intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ IMF, WB: LỊCH SỬ RA ĐỜI; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; VAI TRÒ CỦA IMF, WB ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.

Chia sẻ: Greengrass304 Greengrass304 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

622
lượt xem
151
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng. Các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước. Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh toán quốc tế, nhu cầu về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ IMF, WB: LỊCH SỬ RA ĐỜI; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; VAI TRÒ CỦA IMF, WB ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.

  1. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế - Luật LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ GVHD: HỒ THỊ HỒNG MINH LỚP : K10504 SV : NGUYỄN THANH MAI MSSV : K105041607 ĐỀ TÀI: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ IMF, WB: LỊCH SỬ RA ĐỜI; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; VAI TRÒ CỦA IMF, WB ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
  2. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK MỤC LỤC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 PHẦN II: NỘI DUNG ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 I. Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) -------------------------------------------------------------- 4 1. Quá trình hình thành và phát triển ----------------------------------------------------------------------------------------- 4 2. Mục đích, đặc điểm hoạt động của IMF --------------------------------------------------------------------------------- 4 3. Chức năng cơ bản của IMF -------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 4. Vai trò của quỹ tiền tệ thế giới: --------------------------------------------------------------------------------------------- 6 5. Cơ cấu tổ chức ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 II. Ngân hàng Thế giới (The World Bank – W B) ----------------------------------------------------------------------------- 8 1.Hoàn cảnh ra đời ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 2.Mục đích, đặc điểm hoạt động của WB----------------------------------------------------------------------------------- 9 3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của WB ----------------------------------------------------------------------------------- 9 4.Vai trò của ngân hàng thế giới: -------------------------------------------------------------------------------------------- 10 5.Cơ cấu tổ chức------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 11 III. Sự khác biệt giữa Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế: --------------------------------------------------- 11 1.Mục đích--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 2.Cấu trúc---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 4.Nguồn v ốn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 13 IV. WB, IMF và “ HỌC TRÒ XUẤT SẮC” ------------------------------------------------------------------------------------- 13 1.Kinh tế Argentina: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13 2.Cuộc khủng hoảng: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 14 3. Nguyên nhân: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 V. Bất cặp trong chính sách của WB và IMF -------------------------------------------------------------------------------- 18 PHẦN III: KẾT LUẬN-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 21 Page 2
  3. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng. Các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước. Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh toán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… là rất cấp bách, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵn có của đất nước thì không thể giải quyết được những vấn đề này. Vì vậy, muốn đưa đất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, việc gia nhập các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do đó, các quốc gia đều có xu hướng gia nhập các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế với mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các nước phát triển khác. Trong đó Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chính là hai tổ chức tài chính – tín dụng lớn và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đồng thời các quốc gia nếu nắm rõ được cơ chế hoạt động, biết nắm bắt, tận dụng được chính sách ưu đãi, nguồn vốn mà các tổ chức này mang lại thì sẽ có một nguồn lực lớn để phát triển. Page 3
  4. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK PHẦN II: NỘI DUNG Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) I. 1. Quá trình hình thành và phát triển Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Đây là một tổ chức tiền tệ, tín dụng liên chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị quốc tế và tiền tệ, tài chính của Liên hợp quốc. Hội nghị diễn ra vào năm 1944 tại Bretton Wood sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đã thành lập IMF dựa trên sự phối hợp hai dự án: dự án Keynes và dự án White. Từ ngày 1/3/1947 IMF chính thức đi vào hoạt động như là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc (United Nations), với 49 nước hội viên. Trong tổ chức và cơ chế ban đầu của IMF có nhiều nhược điểm. Trải qua các thời kì biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỉ giá hối đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử. Sự sụp đổ của hệ thống tỉ giá hối đoái cố định đặt ra sau chiến tranh bắt buộc phải thay đổi quy chế của IMF. Tháng 6/1967, Hội đồng Thống đốc IMF đã họp và chấp nhận nguyên tắc tạo ra một loại dự trữ quốc tế mới là SDR (Special drawing right). Trụ sở chính của IMF đặt tại Washington D.C. Hiện nay, số lượng thành viên của IMF đã lên đến 188 quốc gia. Số lượng thành viên của IMF tăng đều đặn, không có biến động chứng tỏ uy tín của IMF ngày càng được củng cố. Chính quyền Sài Gòn tham gia IMF từ ngày 18/08/1956. Sau khi đất nước thống nhất, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản hội viên từ ngày 21/06/1976. Hiện nay tổng số cổ phần của Việt Nam tại IMF là 460,7 triệu SDR. 2. Mục đích, đặc điểm hoạt động của IMF Mục đích thành lập IMF là nhằm kêu gọi, khuyến cáo sự hợp tác quốc tế về tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ nhằm tránh sự phá giá tiền tệ do cạnh tranh giữa các quốc gia, thiết lập hệ thống thanh toán đa phương, cung ứng cho các quốc gia hội viên ngoại tệ cần thiết để quân bình hoặc giảm bớt thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. Khi gia nhập IMF, mỗi nước phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là phí hội viên. Tuy nhiên, khoản đóng này chỉ được thực hiện khi quỹ có nhu cầu. Page 4
