intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng sâu răng sữa ở trẻ 3 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng "Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng sâu răng sữa ở trẻ 3 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của cha/ mẹ trẻ 3 tuổi học tại bốn trường mầm non công lập thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong dự phòng sâu răng cho trẻ năm 2020; Đánh giá hiệu quả của hoạt động can thiệp dự phòng sâu răng cho trẻ 3 tuổi tại hai trường mầm non công lập thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng sâu răng sữa ở trẻ 3 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG DƢƠNG VĂN TÚ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ 3 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG DƢƠNG VĂN TÚ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ 3 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Thị Dung 2. PGS.TS. Bùi Thị Tú Quyên HÀ NỘI – 2023
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Y tế công cộng, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các Thầy, Cô giáo và các Khoa, Phòng của Trƣờng Đại học Y tế công cộng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thị Dung và PGS.TS. Bùi Thị Tú Quyên những ngƣời Cô tâm huyết đã tận tình hƣớng dẫn, dành niều thời gian giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Hội động chấm luận án tiến sĩ các cấp đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quí báu để luận án này hoàn chỉnh hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Y tế tỉnh Hà Nam; Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam; Phòng Giáo dục thành phố Phủ Lý; Trƣờng mầm non Hoa Sen; Trƣờng mầm non Lê Hồng Phong; Trƣờng mầm non Đinh Xá; Trƣờng Mầm non Liêm Tiết đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài, thu thập số liệu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2023 NGHIÊN CỨU SINH Dƣơng Văn Tú
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của Tôi. Dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Đào Thị Dung và PGS.TS. Bùi Thị Tú Quyên. Những kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chính xác, khách quan. Công trình không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã đƣợc công bố tại Việt Nam. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Tác giả luận án Dƣơng Văn Tú
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ dmft Decay – Missing – Filled – Teeth (chỉ số sâu mất trám) dmfs Decay – Missing – Filled – Surface ICDAS International Caries Detection and Assessment System GEE Generalized Estimating Equations SKRM Sức khoẻ răng miệng SMS Short Messaging Service
  6. iv MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4 1.1. SÂU RĂNG Ở TRẺ BA TUỔI .............................................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................4 1.1.2. Căn nguyên và hậu quả của sâu răng ở trẻ em ................................................5 1.1.3. Phân loại sâu răng ............................................................................................7 1.1.4. Các phương pháp xác định, chẩn đoán sâu răng .............................................8 1.2 THỰC TRẠNG SÂU RĂNG Ở TRẺ 3 TUỔI ...................................................................................... 8 1.2.1 Thực trạng mắc sâu răng ở trẻ 3 tuổi trên thế giới ...........................................8 1.2.2 Thực trạng mắc sâu răng trẻ 3 tuổi ở Việt Nam ..............................................12 1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc sâu răng ở trẻ 3 tuổi ...........................13 1.3. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA CHA/ MẸ TRONG CHĂM SÓC DỰ PHÒNG SÂU RĂNG CHO TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO ...................................................................................... 17 1.3.1. Kiến thức của cha mẹ trong chăm sóc sự phòng sâu răng cho trẻ .................17 1.3.2 Thái độ về chăm sóc răng miệng cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo ............................19 1.3.3. Thực hành chăm sóc răng miệng cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo ..........................20 1.4. CAN THIỆP DỰ PHÒNG SÂU RĂNG CHO TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO ............................... 