Luận văn: Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương
lượt xem 70
download
Hoạt động bảo vệ môi trường muốn triển khai tốt cần huy động được sự tham gia của mọi người trong xã hội. Ở Việt Nam thì luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất cụ thể về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường; điều này được Đảng và Nhà Nước ta nhấn mạnh trong nhiều văn bản khác nhau. Nghị quyết 41 của Bộ Chính Trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “ Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương
- Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động bảo vệ môi trường muốn triển khai tốt cần huy động được sự tham gia của mọi người trong xã hội. Ở Việt Nam thì luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất cụ thể về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường; điều này được Đảng và Nhà Nước ta nhấn mạnh trong nhiều văn bản khác nhau. Nghị quyết 41 của Bộ Chính Trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “ Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên của ông cha ta”. Đối với đô thị mới như Hải Dương bên cạnh sự phát triển nhanh và mạnh mẽ đã và đang góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt của đất nước trên nhiều phương diện khác nhau thì cũng đặt ra ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về đô thị những khó khăn thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề thu gom, vận chuyển rác thải. Trong một thời gian dài, việc thu gom, vận chuyển rác thải ở nước ta là do các cơ quan Nhà nước đảm nhiệm. Quá trình hoạt động của các đơn vị này có một số hạn chế, đặc biệt là từ khi các khu công nghiệp được mở ra. Sự tham gia của các công ty tư nhân vào việc thu gom vận chuyển rác thải trong các khu công nghiệp đã góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm kinh phí cho Nhà Nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Với mục đích đánh giá hiệu quả của việc thu gom vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tôi đã chọn đề tài:
- “ Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương.” 2.Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung : Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội – môi trường của công tác quản lý chất thải công nghiệp đã và đang được thực hiện ở Tỉnh Hải Dương. Mục tiêu cụ thể : Thu thập số liệu, tính toán và phân tích chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội – môi trường liên quan đến việc thu gom vận chuyển rác thải của Công ty TNHH Sản xuất- Dịch vụ- Thương mại Môi Trường Xanh. Trên cơ sở của việc đánh giá sẽ góp phần giúp các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải công nghiẹp có hướng đi đúng, lựa chọn phương án hiệu quả trong việc xử lý chất thải công nghiệp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Tỉnh Hải Dương. Thông qua viếc đánh giá đưa ra kiến nghị và đề suất giải pháp quản lý và xử lý chất thải công nghiệp. 3.Đối tượng nghiên cứu. Việc quản lý chất thải công nghiệp phát sinh từ các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hải Dương. Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích. - Phương pháp thống kê, thu thập, liệt kế số liệu. - Phương pháp kế thừa so sánh. - Phương pháp tổng hợp, phân tích. - Tham khảo các tài liệu về quản lý chất thải nguy hại.
- 5. Bố cục của đề tài : Phần I : Phần mở đầu. Phần II: Nội dung : Chương I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Chương III : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Chương IV: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Phần III: Kết luận. Phụ lục. Tài liệu tham khảo.
- CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI, CHẤT THẢI RẮN, RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP. 1. Chất thải 1.1. Khái niệm Điều 2, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định như sau: “ Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác”. Như vậy, chất thải được hiểu là tất cả các sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất hoặc phi vật chất không còn giá trị hoặc còn quá ít giá trị sau quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho đời sống của con người. Khái niệm trên mới chỉ gắn liền với một quá trình công nghệ hoặc một hoạt động kinh tế cụ thể, khi có sự thay đổi về công nghệ hoặc phương thức hoạt động thì cả số lượng và chất lượng chất thải đều thay đổi hoặc lượng thải của dây chuyền này thành nguyên liệu của dây chuyền khác hứa hẹn tạo ra một chu trình sản xuất khép kín sinh ra rất ít hoặc không có chất thải cuối cùng. Đó chính là nguyện vọng và là mục đích của công nghệ ngày nay. 1.2. Phân loại chất thải
- Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây: - Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh: + Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải hoặc chất thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình. + Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. - Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm có chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. - Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách phân loại này người ta chia ra chất thải dạng hữu cơ và vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa…. - Phân loại chất thải theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật như chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả. 1.3. Các thuộc tính của chất thải - Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ rang. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức xạ, phóng xạ… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hóa học, sinh học của chúng trong đó thuộc tính hóa học là quan trọng nhất. Ta chú ý đến các thuộc tính cơ bản của chất thải về mặt hóa học.
- - Thuộc tính tích lũy dần do các hóa chất bền và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích lũy thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng As, Hg, Zn. - Các hóa chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn, chẳng hạn nước thải chứa Cl hóa hợp với các chất hữu cơ tạo ra hợp chất chứa Cl độc gấp 100 lần ban đầu. Vì vậy người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của các chất thải nguy hiểm. - Một số chất thải rắn, lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thong qua các quá trình đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp. 2. Chất thải rắn 2.1. Khái niệm Theo Thông tư lien tịch số 1590/1997/TTLT/BKHCNMT – BXD thì “Chất thải rắn được hiểu là chất thải phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và các khu công nghiệp bao gồm: Chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng”. Chúng có đặc điểm chung nhất là không còn giá trị sử dụng hoặc còn rất ít giá trị sử dụng đối với con người. 2.2. Nguồn thải rắn Chất thải rắn bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt. - Chất thải công nghiệp có thể có nguồn gốc khác nhau và do đó có bản chất khác nhau: chất thải của ngành khai thác mỏ, của ngành năng lượng, của nhà
- máy nhiệt điện, công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, của công nghiệp hóa học…. - Chất thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là phân và nước tiểu động vật. Nếu áp dụng những biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý thì các chất thải và sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp không những không gây ô nhiễm môi trường, mà chúng còn là nguồn phân bón cho trồng trọt và nguồn năng lượng bổ sung cho các vùng nông thôn. Sự ô nhiễm đất từ nông nghiệp chủ yếu và nguy hiểm nhất từ việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ( thuốc trừ sâu và trừ cỏ). - Chất thải sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải còn lại xuất phát từ mọi khía cạnh của hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày. Trong các chất thải này có những chất hữu cơ có thể lên men, là môi trường phát triển của vi sinh vật gây bệnh. 3. Chất thải công nghiệp Chất thải công nghiệp (CTCN) là phần dư của sản phẩm công nghiệp được bỏ đi. Chất thải công nghiệp được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại. 3.1. Nguồn gốc Chất thải được hiểu là phần dư đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết. Sự tích lũy khối lượng đáng kể phế thải trong nhiều ngành công nghiệp là do trình độ công nghệ chế biến nguyên liệu hiện có và do không sử dụng toàn bộ nó. Việc vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn là một biện pháp tốn
- kém. Trong luyện kim, trạm nhiệt điện và máy tuyển than chi phí cho chúng khoảng 8-30% giá thành sản xuất sản phẩm chính. Trong khi đó, phần lớn chất thải của các ngành công nghiệp có thể sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế. Công nghiệp xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng hàng năm khai thác và tiêu thụ gần 3,5 tỉ tấn nguyên liệu, mà phần lớn có thể được thay thế bằng chất thải công nghiệp. việc tận dụng chất thải cho phép giảm chi phí 2-3 lần so với việc Sự hình thành chất thải là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào. Nguồn gốc chất thải được mô tả theo sơ đồ Khai thác Nguyên liệu thô Tuyển chọn Nguyên liệu tinh Chế biến Chất thải Sản phẩm Ứng dụng Sản phẩm đã dùng Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải Nguyên nhân cụ thể của sự phát triển chất thải rất đa dạng, nhưng ta cần lưu ý rằng có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng
- và nhanh chóng, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân mà để khắc phục nó cần có thời gian và chi phí lớn. Sự phân loại chất thải có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như chất thải của ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric). Tuy nhiên do tính đa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau ngay cả với chất thải có cùng tên nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng biệt. Mặc dù các phương pháp được ứng dụng là chung trong công nghệ chế biến vật liệu. 3.2. Đặc điểm Chất thải công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là - Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy - Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy. - Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư. - Chi phí cho xử lý, quản lý chất thải nằm trong hạch toán giá thành sản phẩm - Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, chất thải công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt. do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định. 3.3. Quy trình quản lý rác thải công nghiệp Quản lý rác thải bao gồm các công đoạn: thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Trong đó công việc tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải đóng một
- vai trò khá quan trọng. Chi phí cho các công đoạn này tăng đáng kể ở hầu hết các nước, chiếm tỷ lệ từ 70 – 90% chi phí quản lý. Quá trình thu gom chủ yếu bao gồm việc vận chuyển rác thải từ chỗ lưu giữ tới chỗ chon lấp. Các trạm vận chuyển không chỉ là nơi chuyên chở chất thải từ hình thức này sang hình thức khác có năng suất tối ưu mà còn là nơi xử lý nén chặt, phân loại và tái sinh chất thải. Khối lượng chất thải cần xử lý có thể giảm đáng kể ở trạm vận chuyển bằng cách cho phép tư nhân hoạt động thu gom tại trạm vận chuyển. Như vậy, việc thu gom, vận chuyển tạo ra một thách thức lớn về tổ chức và gánh nặng tài chính trong hệ thống quản lý chất thải công nghiệp. Hơn nữa, hiệu quả của các công đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả xử lý rác thải, vì vậy nếu làm tốt công việc này sẽ càng làm nâng cao hơn nữa công tác quản lý rác thải. Hầu hết các phương pháp xử lý chất thải ở các nước đang phát triển là chon lấp hợp vệ sinh, làm phân ủ, thiêu đốt và hủy kỵ khí: - Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát ô phân hủy chất thải trong đất bằng cách chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn đọng lại trong chon lấp bị tan rữa về mặt hóa học và sinh học rồi tạo ra các chất rắn, lỏng và khí. Chôn lấp hợp vệ sinh, nói chung là biện pháp chon lấp rác thải tương đối rẻ, có thể chấp nhận được về khía cạnh môi trường. Bởi vậy, tổ chức và hoạt động của các bãi chon lấp có thể kiểm soát và thiết kế chuẩn mực sẽ tạo ra cơ sở cho chiến lược quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển và tạo ra tiền lệ đối với các pháp xử lý hoặc thu hồi chất thải.
- - Ủ thành phân hữu cơ Ủ là một quá trình mà trong đó các chất thải thối rữa chuyển hóa về mặt sinh học trong chất thải rắn, biến chúng thành phân hưu cơ gọi là compost. Chất thải ở các nước đang phát triển chứa tới 70 – 80% chất thực vật dễ thối rữa, lại có một tiềm năng thị trường đáng kể đối với Compost nhờ có phương pháp canh tác nông nghiệp phong phú và giá cả phân bón hưu cơ cao, có sức lao động rẻ, thuận tiện và tiết kiệm trong việc ủ phân. Bởi vậy, biện pháp chon lấp và sử dụng chất thải giữ vai trò hữu ích đối với việc quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển. - Ủ tạo khí ga Làm tiêu hủy bằng kỵ khí, quá trình chuyển hóa sinh học của chất hưu cơ thành hỗn hợp mêtan và cacbon dioxit gọi là sinh khí, cùng với các chất cặn bã thể lỏng và rắn khác. Chất khí cung cấp nhiên liệu có lượng calo thấp, trong khi đó các chất rắn ổn định sẽ giữ lại giá trị phân bón của chất nền nguyên thủy. Tiêu hủy kỵ khí không được áp dụng ở mức độ rộng rãi để hủy chất thải rắn. Biện pháp hủy chất thải phối hợp nay, cả về nhiên liệu và sản phẩm phân bón có tiềm năng áp dụng ở các nước đang phát triển, chủ yếu về khía cạnh giảm nhập khẩu nhiên liệu và phân bón đáng kể nhất là ở vùng nông thôn. - Thiêu đốt Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ cháy bị chuyển hóa thành cặn bã chứa các chất hầu như không cháy được và các chất khí phát tán vào khí quyển.
- Chất cặn bã còn lại và khí thải ra thường phải được tiếp tục xử lý. Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thiêu đốt không phải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phù hợp về kỹ thuật đối với các thành phố ở các nước đang phát triển, xét về khía cạnh giá trị calo thấp và nồng độ hơi nước cao trong chất thải. Trong nhiều trường hợp, công đoạn cuối của quá trình đốt cần phải them nhiên liệu bổ sung. Hơn nữa, thiêu đốt là quá trình cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển. - Thu hồi tài nguyên Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội để chiết và tái chế chất thải. Tái chế có thể được thực hiện tại nguồn phát sinh chất thải, tại điểm thu gom và trên các xe thu gom và chuyên chở, tại các trạm chuyển hoặc tại nơi chôn lấp cuối cùng.
- II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ THU GOM RÁC TRÊN THẾ GIỚI Một đặc ddiemr chung ở rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là xu hướng áp dụng cách tiếp cận tổng hợp trong việc quản lý rác thải: giảm thiểu rác thải tại nguồn và tối đa hóa tái sử dụng và tái chế rác thải, tất cả đều tránh việc tiêu hủy chất thải. Giảm thải tại nguồn có thể bao gồm việc tái sử dụng sản phẩm, tăng vòng đời của sản phẩm và giảm tiêu dùng. Việc gia tăng tái chế vật liệu đang được khuyến khích ở nhiều nước trên thế giới. Các loại Hiện nay các nước đang áp dụng các phương thức thu gom sau: - Thu gom ở lề đường, lối đi. - Thu gom tại các điểm công cộng ( hay thu gom tập trung ) - Thu gom thường xuyên - Thu gom vào một thời điểm trong ngày - Thu gom những vào một thời điểm trong ngày - Thu gom những loại rác đặc biệt 1.Các tác nhân tham gia vào quá trình thu gom 1.1. Chính phủ là tác nhân chính trong việc thu gom rác. Quản lý rác nói chung và thu gom rác nói riêng nằm trong số các dịch vụ công cộng. Những dịch vụ nay. Do những đặc tính của chúng như tốn kém vè chi phí đầu tư ban đầu, thời gian thu hồi vốn lâu, tính tiết kiệm tho quy mô, tính không bị loại trừ trong tiêu dung nên thường được khu vực nhà nước cung cấp hơn là khu vực tư nhân. Trên thực tiễn, dịch vụ thu gom rác ở nhiều nước hiện nay vẫn do nhà nước cung cấp dưới dạng đầu tư vào xây
- dựng hệ thống thu gom, phương tiện thu gom và trả lương cho đội ngũ công nhân thu gom. Tuy nhiên, khi lượng rác thải tăng lên trong khi nguồn lực nhà nước dành cho quản lý rác thải hạn chế thì việc mở rộng quyền thực hiện dịch vụ thu gom cho những đối tượng khác là cần thiết. 1.2. Sự tham gia của khu vực tư nhân Tư nhân hóa trong việc thu gom rác nhìn chung lien quan đến việc chính phủ ký hợp đồng thực hiện dịch vụ thu gom rác với một hoặc nhiều doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp này nhận được sự độc quyền thu gom có quản lý từ phía chính phủ. Khi những thỏa thuận này được quản lý tốt và không có tham nhũng, chúng có thể đem lại một dịch vụ thu gom tiết kiệm chi phí hơn so với việc chính phủ tự thực hiện dịch vụ này. Ngược lại, trong một số trường hợp những nỗ lực tư nhân hóa đã gây ra sự rút lui hoàn toàn của chính quyền khỏi việc quản lý rác thải. Trong trường hợp này, không có sự quản lý của chính phủ, các doanh nghiệp thu gom rác thải phải làm việc trực tiếp với những người sản sinh ra rác và làm hợp đồng thu gom với họ. Điều này có xu hướng tạo ra các hệ thống thu gom dư thừa, tức là các xe rác cùng đến thu gom rác ở một số khu vực gần kề nhau. Phí thu gom có xu hướng cao, một số doanh nghiệp nhỏ hơn có thể thất bại hoặc trở thành mục tiêu để các doanh nghiệp khác mua lại. Điều nay có thể nhah chóng dẫn đến tình trạng độc quyền thu gom không được quản lý và chi phí thu gom rác có thể lên rất cao. Do đó, tư nhân hóa cần có sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước và xu hướng này đang được áp dụng thành công ở nhiều nước công nghiệp phát triển. 1.3. Các tác nhân khác Ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, tình trạng dư thừ lao động là khá phổ biến và những người này đang được thu hút vào khư vực
- phi chính thức để làm các công việc đơn giản với mức thu nhập thấp. Tận dụng lực lượng lao động này để thực hiện các dịch vụ thu gom rác đang được áp dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển. Chính quyền địa phương có thể ký hợp đồng với các doanh nghiệp thu gom rác quy mô nhỏ và hỗ trợ những người nhặt rác, những người thu gom rác lưu động, đưa hoạt động thu gom của họ vào hệ thống quản lý rác thải. Những ví dụ minh họa cho trường hợp này là những hợp tác xã tái chế rác ở một số vùng ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Những hợp tác xã này thuê nhân công để phân loại rác tại nguồn, thu nhặt những vật liệu có thể tái chế và chuyển chúng tới những trung tâm thu gom để chế biến và bán. 2. Kinh nghiệm trong quản lý và thu gom rác thải ở một số nước trên thế giới. 2.1. Kinh nghiệm của Singapore Singapore là một quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa 100% và cũng là quốc gia được coi là cố môi trường sạch và xanh nhất thế giới. Điều này đạt được là do Singapore đã có một hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hợp lý và hiện đại Tại Singapor, rác thải được phân loại ngay tại nguồn và được thu gom bằng túi nilon. Trung bình tại Singapore lượng rác thải thu gom hằng ngày khoảng 6200 tấn. Các tổ chức thuộc Bộ môi trường chịu trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư và các công ty với khối lượng khoảng 3300 tấn/ ngày ( chiếm 53% tổng số rác). Các công ty tư nhân (Singapore có hơn 300 công ty) chịu trách nhiệm thu gom 2100 tấn rác/ ngày ( chiếm 34% tổng lượng rác), chủ yếu là rác thải công nghiệp và thương mại. Các công ty tư nhân này được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của Bộ Môi Trường theo các quy định về môi trường và sưc khỏe cộng
- đồng. Các cơ quan nhà nước, công trường, nhà máy tự thu gom 800 tấn rác/ ngày (chiếm 13% tổng lượng rác). Rác thải thu gom được vận chuyển đến trạm trung chuyển, tại đây rác được máy ép vào các container và được các xe tải 20 tấn chở đến nhà máy xử lý. Như vậy, nhà nước và tư nhân là hai tác nhân lớn đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động thu gom rác thải ở Singapore. 2.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ Điểm chính trong chính sách quản lý rác thải ở Ấn Độ là phân loại rác thải ngay tại nguồn. Các chất thải có thể tái chế dạng “khô” được để riêng. Các chất thải thực phẩm dạng “ướt” được đổ thẳng vào thùng x chở rác từ hệ thống thùng chở rác 4-6 khoang để tránh phải tiếp xúc với rác hai lần. Chất thải có thể phân hủy về mặt sinh học này sx được ủ làm phân compost và chỉ chôn lấp loại chất thải không ủ làm phân được. Phân loại rác tại nguồn rất quan trọng nhưng cũng rất khó. Toàn bộ lực lượng công nhân vệ sinh được đào tạo và các xe rác đẩy tay có 4 thùng do các công ty tư nhân tài trợ đã hoạt động bao trùm 50% diện tích thành phố do chính công nhân vẹ sinh của thành phố tự phục vụ. 2.3. Mô hình ở Châu Mỹ La Tinh : phối kết hợp các doanh nghiệp thu gom rác quy mô nhỏ với hệ thống thu gom rác chính thức. Các doanh nghiệp thu gom được chính quyền thành phố hoặc tổ chức dân cư trả tiền để làm dịch vụ thu gom sử dụng các loại xe kéo tay hoặc bán cơ giói. Những doanh nghiệp này thu gom ở những khu vực cận biên hoặc những khu vực hiện không được thu gom và khu vực xe tải thùng to không vào được.
- Do chi phí về thiết bị sủ dụng thấp nên chi phí thu gom theo cách này chỉ bằng 2/3 so với chi phí của các phương pháp thu gom được cơ giới hóa theo tiêu chuẩn. Chi phí hành chính rất ít do các thành viên trong doanh nghiệp vừa tham gia thu gom, vừa làm công việc hành chính. Đồng thời, việc vận hành và bảo dưỡng thiết bị khá đơn giản và không tốn kém, thường xuyên được một thành viên của doanh nghiệp thực hiện. Kết quả là: nhiều khu vực trên thành phố được thu gom và chi phí thu gom chi bằng 65% so với chi phí thong thường và do đó đã đáp ứng được yêu cầu của thành phố về vấn đề vệ sinh công cộng. Như vậy, từ kinh nghiệm quản lý và tổ chức thu gom rác thải của một số nước trên thế giới, ta có thể thấy một đặc điểm chung trong các mô hình đó là sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân kết hợp với nhà nước. Nhờ có các tác nhân này mà hiệu quả của công tác thu gom rác thải đã được tăng lên rất nhiều, giảm tỷ lệ rá cần xử lý và khuyến khich người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Đây là một hướng đi mới mà Việt Nam cần áp dụng để có thể nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn hiện nay. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP. 1. Khái quát chung về các phương pháp đánh giá hiệu quả Để thực hiện đánh giá hiệu quả một phương pháp hoạt động, ta có thể sử dụng các phương pháp sau: 1.1. Phương pháp phân tích, so sánh hiệu quả dựa vào các tiêu chí đánh giá
- Phương pháp này đánh giá dựa trên sự so sánh tương quan về các tiêu chí kỹ thuật, môi trường, xã hội và kinh tế - tài chính của phương án hoạt động. Qua đó ta có thể thấy được mức độ hiệu quả của phương pháp so với các mô hình hoạt động khác như thế nào và đề xuất được những giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả của phương án. 2. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) 2.1 Giới thiệu về CBA. Trong thực tế cuộc sống, là bản thân mỗi chúng ta không ít lần đứng trước nhiều sự lựa chọn đó có thể là nên mua một chiếc xe máy hay nên mua chiếc điện thoại.Với những nhà quản lý thì sự lựa chọn càng phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều như việc có nên đầu tư một bệnh viện hay không, xây dựng một sân bay mới hay xây dựng thêm một đường băng vào sân bay cũ.Những lựa chọn như vậy luôn đặt ra đối với mỗi chúng ta, đó là điều không thể tránh khỏi vì xã hội không bao giờ có đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các phương án sẵn có. Do đó để quyết định lựa chọn phương án này loại bỏ phương án kia thì chúng ta cần xem xét phân tích xem giữa lợi ích mà chúng ta thu được với chi phí mà chúng ta phải bỏ ra. Đó là nền tảng của việc phân tích chi phí - lợi ích.Tuy nhiên CBA là một phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và giúp lựa chọn các phương án.Nó đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.Nó tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó.
- CBA có mục đích hỗ trợ những quyết định mang tính chất xã hội, trên cơ sở có sự phân bổ nguồn lực nhằm đảm bảo tính hiệu quả.Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy khi tiến hành CBA, để có hiệu quả và tránh những thất bại mang tính thị trường, thông thường trong bối cảnh cạnh tranh là thích hợp nhất ( vì có giá trị thị trường làm căn cứ tính toàn ), chúng ta thường gặp 3 kiểu phân tích chi phí lợi ích đó là : - Phân tích Exante. - Phân tích Expost. - Phân tích Inmedias Res. 2.2 Các bước cơ bản khi thực hiện CBA. Có 9 bước cơ bản khi tiến hành CBA : Bước 1 : Xem xét xác định lợi ích thuộc về ai và chi phí là của ai.Tức là phân định được chi phí và lợi ích để là rõ quyền được hưởng lợi ích và phải bỏ ra chi phí thuộc về cá nhân nào, đối tượng điều chỉnh nào.Tại đây phải trình bày tất cả các quan điểm nhìn nhận ( chú ý quan điểm toàn diện ) và đưa ra mọi yếu tố tác động đến quan điểm nhìn nhận đó. Bước 2 : Lựa chọn danh mục các dự án thay thế. Khi có bất kỳ dự án nào đưa vào làm CBA thì đều có nhiều giải pháp thay thế khác nhau, đó là cơ hội lựa chọn các phương án thay thế tốt nhất.Muốn vậy phải trải qua nhiều kỹ thuật phân tích, đòi hỏi phải có sự lựa chọn, so sánh và dự đoán. Bước 3 : Lựa chọn các ảnh hưởng tiềm năng và các chỉ số đo lường.Ta phải phân tích các ảnh hưởng và ảnh hưởng tiềm năng sẽ xảy ra khi thực hiện dự án đó. Đặc biệt đối với các dự án về môi trường thì ảnh hưởng tiềm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình "
17 p | 1920 | 626
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
60 p | 589 | 149
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
52 p | 337 | 110
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải
196 p | 461 | 108
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo chỉ số hiệu quả (KPI) tại Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
119 p | 129 | 35
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang
80 p | 187 | 33
-
Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng hệ thống KPI trong đánh giá hiệu quả công việc của chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
119 p | 60 | 18
-
Luận văn:Đánh giá hiệu quả đầu tư và đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quả kinh tế cho trạm tích hợp 110 KV Lăng Cô
25 p | 86 | 18
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
54 p | 117 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
74 p | 54 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á - CN Huế
81 p | 97 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Phần mềm LARION
109 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc tại Điện lực Cẩm Khê
85 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác nông lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy
120 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tự đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
130 p | 38 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
28 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc - KPI cho Đài viễn thông Dak Lak thuộc Trung tâm mạng lưới Mobifone Miền Trung
141 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội
120 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn