intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

185
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn " đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường hoa kỳ "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ "

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG --------- --------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Đ ĂNG KÝ B ẢO HỘ NH ÃN HI ỆU H ÀNG HOÁ T ẠI THỊ TR Ư ỜNG HOA KỲ GIÁO VIÊN HƯ ỚNG DẪN : T HS. PH ẠM THỊ MAI K HANH : C H Ử THỊ MINH HIẾU SINH VIÊN : A NH 9 - K 38C - K TNT LỚP HÀ NỘI - 12/2003
  2. Mục lục Lời nói đầu ................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ ĐĂNG K Ý NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ..................................................... 3 I. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hoá ..................................................... 3 1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá ................................................................. 3 1.1 Định nghĩa nhãn hiệu hàng hoá ............................................................................ 3 1.2 Phân biệt nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại và thương hiệu ............. 5 2. Một số loại nhãn hiệu hàng hoá ................................................................ ..... 6 2.1 Nhãn hiệu liên kết ................................................................................................ 6 2.2 Nhãn hiệu tập thể ................................................................................................. 7 2.3 Nhãn hiệu nổi tiếng .............................................................................................. 7 2.4 Nhãn hiệu chứng nhận ............................................................................. 8 3. Điều kiện đối với các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá .................. 8 3.1 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ ................................... 8 3.2 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá không được bảo hộ ................... 9 4. Chức năng, vai tr ò của nhãn hiệu hàng hoá ........................................... 10 4.1 Đối với ng ười tiêu dùng ...................................................................................... 10 4.2 Đối với doanh nghiệp ......................................................................................... 14 4.3 Đối với quốc gia ................................................................ .................... 14 II. Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế ..................................................................................................... 15 1. Sự hình thành và phát triển hệ thống luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 15 2. Tác dụng của việc đăng ký nhãn hiệu trong thương mại quốc tế ........... 16 2.1 Đối với doanh nghiệp thương mại nói chung ................................ .................... 16 2 .1.1 Ch ống lại h ành vi gi ả mạo v à cạnh tranh không l ành m ạnh . ..... 16 2 .1.2 Tạo khả năng độc quyền khai thác th ương hi ệu . ........................ 18 2 .1.3 Thúc đ ẩy hợp tác, li ên doanh liên k ết và chuy ển giao công ngh ệ 1 8 2 .1.4 Thâm nh ập thị tr ư ờng n ư ớc ngo ài d ễ d àng . ............................... 19
  3. 2 .1.5 Đứng vững trư ớc rào cản cạnh tranh không l ành mạnh tại thị t rư ờng n ư ớc ngo ài . ............................... ................................ ............... 20 2 .1.6 Góp phần đẩy nhanh quá tr ình hội nhập kinh tế . ....................... 20 2.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nói riêng ............................ 21 2 .2.1 Kh ắc phục khả năng t ài chính h ạn hẹp . ............................... ...... 21 2 .2.2 Kh ắc phục hiểu biết hạn chế về thị tr ư ờng đối tác . ..................... 21 2 .2.3 Tạo chỗ đứng và nâng cao v ị thế của h àng Vi ệt Nam . ................ 22 III. Thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ............................................................................... 22 1. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong nước ...................... 22 2. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoài . 25 CHƯƠNG II: ĐĂNG K Ý BẢO HỘ NHÃN HIỆU H ÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ................................ ................................ ........................... 27 I. Các quy định pháp lý của Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá ......................... 27 1. Các Điều ước quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá mà Hoa Kỳ là thành viên 27 1.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp .................................................. 27 1.2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 30 1.3 Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá ................................................................... 33 1.4 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong các Hiệp định song phương ............ 36 2. Luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá c ủa Hoa Kỳ ........................................ 38 2.1 Những quy định cơ bản về nhãn hiệu hàng hoá trong Luật Liên bang ......... 40 2 .1.1 Đối t ư ợng đ ư ợc bảo hộ . ............................... ............................... 40 2 . 1.2 Phạm vi v à th ời hạn bảo hộ . ............................... ........................ 41 2 .1.3 Nguyên t ắc bảo hộ . ............................... ................................ ...... 42 2 .1.4 Hình th ức xác lập quyền sở hữu nh ãn hi ệu h àng hoá . ............... 42 2.2 Những điểm khác biệt giữa Luật riêng từng bang và Luật Liên bang .......... 43 II. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ ...................................... 45