22 1.4.1. Can thiệp áp dụng phương pháp y sinh học ...................................................24 1.4.2. Can thiệp thay đổi hành vi dự phòng sâu răng ...............................................28 1.5. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35 1.6. KHUNG LÝ THUYẾT ........................................................................................................................ 36 CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................38 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................38 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 38 2.1.1 Đối với đối tượng là trẻ 3 tuổi .........................................................................38 2.1.2. Đối với đối tượng là cha mẹ học sinh .............................................................38 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................................... 38
  7. v 2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 39 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu giai đoạn 1: Điều tra ban đầu ...............................41 2.3.2. Giai đoạn 2 can thiệp ......................................................................................48 2.3.2. Giai đoạn 3 đánh giá sau can thiệp ................................................................52 2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................53 2.5. QUẢN LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................................................................................... 57 2.5.1. Nhập số liệu.....................................................................................................57 2.5.2. Phân tích số liệu ..............................................................................................57 2.4.3. Quản lý số liệu và sử dụng kết quả nghiên cứu. .............................................57 2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 58 CHƢƠNG 3 ..............................................................................................................59 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................59 3.1. KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH CỦA CHA/MẸ VỀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ 3 TUỔI NĂM 2020 ................................................................................................................... 59 3.1.1. Thông tin chung của cha mẹ và sức khỏe của trẻ ...........................................59 3.2.2. Kiến thức của cha mẹ về chăm sóc răng miệng cho trẻ ..................................61 3.2.3. Thái độ của cha mẹ về chăm sóc răng miệng trẻ ............................................64 3.2.4. Thực hành của cha mẹ về chăm sóc răng miệng trẻ .......................................66 3.2. THỰC TRẠNG SÂU RĂNG CỦA TRẺ 3 TUỔI HỌC TẠI BỐN TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM NĂM 2020 ................................................................. 71 3.2.1. Thông tin chung của trẻ ba tuổi ......................................................................71 3.2.2. Thực trạng sâu răng ở trẻ 3 tuổi .....................................................................71 3.3. Hiệu quả của chương trình can thiệp dự phòng sâu răng cho trẻ 3 tuổi...........77 3.3.1. Hiệu quả can thiệp trong dự phòng sâu răng sữa ở trẻ 3 tuổi........................77 3.3.2. Hiệu quả can thiệp trong cải thiện kiến thức-thái độ-thực hành của cha mẹ trong chăm sóc răng miệng trẻ 3 tuổi .......................................................................80 CHƢƠNG 4 ..............................................................................................................87 BÀN LUẬN ..............................................................................................................87 4.1. KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH CỦA CHA/MẸ TRONG CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TRẺ 3 TUỔI................................................................................................................................................... 87
