intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

66
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, 2016. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng, chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại điểm nghiên cứu (2016-2017).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- BÙI VĂN TUẤN THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ (Toxocara canis) Ở NGƯỜI TẠI HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI 2016 VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- BÙI VĂN TUẤN THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ (Toxocara canis) Ở NGƯỜI TẠI HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI 2016 VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62 72 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Văn Chương 2. GS.TS Vũ Sinh Nam HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện tại 2 xã Đức Phong và Đức Chánh thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2017. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Bùi Văn Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Chương và GS.TS Vũ Sinh Nam, những người thầy có nhiều kiến thức, kinh nghiệm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng Quy Nhơn, cán bộ Khoa Ký sinh trùng của Viện đã hỗ trợ cho tôi thực hiện đề tài về kinh phí cũng như nguồn nhân lực. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm phòng chống sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm y tế dự phòng huyện Mộ Đức, Ủy ban nhân dân xã Đức Phong và xã Đức Chánh đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, vợ, con, các cháu, anh chị em và những người thân trong gia đình đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để đạt được kết quả khoá học và hoàn thành luận án. Tác giả luận án Bùi Văn Tuấn
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALB Albendazole ATGĐC Ấu trùng giun đũa chó ATGĐCM Ấu trùng giun đũa chó/mèo BCAT Bạch cầu ái toan BN Bệnh nhân CAPC Companion Animal Parasite Council (Hội Thú y phòng chống các bệnh ký sinh trùng trên động vật) CBVC Cán bộ viên chức CSHQ Chỉ số hiệu quả CT Computed tomography (Chụp cắt lớp vi tính) CTV Cộng tác viên ĐT Đối tượng ELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay (Thử nghiệm miễn dịch hấp phụ gắn men) ESCCAP European Scientific Counsel Companion Animal Parasites (Hội Thú y phòng chống các bệnh ký sinh trùng trên động vật châu Âu) GĐC Giun đũa chó HQCT Hiệu quả can thiệp HT (+) Huyết thanh dương tính HT (-) Huyết thanh âm tính KAP Knowledge Attitude Practice (Kiến thức Thái độ Thực hành) KHV Kính hiển vi KST Ký sinh trùng NC Nghiên cứu OD Optical density (Mật độ quang)
  6. PP Phương pháp TB Trung bình T. canis Toxocara canis T. cati Toxocara cati TTGD Truyền thông giáo dục XN Xét nghiệm WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới )
  7. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo. .................................3 1.1. Trên Thế giới ......................................................................................................3 1.2. Tại Việt Nam ......................................................................................................4 1.2. Đặc điểm sinh học của giun đũa chó mèo Toxocara spp ...............................4 1.2.1. Tác nhân gây bệnh ..........................................................................................4 1.2.2. Chu kỳ của giun đũa chó .................................................................................6 1.3. Tình hình nghiên cứu và phân bố bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ..........7 1.3.1. Trên Thế giới ...................................................................................................7 1.3.2. Tại Việt Nam .................................................................................................10 1.4. Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người ....................................................................................................11 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ....................................................................................11 1.4.2. Chẩn đoán......................................................................................................14 1.4.3. Điều trị...........................................................................................................17 1.5. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo .........................19 1.5.1. Nguồn nhiễm giun đũa chó/mèo ở vật chủ chính .........................................19 1.5.2. Mầm bệnh ở ngoại cảnh ................................................................................21 1.5.3. Yếu tố môi trường .........................................................................................25 1.5.4. Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội.......................................................................25 1.5.5. Yếu tố hành vi con người ..............................................................................27 1.6. Phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ...........................................28 1.6.1. Một số biện pháp phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo trên thế giới...........................................................................................................................29 1.6.2. Phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở Việt Nam .......................35
