LUẬN VĂN: Chiến lược kinh doanh cho công ty mẹ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
lượt xem 43
download
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những cơ hội mở ra cho tất cả các doanh nghiệp thì cũng có không ít những thách thức, rủi ro mà mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, môi trường kinh doanh ngày nay, hơn bất kỳ một kỷ nguyên nào trước đây, hằng số duy nhất là sự thay đổi. Công nghệ thông tin và nhất thể hóa toàn cầu là những thay đổi môi trường đang làm chuyển đổi hình thức kinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Chiến lược kinh doanh cho công ty mẹ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
- LUẬN VĂN: Chiến lược kinh doanh cho công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam mở đầu
- 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những cơ hội mở ra cho tất cả các doanh nghiệp thì cũng có không ít những thách thức, rủi ro mà mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, môi trường kinh doanh ngày nay, hơn bất kỳ một kỷ nguyên nào trước đây, hằng số duy nhất là sự thay đổi. Công nghệ thông tin và nhất thể hóa toàn cầu là những thay đổi môi trường đang làm chuyển đổi hình thức kinh doanh và xã hội. Thế giới chúng ta đang trở nên một thế giới không biên giới với những dân toàn cầu, các đối thủ cạnh tranh toàn cầu, các nhà cung cấp toàn cầu, những khách hàng toàn cầu và các nhà phân phối toàn cầu. Thế giới đang biến đổi, và các doanh nghiệp phải thích nghi với những thay đổi đó, nếu không họ sẽ đối diện với sự lụn bại. Sự cần thiết phải thích ứng với sự thay đổi đã buộc các doanh nghiệp đến với những vấn đề then chốt trong quản trị chiến lược như: Loại hình kinh doanh nào cần thực hiện? Chúng ta có đang ở trong lĩnh vực đúng hay không? Chúng ta có nên định hình lại hoạt động kinh doanh không? Chúng ta nên theo đuổi những chiến lược kinh doanh nào? Khách hàng của chúng ta đang thay đổi ra sao? Và những công nghệ đang phát triển có thể khiến chúng ta bị phá sản được không? v.v... Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vì vậy bên cạnh những cơ hội kinh doanh mới thì các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình kinh doanh của mình, do môi trường kinh doanh đã thay đổi căn bản. Để thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh như vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp và áp dụng những phương pháp mới để quản trị chiến lược nhằm đạt mục tiêu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. ở Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã có Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 về việc chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nước và
- các công ty nhà nước độc lập sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong mô hình công ty mẹ - công ty con thì công ty mẹ và công ty con là các tổ chức kinh tế độc lập nhưng lại có mốí quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó công ty mẹ có chức năng kinh doanh và là nòng cốt của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Do vậy việc chuyển đổi các Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đòi hỏi công ty mẹ phải xác định cho mình được chiến lược kinh doanh vừa độc lập với các công ty con vừa giúp các công ty con định hướng hoạt động kinh doanh của mình theo chiến lược của công ty mẹ. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty mẹ, vì vậy có ý nghĩa cấp thiết đối với việc thực hiện chiến lược phát triển các Tổng công ty nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, là một công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định số 327/2005/QĐ/TTg ngày 09/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong ngành sản xuất thuốc lá và đã được Chính phủ cho phép hoạt động kinh doanh đa ngành (theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam ban hành theo Quyết định số 119/2006/QĐ/TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trong điều kiện Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và thực hiện độc quyền việc sản xuất thuốc lá điếu, nhưng với việc Việt Nam gia nhập WTO, thuốc lá ngoại được phép nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, thì sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh quốc tế tại ngay thị trường nội địa đang tạo ra áp lực lớn đối với ngành thuốc lá nói chung và đối với Tổng công ty Thuốc lá nói riêng. Mặt khác, từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đến nay, công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chưa xây dựng được một cách có hệ thống chiến lược kinh doanh của mình để từ đó tiến hành quản trị chiến lược hướng các hoạt động nội bộ phục vụ mục tiêu phát triển kinh doanh của Tổng công ty trong tương lai. Vì vậy, Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong phiên họp ngày 08/10/2008 đã ra nghị quyết về việc Xây dựng Chiến lược kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Từ những lý do nêu trên, thì việc xây dựng Chiến lược kinh doanh cho công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là một số công trình nghiên cứu như sau: Về luận văn: - Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà, của Phùng Thế Hùng, luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; - Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Dịch vụ Đ ường sắt Hà Nội, của Bùi Thị Ngọc Quỳnh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; - Chiến lược kinh doanh của công ty UNIVER-VN, của Ngô T ường Minh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; - Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty Pepsi IBC đến 2010, của Trần Nguyên Thành, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; - Chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestle Việt Nam đến năm 2010, của Trần Lương Hiền, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2004; - Một số đề xuất chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, của Nguyễn Hoàng Linh, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2004; - Cơ sở lý thuyết hoạch định chiến lược và ứng dụng xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Rượu Hà Nội tới năm 2010, của Hồ Văn Hải, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2004;