  8. vi 4.2. THỰC TRẠNG SÂU RĂNG Ở TRẺ 3 TUỔI TẠI BỐN TRƢỜNG MẪU GIÁO CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, HÀ NAM.................................................................................................... 92 4.3. HIỆU QUẢ CỦA CHƢƠNG TRÌNH CAN THIỆP DỰ PHÒNG SÂU RĂNG CHO TRẺ 3 TUỔI ......................................................................................................................................................................... 99 4.4. ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ............................................ 105 KẾT LUẬN .............................................................................................................108 KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111 PHỤ LỤC ................................................................................................................132
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS...................8 Bảng 1.2. Tổng hợp tỷ lệ mắc ở một số nƣớc phát triển ...........................................10 Bảng 1.3. Tổng hợp tỷ lệ mắc ở một số nƣớc đang phát triển ..................................11 Bảng 1.4. Tổng hợp yếu tố liên quan đến tình trạng mắc sâu răng ở trẻ 3 tuổi ........15 Bảng 1.5. Hiệu quả phƣơng pháp can thiệp dự phòng sâu răng ở trẻ em .................23 Bảng 2. 1. Tiêu chuẩn sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS (194) ......................48 Bảng 2. 2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức-thái độ-thực hành ...................................48 Bảng 3.1: Đặc điểm của cha mẹ ở hai nhóm can thiệp và chứng .............................59 Bảng 3.2: Kiến thức của cha mẹ về chăm sóc răng miệng trẻ 3 tuổi ........................61 Bảng 3.3: Tỷ lệ cha mẹ có kiến thức đạt về chăm sóc răng miệng theo một số đặc điểm của cha mẹ ........................................................................................................63 Bảng 3.4: Thái độ của cha mẹ về chăm sóc răng miệng cho trẻ 3 tuổi.....................64 Bảng 3.5: Thái độ của cha mẹ về chăm sóc răng miệng theo các nhóm nhân khẩu học .............................................................................................................................65 Bảng 3.6: Thực hành của cha mẹ về chăm sóc răng miệng trẻ 3 tuổi.......................66 Bảng 3.7: Thực hành của cha mẹ về chăm sóc răng miệng theo các nhóm nhân khẩu học .............................................................................................................................67 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đặc điểm của cha/me trẻ và tình trạng kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng cho trẻ ....................................................................68 Bảng 3.9: Thông tin chung của trẻ (n=567) ..............................................................71 Bảng 3.10: Tỷ lệ sâu răng sữa D1, D2, D3 theo giới ................................................72 Bảng 3.11: Tỷ lệ sâu răng sữa bao gồm D1, D2, D3 theo địa dƣ .............................72 Bảng 3.12: Chỉ số sâu mất trám theo giới và địa dƣ .................................................73 Bảng 3.13: Tỷ lệ răng sâu của các răng sữa hàm trên ...............................................73 Bảng 3.14: Tỷ lệ răng sâu theo vị trí mặt răng ở hàm trên .......................................74 Bảng 3.15: Tỷ lệ răng sâu theo giới và nơi sinh sống ...............................................74 Bảng 3.16: Tỷ lệ răng sâu của các răng sữa ở hàm dƣới ..........................................75 Bảng 3.17: Tỷ lệ răng sâu theo vị trí mặt răng ở hàm dƣới ......................................75
  10. viii Bảng 3.18: Tỷ lệ răng sâu theo giới và nơi sinh sống ...............................................76 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của cha/mẹ trẻ và sâu răng ở trẻ ...................................................................................................................76 Bảng 3.20: Hiệu quả cải thiện sâu răng sữa chung của trẻ 3 tuổi trƣớc và sau can thiệp ...........................................................................................................................77 Bảng 3.21: Hiệu quả cải thiện sâu răng sữa mức độ sớm (D1, D2) của trẻ trƣớc và sau can thiệp ..............................................................................................................78 Bảng 3.22: Hiệu quả cải thiện sâu răng sữa mức độ muộn (D3) của trẻ 3 