  8. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................37 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................37 2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................37 2.3. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................37 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................39 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................39 2.4.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................42 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu. ......................................................................46 2.4.4. Tổ chức thực hiện ..........................................................................................47 2.4.5. Biến số và các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu ..........................................50 2.4.6. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................54 2.5. Xử lý số liệu ....................................................................................................55 2.6. Các biện pháp khống chế sai số ...................................................................56 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................56 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................58 3.1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người .......................................................................................................................58 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người ..................................................58 3.1.2. Tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người ....................................................63 3.1.3. Một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người ....................64 3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống ....................................75 3.2.1. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người .....75 3.2.2. Hiệu quả làm giảm nguồn nhiễm ở chó và ngoại cảnh .................................77 3.2.3. Hiệu quả của truyền thông giáo dục làm tăng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó ..............................79 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................88 4.1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người .......................................................................................................................88
  9. 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................88 4.1.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại các điểm nghiên cứu...........88 4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người .............94 4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống ..................................101 4.2.1. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người ...101 4.2.2. Hiệu quả làm giảm nguồn nhiễm ở chó và ngoại cảnh ...............................103 4.2.3. Hiệu quả của truyền thông giáo dục làm tăng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó ............................104 4.3. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ..............................112 4.4. Điểm mới của nghiên cứu ............................................................................114 KẾT LUẬN ..........................................................................................................115 1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó .......... 115 2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó .................................................................................................................115 KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................117 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Truyền thông giáo dục đã thực hiện tại điểm can thiệp .........................44 Bảng 3.1. Đặc tính về giới và nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu ...............................58 Bảng 3.2. Đặc tính về trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu ........58 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại các điểm nghiên cứu ....59 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo giới tính tại các điểm nghiên cứu ...............................................................................................................59 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo nhóm tuổi ..................60 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo yếu tố gia đình...........61 Bảng 3.7. Thống kê triệu chứng lâm sàng trên số trường hợp bệnh ấu trùng giun đũa chó ....................................................................................................................63 Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó tại các điểm nghiên cứu ....................63 Bảng 3.9. Tỷ lệ có triệu chứng lâm sàng trên số nhiễm ấu trùng giun đũa chó ......64 Bảng 3.10. Tỷ lệ nuôi chó tại các điểm nghiên cứu ................................................64 Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó tại các điểm nghiên cứu ...........................65 Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó theo nhóm tuổi ở chó tại các điểm nghiên cứu ...........................................................................................................................65 Bảng 3.13. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các điểm nghiên cứu ...........66 Bảng 3.14. Mật độ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các điểm nghiên cứu .....66 Bảng 3.15. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau tại các điểm nghiên cứu ...........67 Bảng 3.16. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau theo vị trí thu thập ....................67 Bảng 3.17. Mật độ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau tại các điểm nghiên cứu ........68 Bảng 3.18. Tỷ lệ có nghe nói và nguồn thông tin về bệnh ấu trùng giun đũa chó .68 Bảng 3.19. Kiến thức về bệnh ấu trùng giun đũa chó .............................................69 Bảng 3.20. Thái độ về bệnh ấu trùng giun đũa chó ................................................70 Bảng 3.21. Thực hành về ăn uống và thói quen sinh hoạt ......................................71 Bảng 3.22. Liên quan giữa nuôi chó và nhiễm ấu trùng giun đũa chó ...................72 Bảng 3.23. Liên quan giữa ăn rau sống và nhiễm ấu trùng giun đũa chó ...............73 Bảng 3.24. Liên quan giữa thói quen sinh hoạt và nhiễm ấu trùng giun đũa chó ...74