  4. 1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trực tiếp tại Hoa Kỳ ..................... 45 1.1 Nộp đơn đăng ký và thẩm tra đơn đăng ký ............................................... 47 1 .1.1 Cơ s ở nộp đ ơn đăng k ý b ảo hộ nh ãn hi ệu h àng hoá . .................. 47 1 .1.2 Nội dung của đ ơn đăng k ý nhãn hi ệu h àng hoá . ........................ 47 1 .1.3 Ngư ời có quyền nộp đ ơn đăng k ý nhã n hi ệu h àng hoá . .............. 48 1.2 Chỉ định người đại diện ..................................................................................... 49 1.3 Xét nghiệm đơn đăng ký và công bố kết quả xét nghiệm ................................. 49 1.4 Thể thức khiếu nại ................................ ................................ ............................. 51 2. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet vào thị trường Hoa Kỳ ........ 54 2.1 Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet ....................................... 54 2.2 Một số điểm cần lưu ý ............................................................................ 57 CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ............ 60 I. Một số điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ ................................................... 60 1 . Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu trên thị trường Hoa Kỳ ................................................................ ........................................ 61 1.1 Cuộc chiến thương hiệu cá da trơn Catfish ........................................................... 61 1.2 Vụ tranh chấp thương hiệu cà phê Trung Nguyên ................................................. 63 1.3 Vụ tranh chấp thương hiệu PetroVietnam ................................ ............................. 64 1.4 Các vụ tranh chấp thương hiệu khác ..................................................................... 66 2. Những tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ ........................................................................................ 68 2.1 Nhận thức của doanh nghiệp về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu ................... 68 2.2 Tâm lý lo ngại thủ tục khó khăn và tốn kém ..................................................... 69 2.3 Hiểu biết hạn chế về luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ .................. 70 II. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ ................................ .................................................. 70 1. Đối với các c ơ quan chức năng của Nhà nước ........................................ 70
  5. 1.1 Tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ ....................................................................................... 70 1.2 Tuyên truyền về vai trò của thương hiệu và bảo hộ thương hiệu ..................... 71 1.3 Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề thông tin ................................... 72 1.4 Xây dựng hệ thống luật thương mại điện tử ..................................................... 73 1.5 Các biện pháp khác ............................................................................................ 74 2. Đối với các doanh nghiệp ................................ ........................................ 74 2.1 Nâng cao nhận thức về sức mạnh thương hiệu và bảo hộ thương hiệu ........... 74 2.2 Chủ động tiếp cận các thông tin, đặc biệt là các thông tin pháp lý .................. 76 2.3 Quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài ........................ 77 2.4 Lưu trữ đầy đủ bằng chứng sử dụng thương hiệu trong hoạt động thương mại 77 2.5 Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá .............................. 78 2.6 Nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính của các doanh nhân ................................ 80 Kết luận .................................................................................................... 81 Phụ lục ...................................................................................................... 82 Tài liệu tham khảo ................................................................................ 90
  6. L ời nói đ ầu Chưa bao giờ vấn đề thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự đ ược các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Một trong những khía cạnh được đề cập nhiều nhất có lẽ là tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoài, đặc biệt ở thị trường Hoa Kỳ. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các vụ tranh chấp thương hiệu gần đây như cuộc chiến Catfish giữa các nhà xuất khẩu cá Tra, cá Basa Việt Nam với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) về việc sử dụng thương hiệu “Catfish” cho các loại cá nói trên của Việt N am nhập khẩu vào Mỹ; cuộc chiến của Trung Nguyên đòi lại thương hiệu từ chính đối tác là Rice Field Corp do họ đã đăng ký nhãn hiệu này trước tại Mỹ; các nhãn hiệu Vinataba, Vinatea đều đã bị đăng ký sở hữu tại nhiều nước trong đó có Mỹ. N hững sự kiện đó xảy ra ngay khi Hiệp định thương m ại Việt - Mỹ được ký kết và bắt đầu được triển khai đã nhấn mạnh với chúng ta rằng: Hiệp định có thể mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, song cũng là khởi đầu của nhiều thách thức mới. Làm ăn với một đối tác đầy tiềm năng nhưng cũng khó lường như Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Bài học kinh nghiệm đắt giá đầu tiên mà một số doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ, đó là bài học về đăng ký b ảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Thực tiễn đó khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ?