tuổi trƣớc và sau can thiệp .........................................................................................................79 Bảng 3.23: Chỉ số sâu mất trám ở trẻ 3 tuổi trƣớc và sau can thiệp .........................80 Bảng 3.24: Hiệu quả can thiệp cải thiện điểm kiến thức của cha mẹ trƣớc và sau can thiệp ...........................................................................................................................81 Bảng 3.25: Hiệu quả can thiệp cải thiện thái độ của cha mẹ trƣớc và sau can thiệp .......82 Bảng 3.26: Hiệu quả can thiệp cải thiện thực hành của cha mẹ trƣớc và sau can thiệp ........83 Bảng 3.27: Phản hồi của cha mẹ về việc sử dụng vec-ni fluor .................................84 Bảng 3.28: Phản hồi của cha mẹ về nhận thông tin chăm sóc răng qua tin nhắn .....85
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1 Nguồn thông tin cho chăm sóc răng miệng cho trẻ ..............................60 Biểu đồ 3. 2 Tiền sử bệnh của trẻ theo cha mẹ khai báo ..........................................60 Biểu đồ 3. 3 Tần suất một số hành vi ăn uống ở trẻ theo cha mẹ khai báo...............61
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Giải phẫu răng…………………………………………………………….5 Hình 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................36 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………...37 Hình 2.2. Sơ đồ khung Logic………………………………………………………47
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới (1). Ở trẻ em, bệnh có thể gặp từ khi trẻ bắt đầu mọc răng. Bệnh sâu răng không thể tự thoái lui, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ tiến triển vào tủy răng gây đau đớn cho trẻ, có thể biến chứng nhiễm trùng tại chỗ làm ảnh hƣởng đến sức khỏe toàn thân nhƣ sụt cân (do trẻ ăn uống kém), bệnh hô hấp, khớp, tim mạch, viêm xoang và có thể gây mất răng sớm, ảnh hƣởng ăn nhai khớp cắn (2). Mặt khác, răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên hoặc mọc không đúng vị trí, mọc lệch. Trên thế giới, tỷ lệ sâu răng của trẻ từ 1 đến 5 tuổi dao động trong khoảng 22% đến 69% (3-5). Tại Việt Nam, tỷ lệ sâu răng của trẻ cũng khoảng từ 50% đến 65% (6-8) và đa số chƣa đƣợc điều trị phù hợp. Giai đoạn trẻ 3 tuổi là giai đoạn đã phát triển đầy đủ hàm răng sữa, giai đoạn trẻ đến học tập trung tại các trƣờng mầm non công lập và tƣ thục. Ở lứa tuổi này, trẻ bƣớc đầu có thể tập chải răng, nhận biết đƣợc hình ảnh và sự tƣ vấn chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, việc dự phòng và điều trị bệnh răng miệng gặp khá nhiều khó khăn do trẻ còn nhỏ. Bên cạnh việc tăng cƣờng fluor hoặc sử dụng vecni-fluor trong chăm sóc răng miệng, khả năng phòng chống bệnh răng miệng ở lứa tuổi này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, thái độ, hành vi của cha mẹ thông qua hƣớng dẫn, giám sát trẻ chải răng và đƣa trẻ đi khám răng định kì. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy chăm sóc răng miệng ở trẻ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức do cha mẹ thiếu hiểu biết và hoặc thiếu quan tâm (9, 10). Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trẻ có cha mẹ có nhận thức và hành vi vệ sinh răng miệng đúng có tỷ lệ mắc sâu răng thấp hơn so với những trẻ có ba mẹ không có hành vi chăm sóc răng miệng đúng cách (11, 12). Do đó, nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ về thực hành chăm sóc răng miệng cho trẻ 3 tuổi là một trong những ƣu tiên quan trọng nhằm góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh sâu răng ở trẻ thuộc nhóm tuổi này. Trên thế giới, việc áp dụng y tế điện tử (ehealth) trong nâng cao sức khỏe cộng đồng là một trong những phƣơng pháp đang ngày càng phổ biến (13). Một số
  14. 2 nghiên cứu trên thế giới đƣợc thực hiện đã chứng minh tiếp cận sử dụng các tin nhắn điện thoại đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao kiến thức-thái độ-thực hành của cha mẹ trong chăm sóc răng miệng ở trẻ nhỏ (14, 15). Việt Nam nằm trong số những nƣớc có tốc độ gia tăng số lƣợng thiết bị di động nhanh nhất. Thống kê cho thấy đến cuối năm 2017 có 84% ngƣời Việt Nam sử dụng điện thoại di động (16). Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào tiến hành thử nghiệm các can thiệp truyền thông thông qua tin nhắn điện thoại cho cha mẹ trẻ và sử dụng vecni fluor tại chỗ cho trẻ mầm non trong dự phòng và điều trị sâu răng giai đoạn sớm tại Việt Nam. Tại Hà Nam, hiện có 117 trƣờng mầm non với gần 53 nghìn học sinh (17). Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam là thành phố đang có sự phát triển về kinh tế-xã hội, có sự giao thoa giữa thành thị và nông thôn; tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ 3 tuổi chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Hiện nay, chƣa có đề tài hay nghiên cứu nào về sâu răng và dự phòng sâu răng của học sinh mẫu giáo tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là: Thực trạng sâu răng ở trẻ 3 tuổi là nhƣ thế nào? Kiến thức, thái độ và thực hành trong dự phòng sâu răng ở trẻ của cha mẹ ở mức độ nhƣ thế nào? Biện pháp can thiệp bôi vecni flour kết hợp với tin nhắn điện thoại có tác dụng nhƣ thế nào trong dự phòng sâu răng ở trẻ? Nghiên cứu : “Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng sâu răng sữa ở trẻ 3 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” đƣợc thực hiện nhằm giải quyết vấn đề trên.
  15. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của cha/ mẹ trẻ 3 tuổi học tại bốn trƣờng mầm non công lập thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong dự phòng sâu răng cho trẻ năm 2020. 2. Mô tả thực trạng sâu răng của trẻ 3 tuổi học tại bốn trƣờng mầm non công lập thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam năm 2020. 3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động can thiệp dự phòng sâu răng cho trẻ 3 tuổi tại hai trƣờng mầm non công lập thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
  16. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sâu răng ở trẻ ba tuổi 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm giải phẫu răng Sâu răng sớm ở trẻ đƣợc định nghĩa “là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thƣơng sâu (có thể đã hình thành lỗ sâu hoặc chƣa), mất răng (do sâu răng), các mặt răng sâu đã đƣợc trám trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ nhỏ hơn 72 tháng tuổi” (18, 19). Thuật ngữ “sâu răng sớm ở trẻ” đƣợc đề xuất năm 1994 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ tổ chức nhằm thúc đẩy các sáng kiến phòng chống sâu răng dựa theo nhiều yếu tố (gồm nhân khẩu học, kinh tế xã hội, hành vi, tâm lý, v…v…) nhƣ tuổi thay vì chỉ tập trung duy nhất vào yếu tố chế độ ăn (20). Hội đồng chuyên gia tại Hội nghị thƣợng đỉnh toàn cầu Bangkok về Sâu răng sớm ở trẻ đã xác định rõ hơn sâu răng là một bệnh phức tạp đƣợc đặc trƣng bởi quá trình hủy khoáng và tái khoáng của các mô cứng răng, đƣợc xác định bởi các yếu tố sinh học, hành vi và tâm lý xã hội của một cá nhân liên kết với môi trƣờng xung quanh ngƣời đó. Mô tả lâm sàng của Ban Hội thẩm về sâu răng sớm ở trẻ đã tái khẳng định định nghĩa năm 1999 là “sự hiện diện của một hoặc nhiều tổn thƣơng đã bị sâu (không sâu hoặc có hốc), bị mất (do sâu răng), hoặc bề mặt đã đƣợc lấp đầy, ở bất kỳ răng chính nào của trẻ dƣới sáu tuổi” (21). Hội nghị cũng nhận định sâu răng sớm ở trẻ em trƣớc tuổi đi học là bệnh phổ biến, hầu hết không đƣợc điều trị và ảnh hƣởng sâu sắc đến cuộc sống của trẻ (21). Đặc điểm giải phẫu răng: Răng là 1 bộ phận nằm trong hệ thống nhai. Hệ thống nhai bao gồm răng, nha chu, xƣơng hàm, khớp thái dƣơng hàm, các cơ nhai, các dây thần kinh, mạch máu, hệ thống tuyến nƣớc miếng, hệ thống môi- má – lƣỡi. Cơ quan răng đƣợc coi là đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng, bao gồm răng và nha chu: răng là bộ phận chính, trực tiếp nhai nghiền thức ăn, gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Mỗi răng có phần thân răng và chân răng. Giữa phần thân răng và chân răng là đƣờng cổ răng (cổ răng giải phẫu), còn gọi là đƣờng nối men cement.
  17. 5 Thân răng đƣợc bao bọc bởi men răng, chân răng đƣợc cement bao phủ. Nha chu là phần mô mềm bao trong miệng, bao quanh xƣơng ổ răng, răng và giữ kín răng. Mô nha chu bao gồm mô lợi dính và mô lợi tự do, có tác dụng bao bọc và nâng đỡ răng đứng vững trên cung hàm. Lợi răng bao quanh cổ răng tạo thành bờ, gọi là cổ răng sinh lý. Phần răng thấy đƣợc trong miệng là thân răng lâm sàng. Thân răng bao gồm men, ngà răng và tủy răng. Hình 1.1. Giải phẫu Răng (18, 19) 1.1.2. Căn nguyên và hậu quả của sâu răng 1.1.2.1. Căn nguyên Mảng bám răng Sâu răng phát triển khi mảng bám răng - là một màng sinh học đa vi khuẩn, không đƣợc loại bỏ thƣờng xuyên và chế độ ăn uống bao gồm chủ yếu là đƣờng đơn monosaccharide. Monosaccharide có thể đƣợc chuyển hóa bởi nhiều vi khuẩn đƣờng miệng dẫn đến tăng sản xuất axit có khả năng hủy khoáng men răng (22). Có hơn 700 loài vi khuẩn và các vi sinh vật đƣợc biết đến trong khoang miệng (23) và các vi sinh vật trong miệng có thể tƣơng tác với nhau (24). Ngày nay, các nghiên cứu cho thấy không chỉ vi khuẩn, mà cả nấm, chẳng hạn nhƣ Candida albicans cũng có thể gây sâu răng (25, 26). Mảng bám răng trên men răng của trẻ em trên lâm sàng chủ yếu bao gồm liên cầu và xạ khuẩn (27). Với chế độ ăn ít đƣờng, các vi khuẩn đạt đƣợc sự cân bằng và tự kiểm soát lẫn nhau trong môi
  18. 6 trƣờng khoang miệng (28). Ngay khi tiêu thụ đƣờng, đặc biệt là thức ăn và đồ uống có đƣờng, hệ vi sinh vật hội sinh sẽ hấp thụ các phân tử đƣờng này và chuyển hóa chúng thành axit, chủ yếu là axit lactic (29). Sự sản xuất axit này dẫn đến sự thay đổi pH từ khoảng 7 (trung tính) sang pH
  19. 7 thức ăn và giao tiếp xã hội, cũng nhƣ cảm giác hạnh phúc xã hội (39). Nếu việc chẩn đoán và điều trị sâu răng sớm ở trẻ em bị trì hoãn, tình trạng sâu răng có thể xấu đi, làm giảm sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống của trẻ, tăng chi phí điều trị. Chất lƣợng cuộc sống của trẻ có thể bị ảnh hƣởng nghiêm trọng vì đau và khó chịu do sâu răng nặng. Ngoài ra, sâu răng ở mức độ nặng có thể dẫn đến biến dạng, nhiễm trùng cấp và mãn tính, thay đổi thói quen ăn ngủ, cũng nhƣ tăng nguy cơ nhập viện, gia tăng chi phí điều trị và phải nghỉ học với hậu quả là khả năng học tập bị giảm sút (40). Ở hầu hết trẻ nhỏ, sâu răng sớm có liên quan đến giảm phát triển và giảm tăng cân do tiêu thụ thức ăn không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và tăng trƣởng của trẻ dƣới 2 tuổi (40). Nghiên cứu cho thấy, ở trẻ em 3 tuổi, trẻ bị sâu răng bú mẹ có cân nặng thấp hơn trẻ không sâu răng khoảng 1 kg vì đau răng và nhiễm trùng làm thay đổi thói quen ăn ngủ, khẩu phần ăn và quá trình trao đổi chất (41). Giấc ngủ bị xáo trộn ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất glucosteroid. Ngoài ra, quá trình sản xuất hồng cầu bị suy giảm làm ức chế sản xuất hemoglobin. Mất răng sớm do sâu răng có liên quan đến việc phát triển kém, phát triển khả năng nói kém, nghỉ học và không có khả năng tập trung ở trƣờng, và giảm lòng tự trọng (41). Nhổ răng là phƣơng pháp điều trị phổ biến và cần thiết đối với những trƣờng hợp sâu răng nặng. Mất răng hàm sớm có khả năng dẫn đến các vấn đề chỉnh nha trong tƣơng lai (42). 1.1.3. Phân loại sâu răng Tùy theo từng tiêu chuẩn và mục đích, sâu răng sớm ở trẻ em có thể chia theo các cách khác nhau(43-45), trong đó, phổ biến nhất là theo hệ thống đánh giá ICDAS (46).
  20. 8 Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS Mã số Mô tả 0 Lành mạnh 1 Đốm trắng đục (sau khi thổi khô 5 giây) 2 Đổi màu trên men (răng ƣớt) 3 Vỡ men định khu (không thấy ngà) 4 Bóng đen ánh lên từ ngà 5 Xoang sâu thấy ngà 6 Xoang sâu thấy ngà lan rộng (>1/2 mặt răng) 1.1.4. Các phương pháp xác định, chẩn đoán sâu răng Một số phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định và chẩn đoán sâu răng bao gồm (47-50): - Quan sát bằng mắt thƣờng: Có khả năng phát hiện sâu răng khá chính xác, tuy nhiên có thể bỏ sót các trƣờng hợp ở vị trí khó quan sát. Đây là phƣơng pháp có độ đặc hiệu tới 90% và dễ áp dụng cộng đồng. - Thăm khám bằng thám trâm: dễ áp dụng cộng đồng, tìm dấu hiệu mắc thám trâm, có độ đặc hiệu cao nhƣng độ nhạy vẫn thấp. - Laser huỳnh quang (Diagnodent): Hibst và Gall thấy khi truyền Laser có bƣớc sóng 655nm qua một bộ lọc sẽ thu đƣợc một tín hiệu huỳnh quang có bƣớc sóng lớn hơn. Với nguyên lí nhƣ vậy, thiết bị chẩn đoán sâu răng đặc biệt sử dụng laser huỳnh quang đã đƣợc ra đời và áp dụng. 1.2 Thực trạng sâu răng ở trẻ 3 tuổi 1.2.1 Thực trạng mắc sâu răng ở trẻ 3 tuổi trên thế giới Giai đoạn trẻ 3 tuổi là giai đoạn đã phát triển đầy đủ hàm răng sữa. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, việc dự phòng và điều trị bệnh răng miệng gặp khá nhiều khó khăn do trẻ còn nhỏ. Do đó, tỷ lệ mắc sâu răng sớm trong nhóm trẻ giai đoạn này ở mức cao. Sâu răng sớm ở trẻ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới (51). Một nghiên cứu tổng quan hệ thống mới đây tổng hợp dữ liệu ở 86 quốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2