- - Phân tích và các giải pháp chiến lược kinh doanh ở Tổng công ty Chè Việt Nam, của Nguyễn Phương Hoa, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2002; - Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến 2020, của Hoàng Thị Đào, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2004. Một số luận v ăn Thạc sĩ về Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: - Định hướng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đến năm 2010, của Nguyễn Sỹ Khoa, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh 2001; - Đề xuất một số giải pháp chiến lược ngành thuốc lá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, của Nguyễn Đức Thuận, luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2005; - Chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá Thăng Long giai đoạn 2005- 2015, của Đặng Xuân Phương, luận văn Thạc sĩ; Đại học Bách khoa Hà Nội, 2005; - Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty thương mại thuốc lá giai đoạn 2006 - 2010, của Phạm Thị Lan Hương, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2006; - Một số giải pháp chiến lược về tổ chức, sắp xếp Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đến 2010, của Nguyễn Thái Sinh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2003. - Xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, của Nguyễn Phụng Thiên, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2003. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu liên quan đến chiến lược kinh doanh của công ty mẹ hoạt động trong mô hình công ty mẹ - công ty con thì chưa thấy có tác giả nào đề cập đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích:
- Góp phần xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Nhiệm vụ của luận văn Làm rõ nội dung cơ bản chiến lược kinh doanh của công ty mẹ trong mối quan hệ chi phối, định hướng công ty con trong nền kinh tế thị trường nói chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu tại công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Formatted: Indent: Left: 0 cm, First Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu chủ yếu về xây dựng chiến lược line: 1,5 cm, Outline numbered + Level: 7 + Numbering Style: Bullet + kinh doanh của công ty. Aligned at: 1,2 cm + Indent at: 1,2 cm, No widow/orphan control Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện tại công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Formatted: Indent: Left: 0 cm, No Nghiên c ứu trong thời gian từ khi Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chuyển sang widow/orphan control hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, từ 2006 đến nay. Do chiến lược kinh doanh của công ty mẹ - c ông ty con là vấn đề rộng lớn, phức tạp và còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh theo mô hình này, vì vậy trong luận văn này phạm vi, giới hạn nghiên cứu chỉ đề cập đến chiến lược kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Những vấn đề có liên quan sẽ được đề cập đến khi cần thiết. Formatted: Heading 1, Indent: First 5. line: 1,5 cm, Line spacing: 1,5 lines, No bullets or numbering, No widow/orphan control 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên c ứu của luận văn Cơ sở lý luận - Quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước đối với việc sắp xếp,
- đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. - Lý thuyết về chiến lược và quản trị chiến lược công ty. - Cơ sở thực tiễn: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và ngành thuốc lá Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Formatted: Indent: First line: 1,5 cm, Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp thống Outline numbered + Level: 9 + Aligned at: 1,2 cm + Indent at: 0 cm, No kê, phân tích, tổng hợp dựa trên các số liệu, tài liệu quản lý của Tổng công ty Thuốc lá widow/orphan control Việt Nam và của ngành thuốc lá Việt Nam; các số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam; số liệu về sản xuất và quản lý ngành thuốc lá của một số nước trong khu vực và trên thế giới; kết quả hoạt động kinh doanh của một số Tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta trong những năm gần đây. 6. Những đóng góp c ủa luận văn - Về lý luận: Làm rõ sự cần thiết và nội dung xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty mẹ hoạt động kinh doanh trong mô hình công ty mẹ - công ty con, đặc biệt đối với Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. - Về thực tiễn: Làm rõ thực trạng những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. - Đề xuất một số chiến lược kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. 7. Kết cấu của luận v ăn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, :12 tiết. - Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của Công ty mẹ - trong mô hình công ty mẹ - công ty con. - Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
- - Chương 3: Đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty Mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015.
- CChương 1 Cơ sở lý luận về xây dựng chiế n lược kinh doanh c ủa công ty mẹ - công ty con Formatted: Bullets and Numbering 1.11.1. Cơ sở lý luận về công ty mẹ - công ty con và vai trò của công ty mẹ trong t ổ hợp công ty mẹ - c ông ty con 1.1.11.1.1. Khái niệm, đặc điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con Cơ sở xuất phát quan trọng nhất của mô hình công ty mẹ - công ty con là sự bành
- trướng, mở rộng các hoạt động kinh doanh của các công ty lớn và yêu cầu chia sẻ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh của nó. Mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các công ty lớn phát triển và mở rộng kinh doanh bằng cách thu hút các nguồn vốn ngoài xã hội vào công ty mà vẫn đảm bảo được sự kiểm soát, chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con. Các hình thức hình thành công ty mẹ - công ty con: Thứ nhất: Một công ty bỏ vốn ra thành lập đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc mình; Thứ hai: Một công ty bỏ vốn ra mua lại một công ty khác; Thứ ba: Tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh trên cơ sở sát nhập các công ty; Thứ tư: Tổ chức lại các Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước; Như vậy: công ty mẹ của một công ty khác là công ty có quyền kiểm soát công ty khác, làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có vốn đầu tư, vốn cổ phần ở các công ty khác đủ để chi phối về vốn và từ đó chi phối các quyết định quan trọng đối với công ty khác đó. công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng; có thể trực tiếp sản xuất kinh doanh, nhưng cũng có thể chỉ giữ chức năng quản lý chung, nghiên cứu phát triển, định ra chiến lược kinh doanh..., còn các chức năng khác của quá trình sản xuất kinh doanh được giao cho các công ty con thực hiện. công ty con là công ty do một công ty khác đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối; trong đó cổ phần chi phối hoặc vốn góp chi phối hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty đó đủ để công ty mẹ chi phối các quyết định quan trọng của công ty đó. Công ty con có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, tên gọi, con dấu và là pháp nhân độc lập với công ty mẹ. Công ty con được tổ chức theo loại hình pháp lý mà doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh. Công ty liên kết của công ty mẹ là công ty do công ty mẹ và các pháp nhân, thể nhân khác cùng đầu tư góp vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và không
- nắm giữ quyền chi phối đối với các quyết định quan trọng của công ty đó. công ty mẹ nhà nước là công ty do Nhà nước quyết định thành lập và đầu tư 100% vốn điều lệ. Cho đến nay, khái niệm về công ty mẹ, công ty con ở các nước cũng đã thay đổi theo thời gian và không gian. Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán quốc tế ISA (International Accounting Standard), công ty mẹ (Parent company) là một thực thể pháp lý có ít nhất một đơn vị trực thuộc - công ty con (Subsidiary). Công ty con là thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công ty mẹ. Kiểm soát ở đây được hiểu là: (1) sở hữu trực hoặc gián tiếp nhiều hơn 50% số phiếu bầu; hoặc (2) sở hữu 50% số phiếu bầu hoặc ít hơn nhưng nắm quyền đối với hơn 50% số phiếu bầu theo sự thỏa thuận với các cổ đông khác; hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều hành liên quan đến các chính sách tài chính hay sản xuất kinh doanh của công ty và được qui định tại điều lệ, theo sự thỏa thuận hay hợp đồng; hoặc có quyền bổ nhiệm hay miễn nhiệm phần lớn các thành viên của Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo; hay có quyền quyết định, định hướng đến phần lớn số phiếu bầu tại các cuộc họp Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo. Theo Luật công ty của Anh năm 1985, công ty mẹ được hiểu là công ty nắm cổ phần khống chế (trên 50%) ở công ty khác (công ty con). Tuy nhiên, theo tu chính năm 1989 để phù hợp với "Hướng dẫn chính thức lần thứ 7 về Luật công ty" (Seventh Company Law Directive) của Cộng đồng châu Âu (EC) thì (A) là công ty mẹ của công ty con (B) khi: (1) A là cổ đông nắm giữ đa số phiếu bầu ở B; (2) A là cổ đông và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm phần lớn thành viên HĐQT của B; (3) A có quyền quyết định về chính sách tài chính và sản xuất kinh doanh của B bằng sự thỏa thuận chính thức, hợp đồng; (4) A là cổ đông của B và có quyền kiểm soát phần lớn phiếu bầu một cách độc lập hay liên kết với các cổ đông khác; hoặc (5) A có quyền lợi tham gia điều hành (participating interest - được hiểu là nắm giữ từ 20% cổ phần) và trên thực tế thực hiện quyền chi phối đối với B hoặc A và B có cùng một cơ chế quản lý thống nhất. Ngoài ra, nếu giữa B và C có quan hệ tương tự như A và B thì giữa A và C có quan hệ như mô hình trên (công ty mẹ - công ty con). Theo Luật công ty của Liên bang Nga năm 1995, một công ty được gọi là công
- ty con (tiếng Nga gọi là Dotchernie) nếu do một công ty khác - công ty mẹ (Osnovnoe) nắm giữ cổ phần khống chế trong vốn điều lệ hoặc bị công ty khác chi phối các quyết định của mình hoặc bằng một thỏa thuận chính thức hay d ưới hình thức nào đó. Luật không qui định một cách cụ thể thế nào là cổ phần khống chế và không nêu cụ thể hình thức hợp đồng, thỏa thuận nh ư thế nào liên quan đến việc chi phối các quyết định của c ông ty con [22]. Tuy cách diễn giải có khác nhau, có thể rút ra những đặc trưng của quan hệ công ty mẹ - công ty con là: Thứ nhất, công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp riêng (pháp nhân kinh tế đầy đủ); Thứ hai, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con; Thứ ba, công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành; Thứ tư, vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, tức công ty con này có thể là công ty mẹ của một công ty khác (tính tương đối này càng nổi bật hơn trong trường hợp các công ty trong một nhóm có nắm giữ vốn cổ phần qua lại của nhau, thí dụ như theo mô hình của các tập đoàn của Nhật); Thứ năm, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con nói chung là trách nhiệm hữu hạn; Thứ sáu, về mặt lý thuyết, mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; tức công ty mẹ, con công ty con, công ty cháu... Một vấn đề cần lưu ý là, mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu
- trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con. Thí dụ, Luật công ty của Cộng hòa Liên bang Nga qui định nếu công ty mẹ đưa ra chỉ thị buộc công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới. Ngoài ra, theo luật pháp của nhiều nước và theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì công ty mẹ phải có trách nhiệm trình báo cáo tài chính tập trung hay hợp nhất (Consolidated financial statement) tại đại hội cổ đông của công ty mẹ, trừ trường hợp công ty mẹ là công ty con của một công ty khác hoặc hoạt động của công ty con quá khác biệt với công ty mẹ; bởi lẽ, dù là hai thực thể pháp lý độc lập nhưng trên thực tế chúng là những công ty liên kết (affiliated), một thực thể kinh tế hợp nhất [22]. Mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn như các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia. Đó là: Thứ nhất, theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó. Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực thuộc của công ty mẹ. Thứ hai, với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ còn có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá (price transferring), nhất là trong những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài. Thứ ba, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông... bằng cách cùng nhau
- đầu tư lập các công ty con. Thứ tư, mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con. Thứ năm, mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ. Chính vì những ưu điểm nêu trên, hiện nay ở nhiều nước, mô hình công ty mẹ - công ty con gần như là mô hình duy nhất được sử dụng để xác lập mối quan hệ giữa các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn. Formatted: Bullets and Numbering 1.1.21.1.2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ - c ông ty con, công ty liên kết Trong mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con hình thành nên một hệ thống tổ chức sản xuất- kinh doanh gồm công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Giữa công ty mẹ và các công ty con có mối liên kết chặt chẽ. Công ty mẹ không chỉ chi phối công ty con bằng số vốn góp mà bằng cả uy tín, thị phần, đầu tư, sự chỉ đạo phối hợp hỗ trợ tác nghiệp trong các dự án lớn mà công ty mẹ đã tích lũy được trong nhiều năm. Từ những mối quan hệ chung nhất đó, có thể xem xét ở góc độ công ty mẹ nhà nước do nhà nước quyết định thành lập ở nước ta. Công ty mẹ Nhà nước, trong mối quan hệ với các công ty khác cũng sẽ giải quyết được cơ bản vấn đề sở hữu, xác định rõ đại diện chủ sở hữu trong mỗi loại hình công ty, từ đó xác định được rõ trách nhiệm, quyền lợi và những ràng buộc giữa các công ty với nhau trên cơ sở chiến lược phát triển chung của toàn tập hợp doanh nghiệp (công ty mẹ và các công ty con). Có như vậy sự phát triển của doanh nghiệp mới bền vững, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải phóng được sức sản xuất, sức mạnh tổng hợp của mỗi doanh nghiệp thành viên trên cơ sở lợi ích kinh tế. Formatted: No widow/orphan control Mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con, Công ty liên kết được thể hiện cơ bản qua một số nội dung chính sau đây.
- 1.1.2.1. Về vốn, tài sản và trách nhiệm của công ty mẹ nhà nước với các công ty c on Formatted: No widow/orphan control - Vốn của công ty mẹ nhà nước thường bao gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn tự tích lũy ở công ty mẹ, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty mẹ, doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc công ty mẹ; vốn ở doanh nghiệp do công ty mẹ đầu tư 100% vốn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, được công ty mẹ phân cấp hạch toán độc lập; vốn cổ phần hoặc vốn góp của công ty mẹ ở các công ty con cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên. - Tài sản của công ty mẹ nhà nước bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ vốn thuộc công ty mẹ; vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công ty mẹ có các quyền về tài sản như chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản của công ty; thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp khác từ tài sản của công ty; thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển sản xuất - kinh doanh; chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của công ty theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp nhà nước; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; quản lý và sử dụng các tài sản là đất đai, tài nguyên do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh và thực hiện các hoạt động công ích khi được Nhà nước giao. - Nhà nước thường không điều chuyển vốn nhà nước và tài sản của công ty mẹ nhà nước theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty mẹ. - Công ty mẹ nhà nước chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ vốn và tài sản của công ty mẹ không bao gồm vốn và tài sản mà công ty mẹ đã đầu tư vào các công ty con hạch toán độc lập. - Công ty mẹ nhà nước được tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, quản lý tài chính, thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh và trong quản lý tài chính của công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.
- a) Công ty mẹ nhà nước thực hiện Formatted: No widow/orphan control + Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn của tập hợp doanh nghiệp công ty mẹ và các công ty con, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quyết định phê duyệt. + Xây dựng chiến lược tiếp thị khai thác, phát triển thị trường, phân công thị trường nhằm mở rộng mạnh mẽ và khai thác triệt để thị tr ường trong nước và quốc tế, phục vụ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của công ty mẹ cũng nh ư các công ty con và ch ỉ đạo phối hợp liên kết trong sản xuất kinh d oanh giữa công ty mẹ và các công ty con c ũng như giữa các công ty con với nhau. + Xây dựng và chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chiến lược và kế hoạch đầu tư- phát triển toàn Công ty. Đầu tư và điều chỉnh đối với vốn và các nguồn lực do công ty mẹ đầu tư vào các công ty con. + Quyết định phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, quy chế quản lý công ty. Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lý chung, điều hành và phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con trong mối quan hệ liên kết thống nhất, tạo nên sự đồng bộ và hợp tác chặt chẽ. + Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn đầu tư vào các công ty con. + Chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước mà công ty mẹ nhà nước đã đầu tư vào các công ty con. + Quyết định phương án huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu công ty. + Quyết định sử dụng vốn, tài sản của công ty để đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác. + Công ty mẹ nhà nước hỗ trợ cho các công ty con về thị trường, thương hiệu, thông tin, ứng dụng khoa học, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, một phần các nguồn lực khác của công ty mẹ... + Kiến nghị người quyết định thành lập công ty mẹ nhà nước: phê duyệt Điều lệ
- và sửa đổi Điều lệ công ty mẹ; quyết định dự án góp vốn, liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài; quyết định dự án đầu tư trên mức phân cấp, phương án huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu công ty mẹ. b) Trách nhiệm của công ty mẹ nhà nước đối với các công ty con Formatted: No widow/orphan control + Công ty mẹ nhà nước sở hữu một hoặc toàn phần vốn Điều lệ của các công ty con; + Công ty mẹ nhà nước chỉ tác động vào các công ty con thông qua đại diện của công ty mẹ tại công ty con; + Quyền quyết định và quyền lợi của công ty mẹ nhà nước phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của công ty mẹ vào các công ty con. Hằng năm công ty mẹ nhà nước được phân chia lợi nhuận theo kết quả hoạt động của công ty con theo tỷ lệ góp vốn; + Công ty mẹ nhà nước quyết định đầu tư vốn cho các công ty con độc lập và có quyền tăng, giảm đầu tư một phần vốn nhà nước từ công ty con này sang công ty con khác phục vụ kế hoạch đầu tư phát triển chung của toàn tập hợp doanh nghiệp. Formatted: Indent: First line: 1,5 cm, c) Quan hệ giữa công ty mẹ nhà nước với các công ty con cổ phần và công No bullets or numbering, No widow/orphan control ty con trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối hay vốn góp chi phối - Công ty con cổ phần và công ty con trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty mẹ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cổ đông hoặc thành viên bên góp vốn tại công ty con có cổ phần, có vốn góp của công ty mẹ theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty con. Formatted: No widow/orphan control - Công ty mẹ nhà nước quản lý phần vốn đầu tư của mình ở công ty con có cổ phần, mức góp vốn chi phối; thực hiện quyền của cổ đông hoặc thành viên chi phối thông qua đại diện của mình là thành viên Hội đồng quản trị của công ty con theo quy định của Điều lệ công ty con; giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên; thu lợi tức từ cổ phần hay phần vốn góp của công ty mẹ vào các công ty con.
- - Công ty con cổ phần và công ty con trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên có cổ phần, mức góp vốn chi phối của công ty mẹ nhà nước có thể được sử dụng thương hiệu của công ty mẹ nhà nước theo điều lệ của công ty mẹ và điều lệ của công ty con. - Công ty con cổ phần và công ty con trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên có cổ phần, mức góp vốn chi phối của công ty mẹ nhà nước được công ty mẹ nhà nước hỗ trợ về thị phần, sự chỉ đạo phối hợp hỗ trợ tác nghiệp trong các dự án lớn của cả tập hợp công ty mẹ và các công ty con, đồng thời cũng được Công mẹ nhà nước hỗ trợ phát triển trên cơ sở chiến lược phát triển chung của toàn tập hợp doanh nghiệp công ty mẹ và các công ty con. 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ nhà nước với các công ty liên kết Mối quan hệ giữa công ty mẹ nhà nước với các công ty liên kết tuy không được chặt chẽ như quan hệ giữa công ty mẹ nhà nước với các công ty con, song loại hình Công ty này có thể kết hợp và sử dụng các lợi thế tổng hợp của công ty mẹ nhà nước và các bên đối tác góp vốn thành lập công ty liên kết nên có thể phát huy hiệu quả hoạt động rất cao. Mặt khác, các bên góp vốn đều có các quyền lợi được hưởng theo tỷ lệ góp vốn từ công ty liên kết nên hoạt động của các công ty này được sự quan tâm của các thành viên góp vốn. Đối với công ty mẹ nhà nước, góp vốn để thành lập công ty liên kết cũng là một nội dung đầu tư vốn để tạo thêm các công ty vệ tinh, hỗ trợ một phần cho công ty mẹ nhà nước thực hiện các mục tiêu, chiến lược của mình. Mối quan hệ giữa công ty mẹ nhà nước với các công ty liên kết thể hiện cụ thể qua một số nội dung sau: Formatted: No widow/orphan control - Công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ nhà nước đến dưới 50% vốn điều lệ (công ty liên kết) hoạt động theo quy định của Luật tương ứng với loại hình và Điều lệ của công ty đó. - công ty mẹ nhà nước thực hiện quyền cổ đông hoặc thành viên bên góp vốn đối với phần vốn góp ở các công ty liên kết. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cổ đông hoặc thành viên bên góp vốn thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty này. - Công ty mẹ nhà nước trực tiếp quản lý phần vốn đầu tư, vốn góp của mình ở các
- công ty liên kết. Quan hệ giữa công ty mẹ nhà nước với đại diện vốn góp, vốn cổ phần của mình tại công ty liên kết thực hiện theo quy định của Chính phủ, bao gồm: - Công ty mẹ nhà nước trực tiếp quản lý phần vốn đầu tư, vốn góp của mình ở các công ty liên kết. Trường hợp đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp khác thì công ty mẹ là chủ sở hữu và quản lý phần vốn góp này. - Các quan hệ về kinh tế giữa công ty mẹ nhà nước với các công ty liên kết đều được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế. - Khi các công ty liên kết sử dụng các nguồn lực khác ngoài phần vốn góp của công ty mẹ nhà nước thì công ty mẹ nhà nước được phân chia lợi nhuận do sử dụng các nguồn lực này mang lại. Tóm lại, trong mối quan hệ với công ty con công ty mẹ có khả năng, tiềm lực lớn về công nghệ, vốn và thường nắm giữ các khâu then chốt trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ hợp doanh nghiệp. Vì vậy công ty mẹ có vai trò là trung tâm chi phối, liên kết chặt chẽ các hoạt động phối kết hợp của các công ty con cùng với công ty mẹ tạo nên một hệ thống tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả. Công ty mẹ có vai trò quyết định về chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển của các công ty con, quyết định các vấn đề về nhân sự quản lý chủ chốt, quyết định các dự án đầu tư, các vấn đề về xây dựng thương hiệu chung của cả tổ hợp công ty, ngoài ra công ty mẹ còn là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực để hỗ trợ cho các công ty con và là trung tâm nghiên cứu chiến lược phát triển của toàn thể công ty mẹ và các công ty con, bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Formatted: Bullets and Numbering 1.21.2. Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty mẹ 1.2.11.2.1. Chiến lược kinh doanh của công ty mẹ 1.2.1.1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh Tùy theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh.
- Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Micheal E. Porter cho rằng: "Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ" [21]. Do vậy, thực chất của chiến lược kinh doanh, theo Micheal Porter chính là việc giành và duy trì lợi thế cạnh tranh và chính là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ trước sự cạnh tranh của đối thủ. Một chiến lược kinh doanh tốt là chiến lược trong đó có thể chiếm được lợi thế chắc chắn so với đối thủ cạnh tranh với chi phí có thể chấp nhận được. Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của khoa học quản lý, Alfred Chandler viết: Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó. Formatted: No widow/orphan control Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James B. Quinn cho rằng: Chiến lược kinh doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau. Theo William J.Glueck: Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện. Formatted: Indent: First line: 1,5 cm, Như vậy, khái niệm chiến lược được thể hiện qua nhiều quan niệm: No bullets or numbering, No widow/orphan control - Chiến lược như những quyết định, những hành động hoặc những kế hoạch liên kết với nhau được thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu của một tổ chức. Formatted: No widow/orphan control - Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng đến các mục tiêu đảm bảo sao cho năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. - Chiến lược như là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lược của một tổ chức phản ảnh cấu trúc, khuynh hướng mà người ta dự định trong tương lai. - Chiến lược như là một triển vọng, quan điểm muốn đề cập đến sự liên quan đến chiến lược với những mục tiêu cơ bản, vị thế chiến lược và triển vọng tương lai của nó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp”
57 p | 423 | 183
-
LUẬN VĂN: Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng nam
83 p | 345 | 141
-
Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K
51 p | 1798 | 125
-
Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
47 p | 388 | 104
-
Luận văn:Phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Khóa Minh Khai theo mô hình Delta và bản đồ chiến lược
48 p | 323 | 104
-
Luận văn:Chiến lược phát triển kinh doanh CTCP Kinh Đô đến năm 2015
62 p | 234 | 77
-
LUẬN VĂN:Chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội
78 p | 203 | 54
-
Luận văn: Chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm Men’vodka
66 p | 149 | 45
-
Luận văn:Chiến lược kinh doanh sản phẩm gỗ tại công ty cổ phần Cẩm Hà
13 p | 238 | 33
-
Luận văn:Chiến lược kinh doanh sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư KonTum
26 p | 120 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường
88 p | 63 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ tưới Bình Minh
92 p | 39 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính của Bưu điện thành phố Đà Nẵng 2010 - 2015
117 p | 26 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược kinh doanh nhóm sản phẩm thuốc tiêm tại Công ty cổ phần Dược Danapha
128 p | 21 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược kinh doanh dịch vụ bưu chính của Bưu điện thành phố Đà Nẵng 2010 - 2015
26 p | 12 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược kinh doanh thực phẩm thịt bò ở thị trường thành phố Đà Nẵng
125 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Đắk Lắk giai đoạn 2019 - 2025
93 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược kinh doanh bán lẻ ngành điện máy tại Công ty cổ phần Kinh doanh và thương mại dịch vụ Vinpro
110 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn