Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương.
lượt xem 29
download
Công nghiệp than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), dân dụng ( làm chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, ngành khai thác than phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời cũng gây ra tác động mạnh mẽ đến môi trường...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương.
- Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương. 1
- MỤC LỤC D ANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 1 D ANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................ ............ 7 D ANH MỤC CÁC H ÌNH .............................................................................. 8 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................ ................................ 9 1. Mục đích nghiên cứu. ................................................................ ............... 10 2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 10 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................. ......... 10 4 . Cấu trúc đề tài. .......................................................................................... 11 ..................................... Error! Bookmark not defined. LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN ................................. Error! Bookmark not defined. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO MÔI TRƯỜNG..........................................................................12 1 .1. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư. .. 12 1 .1.1. Khái niệm dự án đầu tư. ...................................................................... 12 1 .1.2. Hiệu quả của dự án đầu tư. ................................................................ 12 1 .1.3. Dự án đầu tư cho môi trường và hiệu quả của dự án đầu tư cho môi trường. ........................................................................................................... 14 1 .1.3.1. Khái niệm dự án môi trường........................................................... 14 1 .1.3.2. Hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường của dự án.............. 14 1 .2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án môi trường. ................. 20 1 .2.1. Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả. ........................................... 20 1 .2.2. Phương pháp phân tích đa m ục tiêu. .................................................. 20 1 .2.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích. ................................ ............... 21 1 .3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích đối với một dự án môi trường. .. 21 1 .3.1. Khái niệm phân tích chi phí lợi ích. .................................................... 21 1 .3.2. Mục đích và ý nghĩa của CBA. ....................................................... 23 2
- 1.3.3. Các bước tiến hành CBA. ............................................................... 23 1 .3.4. Các chỉ tiêu trong phân tích CBA. .................................................. 23 1 .3.4.1. Lựa chọn các thông số liên quan. ................................................... 23 1 .3.4.2. Các ch ỉ tiêu tính toán:..................................................................... 25 1 .3.5. Phân tích độ nhạy. .......................................................................... 27 Tiểu kết chương 1. ................................ ................................ ........................... 28 Chương 2. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỎ THAN NA DƯƠNG. .29 2 .1.Tác động môi trường của hoạt động khai thác than ................................ 29 Môi trường không khí. ................................ ................................ .. 29 2 .1.1. 2 .1.2 Tiếng ồn. ......................................................................................... 30 2 .1.3. Môi trường nước. ............................................................................ 30 2 .1.4. Giảm diện tích rừng ................................ ........................................ 30 2 .1.5. Ô nhiễm môi trường đất và làm mất quỹ sử dụng đất..................... 31 2 .1.6. Gây ô nhiễm bờ biển. ...................................................................... 31 2 .1.7 Tác động đến đa dạng sinh học. ................................ ..................... 31 Tác động đến kinh tế xã hội................................. ........................... 32 2 .1.8. 2 .1.9. Tác động đến sức khoẻ. ................................ ................................ .. 32 2 .2. Tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ than Na Dương. ................................ ................................ .............................................. 