  11. Bảng 3.25. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm ở người sau can thiệp .....................................75 Bảng 3.26. Thay đổi về tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó sau can thiệp ................75 Bảng 3.27. Hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó bằng albendazole .........76 Bảng 3.28. Hiệu quả điều trị làm giảm triệu chứng lâm sàng.................................76 Bảng 3.29. Thay đổi về tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan sau can thiệp điều trị ..............77 Bảng 3.30. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó sau can thiệp .........................77 Bảng 3.31. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất sau can thiệp ..........78 Bảng 3.32. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau sau can thiệp..........79 Bảng 3.33. Thay đổi kiến thức về nguy cơ nhiễm ..................................................79 Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức về triệu chứng bệnh ...............................................80 Bảng 3.35. Thay đổi kiến thức về phòng chống bệnh.............................................80 Bảng 3.36. Thay đổi thái độ về phòng chống bệnh.................................................81 Bảng 3.37. Thực hành nuôi chó tại xã can thiệp sau can thiệp ...............................82 Bảng 3.38. Thay đổi về thực hành nuôi chó ...........................................................83 Bảng 3.39. Thay đổi về bồng bế chó, xử lý phân chó .............................................84 Bảng 3.40. Thay đổi về ăn rau sống, rửa rau ..........................................................85 Bảng 3.41. Thay đổi về thói quen tiếp xúc đất, rửa tay ..........................................86
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Giun đũa Toxocara canis trưởng thành ...................................................5 Hình 1.2. Trứng giun đũa chó ...................................................................................5 Hình 1.3. Ấu trùng giun đũa chó ...............................................................................5 Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của giun đũa chó...........................................................6 Hình 1.5. Bản đồ phân bố huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo .....................9 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.............................38 Hình 2.2. Thiết kế và quy trình triển khai nghiên cứu ............................................42 Hình 2.3. Các biện pháp can thiệp thực hiện tại điểm nghiên cứu .........................43 Hình 2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu bệnh ấu trùng giun đũa chó .......................45 Hình 2.5. Thuốc Unaben .........................................................................................55 Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó theo trình độ học vấn ......................60 Hình 3.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó theo nghề nghiệp .............................61 Hình 3.3. Mức độ OD/ngưỡng của số nhiễm ấu trùng giun đũa chó ......................62 Hình 3.4. Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan trên số nhiễm ấu trùng giun đũa chó ...........62 Hình 3.5. Thực hành nuôi chó thả rông và tẩy giun cho chó ..................................71
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thuộc nhóm “bệnh động vật” (zoonosis) tức bệnh từ thú có xương sống lây truyền sang người. Giun đũa ở chó là Toxocara canis, ở mèo là Toxocara cati. Người bị nhiễm do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của Toxocara spp nhiễm trong đất, nước, hoặc thức ăn do chất phóng uế bừa bãi của những con chó/mèo bị nhiễm bệnh. Các ấu trùng đi vào trong ruột, di chuyển đến nội tạng, nơi đây chúng có thể sống nhiều năm ở dạng tự do hay hóa kén nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Quan trọng nhất là ấu trùng giun đũa chó/mèo chu du khắp nơi trong cơ thể và có thể đến các cơ quan như: não, mắt, gan, phổi...gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như động kinh (ký sinh ở não), giảm thị lực hoặc mù (ký sinh ở mắt) [10]. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo cùng với bệnh Chagas, ấu trùng sán dây lợn, bệnh toxoplamosis và trùng roi sinh dục được xem là năm bệnh ký sinh trùng bị lãng quên có tầm ảnh hưởng lớn nhất [89]. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo cũng gây ra một hiểm họa y tế công cộng lớn đặc biệt là ở các nước đang phát triển [93]. Tỷ lệ nhiễm cao thường ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và các cộng đồng nông thôn hơn là các cộng đồng công nghiệp hóa, thành thị, ôn đới [81],[94],[105]. Các nghiên cứu cho thấy, những quần thể người có tỷ lệ huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo cao thường ở những nơi có nhiều chó bị nhiễm Toxocara canis, môi trường bị ô nhiễm trứng nhiều, đặc biệt là môi trường đất. Phân bố nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo rất rộng, từ cực Nam bán cầu đến các vùng nhiệt đới với tỷ lệ huyết thanh dương tính khác nhau từ 0,7% ở New Zealand cho đến 93% ở La Reunion (châu Phi) [82],[125]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo chưa nhiều, chỉ có một số nghiên cứu xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với giun đũa chó ở người tại một số điểm như ở miền Bắc là 58,7-74,9% [9],[14]; miền Nam từ 38,4-53,6% [17],[23],[35]; ở miền Trung từ 13-50% [7],[13],[34].
  14. 2 Tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo có xu hướng ngày một gia tăng. Qua theo dõi tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn cho thấy mỗi năm phát hiện hàng nghìn trường hợp có huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo, đa số đến từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa [8],[26]. Công tác phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo cũng chưa được quan tâm. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung vào dịch tễ, các yếu tố nguy cơ và đưa ra các khuyến cáo về phòng bệnh; còn tại Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu can thiệp phòng chống nào trong cộng đồng, điều này có thể làm cho tỷ lệ nhiễm ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mộ Đức là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Ngãi có những đặc điểm về địa lý, kinh tế xã hội gần tương tự như các khu vực đồng bằng khác của Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố liên quan và hiệu quả các biện pháp can thiệp phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó tại huyện Mộ Đức sẽ rất cần thiết để góp phần vào tìm hiểu sự phân bố và đề xuất triển khai các biện pháp can thiệp phòng chống một cách hiệu quả tại các địa phương khác. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, 2016. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng, chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại điểm nghiên cứu (2016-2017).