  5. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK Tổng nguồn vốn của IMF chia làm hai bộ phận: vốn pháp định và vốn tích luỹ. Vốn pháp định do các quốc gia hội viên đóng góp theo nguyên tắc: • 1/4 phần đóng góp của quốc gia hội viên bằng vàng hoặc Mỹ kim. • 3/4 còn lại đóng góp bằng bản tệ. • Phần đóng góp của quốc gia hội viên không đồng đều, tuỳ theo vị trí, tầm quan trọng của quốc gia đó. Vào cuối năm 2009, tổng số vốn của IMF lên đến 214,4 tỷ SDR, tương đương với 325 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, Nhật Bản 5,7%, Cộng hoà Liên bang Đức 5,7%, Pháp 5,1%, Anh 5,1%. Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: • Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các nước thành viên vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính. • Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thành viên. • Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thành viên. Với sự đóng góp của các quốc gia hội viên IMF tạo lập được số trữ kim bằng vàng và các loại tiền tệ trên thế giới. Quỹ này có thể cho các quốc gia nào thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế vay. Hàng năm, IMF thường gửi chuyên viên tới các quốc gia thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế hay thiếu hụt ngoại tệ để tư vấn cho các quốc gia này áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm cải thiện tình hình tiền tệ của họ. 3. Chức năng cơ bản của IMF 3.1 Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các nước thành viên Theo Hiệp định của IMF: “Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ của nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá.” Hệ thống tiền tệ mà IMF quản lý từ năm 1978 đến nay được gọi là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý. Theo cơ chế này, IMF có vai trò lớn tác động đến chính sách quản lý tỷ giá của các nước thông qua các điều kiện tín dụng. Mặc dù quản lý hệ thống tiền tệ bằng nhiều cách gián tiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng này một cách có hiệu quả. Page 5
  6. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK 3.2 Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán Để thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF đã cung cấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng khi họ gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Khi một nước rơi vào tình trạng này buộc họ phải giảm dự trữ ngoại hối hoặc đi vay để tài trợ cho các hoạt động này. Hậu quả là các nước đó phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng về tỷ giá hối đoái. Đây chính là lúc IMF thực hiện chức năng của mình. Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán, nước đó có thể lập tức rút lại 25% phần vốn góp của mình bằng vàng hoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi. 3.3 Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là “thực hiện sự giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên”. Đồng thời IMF có quyền áp dụng các nguyên tắc cụ thể để hướng dẫn các thành viên trên cơ sở tôn trọng chính sách của họ. Để thực hiện chức năng này, IMF tiến hành kiểm tra các vấn đề tiền tệ quốc tế và phân tích các khía cạnh của chính sách đó có thể tạo ra tác động đến hệ thống tỷ giá hối đoái. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu quả đã tăng lên do nhiều chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế: tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn tư nhân, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng, chỉnh đốn tài khoản vãng lai và cải cách kinh tế theo hướng trị trường của nhiều nước. 4. Vai trò của quỹ tiền tệ thế giới: Với tôn chỉ: thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối; tăng cường ổn định tỷ giá; hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương; cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồn vốn chung của Quỹ với những đảm bảo thích hợp; và rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên. IMF đã có những hoạt giúp đõ tài chính đối với các các nước thành viên đang gặp khó khăn thông qua các khoản vay. Riêng đối với các nước đang phát triển, IMF có phần ít quan tâm hơn. Một phần do lượng vốn của các nước này rất ít, đồng thời ảnh hưởng của các nước này trong hoạt động thương mại, tài chính quốc tế không cao. Theo thời gian thì với những chính sách thoáng hơn, điiều kiện thoáng hơn, các nước đang phát triển cũng được vay với lãi suất rất thấp (0.5%). Với các khản vai này các nước đã phần nào vựt dậy sau những thời kỳ đình trệ kinh tế, đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, thúc đẩy các nước nghèo phát triển. Về mặt kỹ thuật: Trong thập niên 60, nhiều nước Phi châu và Á châu trở thành độc lập đã nhờ IMF giúp đỡ để thiết lập hạ tầng tài chánh quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chánh. Sự giúp đỡ kỹ thuật này càng ngày càng được mở rộng không những về số nước được giúp đỡ, mà còn trong chương trình huấn luyện kỹ thuật như phương cách thiết lập chính sách Page 6
  7. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK tiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán quốc gia, thống kê. Trong thập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường đã được Quỹ giúp đỡ trong lãnh vực này. Kinh nghiệm của Quỹ trong lãnh vực tài chánh từ hơn 50 năm nay, với những chuyên viên kinh tế, tài chánh, luật pháp, thống kê. gây nhiều tin tưởng quốc tế. Những nước giầu muốn giúp đỡ những nước đang phát triển trong lãnh vực này có thể đóng góp tài chánh và để Quỹ tổ chức cách giúp đỡ. 5. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ. Hội đồng Thống đốc là bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF. Hội đồng Thống đốc bao gồm các Thống đốc (thường là Thống đốc Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ trưởng Tài chính) và một Thống đốc phụ khuyết do từng nước hội viên IMF bổ nhiệm. Hội đồng Thống đốc IMF họp Hội nghị thường niên kết hợp với Hội nghị thường niên của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Thế giới. Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do Hội đồng Thống đốc IMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho các Thống đốc về các vấn đề tiền tệ quốc tế. Mỗi thành viên trong số 24 thành viên của Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế cũng là Thống đốc tại IMF, một Bộ trưởng hay một quan chức có chức vụ tương đương. Ban Giám đốc Điều hành gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều hành, trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại Quỹ (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp) và 19 Giám đốc điều hành đại diện cho các nhóm nước có đặc điểm giống nhau về kinh tế địa lý, văn hóa, trừ Nga và Trung quốc có Giám đốc điều hành riêng. Tổng Giám đốc do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm. Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển. Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn phụ trách các cán bộ IMF. Mỗi Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điều hành và duy trì các mối liên hệ với các quan chức Chính phủ của nước hội viên, với các Giám đốc Điều hành, với các cơ quan thông tin và các tổ chức khác. Cán bộ Quỹ: có khoảng 2600 cán bộ từ hơn 100 nước, được tổ chức thành: • 5 Vụ khu vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông và Trung Á, Vụ Châu Á Thái Bình Dương và Vụ Tây Bán cầu). • 9 Vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt (Vụ Tài chính, Vụ Các vấn đề ngân sách, Học viện IMF, Vụ Thị trường vốn quốc tế, Vụ Pháp luật, Vụ các Hệ thống Tài chính Tiền tệ, Vụ Kiểm điểm và Xây dựng Chính sách, Vụ Nghiên cứu, Vụ Thống kê). Page 7
  8. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK • 3 Vụ về thông tin liên lạc (Vụ Đối ngoại, Văn phòng thông tin liên lạc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Văn phòng Quỹ tại Liên Hợp Quốc). • 3 Bộ phận giúp việc (Vụ thư ký, Vụ Nguồn nhân lực, và Vụ Dịch vụ Tổng hợp và Công nghệ). Ngoài ra, IMF có hơn 60 Văn phòng đại diện tại nhiều nước thế giới có trách nhiệm báo cáo cho các Vụ khu vực tương ứng. Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) II. 1. Hoàn cảnh ra đời Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. W B được thành lập năm 1944 tại Bretton Wood. Mục tiêu chính của W B là giảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ngân hàng Thế giới trên thực tế bao gồm 5 tổ chức: Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) thành lập ngày 17/02/1945 theo tinh  thần Hiệp ước Bretton W ood và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1946. IBRD hiện có 187 quốc gia thành viên. Công ty tài chính quốc tế (IFC) thành lập năm 1955. Hiện tại IFC có 182 quốc gia thành  viên. Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thành lập năm 1960. Hiện tại IDA có 169 quốc gia  thành viên. Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID) thành lập năm 1966. Hiện tại  ICSID có 144 quốc gia thành viên. Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) thành lập năm 1988. Hiện tại MIGA có  175 quốc gia thành viên. Trụ sở chính của WB đặt tại Washington D.C. Hiện nay, số lượng thành viên của WB lên tới 188 quốc gia. Chính quyền Sài Gòn là hội viên của cả ba tổ chức IBRD, IFC và IDA của WB với tổng số vốn đóng góp là 8,5 triệu USD. Năm 1976 Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản chân hội viên của chính quyền Sài Gòn. Tại IBRD Việt Nam là thành viên nhóm 10 quốc gia gồm: Phi-gi, Indonesia, Lào, Singapore, Malaysia, Mianma, Nepan, Thái Lan, Công gô và Việt Nam. Các nước trong nhóm luân phiên cử giám đốc và phó giám đốc điều hành của nhóm. Page 8
  9. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK 2. Mục đích, đặc điểm hoạt động của WB Mục đích hoạt động của Ngân Hàng Thế Giới là xóa bỏ sự ngăn cách và đầu tư các nguồn tài nguyên của nước giàu để phát triển nước nghèo. Đây là một trong những nguồn trợ giúp phát triển lớn nhất thế giới. Ngân Hàng Thế Giới hỗ trợ cho nỗ lực của Chính phủ các nước đang phát triển để xây dựng trường học và các trung tâm y tế, cung cấp điện nước, chống bệnh tật, và bảo vệ môi trường. Vốn pháp định của IBRD mới thành lập là 25,226 tỷ USD được chia ra làm nhiều cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 USD. Trong số đó, Mỹ chiếm 6,473 tỷ USD, Anh chiếm 2,6 tỷ USD, Đức chiếm 1,365 tỷ USD, Pháp chiếm 1,279 tỷ USD, Nhật chiếm 1,203 tỷ USD. Hoạt động chính của WB là huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Có năm thể thức cho vay chủ yếu: Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản  vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm. Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận  nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ khi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu. Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa  phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình. Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ  chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác. Trợ giúp kĩ thuật: Cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển  để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển. Những chương trình này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh. 3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của WB W B là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức là vay của người này để cho kẻ khác mượn. Các ông chủ W B là 181 quốc gia thành viên với tiền góp vốn bằng nhau. Page 9