  7. N hận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được bố cục thành 3 chương: C hương I: Nhãn hiệu hàng hoá và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế C hương II: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ C hương III: G iải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Giảng viên - ThS. Phạm Thị Mai Khanh, người đ ã tận tình giúp đ ỡ em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá luận. Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập và khả năng của người viết, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của các bạn.
  8.  CHƯƠNG I  NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá Trong thương mại quốc tế hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ được lưu thông. Mỗi loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ lại được nhiều hãng, nhi ều công ty của nhiều nước khác nhau trên thế giới sản xuất ra, và mỗi loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ này lại có những chất lượng rất không giống nhau. Tuy vậy, người tiêu dùng trên thế giới lại có thể phân biệt được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của những công ty khác nhau căn cứ vào nhãn hi ệu hàng hoá của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó. Thí dụ, ô t ô là mặt hàng được nhiều công ty của nhiều nước sản xuất, nhưng người tiêu dùng có thể phân biệt được chất lượng của từng loại ô tô mang các thương hi ệu khác nhau và xác định được chủng loại xe nào là phù hợp với nhu cầu của mình. Nhãn hiệu hàng hoá chính là chỉ dẫn ban đầu giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm hàng hoá dịch vụ của những nhà sản xuất kinh doanh khác nhau và đánh giá được phần nào chất l ượng của sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Vậy nhãn hiệu hàng hoá là gì? 1.1 Định nghĩa nhãn hiệu hàng hoá Trong thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới đều có quy định khác nhau về nhãn hiệu hàng hoá. Tuy vậy, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, chu kỳ sống của hàng hoá d ịch vụ bị rút ngắn lại dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều những hàng hoá dịch vụ mới với những chất lượng khác nhau thì những tranh chấp, xung đột giữa các công ty liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế những tranh chấp, xung đột đó cần phải có những quy định thống nhất về nhãn hiệu hàng hoá trên phạm vi to àn thế giới. Tại vòng đ àm phán Uruguay của GATT (tiền thân của tổ chức WTO) đã thông qua Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được ký kết vào ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong Hiệp định TRIPS, các quốc gia trên thế giới đã tiến tới một thoả thuận chung nhất về nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế. Theo Hiệp định này thì nhãn hiệu hàng hoá được coi là đối tượng có khả năng bảo hộ là: "bất kỳ một dấu hiệu, hoặc sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của
  9. một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của những doanh nghiệp khác. Những dấu hiệu đó (có thể là những ký tự đặc biệt như tên người, chữ cái, chữ số, yếu tố hình và sự kết hợp màu sắc cũng như sự kết hợp bất kỳ của nh ững dấu hiệu đó) có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá". (Trích K hoản 1 Điều 15 Mục 2 Hiệp định TRIPS). Do đó, nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ một dấu hiệu nào hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Dấu hiệu có thể là chữ số, chữ cái, tên người, yếu tố hình và sự kết hợp màu sắc. Cũng trên tinh thần của Hiệp định TRIPS, tại Điều 785 Mục I Chương II Phần VI của Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 đã ghi rõ: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng lo ại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Theo Luật Lanham Act (Mỹ) thì nhãn hiệu hàng hoá bao gồm từ ngữ, tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm phân biệt hàng hoá của một người cung cấp với hàng hoá của những người cung cấp khác. Nhãn hiệu hàng hoá có th ể được áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ và nh ững nhãn hiệu xác nhận nguồn gốc, chất lượng, độ nguyên chất nếu chúng thoả mãn các yêu cầu của một nhãn hiệu (certification marks). N hư vậy, luật của các nước đều thống nhất rằng nhãn hiệu hàng hoá bao gồm cả tên nhãn hiệu (brand name) và dấu hiệu của nhãn hiệu (brand mark)1. Tên nhãn hiệu là b ộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc đ ược như: “Dove”, “Tiger”... Còn dấu hiệu của nhãn hiệu là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, những không thể đọc đ ược, ví dụ như biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, hay kiểu chữ đặc thù. Ví dụ như hình ảnh con chim bồ câu là biểu 1 Theo: “Marketing c n b n - Marketing essentials” , Philip Kotler. Nhà xu t b n Th ng kê, 2002.
  10. tượng cho sản phẩm Dove, con hổ vàng là biểu tượng cho bia Tiger hay hình ảnh ba hình thoi chụm vào nhau là biểu tượng cho ô tô của hãng Mitsubishi... V iệc gắn tên nhãn hiệu hiện nay đã phổ biến rộng rãi đ ến mức hầu như bất kỳ hàng hoá nào cũng đều có nhãn hiệu. Ngoài ra, các nước còn có xu hướng mở rộng việc bảo hộ đối với các yếu tố cấu thành nhãn hiệu nhằm nâng cao tính khác biệt của sản phẩm đến mức tối đa có thể. Bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan của người tiêu dùng cũng có thể được coi là một phần của nhãn hiệu, miễn là chúng có tính phân biệt. Do đó, ngoài tên nhãn hiệu, dấu hiệu nhãn hiệu thì tiếng động, mùi vị riêng biệt của sản phẩm cũng có thể được đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc lưu trữ, đối chiếu, kiểm tra khi xảy ra tranh chấp. 1.2 Phân biệt nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại và thương hiệu Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương m ại quốc tế (International Trademark Association) thì: “Nhãn hiệu thương mại (trademark) bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa những yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc của người bán với nhau và để xác định nguồn của hàng hoá đó”. N hư vậy, khi hàng hoá được lưu thông trên thị trường thì nhãn hiệu hàng hoá trở thành nhãn hiệu thương mại. Nếu nhãn hiệu thương mại được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại đó dưới sự bảo hộ của luật pháp. Điều đó có nghĩa là người chủ sở hữu có thể sử dụng, chuyển nhượng, hoặc bán nhãn hiệu thương mại, hay nói cách khác thì chủ sở hữu có thể định giá đối với nhãn hiệu thương mại của mình. Với ý nghĩa đó, khái niệm thương hiệu của hàng ho á ra đời và được hiểu là nhãn
  11. hiệu hàng hoá sau khi đã được thương mại hoá, được mua bán trên thị trường. K hi đó, nhãn hiệu sẽ được gắn thêm biểu tượng đ (registered trademark - nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký). N goài khía cạnh thương mại, thương hiệu của một sản phẩm còn bao hàm nhiều giá trị khác bởi thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, uy tín và giá trị đằng sau một cái tên, một cái logo của doanh nghiệp. Do vậy, thương hiệu có thể là bất cứ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt hoá với các sản phẩm cùng loại. Thông thường, người ta dùng từ trademark để gọi chung cho nhãn hiệu TM thương mại hàng hoá (trademark - ) và nhãn hiệu thương m ại dịch vụ (servicemark - SM). 2. Một số loại nhãn hiệu hàng hoá Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra một bảng phân loại nhãn hiệu hàng hoá một cách đầy đủ với ranh giới xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể kể ra đây một số loại nhãn hiệu hàng hoá điển hình nhất: 2.1 Nhãn hiệu liên kết Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp thì nhãn hiệu liên kết được hiểu là “các nhãn hiệu hàng hoá tương tự nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự nhau hay có liên quan đến nhau, và các nhãn hiệu hàng
  12. hoá trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”. 2.2 Nhãn hiệu tập thể N ghị định 63/1996/NĐ -CP đ ã quy đ ịnh như sau: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hoá được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định.” H iệp định thương mại Việt - Mỹ cũng nêu lên rằng nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng chung cho các thành viên của một tổ chức, một nhóm, ví dụ như Saigon Times Group hay Coop Mart,... 2.3 Nhãn hiệu nổi tiếng “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho những sản phẩm, dịch vụ có uy tín làm cho nhãn hiệu đó đ ược biết đến rộng rãi”. (Khoản 10 Điều 2 Nghị định 06/2001/NĐ-CP). Đ ịnh nghĩa nêu trên không quy định rõ ràng căn cứ xác định “biết đến rộng rãi”. Luật pháp quốc tế và Luật của các nước trên thế giới cũng không có các tiêu chuẩn mang tính “công thức” để xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thực tế, để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, phải xem xét từng trường hợp cụ thể dựa trên nhiều căn cứ khác nhau như thời điểm nhãn hiệu được đăng ký, giá trị thương m ại của nhãn hiệu, thị phần của nhãn hiệu,... K hoản 6 Điều 6 trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cũng đ ã đề cập đến vấn đề này như sau: “Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá có phải là nổi tiếng hay không phải xem xét đến sự hiểu biết về nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ phận công chúng có liên quan, gồm cả sự hiểu biết đạt được trong lãnh thổ của Bên liên quan do kết quả của hoạt động khuếch trương nhãn hiệu hàng
  13. hoá này. Không Bên nào được yêu cầu rằng sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá phải vượt ra ngoài bộ phận công chúng thường tiếp xúc với hàng hoá ho ặc dịch vụ liên quan ho ặc yêu cầu rằng nhãn hiệu hàng hoá đó phải được đăng ký”. Tuy vậy, khái niệm “bộ phận công chúng có liên quan” lại chưa được nêu rõ trong Hiệp định này. 2.4 Nhãn hiệu chứng nhận Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện một loại nhãn hiệu mới là nhãn hiệu chứng nhận. Khái niệm nhãn hiệu chứng nhận đ ã đ ược công nhận là nhãn hiệu do người chủ sở hữu cho phép người khác dùng, chẳng hạn như nhãn hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. 3. Điều kiện đối với các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá Nhãn hiệu của một hàng hoá, dịch vụ là tên gọi tượng trưng của hàng hóa dịch vụ đó. Cách thiết kế nhãn hiệu cho một loại hàng hoá dịch vụ rất phong phú. Không thể kể hết được các loại hình của các loại nhãn hiệu, song điều đó không có nghĩa là cấu tạo của nhãn hiệu có thể tùy tiện. 3.1 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ Phù hợp với tập quán thương mại quốc tế, trong Khoản 1 Điều 6 Nghị định 63/1996/NĐ-CP đã quy định rõ các dấu hiệu đ ược công nhận dùng làm nhãn hiệu hàng hoá nếu đáp ứng đ ược đầy đủ các điều kiện sau đây: a) được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết;
  14. b) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); c) không trùng ho ặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã nộp cho Cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả các đơn về nhãn hiệu hàng hoá được nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); d) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì nhãn hiệu hàng hoá không được sử dụng theo quy định tại điểm c) e) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo điều 6 bis Công ước Pari) hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã đ ược sử dụng và đ ã được thừa nhận một cách rộng rãi; f) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ;
  15. g) không trùng với kiểu dáng cô ng nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn; h) không trùng với một hình tượng, nhân vật đ ã thuộc quyền tác giả của người khác trừ trường hợp được người đó cho phép. 3.2 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá không được bảo hộ Kho ản 2 Điều 6 Nghị định 63/1996/NĐ-CP đã quy định những dấu hiệu sau không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá: a) dấu hiệu không có khả năng phân biệt, như các hình và hình hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ, chữ nước ngo ài thuộc ngôn ngữ không thông dụng trừ trường hợp các dấu hiệu này đ ã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi; b) dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; c) d ấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ; d) dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ; e) dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành ... của Việt Nam, nước ngo ài cũng như của các tổ chức quốc tế; g) dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,
  16. quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép. 4. Chức năng, vai trò của nhãn hiệu hàng hoá 4.1 Đối với người tiêu dùng Mục tiêu của việc xây dựng nhãn hiệu là nhằm tạo dựng lòng tin và sự chung thủy của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty. Vậy nhãn hiệu hàng hoá có vai trò như thế nào đối với người tiêu dùng? Với người tiêu dùng, nhãn hiệu hàng hoá xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm2. Nhãn Nhận thức Tìm kiếm Đánh giá Quyết vấn đề các l a ch n thông tin định Hành vi mua sau Hình 1: Chu trình ra quyết định mua sắm của khách hàng hiệu hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt đối với khách hàng. Nhờ những kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến các nhãn hiệu. Họ tìm ra được nhãn hiệu nào thoả mãn được nhu cầu của mình còn nhãn hiệu nào thì không. Kết quả là, các nhãn hiệu là một công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn 2 Theo: “T o d ng và qu n tr th ng hi u. Danh ti ng -L i nhu n” - Vi n nghiên c u và ào t o v qu n lý, Nhà xu t b n Lao ng xã h i, 2003
  17. giản hoá đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng (xem H ình 1). Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới. Nếu khách hàng nhận ra một nhãn hiệu và có một vài kiến thức về nhãn hiệu đó, họ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm. Dựa vào những gì họ đã biết về nhãn hiệu - chất lượng, đặc tính của sản phẩm... - khách hàng hình thành những giả định và kỳ vọng có cơ sở về những gì mà họ còn chưa biết về nhãn hiệu. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng có thể được xem như một kiểu cam kết hay giao kèo. Khách hàng đặt niềm tin và sự trung thành của mình vào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó, thương hiệu sẽ đáp lại và mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả phù hợp, các chương trình tiếp thị, khuyến mại và các hỗ trợ khác. Nếu khách hàng nhận thấy những ưu điểm và lợi ích từ việc mua thương hiệu cũng như họ cảm thấy thoả mãn khi tiêu thụ sản phẩm thì khách hàng có thể tiếp tục mua sản phẩm thương hiệu đó. Thực chất, các lợi ích này được khách hàng cảm nhận một cách rất đa dạng và phong phú. Các thương hiệu có thể xem như một biểu tượng mà khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân. Một số thương hiệu gắn liền với
  18. một con người hoặc một mẫu người nào đó đ ể phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét khác nhau. Do vậy tiêu thụ sản phẩm được gắn với những thương hiệu này là một cách để khách hàng có thể giao tiếp với những người khác, thậm chí với chính bản thân họ - tuýp người mà họ đang hoặc muốn trở thành. Chẳng hạn, các khách hàng trẻ tuổi trở nên sành điệu, hợp mốt hơn trong các sản phẩm của Nike, với một số người khác lại mong muốn hình ảnh một thương nhân năng động và thành đạt với chiếc xe Mercedes đời mới,... Thương hiệu còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu đã phân loại các sản phẩm và các thuộc tính hoặc các lợi ích kết hợp của chúng thành ba lo ại chính: hàng hoá tìm kiếm, hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng. Với hàng hoá tìm kiếm, các thuộc tính của sản phẩm có thể được đánh giá qua sự kiểm tra bằng mắt (Ví dụ: sự cứng cáp, kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng, trọng lượng, và thành phần cấu tạo của một sản phẩm...) Với hàng hoá kinh nghiệm, các thuộc tính của sản phẩm không thể dễ dàng đánh giá bằng việc kiểm tra, mà việc thử sản phẩm thật và kinh nghiệm là cần thiết (Ví dụ: độ bền, chất lượng dịch vụ, độ an toàn, dễ dàng xử lý hoặc sử dụng...)
  19. Với hàng hoá tin tưởng, các thuộc tính của sản phẩm rất khó có thể biết được (Ví dụ: chi trả bảo hiểm...) Do việc đánh giá, giải thích các thuộc tính và lợi ích của sản p hẩm là hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng rất khó nên các thương hiệu có thể là dấu hiệu đặc biệt quan trọng về chất lượng và các đặc điểm khác để người tiêu dùng nhận biết rõ ràng hơn. Thương hiệu có thể làm giảm các loại rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm như:  Rủi ro chức năng: Sản phẩm không được như mong muốn.  Rủi ro vật chất: Sản phẩm đe dọa sức khỏe hoặc thể lực của người sử dụng hoặc những người khác.  Rủi ro tài chính: Sản phẩm không tương xứng với giá đã trả.  Rủi ro xã hội: Sản phẩm không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng, ho ặc chuẩn mực đạo đức xã hội.  Rủi ro tâm lý: Sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người sử dụng.  Rủi ro thời gian: Sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác. Mặc dù khách hàng có những cách khác nhau để xử lý những rủi ro này, nhưng chắc chắn có một cách mà họ sẽ chọn, đó là chỉ mua những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu mà họ đ ã có những kinh nghiệm tốt trong quá khứ. Vì vậy, thương hiệu có thể là một công cụ xử lý rủi ro rất quan trọng (xem thêm Hộp 1).
  20. Như vậy, với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Sản phẩm giống hệt nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau tùy thuộc vào sự khác biệt và uy tín của thương hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm. Hộp 1: Tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hoá đối với khách hàng và nhà sản xuất Khách hàng  Xác định nguồn gốc xuất x ứ của sản phẩm  Quy trách nhiệm cho nhà sản xuất sản phẩm  Giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng  Tiết kiệm chi phí tìm kiếm  Khẳng định giá trị bản thân  Yên tâm v ề chất lượng Nhà sản xuất  Công cụ để nhận diện và khác biệt hoá sản phẩm  Là phương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng có của sản phẩm  Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng  Đưa sản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng  Là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh  Là nguồn gốc của lợi nhuận Với người tiêu dùng, thương hiệu làm cho sinh ho ạt hàng ngày cũng như cuộc sống của họ trở nên thuận tiện và phong phú hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2