  15. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo 1.1.1. Trên thế giới Năm 1824: Bệnh ấu trùng giun đũa mèo do Toxocara cati (T. cati) được phát hiện đầu tiên, sau đó giới khoa học tiếp tục quan tâm đến những năm gần đây, rất tiếc không gặp nhiều ca nhiễm T. cati trên người (số liệu y văn từ năm 1824-2005 chỉ có 36 trường hợp nhiễm ấu trùng giun đũa mèo T. cati kể từ ca bệnh đầu tiên). Năm 1908, tác giả Nutall và Strickland xét nghiệm các con chó ở Cambridge (Anh) tìm thấy 17/24 con chó có nhiễm loài ký sinh trùng này. Năm 1950, Mercer và cộng sự (1950) đã phát hiện ca bệnh đầu tiên nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis (T. canis) ở người và tiếp đó họ mô tả nhiễm trùng ở gan và u hạt ở mắt bởi tác giả Wilder [126]. Năm 1952, Beaver và cộng sự đã chứng minh có sự hiện diện của ấu trùng T. canis ở người và gọi đó là bệnh “ấu trùng di chuyển nội tạng”. Vì là ký sinh trùng lạc chủ, không trưởng thành được ở người nên y văn ghi nhận đây là hiện tượng “ngõ cụt ký sinh” hoặc “bệnh động vật không hoàn chỉnh” [41]. Cũng trong năm này, nhiều ca bệnh nhiễm T. canis tương tự được báo cáo và liên kết giữa bệnh giun đũa chó ở người và chó được thiết lập. Năm 1958: Sprent mô tả những điểm nổi bật nhất mở ra sự hiểu biết về bệnh do giun đũa chó T. canis khi ông nghiên cứu về chu kỳ sinh học và phát triển của T. canis rồi vẽ ra cơ chế lan truyền của loài ký sinh trùng này. Các nghiên cứu tương lai làm rõ thêm nhiều khía cạnh quan trọng về bệnh giun đũa chó, mặc dù sự chú ý chủ yếu tập trung vào chẩn đoán thể ấu trùng di chuyển ở mắt. Đến năm 1979, Ehrhard và Kernbaum tổng kết 350 ca bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo (ATGĐCM) bao gồm nhiều thể lâm sàng khác nhau và đã công bố từng ca hay hàng loạt ca về bệnh ATGĐCM [126].
  16. 4 Vì không trải qua giai đoạn trưởng thành được ở người, chỉ ký sinh giai đoạn ấu trùng nên không đẻ trứng; do đó việc chẩn đoán bệnh phải dựa vào phương pháp miễn dịch học, tìm kháng thể kháng giun trong huyết thanh bệnh nhân. Bằng phản ứng miễn dịch học, nhiều tác giả trên thế giới đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm ATGĐCM lạc chủ ở người. Qua thời gian, người ta tiếp tục khám phá ra rằng các thể bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường gặp hơn thể mắt. Các nghiên cứu sau đó tiếp tục tiến hành cho đến ngày nay với hy vọng hiểu biết hơn về tính phức tạp trong bệnh ATGĐCM và tiềm năng các liệu pháp điều trị mới. 1.1.2. Tại Việt Nam Trường hợp bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1988 tại Bệnh viện Nhi đồng II, thành phố Hồ Chí Minh. Một cháu bé có bệnh lý về gan, bạch cầu ái toan (BCAT) tăng cao, huyết thanh của cháu bé được chuyển sang Pháp để chẩn đoán bệnh, kết quả có kháng thể kháng T. canis dương tính trong máu [10]. Chó là con vật thân thiết đối với nhiều gia đình nên chắc chắn bệnh không phải là hiếm ở nước ta, vì vậy ứng dụng huyết thanh chẩn đoán đã phát hiện hàng nghìn người có huyết thanh dương tính với loại giun tròn này. Năm 1988, Trần Vinh Hiển và cộng sự gặp ở Bệnh viện Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh một bệnh nhi ở Long An bị sốt kéo dài, BCAT tăng rất cao trong máu, sau đó huyết thanh của bệnh nhân được gởi sang Pháp xét nghiệm xác định nhiễm T. canis [10]. Từ năm 2000 đến nay, việc nghiên cứu nhiễm ATGĐCM tại Việt Nam mới thực sự được quan tâm và ngày càng nhiều nghiên cứu tập trung vào các mảng khác nhau đối với căn bệnh này. 1.2. Đặc điểm sinh học của giun đũa chó mèo Toxocara spp. 1.2.1. Tác nhân gây bệnh Trong số các loài giun thuộc giống Toxocara thì chỉ có 2 loài Toxocara canis (T. canis) và Toxocara cati (T. cati) được chứng minh là tác nhân gây bệnh cho người, vật chủ chính của T. canis là chó và T. cati là mèo [41].