32 2 .2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã hội của khu vực khai thác than Na Dương. ..................................................................................................... 32 2 .2.2. Các tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương............................................................................................................ 35 2 .2.2.1. Tác động của bụi. ........................................................................... 35 2 .2.2.2. Tác động của khí thải. ................................................................ ... 37 2 .2.2.3. Tác động đến môi trường nước....................................................... 37 2 .2.2.4. Tác động đến môi trường không khí do bụi, khí và hơi độc. ........... 41 2 .2.2.5. Tác động tới môi trư ờng đất. .......................................................... 42 2 .2.2.6. Tác động tới môi trư ờng đất do chất thải rắn. ................................. 44 3
- 2.2.2.7. Đánh giá sự cố và rủi ro môi trường. .............................................. 46 2 .2.2.8. Tác động tới tài nguyên, sinh học và hệ sinh thái............................ 47 2 .2.2.9. Tác động đến m ôi trường kinh tế- xã hội. ....................................... 49 2 .3. Hiện trạng ô nhiễm nước thải mỏ tại Na Dương . ................................. 51 Tiểu kết chương 2. ................................ ................................ ........................... 53 Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ H ỘI VÀ MÔI TRƯ ỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG. ..........................................................................................54 3 .1. Sự cần thiết phải đầu tư. ........................................................................... 54 3 .2. Lựa chọn công nghệ sử dụng. ................................................................ ... 55 3 .3. Các hạng mục công trình và chi phí đầu tư. ............................................ 58 3 .3.1. Chi phí xây dựng ................................................................................. 58 3 .3.2. Chi phí thiết bị................................................................................. 60 3 .2.3.Chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng ................................ ... 62 3 .2.4. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư .......................... 64 3 .3.5. Chi phí vận hành của dự án ................................ ........................... 65 3 . 4. Lợi ích của dự án. ................................ ................................ ..................... 67 3 .4.1. Giảm chi phí xử lý nước thải: ......................................................... 67 3 .4.2. Lợi ích từ việc bán nước sạch ........................................................ 67 3 .5. Tính toán các chỉ tiêu. ........................................................................... 69 3 .6. Phân tích độ nhạy. ................................................................................. 70 3 .6.1. Khi tỷ suất chiết khấu thay đổi: ...................................................... 70 3 .6.2. Khi giá bán nước thay đổi. .............................................................. 71 3 .7. Kết luận. .................................................................................................... 73 3 .8. Kiến nghị và đề xuất. ................................................................................ 75 3 .8.1. Kiến nghị. ................................................................ ............................ 75 3 .8.1.1. Kiến nghị đối với công ty than Na Dương................................. ... 75 3 .8.1.2 .Kiến nghị đến các b ên liên quan. .................................................... 75 3 .8.2. Một số đề xuất: ................................................................................ 77 3 .8.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật. ........................................................ 77 4
- 3.8.2.2.Các đề xuất liên quan đến hệ thống quản lý. .................................... 78 3 .8.2.3. Các đề xuất về các biện pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật. .......... 78 3 .8.2.4.Các đề xuất về công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường. ............ 78 Tiểu kết chương 3. ................................ ................................ ........................... 79 5
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam TKV Phân tích chi phí lợi ích. CBA Giá trị hiện tại ròng. NPV Tỷ suất lợi nhuận. BCR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. IRR Tiêu chu ẩn cho phép. TCCP Tiêu chu ẩn Việt Nam. TCVN Tổ chức y tế thế giới. WHO Tài nguyên môi trường. TTNT Trách nhiệm hữu hạn. TTHN Khoa học công nghệ KHCN 6