  10. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK Chức năng, nhiệm vụ của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. IBRD và IDA đi vay bằng cách phát hành trái phiếu và cho các nước thành viên vay lại. Cá nhân và công ty không được vay của WB và không phải quốc gia thành viên nào cũng được W B cho vay. Chỉ có Chính phủ của các nước đang phát triển có thu nhập quốc dân trên đầu người lớn hơn 1305 USD/ năm mới được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất WB đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/ năm (trong thực tế là dưới 805 USD/ năm) được vay của IDA. Các khoản vay này sẽ không đòi lãi suất và thời hạn có thể lên tới 35 đến 40 năm. IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là cho vay dài hạn hoặc có thể cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự đảm bảo đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án. MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. ICSID thực hiện hoà giải và trọng tài giữa các nước thành viên và các nhà đầu tư thuộc các nước thành viên khác. Việc sử dụng các phương tiện của ICSID là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, một khi đã đồng ý giải quyết với ICSID thì không một bên nào được đơn phương từ chối phán quyết của ICSID. 4. Vai trò của ngân hàng thế giới: Ra đời vì các nước nghèo, vì xã hội. WB đac huy động vốn từ các quốc gia thành viên phát triển để chuyển đến các quốc gia đang phát triển vay. Giúp các nước này xoá đói, giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, giải quyết các phát triển hệ thống an sinh xã hội trên thế giới đặc biệt là các nước nghèo. Thông qua việc : Thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển;  Hỗ trợ kỹ thuật (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích;  Điều phối viện trợ  Các hỗ trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của IDA cho các quốc gia đang phát triển chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa các nước này với nhóm WB. Đặc biệt, bên cạnh hỗ trợ về tài chính, vai trò tư vấn về chính sách để thực hiện thành công Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và các Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC ) I và II của WB được đánh giá rất cao. Với vai trò đồng chủ tọa Hội nghị CG hàng năm, W B đã làm tốt vai trò điều phối và kêu gọi tài trợ trực tiếp để hỗ trợ các nước đang phát tiển phát triển kinh tế, qua đó tăng uy tín của các nước này trong cộng đồng tài chính quốc tế, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào. Page 10
  11. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK 5. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu hiện hành của WB gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Chủ tịch, 5 Tổng Giám đốc và các cán bộ của WB. Hội đồng Thống đốc: là cơ quan quyết định cao nhất tại WB. Mỗi nước hội viên cử một đại diện của nước mình làm thành viên của Hội đồng Thống đốc. Uỷ ban Phát triển được thành lập vào năm 1974, có trách nhiệm tư vấn cho Hội đồng Thống đốc của WB về các vấn đề liên quan đến cung cấp vốn cho các nước đang phát triển. Ban Giám đốc Điều hành: gồm 24 Giám đốc điều hành (trong đó có 5 người được bổ nhiệm từ năm nước hội viên có số cổ phần lớn nhất là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh); và 19 người được bầu chọn. Nhiệm kỳ của Giám đốc Điều hành là 2 năm. Ban Giám đốc Điều hành chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc hàng ngày của WB, thực hiện nhiệm vụ theo các chức năng và quyền hạn được giao phó theo Điều lệ hoặc được Hội đồng Thống đốc giao. Việt Nam thuộc Nhóm Đông Nam Á gồm 11 nước là Brunây, Fiji, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Mianma, Nêpan, Singapore, Thái Lan, Tông-ga và Việt Nam. Chủ tịch do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn với nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch tham gia vào các cuộc họp của Hội đồng Thống đốc và Uỷ ban Phát triển. Ngoài ra, Chủ tịch còn phụ trách về nhân sự của IBRD và IDA, chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điều hành và duy trì mối liên hệ với Chính phủ các nước hội viên, Giám đốc Điều hành, các cơ quan thông tin và các tổ chức khác. Giúp việc cho Chủ tịch có 5 Tổng giám đốc. Hiện nay, Chủ tịch Nhóm WB là ông James D. Wolfensohn, người Mỹ, giữ cương vị này từ tháng 6/1995. Cán bộ của Nhóm WB: có khoảng 10.000 cán bộ từ nhiều quốc gia khác nhau làm việc tại trụ sở chính tại Washington D.C. và 3000 cán bộ làm việc tại trên 100 văn phòng đại diện đặt tại các nước hội viên. Dưới Tổng giám đốc có 25 Phó Chủ tịch phụ trách các khu vực và các mảng nghiệp vụ. Sự khác biệt giữa Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế: III. Nhìn chung, WB và IMF có nhiều đặc tính giống nhau. Ban bệ cả hai đều được quản lý bởi chính phủ các nước thành viên. Cả hai tổ chức đều chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế và tập trung việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của nước thành viên. Viên chức cả hai tổ chức luôn cùng xuất hiện tại các hội thảo kinh tế, phát biểu bằng thứ ngôn ngữ kinh tế và tài chính y hệt. Trụ sở cả hai cũng đều ở W ashington DC mà trước kia thậm chí còn ở chung “nhà” (hiện nay, hai trụ sở nằm đối diện trên cùng con đường tại vị trí cách Nhà Trắng không xa). Tuy nhiên, bề sâu cơ chế hoạt động của hai tổ chức trên có những điểm khác nhau khá rõ ràng mà cơ bản Page 11
  12. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK nhất nằm ở chỗ: WB là tổ chức phát triển, trong khi IMF là tổ chức hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách trật tự cho hệ thống chi trả giữa các quốc gia. 1. Mục đích Tại Bretton Woods, các phái đoàn đã chỉ định hướng đến cho WB, thể hiện qua cái tên chính thức của tổ chức này: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế (International Bank for Reconstruction and Development) với nhiệm vụ chủ yếu hỗ trợ tài chính cho sự phát triển kinh tế. Những khoản cho vay đầu tiên của WB vào cuối thập niên 40 đã được trao cho các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề ở Tây Âu. Khi nền kinh tế Tây Âu hồi phục, WB chuyển đồng vốn cho các nước nghèo khác (được gọi chung là “các nước đang phát triển”). Cho đến nay, WB đã cho các nước thuộc khối đang phát triển vay khoảng 330 tỉ USD. Trong khi đó, IMF ra đời với mục đích khác. Khi thành lập IMF, cộng đồng thế giới muốn phản ứng với nhiều vấn đề tài chính không thể giải quyết được từng tạo ra cuộc Đại khủng hoảng vào thập niên 30. Đó là sự biến động đột ngột, không tiên liệu nổi về giá trị hoán đổi tiền tệ giữa các quốc gia. Như thế, IMF trở thành "bác sĩ" của nền kinh tế toàn cầu, chuyên chữa trị các ung nhọt nhức nhối trong hệ thống kinh tế - tài chính. Một trong những điều luật quan trọng nhất của IMF là buộc các nước thành viên phải để đồng tiền mình được trao đổi tự do với các đơn vị tiền tệ nước ngoài; và trong mọi trường hợp, phải báo cáo với IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài chính - kinh tế nước mình, nhằm tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế các nước thành viên. Hơn nữa, thành viên phải hiệu chỉnh các chính sách liên quan đến tài chính - kinh tế theo lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu của toàn bộ khối nằm chung trong tổ chức. Để hỗ trợ các nước thành viên tuân theo nguyên tắc trên, IMF cho vay tiền khi thành viên nào gặp rắc rối về tài chính. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi IMF luôn can thiệp đôi khi khá thô bạo vào nền kinh tế một nước đang cần viện hỗ trợ của họ. Nói tóm lại, mục tiêu IMF là duy trì sự ổn định, mà theo họ, muốn ổn định thì phải có trật tự, trong khi đó, muốn tái lập trật tự từ mớ hỗn độn thì buộc phải cắn răng chịu đánh đổi một số mất mát. 2. Cấu trúc Nhân sự IMF gồm 2.600 người và IMF không hề có chi nhánh như WB. Hầu hết ban bệ IMF làm việc tại Washington DC và số còn lại làm việc tại ba văn phòng nhỏ ở Paris, Geneva và Liên Hiệp Quốc ở New York. Nhân sự IMF là tinh hoa của giới kinh tế học thế giới. Cấu trúc WB có phần phức tạp hơn. Bản thân WB chứa đựng hai tổ chức chính: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế (International Development Association -IDA). Ngoài ra, WB còn có những tổ chức sau (thuộc W B nhưng tách biệt về mặt tài chính và pháp lý): Công ty Tài chính thế giới (cung cấp vốn cho các công ty tư nhân ở các nước đang phát triển), Trung tâm ổn định và giải quyết mâu thuẫn đầu tư quốc tế và Cơ quan bảo vệ đa phương. Nhân sự tổng cộng WB có khoảng hơn 7.000 người và tuy có 40 văn phòng trên khắp thế giới nhưng 95% nhân viên đều làm việc tại trụ sở chính ở W ashington DC. Nhân sự W B gồm các chuyên gia lão luyện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Page 12
  13. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK nhà kinh tế học, kỹ sư, nhà hoạch định chương trình phát triển đô thị, nông nghiệp học, thống kê học, luật gia, chuyên viên dự án và chuyên viên khác trong lĩnh vực giao thông, phát triển nông thôn, giáo dục, năng lượng, dân số, y tế, truyền thông, cung cấp nước và cả kỹ sư cầu cống... 3. Nguồn vốn W B là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức là vay của người này để cho kẻ khác mượn. Các ông chủ W B là 181 quốc gia thành viên với tiền góp vốn bằng nhau. Quỹ của IBRD thu từ việc phát hành trái phiếu cho hơn 100 quốc gia còn Quỹ IDA có được từ sự đóng góp hảo tâm của các nước. WB còn thu tiền từ việc bán trái phiếu trực tiếp cho các chính phủ, tổ chức và ngân hàng trung ương của các nước. Sau đó, WB dùng đồng vốn này cho các nước đang phát triển vay với mức lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các dự án tài chính cũng như chính sách cải tổ có triển vọng thành công. IMF không phải là ngân hàng và không đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người mượn. Nguồn vốn IMF thu được từ tiền đăng ký quota (quota subscription), giống như phí thành viên (membership fee), của 182 nước thành viên. Nước đóng góp cho IMF nhiều nhất hiện là Mỹ (chiếm 18,25%), kế đến là Đức (5,67%), Nhật (5,67%), Pháp (5,10%), Anh (5,10%). Khoản đóng góp này dựa theo nguyên tắc nước giàu đóng nhiều, nước nghèo đóng ít, 5 năm thì tính sổ lại một lần. 4. Điều kiện vay tiền W B thường chỉ cho vay với đối tượng các nước đang phát triển. Nước càng nghèo càng dễ vay. Các nước đang phát triển mà GNP/đầu người vượt quá 1.305 USD thì có thể gõ cửa xin vay ở IBRD và phải hoàn trả trong 12-15 năm. Các nước cực nghèo mà GNP/đầu người dưới 1.305 USD thì vác túi đến xin vay ở IDA và trả sau 35-40 năm. Trong thực tế, các khoản cho vay của IDA thường đến với các nước có thu nhập đầu người hàng năm dưới 865 USD. Trái lại, IMF cho phép mọi nước thành viên, bất luận giàu nghèo, đều có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính. Như đã nói, nhiệm vụ IMF là duy trì trật tự và ổn định. Vì thế, khi chính sách kinh tế lệch hướng hay hệ thống tiền tệ trong nước gặp biến động (chẳng hạn giá đơn vị tiền tệ tụt giảm và giá hàng hóa tăng nhanh), nước thành viên có quyền nhờ IMF hỗ trợ và can thiệp. Tiền nhận được từ IMF phải hoàn trả trong thời gian 3-5 năm hoặc chậm nhất là 10 năm (lãi suất thấp hơn tỉ giá thị trường một chút). WB, IMF và “ HỌC TRÒ XUẤT SẮC” IV. 1. Kinh tế Argentina: Liên tục trong những năm của thập niên 90, Argentina thực hiện chương trình tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật là chương trình tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh, bán chúng cho các ông chủ nước ngoài cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính phủ Argentina ổn Page 13