  17. 5 * Hình thể của giun T. canis - Giun trưởng thành: + Con đực dài 4 - 6 cm + Con cái dài 5 - 10 cm - Ấu trùng : kính thước 400 µm x 20 µm - Trứng : hình cầu, kích thước 85 µm x 75 µm, vỏ màu đậm [10]. Hình 1.1. Giun đũa Toxocara canis trưởng thành Nguồn: https://parasitipedia.net Hình 1.2. Trứng giun đũa chó Hình 1.3. Ấu trùng giun đũa chó Nguồn: https://veteriankey.com Nguồn: https://www.sciencedirect.com * Phân loại Giun Toxocara spp. thuộc: Ngành: Nematoda Nhóm: Phasmida Họ: Ascaridoidea Giống: Toxocara Loài: Toxocara canis, Toxocara cati [10]
  18. 6 1.2.2. Chu kỳ của giun đũa chó Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của giun đũa chó Nguồn: http://www.dpd.cdc.gov/dpdx * Ở chó: Khi chó cái nuốt phải trứng có ấu trùng của giun đũa chó, trứng nở trong dạ dày và ruột non, trứng giải phóng ấu trùng giai đoạn 2 xâm nhập vào thành ruột rồi theo đường máu di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Khoảng một tuần sau, tất cả ấu trùng giai đoạn 2 đã có mặt trong nhu mô gan, phổi, thận, não. Vì vậy, không có giun trưởng thành ở ruột chó cái, ấu trùng có thể tồn tại trong các mô của chó cái trên hàng tháng hay hàng năm mà không phát triển thêm nữa. Nếu chó cái có thai, ấu trùng di chuyển qua bánh nhau, tới mô gan và phổi của thai. Sự xâm nhập vào thai không xảy ra trước ngày thứ 42 của thai kỳ và cũng không thể xảy ra khi chó mẹ mới bị nhiễm khoảng nửa tháng. Ấu trùng xâm nhập vào thai thường do chó mẹ bị nhiễm từ cả năm trước. Lúc sinh ra, ấu trùng giai đoạn 3 được tìm thấy chủ yếu trong mô phổi của chó con. Từ đó, ấu trùng di chuyển đến khí quản, đi lên và đi xuống lại thực quản đến dạ dày, phát triển thành ấu trùng
  19. 7 giai đoạn 4 vào khoảng 3 ngày tuổi. Khoảng từ ngày tuổi thứ 11 đến ngày 21, số giun trưởng thành tăng trong ruột non và sau 3 tuần, trứng bắt đầu xuất hiện trong phân chó con. Lúc này, chó mẹ có thể nuốt phân chó con, nếu trứng chưa có phôi thì chính chó mẹ lại thải một lượng lớn trứng trong phân theo cơ chế cơ học. Khi tiếp xúc với không khí, với môi trường ngoài, trứng phát triển đến ấu trùng giai đoạn 1, kế đó là ấu trùng giai đoạn 2 nằm trong vỏ trứng. Thời gian này mất khoảng 12 ngày hoặc hơn, tùy thuộc điều kiện môi sinh. Song ở giai đoạn phát triển đủ độ, thời gian trứng có khả năng gây nhiễm kéo dài hàng năm, chó con có thể nuốt trứng có ấu trùng suốt 3 tuần sau sinh, sẽ cho ra giun trưởng thành sau này trong ruột [10]. * Ở người: Người là vật chủ ngẫu nhiên, nhiễm do nuốt trứng có ấu trùng của giun đũa chó. Ấu trùng thoát vỏ khỏi trứng, xâm nhập thành ruột và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng di chuyển hàng tuần hay hàng tháng hoặc ở “trạng thái im lặng”, thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo ra u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan [10]. 