intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

39
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng chính sách và nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ HƯƠNG TRÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI, 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ HƯƠNG TRÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM Ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 8 34 04 12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH . Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng, không sao chép của người khác. Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề luận văn cần giải quyết. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên ĐÀO THỊ HƯƠNG TRÀ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ...................................................................................................... 6 1.1. Các khái niệm và đặc điểm của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ..................................................................... 6 1.2. Những vấn đề cơ bản và quy trình về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. ........................ 12 Quy trình chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo: .......................................................................... 13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính phát triển tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. ...................................................... 17 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO HIỆN NAY ........................................................................................... 21 2.1. Bối cảnh chung về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2019 ............................................................................... 21 2.2. Chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST giai đoạn 2013-2018. .................................................................... 25 2.3. Đánh giá chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt nam hiện nay. ................................ 32 Chương 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM .......................... 40 3.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. ..................................... 40
  5. 3.2. Bài học cho chính sách phát triển các tổ chức doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam. ................................................... 52 3.3. Định hướng các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay. .................................................................................................... 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nguyên câu Viết tắt 1. Doanh nghiệp khởi nghiệp DNKN 2. Đổi mới sáng tạo ĐMST 3. Đầu tư mạo hiểm ĐTMH 4. Khoa học và Công nghệ KH&CN 5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV
  7. DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 1.1: (Nguồn – Tự sưu tầm và phân tích).................................................. 7 Bảng 2.2: Thực trạng các tổ chức hoạt động và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam .............................................................. 30 Bảng 2.3 Tổng hợp các biện pháp hỗ trợ startup trong các chính sách của Việt Nam ................................................................................................... 35 Sơ đồ 1.1: (Nguồn – Internet) ......................................................................... 11 Sơ đồ 1.2: Quy trình chính sách – (Nguồn Internet)....................................... 13
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay, các nước phát triển đều tích cực đầu tư cho hoạt động ứng dụng và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để phát triển nền kinh tế quốc gia, chiếm lĩnh các vị trí dẫn đầu trong các chuỗi sản xuất và cung ứng dịch vụ toàn cầu. Tại Việt Nam, Chính phủ coi khởi nghiệp sáng tạo là một trong những mục tiêu cấp quốc gia nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệpkhởi nghiệp không ngừng phát triển, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khác với khởi nghiệp thông thường, doanh nghiệp hay dự án khởi nghiệp sáng tạo (startups) có khả năng tăng trưởng nhanh về quy mô khách hàng, doanh thu, lợi nhuận... dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới nên khởi nghiệp sáng tạo luôn chứa đựng các yếu tố rủi ro cao, nhưng một khi doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức ban đầu sẽ đem lại các giá trị xứng đáng góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo thống kê của tạp chí Echelon, Singapore (một trong những tạp chí truyền thông trực tuyến lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á) hiện có khoảng 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1800 doanh nghiệp). Đồng thời, số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST cũng ngày càng tăng cao, thể hiện ở số lượng các tổ chức đầu tư, số lượng vườn ươm, khu làm việc chung phát triển mạnh mẽ trong năm 2017. Trong một báo cáo được công bố tại Diễn đàn Khởi nghiệp trẻ năm 2017, Việt Nam được đánh giá dẫn đầu thế giới về chỉ số tinh thần khởi nghiệp và thứ hai về thái độ tích cực với khởi nghiệp. Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam hiện nay đều đang ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển, với giá trị doanh nghiệp còn 1
