của người dân ..................... 98 3.28: Thái độ của người dân về phòng, chống bệnh SXHD ....................... 100 3.29: Thực hành của người dân trước và sau can thiệp .............................. 101 3.30: So sánh tỷ lệ thực hành đúng của người dân trước và sau can thiệp .. 102 3.31: Kết quả duy trì hoạt động VSMT, thu gom DCPT tại phường Tân Tiến .................................................................................................. 103 3.32: Kết quả duy trì hoạt động thả cá 7 màu tại cộng đồng ...................... 103 3.33: Kiến thức của người dân sau can thiệp (phường Tân Tiến) ............... 104 3.34: Thái độ, thực hành của người dân sau sau can thiệp (phường Tân Tiến) 105
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1: Số mắc SXHD trung bình theo tháng của 4 tỉnh ................................. 58 3.2: Diễn biến dịch theo tuần .................................................................... 63 3.3: Phân bố số ca mắc SXHD tại xã Quảng Sơn ....................................... 64 3.4: Phân bố số ca mắc SXHD theo dân tộc ............................................... 65 3.5: Diễn biến SXHD theo thời gian .......................................................... 65 3.6: Số ca mắc phân theo tuổi tại 4 tỉnh Tây Nguyên, ................................ 66 3.7: Tỷ lệ các type huyết thanh tại tỉnh Kon Tum, ..................................... 69 3.8: Tỷ lệ các type huyết thanh tại tỉnh Gia Lai, ........................................ 70 3.9: Tỷ lệ các type huyết thanh tại tỉnh Đăk Lăk, ....................................... 72 3.10: Tỷ lệ các type huyết thanh tại tỉnh Đăk Nông, .................................... 73 3.11: Các type vi rút Dengue lưu hành tại 4 tỉnh Tây Nguyên, .................... 73 3.12: Chỉ số DI trung bình theo tháng tại một số điểm giám sát 4 tỉnh Tây Nguyên, .............................................................................................. 74 3.13: Chỉ số BI trung bình theo tháng tại một số điểm giám sát 4 tỉnh Tây Nguyên, .............................................................................................. 75 3.14: Tỷ lệ tập trung bọ gậy tại Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum, ..................... 76 3.15: Tỷ lệ tập trung bọ gậy tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, .............................. 77 3.16: Tỷ lệ tập trung bọ gậy tại Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, ............ 78 3.17: Tỷ lệ tập trung bọ gậy tại Thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông ....................... 79
  11. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1: Muỗi Aedes aegypti .............................................................................. 6 1.2: Phân bố vùng/lãnh thổ có nguy cơ mắc SXHD trên thế giới ............... 15 1.3: Số mắc SXHD báo cáo hàng năm cho WHO giai đoạn (1955- 2007), và số được báo cáo trong giai đoạn hiện tại, 2008-2010. ......... 16 1.4: Số mắc SXHD trung bình tại 30 Quốc gia/vùng lãnh thổ, (2004- 2010) .................................................................................................. 17 1.5: Số trường hợp mắc và chết do SXHD ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 1991-2010.............................................................................. 18 1.6: Tình hình mắc và chết SXHD ở Việt Nam, 1980 - 2014 ..................... 20 1.7: Tình hình mắc, chết SXHD khu vực phía Nam, (2006-2014) ............. 21 2.1: Bản đồ hành chính khu vực Tây Nguyên ............................................ 35 2.2: Khung đánh giá của mô hình can thiệp ............................................... 43 3.1: Bản đồ phân bố số ca mắc SXHD/100.000 dân tại Tây Nguyên, (2005-2014 ......................................................................................... 56
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do vi rút Dengue gây nên, véc tơ chính truyền bệnh dịch này là muỗi Aedes aegypti. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước năm 1970 chỉ có 9 quốc gia báo cáo có bệnh SXHD, con số này đã tăng gấp 4 lần vào năm 1995. Bệnh hiện lưu hành ở trên 100 nước thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Phi với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ dịch [1]. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue cũng đang là vấn đề y tế công cộng rất lớn và là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở nước ta . Dịch bệnh ghi nhận ở cả bốn khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung [2]. Từ năm 1999, đã có Chương trình phòng, chống sốt xuất huyết quốc gia hoạt động rất tích cực, nhưng số mắc bệnh dịch này trung bình mỗi năm vẫn không ổn định. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân có xu hướng tăng, từ 32,5 năm 2000 (24.434 ca) lên 120,00 năm 2009 (105.370 ca), và 78/100.000 dân năm 2011 (69.680 ca) [3]. Ở khu vực Tây Nguyên, vi rút Dengue lưu hành quanh năm. Một số năm có dịch lớn là: 1983; 1987; 1988; 1991; 1995; 1998; 2004 với số mắc từ 54,80 - 553,38/100.000 dân, số chết từ 0,08 - 1,34/100.000 dân, giữa các năm có dịch lớn, hàng năm dịch bệnh xảy ra rải rác, khu trú và phát triển mạnh hơn ở thành phố, thị xã, thị trấn nơi đông dân cư [4], [5], [6]. Cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin phòng bệnh đang trong giai đoạn nghiên cứu. Việc chẩn đoán, điều trị và phòng, chống véc tơ truyền bệnh là các khâu cơ bản trong chiến lược phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue. Đặc biệt, phòng và diệt véc tơ là biện pháp chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống bệnh dịch này.
  13. 2 Là khu vực có đặc điểm sinh thái đặc thù trong đó có những yếu tố liên quan đến sự lưu hành của bệnh SXHD đặc biệt là các loài muỗi Aedes, đáng chú ý là Aedes aegypti và Aedes albopitus. Có thể nói Tây Nguyên là khu vực luôn có số mắc cao và diễn biến phức tạp. Đã có một số nghiên cứu về tình hình SXHD [4], [5], [6], [7] và biện pháp phòng, chống bệnh dịch này ở khu vực [8], [9], [10], [11], [13]. Song cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, trong thời gian dài về các yếu tố dịch tễ học bệnh SXHD và cũng chưa có mô hình phòng chống bệnh dịch này có hiệu quả, bền vững. Câu hỏi đặt ra là thực trạng sốt xuất huyết Dengue ở Tây Nguyên thế nào, có tính đặc thù riêng? Bệnh dịch Sốt xuất huyết Dengue ở khu vực này có chu kỳ hay không? Có bao nhiêu type vi rút Dengue xuất hiện và lưu hành ở Tây Nguyên, phân bố theo không gian, thời gian? Véc tơ truyền bệnh dịch này ở Tây Nguyên là loài gì? Mô hình phòng chống nào hiệu quả, phù hợp ở địa phương này? Vì vậy chúng tôi tiến hành xây dựng và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue và đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng ở Tây Nguyên (2005-2014)”, với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan ở 4 tỉnh Tây Nguyên (2005 -2014). 2. Đánh giá hiệu của quả mô hình phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng ở phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk (2013-2014).
  14. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm sốt xuất huyết Dengue 1.1.1. Lịch sử bệnh sốt xuất huyết Dengue Vào khoảng đầu năm 992 sau công nguyên, đã có một bệnh tương tự như sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hiện nay nhưng không rõ tác nhân gây bệnh là gì và đã được ghi nhận tại Trung Quốc. Sau đó bệnh bùng phát rải rác và ghi nhận rõ nhất cách đây hơn 3 thế kỷ ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Năm 1635, dịch bệnh ghi nhận ở những vùng Tây Ấn Độ thuộc cộng hoà Pháp. Năm 1870, có tác giả đã mô tả bệnh “sốt gãy xương” ở Philadelphia có các đặc điểm lâm sàng giống với SXHD, rất có thể đấy chính là bệnh SXHD ngày nay, nhưng vào thời điểm đó khoa học chưa thể minh chứng [15]. Trong thế kỷ XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX, đã xảy ra những vụ dịch sốt xuất huyết tương tự ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ôn đới. Hầu hết các trường hợp bệnh của những vụ dịch này là sốt xuất huyết thể nhẹ và chỉ chiếm một tỷ lệ không nhiều là các trường hợp mắc sốt xuất huyết thể nặng. Các vụ dịch tương tự ghi nhận xảy ra vào những năm 1778 -1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ gần như đồng thời, chứng tỏ rằng nếu đây là dịch SXHD thì tác nhân gây bệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Trong suốt thời gian này SXHD chưa xác định được tác nhân gây bệnh và chỉ được xem là bệnh nhẹ, không nguy hiểm [15]. Vụ dịch sốt Dengue đầu tiên với tác nhân rõ ràng xảy ra tại Öc năm 1897, tiếp theo được được ghi nhận ở Hy Lạp vào năm 1928 và ở Đài Loan năm 1931. Vụ dịch đầu tiên được khẳng định là SXHD được ghi nhận tại Philippines vào năm 1953 - 1954. Từ đó, nhiều vụ dịch SXHD lớn đã xảy ra ở hầu hết các vùng/lãnh thổ thuộc Đông Nam Á bao gồm Ấn Độ, Indonesia,
  15. 4 Mandives, Myanmar, SriLanka, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Từ thập kỷ 80, dịch SXHD tiếp tục tăng lên ở Đông Nam Á, các bán đảo Đông Dương, Ấn Độ Dương, tại Trung và Nam Mỹ, các đảo Thái Bình Dương và đảo Caribê (nhiều nhất là Cuba). Những năm 1970, SXHD xuất hiện ở hầu hết các nước Châu Á trong đó bao gồm cả Việt Nam, hàng năm có khoảng 600.000 ca bệnh SXHD. Trước năm 1975 có khoảng 10 nước báo cáo có dịch SXHD, từ năm 1980 có trên 50 nước thông báo có dịch SXHD. Gần đây, các vụ dịch SXHD đã liên tiếp xảy ra ở 5 trong số 6 khu vực là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ trừ khu vực Châu Âu. Tuy vậy, một số nước thuộc khu vực Châu Âu này đã có một số lượng đáng kể các trường hợp SXHD từ các nước khác đến. Tại một số nước ở khu vực Đông Nam Á, dịch SXHD hầu như năm nào cũng xảy ra với qui mô ngày một lan rộng. Hiện nay, những khu vực có khí hậu nhiệt đới đều là những vùng nguy cơ bị dịch cao với tất cả 4 type vi rút lưu hành [15]. Tại Việt Nam, dịch SXHD xuất hiện đầu tiên từ cuối những năm 1959- 1960, lan rộng từ các thành phố lớn về thị trấn, nông thôn. Trong quá khứ đã có nhiều vụ dịch liên tiếp xảy ra vào những năm 1969, 1973, 1975, 1977, 1979, 1980, 1986, 1987 [16]. Đáng chú ý là vụ dịch SXHD năm 1998 xảy ra ở 56/61 tỉnh thành trong cả nước với ca mắc lên đến hàng trăm ngàn trường hợp. Cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành địa phương, phát triển mạnh tại các tỉnh thành khu vực miền Nam. Trước tình hình dịch bệnh SXHD diễn biến phức tạp Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án quốc gia phòng chống SXHD và bắt đầu hoạt động từ năm 1999 [2]. Sau khi có hoạt động của dự án, tình hình dịch SXHD có chiều hướng giảm trong các năm sau đó, tuy nhiên từ năm 2004 trở lại đây dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trở lại và đã trở thành một trong mười bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam.
  16. 5 1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của véc tơ truyền bệnh SXHD 1.1.2.1. Vài nét về sự phân bố của loài muỗi Aedes aegypti. Ae. aegypti phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục (giữa 450 vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam) giới hạn bằng đường đẳng nhiệt 100C, về độ cao chúng có mặt từ 0 đến 1200 m, một ít quần thể có mặt đến độ cao 1800 m (ở Ấn Độ). Tại Việt Nam, phân bố ở hầu hết các tỉnh/thành phố, tuy nhiên mật độ cao và chiếm ưu thế hơn ở các tỉnh Miền Nam, Miền Trung và Tây Nguyên. Tại Miền Bắc, Ae. aegypti chủ yếu tập trung ở thành phố, rồi đến các đồng bằng ven biển và các làng mạc gần đường giao thông. Đó là những nơi có dân cư đông đúc, có nhiều dụng cụ chứa nước, dụng cụ phế thải... và các phương tiện giao thông thường xuyên qua lại. Hiện nay kinh tế phát triển, việc đô thị hóa nhanh chóng nhưng không đồng bộ (cấp thoát nước chưa đầy đủ, vệ sinh môi trường kém), sự thờ ơ của một số người dân với giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, điều đó góp phần làm cho vùng phân bố của Aedes aegypti ngày càng mở rộng [18]. Trong 64 tỉnh, thành của cả nước, có 11 tỉnh miền núi phía bắc không có sự lưu hành của muỗi Aedes aegypti (7 năm liền từ 1999 đến 2005) đó là: Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. 53 tỉnh/thành còn lại đều có sự lưu hành của muỗi, nhưng tập trung và liên tục trong các năm ở các tỉnh miền Nam, sau đến miền Trung và Tây Nguyên [19]. 1.1.2.2. Đặc điểm hình thái muỗi Aedes aegypti trưởng thành. Hình thái muỗi Ae. aegypti trưởng thành rất dễ nhận biết, với kích thước trung bình, chân và bụng có các khoang đen, trắng rõ rệt. Thân có nhiều vẩy trắng bạc, tập trung thành từng cụm hay từng đường trên mình muỗi. Vòi không có băng trắng, đỉnh pan trắng. Trên mặt lưng ngực có hai đường vẩy màu trắng bạc phình ra, như hai nửa vòng cung ôm hai bên lưng nên gọi là hình đàn Lia. Trên mặt lưng bụng ở gốc các đốt II đến VIII đều có những
  17. 6 đường vẩy ngang từng đốt, gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn, cho nên muỗi còn có tên gọi là muỗi vằn. Cơ thể muỗi chia làm ba phần: đầu, ngực và bụng [18]. Hình 1.1: Muỗi Aedes aegypti 1.1.2.3. Đặc điểm sinh học Aedes aegypti Vòng đời của Ae. aegypti có 4 giai đoạn: Trứng - Bọ gậy - Quăng - Muỗi trưởng thành. Thời gian phát triển của các pha trước trưởng thành (từ trứng đến quăng) trung bình 7 ngày, bọ gậy và quăng sống trong môi trường nước, thời gian từ quăng đến muỗi trưởng thành khoảng 2 đến 3 ngày, muỗi sống trên cạn, sau khi nở, muỗi trú đậu trên thành vật chứa khoảng vài giờ, sau đó muỗi bay phát tán cách xa khoảng 200 mét. Muỗi cái trưởng thành giao phối và thực hiện đốt hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, thường muỗi đốt hút máu ban ngày, hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm và lúc hoàng hôn, thời gian tiêu sinh của muỗi khoảng 5 ngày. Trường hợp đốt hút máu người có chứa vi rút Dengue thời gian ủ bệnh trong muỗi cái thường 8 - 10 ngày, lúc này trong tuyến nước bọt của muỗi có vi rút nhân lên và truyền vi rút sang người khác khi chúng đốt, hút máu. Muỗi cái sống từ 20 đến 40 ngày, muỗi đực sống ngắn hơn từ 9 đến 12 ngày. Muỗi cái mỗi lần đẻ từ 60-100 trứng, trứng muỗi mới đẻ có màu trắng sau đó chuyển dần có màu đen, riêng rẽ từng quả một đính vào thành vật chứa hay chìm xuống nước, điều kiện thuận lợi trứng muỗi có thể tồn tại đến 6 tháng. Cũng giống như
  18. 7 nhiều giống và loài muỗi khác, muỗi Ae. aegypti có sự khác nhau giữa con đực và con cái về đặc điểm dinh dưỡng. Để sống và phát triển con cái phải hút máu (có thể vài lần đốt hút máu trong một đợt phát triển trứng), còn con đực không hút máu mà chỉ hút nước, nhựa cây hay dịch hoa quả để tồn tại và phát triển [18]. 1.1.2.4. Nơi trú đậu và sinh sản của muỗi Ae. aegypti sống trong nhà gần người, thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu và có độ cao từ 2 mét trở xuống như: Trên các vật dụng bằng vải: Quần áo, màn ngủ, ri do, túi xách…, trên các vật dụng cứng: Gầm bàn có người thường làm việc, ghế tiếp khách, giường, tủ để gần tường. Theo thống kê của Viện sốt rét Ký sinh trùng- Côn trùng Qui Nhơn tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên: 73,52% số muỗi thu thập được đậu trên quần áo; 26,48% trú đậu trên màn và ri đô, chưa thu thập được Ae. Aegypti trú đậu trên tường, vách [18]. Ae. aegypti thường đẻ trứng ở những nơi nước sạch chứa trong lu vại, bể, lọ hoa, phuy nước, chậu cây cảnh, chai lọ, vỏ dừa, lốp ô tô cũ, máng nước, đôi khi có ở hốc cây, kẽ lá (dừa, chuối, bẹ khoai)… ở trong và quanh nhà những nơi râm mát, bọ gậy ưa nước có độ pH hơi axít, nhất là nước mưa. 1.1.2.5. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của muỗi Aedes aegypti. Vai trò này được thể hiện qua: (1) khả năng truyền vi rút Dengue của muỗi Ae. aegypti qua gây nhiễm trong phòng thí nghiệm; (2) khả năng truyền vi rút Dengue của muỗi Ae. aegypti tại các ổ dịch đang hoạt động; (3) khả năng truyền vi rút Dengue qua trứng muỗi Ae. aegypti. 1.1.3. Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết Dengue Các vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus và thuộc họ Flavividae. Những vi rút này có kích thước nhỏ (50nm), mang một chuỗi RNA. Virion của chúng gồm một lõi nucleocapsid hình khối vuông đối xứng nằm trong một vỏ có cấu tạo là lipoprotein. Gen của vi rút Dengue có chiều dài gần 11.000 cặp ba-zơ, và gồm 3 den có cấu trúc protein mã hóa cho nucleocap-sid
  19. 8 hay protein lõi (C), một protein liên quan tới màng (M), một protein vỏ (E) và bảy gen không có cấu trúc protein (NS). Glycoprotin vỏ có liên quan tới hoạt tính ngưng kết hồng cầu và hoạt tính trung hòa của vi rút [14]. Vi rút Dengue hình thành một phức hệ khác biệt so với các vi rút thuộc giống Flavivirus do đặc điểm kháng nguyên và đặc điểm sinh học. Có 4 type huyết thanh được đặt tên như sau: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Nếu nhiễm một trong 4 type này, sẽ tạo được miễn dịch suốt đời với vi rút có type huyết thanh đó. Mặc dù cả 4 type đều tương tự nhau về mặt kháng nguyên, nhưng sự khác nhau giữa 4 type này vẫn đủ để tạo ra khả năng miễn dịch chéo, và khả năng bảo vệ của hiện tượng miễn dịch chéo này chỉ kéo dài một vài tháng sau khi nhiễm một trong 4 type. Cả 4 type vi rút Dengue đều có liên quan tới các vụ dịch sốt Dengue, trong đó cáo những trường hợp nặng hoặc tử vong [14]. 1.1.4. Vật chủ Vi rút Dengue gây nhiễm cho người và một số loài động vật linh trưởng. Con người là vật chủ chính của vi rút ở khu vực đô thị. Kết quả nghiên cứu ở Malaixia và Châu phi cho thấy, khỉ bị nhiễm vi rút có thể trở thành vật chủ mang vi rút, mặc dù vậy ý nghĩa về mặt dịch tễ học của quan sát này vẫn chưa được xác định. Các chủng vi rút Dengue có thể phát triển tốt trong nuôi cấy mô của côn trùng và tế bào động vật có vú [14]. 1.1.5. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue 1.5.1.1. Lâm sàng  Định nghĩa ca bệnh [2]  Ca bệnh giám sát (Ca bệnh lâm sàng) Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch lưu hành SXHD trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: - Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng
  20. 9 hoặc chảy máu cam; Nhức đầu chán ăn buồn nôn, nôn; Da xung huyết, phát ban; Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; Vật vã, li bì; Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.  Ca bệnh xác định: + Là ca bệnh được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm (Bằng các kỹ thuật: Mac-Elisa, PCR, NSI hoặc phân lập vi rút)  Phân loại ca bệnh  Phân loại theo Quyết định số 794/QĐ/BYT ngày 9 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc ban hành “hướng dẫn chẩn đoán và điều trị SD & SXHD” [20]. Bệnh theo mức độ nặng nhẹ chia làm 4 độ: + Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính. + Độ II: Triệu chứng như độ I, kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc. + Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hạ huyết áp; kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì. + Độ IV: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0).  Phân loại theo “hướng dẫn chẩn đoán điều trị SXHD” ban hành kèm theo Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế [21]. Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ:  Sốt xuất huyết Dengue: - Lâm sàng: sốt cao liên tục 2 đến 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, hoặc chảy máu cam; Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; Da xung huyết, phát ban; Đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt. - Cận lâm sàng: + Hematocrit bình thường( không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng. + Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm. + Số lượng bạch cầu thường giảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0