1.3. Tình hình nghiên cứu và phân bố bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo 1.3.1. Trên thế giới Bệnh ATGĐCM xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Các nghiên cứu tại một số châu lục cho thấy những nước vùng nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm cao hơn. Nhiễm ATGĐCM phân bố rộng, từ cực Nam bán cầu cho đến Nam Mỹ, vùng Caribê, Châu Phi, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á [42],[71],[87],[96],[106],[125]. Tại Châu Âu, nghiên cứu của Stensvold (2009) xét nghiệm huyết thanh với 3.247 người dân tại Đan Mạch, cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính là 2,4% [113]. Nghiên cứu của Dogan (2007) bằng cách chọn ngẫu nhiên 430 trẻ em vùng nông thôn và 141 trẻ em vùng thành thị vùng đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính chung cả hai nhóm là 12,9%, trong đó
  20. 8 vùng nông thôn là 16,9% và vùng thành thị là 0,7% (có sự khác biệt giữa hai nhóm với p < 0,01) [53]. Tại Ba Lan, tổng hợp các nghiên cứu từ năm 1994 đến 2005, xét nghiệm huyết thanh 18.367 người nghi ngờ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó, kết quả cho thấy 16,6-75,6% dương tính với giun đũa chó. Thống kê từ năm 1978 đến năm 2009, có tất cả 1.022 trường hợp bệnh ATGĐCM [43]. Tại Mỹ, tỷ lệ huyết thanh dương tính theo tổng hợp của Woodhall (2014) cho thấy cũng rất cao (13,9%) và ước tính có khoảng 1,3-2,8 triệu người bị nhiễm. Tác giả cũng chỉ ra rằng thậm chí đối với quốc gia giàu nhất trên thế giới vẫn có thể bị nhiễm cao. Bệnh ATGĐCM cùng với các bệnh giun sán khác như giun lươn, giun đũa, ấu trùng sán dây lợn được công nhận là bệnh nhiệt đới bị lãng quên nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người [121]. Tác giả Lee phân tích tổng hợp 18 bài báo về thực trạng nhiễm Toxocara spp. tại khu vực Bắc Mỹ, ước tính mức độ nhiễm dao động từ 0,6% ở cộng đồng người Inuit Canada đến 30,8% ở trẻ em bị hen suyễn ở Mexico Các yếu tố nguy cơ gồm: chủng tộc người Mỹ gốc Phi, nghèo đói, giới tính nam và sở hữu vật nuôi hoặc ô nhiễm môi trường bởi phân động vật. Tại Mexico, một số nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. có liên quan đến một số nhóm nguy cơ cao bao gồm người thu gom rác, trẻ em mắc bệnh hen và bệnh nhân tâm thần. Tác giả cho rằng gánh nặng bệnh tật là rất lớn nhưng cần những nghiên cứu sâu hơn để xác định gánh nặng thực sự của bệnh ở Bắc Mỹ [78]. Tại Nam Mỹ, nghiên cứu của Rondan (2010) tại thành phố Amazonian của Peru từ tháng 3 đến tháng 8/2008, sử dụng Toxocara ELISA-IgG test khảo sát 300 mẫu, kết quả cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính là 35,6%. Có đến 95,3% số huyết thanh dương tính có các triệu chứng lâm sàng như đau đầu (66,3%), đau bụng (54,2%), ngứa (40,29%), có triệu chứng ở mắt (36,5%) [103]. Một nghiên cứu tại thành phố Sorocala, bang Sao Paulo, Braxin, xét nghiệm 180 em học sinh cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính chung là 38,3%, trong đó số trẻ em ở ngoại ô nhiễm 47,4%, số trẻ em ở trung tâm thành phố nhiễm 11,1% [49].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2