  9. tương đối thấp. Ngoại trừ một số doanh nghiệp tên tuổi có thời gian hoạt động tương đối dài và một số doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư trong khoảng vài chục nghìn đến vài triệu đô-la Mỹ, thì phần lớn doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST Việt Nam vẫn chỉ nằm ở giai đoạn ươm mầm. Thực tế này đã đặt ra những yêu cầu khắt khe về năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ đối với doanh nghiệp Việt Nam khi bắt đầu khởi nghiệp, dẫn đến việc chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ, đặc biệt cấp thiết hình thành và phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST đồng thời đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là nhóm chính sách về đầu tư, vườn ươm khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo trong điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh doanh nghiệp. Theo nghiên cứu và khảo sát những năm gần đây có rất nhiều các đề tài, đề án nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tuy nhiên nghiên cứu về chính sách phát triển các tổ chức chuyên sâu về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thì hầu như chưa có nghiên cứu nào thực sự chuyên sâu, vì vậy, đề tài này sẽ đề cập và nghiên cứu về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST trong lĩnh vực KH&CN đồng thời nghiên cứu thực trạng hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như là một chủ thể, đối tượng nghiên cứu. Một số đề tài liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ mới đề cập đến chủ đề quỹ đầu tư mạo hiểm hay việc ươm tạo công nghệ như: 2
  10. - Đề tài cấp bộ năm 2015 “Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích tư nhân thành lập hoặc liên kết với nhà nước để thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ mới, công nghệ cao”. - Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025”.(Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016) - Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; - Đề án “Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội” (Quyết định số 6156/QĐ-UBND ngày 07/11/2016). Ngoài ra còn có những bài viết nghiên cứu về khởi nghiệp trên các tạp chí doanh nghiệp, khoa học và công nghệ Việt nam, ví dụ như: “Cần có chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo khởi nghiệp cấp quốc gia –Trần Thị Thu Hà – trích số 3 năm 2019” hay “Mô hình ươm tạo ảo hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại các làng nghề truyển thống của tác giả Vũ Thị Xen trích số 7 năm 2019” …v.v.. Qua những ví dụ cụ thể trên có thể thấy việc chọn nghiên cứu về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST như một chủ thể là vô cùng cấp thiết và đúng đắn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng chính sách và nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận của chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu một số bài học 3
  11. kinh nghiệm về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của một số quốc gia trên thế giới và gợi suy cho Việt Nam. - Làm rõ thực trạng và nguyên nhân của chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sáchphát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo KH&CN, sau đó đi sâu phân tích một số kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam; - Một số tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, truyền thông, đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST KH&CN của Việt Nam (vườn ươm doanh nghiệp, tổ chức tăng tốc kinh doanh, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học,…); - Các quỹ đầu tư, nhà đầu tư trong nước và quốc tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi đối tượng: + Khách thể chính: Cơ chế, chính sách của nước ta nhằm hỗ trợ, hoàn thiện và phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST KHCN trong khuôn khổ các cơ chế chính sách chung của nhà nước; + Khách thể phụ: Các chính sách phát triển tổ chức hỗ trợ và các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên thế giới. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu khảo sát ở bộ KH&CN, một số bộ, ngành liên quan, một số tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội và tại một số quốc gia cụ thể. - Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách của nhà nước từ năm 2013 đến nay. 4
  12. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số thành tựu của khoa học chính sách công, khoa học quản lý, khoa học tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật… 5.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, đánh giá.v.v… 5.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, phỏng vấn sâu, thực nghiệm v.v… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận liên quan đến bản chất, đặc điểm của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; - Làm rõ quy trình chính sách của nhà nước trong việc phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ khâu phân tích, hoạch định chính sách đến ban hành, thực thi chính sách và đánh giá chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; - Làm rõ một số kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam; - Chỉ ra được một số vấn đề thực tiễn của chính sách làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để nhằm hoàn thiện chính sách của nhà nước trong việc phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. 6. Kết cấu của luận văn GỒM 3 CHƯƠNG: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Chương 2: Thực trạng về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và gợi suy cho Việt Nam. 5