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng STT Trang Bảng 1.1 Các ch ỉ tiêu đánh giá của phương pháp CBA 27 Bảng 2.1. Ch ất lượng nước thải moong khai thác mỏ than Na Dương 52 Bảng 3.1. Khái toán chi phí xây dựng 59 Bảng 3.2. Khái toán chi phí thiết bị. 61 Bảng 3.3. Chi phí qu ản lý dự án, chi phí đầu tư. 63 Bảng 3.4. Bảng chi phí ban đầu 65 Bảng 3.5. Chi phí vận hành 65 Bảng 3.6. Chi phí của dự án 67 Bảng 3.7. Lợi ích của dự án trong 1 năm 68 Bảng 3.8. Danh mục các lợi ích chưa lượng hóa đư ợc 69 Bảng 3.9. Lợi ích và chi phí của dự án. 69 Bảng 3.10. Kết quả tính toán các chỉ tiêu 70 Bảng 3.11. Các ch ỉ tiêu thay đổi khi thay đổi hệ số chiết khấu(r) 71 Bảng 3.12. Các ch ỉ tiêu thay đổi khi giá bán nước thay đổi 72 7
- DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 58 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ than Na Dương Hình 3.1 72 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi NPV khi r thay đổi Hình 3.2. 73 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của NPV khi giá bán nư ớc sạch thay Hình 3.3. đổi . 8
- LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp n guồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), d ân dụng ( làm chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xu ất khẩu. Trong nh ững năm gần đây, ngành khai thác than phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tiêu thụ trong nư ớc và xuất khẩu, đồng thời cũng gây ra tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Khai thác than đá bằng ph ương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than b ằng phương pháp hầm lò hiện nay làm m ất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm n ước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW h àng năm th ải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thư ờng chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. Hoạt động khai thác than nếu không đi cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài n guyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường sẽ tác đ ộng trực tiếp đến sức khỏe con n gười, làm suy thoái các h ệ sinh thái. 9
- 1. Mục đích nghiên cứu. Rõ ràng, việc xử lý n ước thải mỏ trong hoạt động khai thác than là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, ô nhiễm nước thải mỏ vẫn đang là một vấn đề đ ang ở mức cảnh báo. Các trạm xử lý nước thải mỏ chưa đáp ứng đư ợc nhu cầu xử lý, hiệu quả vận hành chưa cao. Các nhà đầu tư, khai thác than có khi còn chưa chú trọng một cách nghiêm túc vấn đề xử lý nư ớc thải mỏ. Thực tế là, môi trư ờng đất, nước, sinh vật, sức khỏe con người… đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do tác động của nước thải mỏ, gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động khai thác than. Thông qua những kiến thức đ ã được học cùng với những kiến thức thu nhận được từ đợt thực tập tại Viện KHCN Mỏ - TKV, tôi chọn đ ề tài “ đánh giá hiệu quả của dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương”, nhằm mục đích nêu lên được thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung, cũng như tác đ ộng của ô nhiễm nước thải mỏ do hoạt động khai thác than gây ra. Thông qua đ ánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc xây dựng nhà máy nư ớc th ải Na Dương để có những ý kiến đề xuất cho việc xây dựng trạm xử lý nước thải cho hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương nói riêng và lĩnh vực khai thác than nói chung. 2. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài chọn dự án đầu tư trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương, do Công ty một th ành viên Than Na Dương, tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam ( TKV) làm chủ đầu tư để nghiên cứu và tính toán. Dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương n ằm trong dự án Cải tạo và mở rộng công suất khai thác mỏ than Na Dương, với các hạng mục đầu tư sẽ đư ợc trình bày k ỹ hơn ở chương 3 của đề tài. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành nghiên cứu, tính toán và đánh giá hiệu quả, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương p háp điều tra, thu thập số liệu: Các số liệu sử dụng trong chuyên đ ề được tìm hiểu thông qua thu thập từ các nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV, qua Internet, qua điều tra và tác giả tự tổng hợp Phương pháp chuyên g ia: 10