  14. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK định được giá trị đồng nội tệ, bước đầu đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian sau đó. Vào thời gian đó, Argentina là một trong những “học trò xuất sắc” của IMF, được ngợi khen như một điển hình của sự thần kỳ mới. Thế rồi đến tháng 12/2001 hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau một đêm, đất nước này đã rơi vào cảnh đói nghèo, chỉ trong vòng 5 tuần 5 vị tổng thống lên chức xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức ùa xuống đường biểu tình….Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà IMF và WB áp dụng tại nước này từ những năm 1990. 2. Cuộc khủng hoảng: Vào đầu thế kỷ 20, Argentina là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Với tài nguyên giàu có, Argentina xuất khẩu mạnh thực phẩm và nguyên vật liệu. Trong 4 thập kỷ từ sau thế chiến thứ hai đến cuối 80, Argentina áp dụng: Chính sách phát triển hướng nội  Chính sách ngân sách mở rộng; thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng in tiền.  Từ 1976 đến 1989, hai cuộc siêu lạm phát và hai cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra.  Năm 1991 lập một hệ thống tiền tệ (currency board) với nhiệm vụ gắn chặt tỷ giá đồng peso  với đồng dollar theo tỷ giá 1 đổi 1, và chỉ được phát hành vừa đủ tiền peso cho việc trao đổi trên thị trường. Đây là giải pháp nhằm khống chế lạm phát, nhưng đồng thời nó cũng hạn chế khả năng của ngân hàng trung ương trong việc hỗ trợ bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và giúp đỡ các ngân hàng thương mại tăng cường tính thanh khoản. Xây dựng hệ thống tiền tệ kép (bi-monetary) đảm bảo vai trò ngang nhau giữa đồng peso  với ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Người dân Argentina có quyền trả bằng bất kỳ đồng tiền nào trong các giao dịch của mình. Tự do hóa hoàn toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm việc tư nhân hóa gần như tất cả các  ngân hàng nhà nước ở địa phương và bán một ít các tổ chức tài chính trung bình và lớn cho nước ngoài. Tự do hóa hoàn toàn việc luân chuyển tư bản - cả tài chính lẫn đầu tư trực tiếp - mà không  có bất kỳ hạn chế nào. Tư nhân hóa các công ty nhà nước từ công ty hàng không đến công ty điện và Bưu điện,  trong khi nước này chưa hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ. Loại bỏ gần như tất cả các hàng rào phi thuế quan, và cắt giảm thuế từ trung bình 45% đầu  thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000. Page 14
  15. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK Từ chương trình tư hữu hóa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh, tư hữu hóa ào ạt, nhất là việc bán chúng cho các ông chủ nước ngoài, bước đầu đã đem lại một lượng dự trữ ngoại tệ khá lớn cho quốc gia này. Nguồn thu từ chương trình tư hữu hóa cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính phủ Argentina ổn định giá trị của đồng nội tệ. Tất cả điều này đã làm nền tảng cho các tăng trưởng ngoạn mục sau đó. Thêm vào đó, những thành tựu kinh tế và sự ổn định trong giá trị đồng nội tệ đã dẫn tới một hệ quả đương nhiên, đó là dòng vốn quốc tế chảy ồ ạt vào Argentina. Những yếu tố đó khiến Argentina được ngợi khen như là một điển hình của sự thần kỳ mới và là một trong những “học trò xuất sắc” được IMF thừa nhận. Đồng thời Chính phủ Argentina đã tận dụng uy tín đang lên của quốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài. Đương nhiên mọi lý lẽ lúc bấy giờ đều được lý giải khá hợp lý. Cứ như thế các khoản nợ nước ngoài âm thầm tăng lên dần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới 50% GDP (35% trong năm 1995 cho đến gần 65% năm 2001). Khoản nợ nước ngoài này dẫn đến hậu quả tai hại là làm chính phủ mất đi sức đề kháng trước những rủi ro trong thâm hụt ngân sách, với suy nghĩ dù gì đi chăng nữa, chính phủ cũng dư sức bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cả... vay nợ nữa. Những biện pháp này có tác dụng tức thời. 3 năm sau đó nền kinh tế phát triển tốt trong khi lạm phát giảm. Tuy nhiên sự tự do hóa quá nhanh và quá lớn đã để lại những mầm mống bất ổn. Cuối thập kỷ 90, đồng dollar Mỹ tăng giá dẫn đến việc đồng peso cũng tăng giá theo so với đồng tiền các nước đối tác thương mại nước này, làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Argentina. Argentina thực sự rơi vào khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế suy giảm làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về khả năng trả nợ  của chính phủ Argentina Việc bán trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài trở nên khó khăn, đồng thời hàng  loạt các khoản nợ đền kỳ đáo hạn. ->Khủng hoảng nợ chính phủ Chính phủ tìm nguồn tài trợ khác:  Buộc các ngân hàng và quỹ lương hữu nội địa mua trái phiếu CP.  Đám phán để vay của IMF.  Những sự kiện này làm người dân đổ đi rút tiền từ ngân hàng.  15 tỷ USD được rút ra khỏi ngân hàng từ T7 đến T11/2001.  Từ T12/2001, trần 1000 USD/tháng tiền gửi có thể rút ra được áp dụng.  Page 15
  16. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK -> Khủng hoảng ngân hàng Tòa án phủ quyết lệnh đóng băng tài khoản của chính phủ  Tiền tiếp tục được rút ra buộc ngân hàng trung ương phải in tiền để tạo tính thanh  khoản cho các ngân hàng thương mại. Cơ chế hội đồng tiền tệ được huy bỏ và đồng peso được phá giá.  ->Khủng hoảng tiền tệ 3. Nguyên nhân: Vấn đề trước hết là chính sách hối đoái gắn đồng peso của Argentina với đồng USD, theo tỷ lệ một - một, do Bộ trưởng Kinh tế Domingo Cavallo đề xuất năm 1991. Khi ấy ông Cavallo hy vọng biện pháp này sẽ giải quyết được nạn siêu lạm phát và giúp thanh toán nợ nần của nhà nước. Lúc đầu tình trạng lạm phát đã giảm xuống đáng kể từ mức 2.00%/tháng. Tuy nhiên thay đổi này cũng đã khiến nhà nước Argentina không có được chính sách tiền tệ riêng. Theo Time, đến năm 1999 khi nước Brazil láng giềng phá giá đồng real, các nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài nhận ra mình có thể dùng đồng USD mua được nhiều hàng hóa hơn ở Brazil và một số nước khác trong vùng so với ở Argentina. Vì thế đầu tư nước ngoài vào Argentina và ngành xuất khẩu của nước này (chủ yếu là hàng nông phẩm) đã sụt giảm thê thảm. Yếu tố khủng hoảng thứ hai của Argentina gắn liền với việc chính phủ của Tổng thống Carlos Menem trong nhiệm kỳ thứ hai của mình đã vay nợ "thẳng tay" khiến tổng số nợ hiện nay lên đến 132 tỷ USD, tương đương 1/7 toàn số nợ của các nước đang phát triển. Mỗi khi bị lâm vào khủng hoảng, Argentina lại cần được vay nợ nên phải chấp nhận lãi suất cao (hiện Argentina phải trả lãi 15% cho khoản nợ của mình). Việc chính phủ mắc nợ nhiều đã làm lãi suất trong nước gia tăng. Nhiều công ty trong nước đã phải đóng cửa vì tín dụng cho sản xuất, kinh doanh trở nên quá khả năng thanh toán. Vấn đề thứ ba bắt nguồn từ làn sóng tư hữu hóa trong những năm 1990, dưới thời tổng thống Menem, đã làm nhiều người mất việc. Và do phần lớn các công ty tư nhân hóa thuộc lĩnh vực dịch vụ nhu yếu như cung cấp điện, nước... nên các công ty này đẩy giá cả các mặt hàng dịch vụ của mình cao hơn. Cuộc khủng hoảng của Argentina trở nên trầm trọng khi nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản và ngày càng có thêm nhiều người bị sa thải. Các khoản nợ của chính phủ cũng theo đó gia tăng vì thất thu từ nguồn thuế thu nhập đánh vào doanh nghiệp. Trong khi đó Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định mình sẽ không giúp Argentina thoát khỏi khủng hoảng bằng cách chi trước những khoản tiền vay đã được thông qua để nước này thanh toán nợ. Cả ba yếu tố khủng hoảng trên đã kết hợp lại cách đây vài tuần khi người dân bắt đầu nghi ngờ rằng đồng peso sẽ bị mất giá nên đổ xô đến các ngân hàng yêu cầu chuyển số tiền của mình Page 16
  17. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK sang đồng USD theo tỷ giá 1:1 đúng theo chính sách của ông D.Cavallo. Trước tình hình này, ông Cavallo phải đưa ra giới hạn số tiền rút ra trong một tháng là 1.000 USD nhằm tránh tình trạng các ngân hàng bị kiệt quệ. Song giải pháp này chỉ càng làm người dân cảm thấy bất ổn và trở nên giận dữ hơn, dẫn đến tình trạng nhiều người kéo nhau đập phá các cửa hiệu, siêu thị để hôi của và nổ ra những cuộc biểu tình đòi chính phủ từ chức. Các nhà phân tích cho rằng giới lãnh đạo trên thế giới có thể rút ra nhiều bài học từ công tác điều hành thiếu sót của Chính phủ Argentina: chi nhiều hơn thu, bỏ qua một cách thô bạo những quy tắc của kinh tế thị trường, không chú trọng đạt được sự nhất trí giữa các đảng phái chính trị và nhắm mắt trước nạn tham nhũng. Xã luận của tờ Thương mại (Peru) cho rằng có một "quy tắc vàng" trong kinh tế mà không phải nhờ đến IMF hoặc phải là một nhà kinh tế nổi tiếng mới biết được: chỉ thu được 2 đồng thì không nên chi 3 nếu không muốn làm sụp đổ nền kinh tế nước mình. -Thâm hụt ngân sách ở Argentina quá lớn: Sự thâm hụt ngân sách quá lớn tạo ra tình trạng lo sợ rằng chính phủ sẽ mất khả năng trả nợ. Chính phủ gặp khó khăn trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếu của mình và không thể tài trợ bằng các khoản cho vay nước ngoài; để xử lý vấn đề khó khăn về ngân sách, chính phủ buộc các ngân hàng phải mua một lượng lớn trái phiếu. Khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào khà năng của chính phủ trong việc hoàn trả các khoàn nợ, thì giá của chúng giảm xuống, tạo nên một lỗ hổng lớn trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại. Sự suy yếu như vậy trong bảng tổng kết tài sản làm ngân hàng có ít nguồn lực để cho vay và tình hình thiếu vốn cho vay góp phần tạo ra sự thu hẹp trong hoạt động kinh tế. -Tỉ giá quá cứng nhắc: Thực chế độ tỉ giá cố định 1 peso bằng 1USD. Do đó, khi Qũy Dự Trữ Liên Bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất vốn liên bang (lãi suất chiết khấu) để chống lại sức ép lạm phát, đã tạo ra một áp lực làm tăng lãi suất ở Argentina trực tiếp làm tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực trên thị trường của họ, vì có nhiều khả năng những người mạo hiểm nhất muốn tìm các khoản cho vay. -Sự suy giảm thị trường chứng khoán và tính bất định: Sự gia tăng tính bất định và sụt giảm giá trị ròng với tư cách là sự sụt giảm trên thị trường cổ phiếu là tăng vấn đề thông tin không cân xứng. Nó làm cho người ta khó sàng lọc những người đi vay tốt và những người đi vay xấu và sự giảm sút trong giá trị ròng làm giảm giá trị vật thế chấp của doanh nghiệp làm tăng động cơ chấp nhận những dự án mạo hiểm, vì vốn cổ phần mất ít hơn khi dự án đầu tư không thành công. Nhìn chung, những yếu tố trên làm trầm trọng thêm sự lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức mà người cho vay phải đối mặt. Mà điều đó dẫn đến việc cho vay kém hấp dẫn hơn, họ không muốn cho vay hoặc cho vay ít hơn và điều này làm giảm quy mô cho vay, đầu tư và hoạt động Page 17
  18. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK kinh tế. Những yếu tố này tạo ra điều kiện cần và đủ cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Bất cặp trong chính sách của WB và IMF V. Ra đời với mục tiêu rất cao đẹp là giúp đẩy mạnh phát triển và giữ ổn định cho nền kinh tế thế giới, thế nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã không ít lần phải giơ đầu chịu báng. Tại sao vậy? Sở dĩ IMF bị chỉ trích là vì từ khi được thành lập tới nay, quỹ này thường đưa ra những điều kiện trói buộc ngặt nghèo cho những nước mà nó hỗ trợ. Nghĩa là IMF chỉ giơ tay giúp đỡ khi quốc gia nào chịu hứa sẽ thực thi những cải cách kinh tế mà IMF đồng ý. Buồn thay IMF lại thường thông qua những chính sách “một thích hợp cho toàn bộ”, khiến nó trở nên không thích hợp hoặc không phát huy được tác dụng. IMF cũng bị phàn nàn là đã tạo mối nguy hiểm về tâm lý, bởi nó khiến các chính phủ (cũng như các công ty, nhà băng và các nhà đầu tư khác) hành xử một cách khinh suất khi luôn tin rằng nếu mọi chuyện có trở nên tồi tệ thì đã có IMF bảo lãnh. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở châu Á vào cuối thập niên 90 và cuộc khủng hoảng ở Argentina xảy ra vào đầu thập kỷ này, một vài nhà hoạch định chính sách đã lên tiếng phát biểu cho rằng IMF chẳng có tác dụng gì và cần phải bị loại bỏ. Những chỉ trích khác còn xoay quanh việc cáo buộc các nhà hoạch định chính sách của IMF chỉ hỗ trợ những nền chuyên chính quân sự tư bản thân các tập đoàn Mỹ và Châu Âu. Ngoài ra, quỹ hầu như tỏ ra lãnh đạm hoặc thù địch với các quan điểm dân chủ, nhân quyền và quyền lao động của một số quốc gia. Chính những chỉ trích này đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi lớn và cũng chính là chất xúc tác cho phong trào chống toàn cầu hoá. IMF vẫn luôn bị coi là công cụ phục vụ cho Mỹ và các nước giàu trong khi ít quan tâm đến tiếng nói của những nước đang phát triển. Những người phản đối IMF cũng cáo buộc những quy định ngặt nghèo của quỹ này đối với những quốc gia như bắt họ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, tăng thuế khi kinh tế còn yếu… khiến tình hình càng trở nên tồi tệ. Argentina là một ví dụ, nước này được coi là mô hình của IMF vì bằng lòng tuân theo với các đề xuất chính sách của IMF. Tuy nhiên Argentina đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế khủng khiếp vào đầu những năm 2001. Người ta tin rằng tình trạng đó là do IMF đã “cố vấn” Argentina thực hiện biện pháp hạn chế ngân sách, trong đó xén bớt khả năng của chính phủ trong việc duy trì những cơ sở hạ tầng quốc gia, kể cả ở những khu vực quan trọng như y tế, giáo dục và an ninh, cũng như tư nhân hoá những nguồn lực quan trọng chiến lược của đất nước. Cuộc khủng hoảng đã làm bùng lên sự chán ghét thể chế này ở Argentina và những nước Nam Mỹ khác. Các nước này đổ lỗi cho IMF là nguyên nhân gây ra các vấn đề kinh tế của khu vực. Xu hướng thiên tả của Mỹ Latinh hiện nay cùng với sự phát triển của chính sách kinh tế khu vực độc lập với các sức ép của những tập đoàn lớn chính là minh chứng cho quan điểm trên. Page 18
  19. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK Một ví dụ khác mà IMF đã phải hứng chịu chỉ trích là Chương trình điều chỉnh cấu trúc của IMF đã càng làm trầm trọng thêm vấn đề ở Kenya. Trước khi IMF nhúng tay vào nước này, Ngân hàng Trung ương Kenya giám sát mọi hoạt động tiền tệ đi vào và đi ra của đất nước. IMF uỷ thác rằng Ngân hàng Trung ương Kenya phải cho phép luân chuyển tiền tệ dễ dàng hơn. Hậu quả là doanh nhân Kamlesh Manusuklal Damji Pattni, cùng với sự trợ giúp của những quan chức chính phủ tham nhũng bơm ra ngoài hàng tỷ shilling Kenya, được biết đến với vụ scandal Goldenberg hồi những năm 90, khiến cho tình trạng nước này trở nên còn tồi tệ hơn nhiều trước khi các cải cách của IMF được thực thi. Khi một quốc gia được IMF hỗ trợ đồng nghĩa với việc phải chấp nhận những điều kiện ngặc nghèo cũng như các sách lược mà IMF đề ra. Một kết quả không sớm cũng muộn sẽ đến với các nước này sẽ rơi vào một trong ba tình trạng sau: Thứ nhất: Tư hữu hóa tức là “hối lộ hóa.” Chỉ cần đồng ý bán rẻ các tài sản quốc hữu hóa, lãnh đạo của các nước nhận viện trợ sẽ nhận được khoản hoa hồng 10%, và toàn bộ số tiền đó sẽ được gửi vào một tài khoản bí mật của ngân hàng Thụy Sỹ. Và nếu dùng lời của Joseph Stiglitz thì “anh sẽ thấy mắt họ sáng lên”, bởi đó là một khoản kếch xù hàng mấy tỷ đô la Mỹ! Năm 1995, sau khi phát hiện được vụ hối lộ lớn nhất lịch sử trong quá trình tư hữu hóa Liên Bang Nga, Bộ tài chính Mỹ cho rằng việc này đã là tốt lắm rồi, bởi họ muốn Yeltsin trúng cử. Điều duy nhất mà họ quan tâm trong cuộc tổng tuyển cử này là việc Yeltsin phải được trúng cử. Rõ ràng, Joseph Stiglitz hoàn toàn không phải là người vạch trần được âm mưu mà chỉ là một học giả ngay thẳng. Vì thế, trên cương vị là một nhà kinh tế học có lương tri và tin vào chính nghĩa, ông đã “lội ngược dòng” để lên án những ngón đòn đê hèn của NH thế giới và Bộ tài chính Mỹ khi chứng kiến nền kinh tế Liên bang Nga bị suy chuyển hết một nửa giá trị vì sự lũng đoạn gây ra, khiến cả nước Nga rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Thứ hai: tự do hóa thị trường tư bản. Trên cơ sở lý luận, điều này có nghĩa là dòng vốn được chảy vào và chảy ra một cách tự do. Tuy nhiên, thực tế hai cuộc khủng hoảng ở châu Á và Brazil cho thấy rằng, khi dòng vốn tự do chảy vào làm bùng nổ thị trường BĐS, thị trường cổ phiếu và cả thị trường hối đoái thì khi xảy ra khủng hoảng, dòng vốn chảy ra cũng rất nhanh và mạnh. Lúc này, lực chảy của nó lớn tới mức khiến cho quỹ dự trữ ngoại tệ của quốc gia lâm nạn bị kiệt quệ trong một thời gian cực ngắn, chỉ vài ngày hoặc thậm chí có khi chỉ vài giờ. Và đó chính là thời cơ để IMF chìa tay ra cứu vớt bằng các biến pháp như thắt chặt vòng quay chu chuyển tiền tệ, nâng lãi suất tăng vọt lên tới mức hoang đường 30%, 60% rồi 80% khiến cho các thị trường BĐS, chứng khoán…bị suy sụp, khả năng sản xuất công nghiệp bị phá hủy, mọi nguồn tích lũy trong nhiều năm của XH bị tiêu hao một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết. Thứ ba: định giá thị trường. Trong khi các quốc gia lâm nạn còn đang dở sống dở chết do bị IMF đẩy đến bước đường này, thì lại cũng chính IMF đề xuất nâng giá biên lên cao đối với các nhu yếu phẩm thường ngày của người dân như thực phẩm, đồ uống và khí đốt. Lúc này, sự nổi giận của người dân có thể biến thành những cuộc bạo động là điều hoàn toàn có thể hiểu được bởi nó chính là kết quả cuối cùng của động thái này. Năm 1998, tại Indonesia, việc IMF cắt Page 19
  20. THE INTERNATIONAL MONETARY FUND & THE WORLD BANK giảm nguồn trợ cấp thực phẩm và nhiên lêu đã gây nên cuộc bạo động quy mô lớn. Với Bolivia, giá nước tăng cao đã khiến cho người dân thành phố nổi loạn. Còn tại Ecuador, giá khí đốt leo thang đã khuấy động sự rối loạn trong đời sống XH. Tất cả những điều này đã được các ông trùm ngân hàng quốc tế tính toán kỹ từ trước. Và nếu dùng thuật ngữ của họ thì điều này được gọi là “náo động xã hội” (Social Unrest). Mà kiểu “náo động XH” này có một tác dụng hết sức tốt bởi nhờ nó mà các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế có cơ hội hốt bạc từ nguồn tài sản quốc gia của những nước náo động do luồng tiền không giữ được giá trị. Nói chung những thành công của IMF rất hạn chế. Trong khi nó được tạo ra để giữ ổn định cho kinh tế toàn cầu thì từ năm 1980 hơn 100 quốc gia đã phải trải qua cảnh sụp đổ ngành ngân hàng khiến GDP giảm từ 4% trở lên, nhanh hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó trong lịch sử. Những phản ứng chậm trễ của IMF đối với các cuộc khủng hoảng và thực tế là quỹ này thường có xu hướng chỉ đối phó hơn là ngăn ngừa đã khiến nó buộc phải cải tổ. Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2