  13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 1.1. Các khái niệm và đặc điểm của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo 1.1.1. Các khái niệm cơ bản - Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp: Là cơ quan, tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ xây dựng, tổ chức thực hiện, phối hợp, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. - Doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo: Khởi nghiệp (tiếng Anh là: startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Doanh nghiệp khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ đột phá, sáng tạo trong những điều kiện kinh doanh chưa chắc chắn. - Cơ sở ươm tạo (Incubator):Là các cơ sở cung cấp các điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết phục vụ việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao (Theo Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12). - Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Accelerator): là các tổ chức cung cấp các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua đào tạo, cấp vốn mồi và tổ chức các sự kiện kêu gọi đầu tư. Một chương trình hỗ trợ của các tổ chức này thường kéo dài từ 3 – 4 tháng, tổ chức thúc đẩy sẽ sở hữu một phần cổ phần của doanh nghiệp khởi nghiệp sau khi cấp vốn mồi. 6
  14. - Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital): Ở Việt Nam, khái niệm đầu tư mạo hiểm được chính thức định nghĩa trong Luật Công nghệ cao, năm 2008: “đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao là đầu tư cho nghiên cứu phát triển công nghệ cao, hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, được thực hiện bằng hình thức góp vốn và tư vấn cho tổ chức, cá nhân nhận đầu tư”. - Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Fund): Thực hiện đầu tư vào hoạt động đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp hoặc đầu tư để lập ra một doanh nghiệp mới, mà đặc trưng cơ bản của nó là còn thiếu độ tin cậy về kết quả kinh doanh, chưa tỏ rõ khả năng sinh lợi của mình, những nơi mà các thể chế tài chính truyền thống (tín dụng, ngân hàng...) không để ý đến. Thay vì cho vay, họ đầu tư vốn để một công ty có thể phát triển, đồng thời có thể nhận lấy một tỷ lệ cổ phần không có lãi cố định hoặc quyền sở hữu cổ phần trong công ty mà họ đầu tư. Xét về bản chất, hệ thống tín dụng thông thường không thể thúc đẩy đổi mới công nghệ khi mà khả năng thành công về kỹ thuật và thương mại còn chưa rõ ràng. 1.1.2. Một số đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. - Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp khởi nghiệp: Những đặc điểm nổi bật phân biệt doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với doanh nghiệp vừa và nhỏ thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 1.1: (Nguồn – Tự sưu tầm và phân tích). Doanh nghiệp khởi nghiệp, Doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo -Steve quyết định đã đến lúc theo -Vui mừng bởi những tiềm năng Ví dụ đuổi ước mơ của mình và mở của các kết quả nghiên cứu gần một nhà hàng pizza toàn sử dụng đây của mình, Karen, một giáo sư 7
  15. nguyên liệu hữu cơ từ một công kỹ thuật hóa học, đã quyết định thức có sẵn. Đối với Steve, nhà nộp đơn xin bằng sáng chế cho hàng là cơ hội để làm việc trở lại công nghệ phát triển các tấm pin sau thời gian ba năm không có mỏng như tờ giấy và cùng với một việc làm toàn thời gian. đồng nghiệp thành lập một doanh -Steve coi thành công là một nhà nghiệp. hàng địa phương thịnh vượng. -Karen hy vọng sẽ phục vụ nhiều -Steve đổi mới thành phần độc khách hàng trong các thị trường đáo của lớp vỏ pizza và công toàn cầu. thức nấu ăn của mình, nhưng -Ngược lại, các tấm năng lượng pizza của anh cũng chỉ được mặt trời mỏng như tờ giấy của công nhận là một chiếc bánh nhóm Karen sẽ làm thay đổi cách pizza. thức hoạt động của những người -Steve chủ yếu làm việc một tham gia trong lĩnh vực này. mình trong một doanh nghiệp cá -Karen có một đội ngũ sáng lập thể. viên và sẽ sớm có một hội đồng Mặc dù việc mở nhà hàng chắc quản trị và các nhà đầu tư. chắn có những rủi ro nhất định, Việc kinh doanh của Karen rất tuy nhiên Steve sẽ có cơ hội mạo hiểm và có khả năng (giống thành công khiêm tốn nếu anh như rất nhiều công ty khởi nghiệp thực hiện tốt công việc của mình. công nghệ cao) cô sẽ thất bại, Nếu thành công, anh có thể sẽ không tạo ra việc làm nào cả. Mặt tạo ra một số ít việc làm - chủ khác, nếu thành công, cô sẽ tạo ra yếu cho nhân viên phục vụ và hàng chục đến hàng trăm việc làm nhân viên nhà bếp. cho các tiến sĩ và thạc sỹ về hóa học, kỹ thuật và kinh doanh. Cô cũng có thể tạo ra các công việc 8
  16. chế tạo và bán hàng trên khắp thế giới. Loại hình đầu tiên là khởi sự Các hoạt động của Karen thể hiện kinh doanh với doanh nghiệp một loại hình khởi sự được gọi là nhỏ và vừa (DNNVV). Loại hình DNKN ĐMST - sáng lập ra “các doanh nghiệp này thường do một doanh nghiệp định hướng ĐMST” người sáng lập để phục vụ thị theo đuổi các cơ hội toàn cầu dựa trường địa phương và sẽ trở trên việc mang đến cho khách thành một DNNVV hoạt động hàng những cải tiến mới có lợi thế trong phạm vi địa phương đó. cạnh tranh rõ ràng và tiềm năng Doanh nghiệp thường được tổ tăng trưởng cao. chức theo một nhóm nhỏ, có Vậy thế nào là đồi mới sáng tạo quan hệ mật thiết với nhau, có (Innovation)? Khái niệm ĐMST thể là một doanh nghiệp gia đã trở thành một thuật ngữ ngày Kết đình, nơi việc kiểm soát chặt chẽ càng sáo rỗng, nhưng có một định quả doanh nghiệp là rất quan trọng. nghĩa rất đơn giản mà Bill Aulet “Phần thưởng” cho các thành của Viện Công nghệ viên sáng lập doanh nghiệp loại Massachusetts tiếp nhận từ Giáo này là sự tự do cá nhân và dòng sư Ed Roberts cũng của Viện này, tiền từ việc kinh doanh. Về cơ đó là: Đổi mới sáng tạo = Sáng bản, loại hình doanh nghiệp này chế × Thương mại hóa không cần kêu gọi nhiều vốn. Khi rót thêm tiền vào doanh nghiệp thì nhanh chóng có được kết quả là tăng thêm doanh thu và tạo ra công ăn việc làm. Như vậy, doanh nghiệp có thể được 9
  17. phát triển tại địa phương và công việc mà họ tạo ra hầu hết là các việc không thể vươn ra toàn cầu. DNNVV thường là các doanh nghiệp dịch vụ hoặc nhà bán lẻ các sản phẩm của công ty khác. Yếu tố chính để phân biệt là họ tập trung vào các thị trường địa phương. - Nguồn vốn nhỏ; - Nguồn vốn lớn; - Quy mô hẹp, mang tính chất - Quy mô phát triển rộng; Kết địa phương; - Cần thiết sự hỗ trợ của các tổ luận - Không cần thiết sự hỗ trợ của chức hỗ trợ, các quỹ đầu tư các tổ chức quỹ lớn; thiên thần; - Tính an toàn cao, rủi ro thấp. - Rủi ro lớn, mạo hiểm cao. - Đặc điểm về cơ cấu của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo: Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST bao gồm nhiều dạng tổ chức như các quỹ phi lợi nhuận, các cơ quan tổ chức của nhà nước, các tổ chức được tạo bởi doanh nghiệp, các mô hình ươm tạo...v..v...Mỗi một tổ chức có một hình thái, cơ cấu, nguồn vốn riêng, cụ thể như sau: - Các quỹ phi lợi nhuận là một hình thức pháp nhân độc lập, có con dấu, tài khoản riêng; cung cấp khoản tiền tài trợ hoặc các hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân khác, quỹ có thể được điều hành bởi một tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp như một dạng quỹ cộng đồng hoặc dưới hình thức quỹ cá nhân, thường được tài trợ bởi một cá nhân hoặc gia đình. Một số quỹ phi lợi nhuận 10
  18. trên thế giới đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như CFF (Cystic Fibrosis Foundation – Mỹ), Bill & Melinda Gates foundation (quỹ từ thiện lớn nhất thế giới) hay Michael J. fox foundation - Các mô hình ươm tạo: là các nhà cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình phát triển của một doanh nghiệp khởi nghiệp. Hiện chính phủ đang đẩy mạnh triển khai dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo (BIPP). Đặc điểm về cơ cấu của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong bộ máy nhà nước theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp: Sơ đồ 1.1: (Nguồn – Internet) 11
  19. 1.2. Những vấn đề cơ bản và quy trình về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Khái niệm về chính sách công: “Chính sách công là những định hướng mục tiêu và biện pháp hành động, được Nhà nước lựa chọn và ban hành như một công cụ quản lý của Nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề công cộng được lựa chọn, và được bảo đảm thực thi bởi các chủ thể có thẩm quyền”. Từ những nghiên cứu về chính sách công và hoạt động phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể về chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Vì thế, tác giả xin phép được đưa ra quan điểm cá nhân của mình, quan điểm sẽ xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu Luận văn này. Theo đó, tác giả hiểu rằng chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là những định hướng, mục tiêu và biện pháp hành động, được Nhà nước lựa chọn và ban hành như một công cụ quản lý của Nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan và thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, được bảo đảm thực thi bởi các chủ thể có thẩm quyền. Mục tiêu của chính sách: Với mục tiêu cụ thể là giải quyết các vấn đề còn tồn tại và khuyến khích sự phát triển của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhằm giúp cho các tổ chức này có một cơ chế hoạt động và môi trường chính sách linh hoạt, tạo động lực để các tổ chức hoạt động và phát huy được những thế mạnh thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Chính sách sẽ tạo động lực và định hướng phát triển cho nhóm tổ chức này và gián tiếp thúc đẩy việc phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. 12
  20. Quy trình chính sách phát triển các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo: Quy trình chính sách là một chuỗi các giai đoạn kế tiếp có liên quan với nhau từ khi lựa chọn được vấn đề chính sách công đến khi kết quả của chính sách được đánh giá. Một quy trình chính sách có thể quy về 3 giai đoạn cơ bản là: hoạch định chính sách, thực thi chính sách, đánh giá chính sách và đan xen trong đó là quá trình phân tích chính sách tại từng giai đoạn. Hoạch định chính sách Đánh giá Thực thi chính sách chính sách Sơ đồ 1.2: Quy trình chính sách – (Nguồn Internet) Các giai đoạn này có liên hệ chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc: giai đoạn trước là nền tảng cho giai đoạn tiếp theo và kết quả của giai đoạn trước là thông tin cần và đủ cho giai đoạn tiếp theo. Về thực chất, khó có thể mô tả tiến trình chính sách một cách đơn giản và rõ ràng, vì vừa có tính liên tục, vừa có tính biến động. Thực tế cho thấy rất khó xác định một chính sách nào đó hoàn toàn ổn định trong một thời gian dài vì chính sách thay đổi thường xuyên và cần được điểu chỉnh, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện. a. Hoạch định chính sách Hoạch định chính sách: Là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách. Đây được coi là một loại quyết định quản lý đặc biệt cho cả một giai đoạn tồn tại phát triển của xã hội nhằm đạt mục tiêu quản lý. Hoạch định chính sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một chính sách: Mở đường cho cả tiến trình chính sách; Khởi xướng được những 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2