- Do thời gian nghiên cứu không d ài và khối lượng kiến thức còn hạn chế, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia đã giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình hơn. Hỏi ý kiến chuyên gia về việc chỉ ra được các chi phí và lợi ích ( cả gián tiếp và trực tiếp, lượng hóa được và không lượng hóa đư ợc) cũng như các phương pháp tính toán, phương pháp luận đã cung cấp cho tôi thêm nhiều kiến thức cần thiết để hoàn thành đ ề tài nghiên cứu của mình. Phương pháp xử lý số liệu bằng phầnmmềm Excel. Các số liệu thông qua điều tra, thu thập, được tiến hành phân loại và đưa vào xử lý thông qua các ph ần mềm Excel. Các kết quả thu được qua quá trình xử lý được đ ưa vào phân tích và là cơ sở cho các đánh giá cũng như để đưa ra các kết luận và kiến nghị của đề tài. Phương pháp định giá trực tiếp Có rất nhiều phương pháp định giá trực tiếp thiệt hại do ô nhiễm. Một trong số phương pháp quan trọng hay sử dụng là so sánh năng su ất và sản lượng, định giá tác động đến sức khoẻ, định giá chi phí giảm thiểu tại nguồn, định giá hiệu qu ả sử dụng mới, tra bảng giá trị thiệt hại…. 4 . Cấu trúc đề tài. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 ch ương: Chương 1: Tổng quan về đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư cho môi trư ờng. Chương 2: Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn. Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương. 11
- Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO MÔI TRƯỜNG. 1.1. Đánh giá hiệu quả của dự á n đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư. 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án đầu tư, chẳng hạn, ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa dự án đầu tư là tổng thể các chính sách hoạt động và chi phí liên quan với nhau đ ược hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong thời gian nhất định. Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc( UNIDO) thì dự án đầu tư là một đề nghị đầu tư để tạo ra, mở rộng hoặc phát triển những năng lực nhất định nhằm tăng sản lư ợng hàng hoá hoặc dịch vụ tại mộtcộng đồng trong một thời kỳ nhất định. Có nhiều quan điểm cho rằng, dự án đầu tư phải nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù h ợp với những mục tiêu đã định. Trong các dự án đầu tư, đầu vào là lao động, nguyên, vật liệu, nhiên liệu, đất đai, vốn… có thể gọi chung là tài nguyên; đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ hoặc nâng cao ch ất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là tổ hợp các giải pháp công nghệ, biện pháp công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các chính sách. Như vậy, theo cách hiểu n ày thì có th ể xem dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn hiện có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và xã hội. 1.1.2. Hiệu quả của dự án đầu tư. H iệu quả đầu tư là khái niệm dùng để chỉ kết quả so sánh giữa lợi ích đầu tư mang lại và chi phí đầu tư đã bỏ ra. Nguyên tắc chung xác định đúng đắn, đầy đủ các lợi ích và chi phí là so sánh giữa trạng thái có dự án đầu tư và trạng thái không có dự án đầu tư. Sự chênh lệch giữa hai trạng thái đó cấu thành tác động của dự án đầu tư. Cần phân biệt giữa trạng thái không có dự án đầu tư và không có d ự án trước khi có dự án. Để có thể dễ hiểu có thể lấy trư ờng hợp một bệnh nhân: trạng thái 12
- trước khi uống thuốc hoàn toàn khác với trạng thái trước khi uống thuốc. Trạng thái trước khi uống thuốc là trạng thái tại một thời điểm nhất định trước khi uống thuốc, còn trạng thái không uống thuốc sẽ bằng trạng thái trước khi uống thuốc cộng thêm các diễn biến của bệnh trong thời gian tiếp theo. Tổng quan về các chi phí và lợi ích của một dự án đầu tư: Theo phạm vi phát sinh, có các chi phí và lợi ích: Trực tiếp: Là các chi phí và lợi ích phát sinh trong phạm vi dự án. Gián tiếp: Là các chi phí và lợi ích phát sinh bên ngoài dự án, nhưng liên quan trực tiếp đến dự án đang xem xét, gồm các chi phí và lợi ích liên quan đến đầu vào và đ ầu ra của dự án. Theo nội dung kinh tế, có các chi phí và lợi ích: Tài chính: là các chi phí và lợi ích tài chính xét trong phạm vi doanh nghiệp. Kinh tế, xã hội, môi trường: là chi phí và lợi ích xét trên ph ạm vi nền kinh tế ( quốc gia), bao gồm tăng thu nhập quố c dân, tạo việc làm, công bằng xã hội, bảo vệ môi sinh, an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí… Theo thời gian, có các chi phí, lợi ích: Trước mắt. - - Lâu dài. Theo chủ thể h ưởng thụ lợi ích và chịu chi phí, có các chi phí và lợi ích: - Các cá nhân. Doanh nghiệp. - Địa phương, vùng lãnh thổ. - Quốc gia ( nền kinh tế). - Phân loại hiệu quả: Theo cách phân loại chi phí và lợi ích như trên, hiệu quả của dự án đầu tư có thể phân loại theo các tiêu chí sau: Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội. - Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. - Hiệu quả doanh nghiệp, hiệu quả vùng lãnh thổ, hiệu quả quốc gia. - 13
- 1.1.3. Dự án đầu tư cho môi trường và hiệu quả của dự án đầu tư cho môi trường. 1.1.3.1. Khái niệm dự án môi trường. Dự á n đầu tư : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới mở rộng hoặc cải tạo các đối tượng nhất định nhằm đạt đ ược tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng th ời gian nhất định. Dự án đầu tư cho môi trường : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn nhằm cải tạo môi trường, khắc phục hoặc hạn chế những tác động của hoạt động phát triển đ ến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ dự án nào cũng là lợi nhuận. Đối với dự án đầu tư thông thường, lợi nhuận thu được từ việc bỏ vốn đầu tư cho một quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Đối với dự án môi trường lợi ích thu được từ việc đầu tư để bảo vệ môi trường ( hoặc cải thiện môi trư ờng ), thông th ường những lợi ích n ày khó định lượng bằng tiền. 1 .1.3.2. Hiệu quả tài chính, kinh tế - xã h ội, môi trường của dự án. a . Hiệu quả tài chính : Hiệu quả tài chính, hay còn gọi là hiệu quả thương mại của dự án được xác định trên giác độ doanh nghiệp. Đây là bước đầu tiên trong phân tích hiệu quả của một dự án. Nó đ ề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ kết quả tài chính. Bởi vậy, thu nhập và chi phí của dự án đư ợc tính bằng tiền theo giá trị thị trường thực tế. Nội dung phân tích hiệu quả thương m ại của dự án đầu tư gồm có: Phân tích hiệu quả vốn đầu tư. - - Phân tích tài chính. Phân tích hiệu quả đầu tư là xác định hiệu quả hiệu quả của các nguồn lực được đưa vào dự án. Nói rõ hơn là xác định số tiền lãi thu được trên số vốn bỏ ra mà không xem xét nguồn tài chính tài trợ cho dự án như thế nào. Ngược lại, phân tích tài chính là xem xét việc tài trợ cho dự án nhằm đảm bảo rằng các nguồn tài chính sẵn 14
- có sẽ cho phép xây dựng vận hành d ự án một cách trôi chảy. Thông thường các n guồn tài trợ cho dự án bao gồm vốn cổ phần và vốn vay. Để xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của dự án, người ta thường sử dụng các phương pháp ( hay còn gọi là các tiêu chu ẩn đánh giá) sau đây: (1) Tỷ lệ lãi đơn giản: t ỷ lệ lãi đơn giản là tỷ số giữa lợi nhuận ròng đ ạt được trong năm b ình thường trên số vốn đầu tư ban đầu. Tỷ lệ lãi đơn giản của tổng vốn đầu tư: F Y R= I Trong đó: F – Lợi nhuận ròng trong n ăm bình thường. Y – Lãi tiền vay trong năm b ình thường. I – Tổng vốn đầu tư. Q – Vốn cổ phần đầu tư. Nếu R cao hơn tỷ lệ lãi tối thiểu hoặc lãi su ất trên thị trường tài chính, tùy theo nhà đ ầu tư xác định, thì d ự án được coi là hiệu quả, tức là đư ợc chấp nhận. (2) Thời hạn thu hồi vốn: Phương pháp này xác định thời gian cần thiết dự án hoàn lại vốn đầu tư đã bỏ ra bằng khấu hao ( D) và lãi ròng ( F). Như vậy, thời gian thu hồi vốn là thời gian trong đó dự án sẽ tích lũy đủ các khoản khấu hao và lãi ròng đ ể bù đắp tổng vốn đầu tư đ ã bỏ ra. Được xác định như sau: p ( D Ft ) I= t 0 Trong đó: t – các năm trong đời dự án được ký hiệu từ 1 đến n. p – th ời hạn thu hồi vốn. I, D, F- như đã nêu ở trên. (3) Giá trị hiện tại ròng ( NPV) (4) Tỉ lệ lãi nội bộ.( IRR) (5) Tỷ lệ Lợi ích / Chi phí.( BCR ) ( Các ch ỉ tiêu này sẽ đ ược trình bày kỹ hơn ở phần sau) 15
- Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của dự án, vào môi trường kinh tế, vào giai đo ạn đánh giá dự án, vào khả năng sẵn có số liệu… Trong trường hợp có hai hay nhiều dự án so sánh với nhau th ì ph ải sử dụng cùng một phương pháp đánh giá để đảm bảo tính có thể so sánh được. Vấn đề đặt ra là làm thế nào đ ể lượng hoá được những lợi ích môi trường để từ đó thẩm định dự án, xem xét dự án đó mang lại hiệu quả hay không và từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đ ắn. b. Hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án. Mục đích của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội là đánh giá sự đóng góp của dự án vào tất cả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, ngo ài các ch ỉ tiêu NPV, IRR, B/ C…thì giá trị g ia tăng VA ( value added) được coi như một tiêu chu ẩn quan trọng nhất để xác định ảnh hưởng của dự án đối với nền kinh tế. Ngoài ra, người ta còn sử dụng một loạt các chỉ tiêu bổ sung nhằm nêu được những tác động của dự án lên các khía cạnh riêng biệt của đời sống kinh tế- xã hội trong phạm vi m à dự án đang xem xét. Chẳng hạn những tác động đến việc làm, phân phối lợi ích và chi phí, thu nhập ngoại hối, khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm… Đối với những tác động mà mức độ ảnh hưởng của chúng không thể lượng hoá được, có thể sử dụng phân tích định tính thông qua những xem xét bổ sung như tác động đến kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ kỹ thuật, môi trường.... Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trên giác đ ộ kinh tế quốc dân, người ta không sử dụng giá thị trư ờng thực tế mà sử dụng giá điều chỉnh ( adjust) hay còn gọi là giá ẩn, giá mờ ( shadow price) gần giống như giá xã hội ( chi phí xã hội cần thiết). Nguyên nhân là do trong thực tế không có những nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo và giá th ị trường trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng chi phí xã hội do ó sự can thiệp của Nhà nước và tính không hoàn hảo của thị trường. Tương tự, tỷ giá hối đoái chính thức cũng đư ợc thay bằng tỷ giá điều chỉnh (tỷ giá thực) và ảnh hưởng của yếu tố thời gian không được xác định bằng cách chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất thực tế trên th ị trường vốn mà theo tỷ suất chiết khấu xã hội. Tóm lại, giá cả được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải phản ánh đúng lợi ích và chi phí thực của xã h ội. 16
- Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm: (1) Giá trị gia tăng thuần tuý ( NVA ) Đây là chỉ tiêu cơ b ản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giá trị gia tăng thuần tuý là m ức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. NVA = O –(MI+I) Trong đó : NVA là giá trị gia tăng thuần tuý do dự án đem lại là giá trị đầu ra của dự án O là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu MI cầu. là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết I bị Nếu NVA > 0 th ì dự án khả thi và ngược lại. (2) Các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án ( NPV), tỷ suất lợi nhuận (BCR), hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR) tương tự như các chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng các chi phí và lợi ích có tính đến những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội. (3) Chỉ tiêu số lao động bao gồm số lao động có việc làm và số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư. - Số lao động có việc làm : gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới. Các dự án liên đới là các dự án khác đư ợc thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét. - Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư (4) Các chỉ tiêu về phân phối thu nhập và công bằng xã hội. Đây là m ột chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác đ ịnh đ ược những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đ ới (nếu có) sẽ được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau ( bao gồm người làm công ăn lương, người hưởng lợi nhuận, nh à nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, 17
- có đáp ứng đư ợc mục tiêu phát triển kinh tế xa hội trong giai đoạn nhất định hay không (5) Chỉ tiêu tiết kiệm và tăng nguồn ngoại tệ. Tiết kiệm ngoại tệ và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự lệ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần thiết đối với các nước đang phát triển. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tích một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này ph ải tính được tổng số ngoại tệ tiết kiệm được và tiết kiệm sau đó trừ đi tổng phí tổn về số ngoại tệ trong quá trình triển khai của dự án. (6) Các tác động khác của dự án: Các tác động đến môi trường sinh thái: Việc thực hiện dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các tác động n ày có thể là tích cực nh ưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có th ể là làm đ ẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa ph ương…Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm nguồn nước, không khí đ ất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong khu vực . Các tác động đến kết cấu hạ tầng: Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng mới. Tác động lan tỏa của dự án: Do xu hướng phát triển của phân công lao động, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy lợi ích kinh tế xã hội của dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Tuy nhiên ảnh hưởng này không ch ỉ có ý n ghĩa tích cực mà trong một số trường hợp cũng có các tác động tiêu cực. Những ảnh hư ởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Có những dự án mà ảnh h ưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương là rất rõ rệt, đặc biệt đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các đ ịa phương này tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. 18
- Những năng lực mới của kết cấu hạ tần g được tạo ra từ các dự án nói trên không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án mà còn có ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương. c. H iệu quả môi trường. Hiệu quả môi trường của dự án được đánh giá thông qua chỉ tiêu liên quan đ ến các chi phí và lợi ích môi trường của dự án. Đó là mức độ cải thiện chất lư ợng môi trường, giảm suy thoái và ô nhiễm môi trường, các chỉ tiêu này thường rất khó lượng hóa. Để đánh giá tính khả thi của dự án môi trường xét từ quan điểm kinh tế - xã hội, phương pháp “phân tích hiệu quả của lợi ích - chi phí”, một phương pháp rất phổ biến trên thế giới sẽ được áp dụng với cơ ch ế khái niệm chung trong phương trình đ ánh giá sau: NB=Bd + Be – Cd – Cp - Ce Trong đó NB: Lợi ích ròng do tiến hành kế hoạch/dự án Bd: Lợi ích sinh lãi trực tiếp Be: Lợi ích môi trường Cd: Chi phí trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện dự án Cp: Chi phí cho các biện pháp phòng chống để bảo vệ môi trường, nếu được áp dụng Ce: Chi phí hu ỷ hoại môi trường do việc thực hiện dự án Trong nhiều trường hợp, ở các dự án về các lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng, lợi ích môi trường và chi phí hu ỷ hoại môi trường do việc thực hiện dự án đều bị bỏ qua vì b ị coi là “ hạng mục kinh tế ngoại lai” và “những hạng mục phí kinh tế ngoại lai”. Cả hai loại này đều đư ợc coi là không thể tính được bằng tiền. Trong các dự án môi trường, lợi ích sinh lãi trực tiếp tương đương với lợi ích môi trường, và chi phí cần thiết cho việc thực hiện dự án tương đương với chi phí cho các biện pháp phòng chống để bảo tồn môi trường. Mục tiêu chính của các dự án môi trường trư ớc tiên là phải bảo tồn môi trường và sau đó là nâng cao chất lượng môi trư ờng. Mặt khác chi phí huỷ hoại môi trường do việc thi hành dự án khó m à có 19
- th ể phát sinh từ việc thực thi các dự án môi trường. Vì vậy phương trình chi phí - lợi ích hiệu quả nhất cho các dự án môi trường phải như sau: NB=Be-Cp Nếu lợi ích môi trường trong dự án môi trư ờng vẫn không được tính thì cũng không th ể tiến h ành bất kỳ công việc phân tích chi phí - lợi ích khi tính toán NB ( lợi ích ròng do tiến hành kế hoạch/dự án ). Trong bối cảnh và b ản chất các lợi ích của dự án môi trư ờng đánh giá khâu tính lợi ích môi trường là khâu quan trọng nhất. 1 .2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án môi trường. 1 .2.1. Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả. Bất kỳ một dự án n ào khi đưa vào triển khai cũng cần phải đư ợc đánh giá về m ặt hiệu quả và tính kh ả thi của dự án, bằng cách so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra để đầu tư cho dự án. Các dự án đầu tư cho môi trường liên quan đến các chỉ tiêu về cải tạo và nâng cao ch ất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm… nên thường rất khó định lượng được các lợi ích và chi phí. Để khắc phục vấn đề này, n gười ta sử dụng phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả. Phương pháp này đư ợc áp dụng đối với các dự án chỉ lượng hóa được chi phí m à không lượng hóa đ ược lợi ích ( lợi ích mang tính xã hội rộng lớn). Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của phương pháp này ch ọn phương án có chi phí thấp nhất để thu lại được một lợi ích như nhau của dự án, hoặc là chọn phương án thu được nhiều lợi ích nhất cho cùng một lượng chi phí bỏ ra. 1 .2.2. Phương pháp phân tích đa m ục tiêu. Mỗi dự án đều có các phương án khác nhau, trong trường hợp không có phương án n ào “ lấn át” các phương án khác thì phương pháp phân tích đa mục tiêu nên được sử dụng để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Để thực hiện phương pháp này, cần liệt kê các mục tiêu chung của dự án, sau đó phân tích các mục tiêu cụ thể, so sánh các mục tiêu cụ thể có thể đạt được của mỗi phương án đưa ra (định tính hoặc định lượng). Dựa vào kết quả của phân tích đa mục tiêu và “ý đồ” của nhà phân tích đ ể có th ể lựa chọn đ ược phương án tối ưu nh ất. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn " Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình "
17 p | 1919 | 626
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
60 p | 589 | 149
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
52 p | 335 | 110
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải
196 p | 458 | 108
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty bảo hiểm Dầu khí khu vực Duyên Hải
91 p | 263 | 88
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo chỉ số hiệu quả (KPI) tại Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
119 p | 127 | 35
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang
80 p | 186 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Bia Huế
77 p | 216 | 32
-
Luận văn:Đánh giá hiệu quả đầu tư và đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quả kinh tế cho trạm tích hợp 110 KV Lăng Cô
25 p | 86 | 18
-
Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng hệ thống KPI trong đánh giá hiệu quả công việc của chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
119 p | 60 | 18
-
Luận văn: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
54 p | 115 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
74 p | 54 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc tại Điện lực Cẩm Khê
85 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Phần mềm LARION
109 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tự đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
130 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác nông lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy
120 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ góc độ văn hóa
28 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc - KPI cho Đài viễn thông Dak Lak thuộc Trung tâm mạng lưới Mobifone Miền Trung
141 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn