LUẬN VĂN: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau
lượt xem 72
download
Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác, phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như văn hóa, giáo dục…, đặc biệt là kinh tế. Ngày nay kinh tế phát triển đã đưa con người lên một tầm cao mới. Con người giờ đây không chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, mà còn biết hưởng thụ những thú vui trong cuộc sống. Vì thế trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau
- z BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG……………….. LUẬN VĂN Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau 1
- PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác, phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như văn hóa, giáo dục…, đặc biệt là kinh tế. Ngày nay kinh tế phát triển đã đưa con người lên một tầm cao mới. Con người giờ đây không chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, mà còn biết h ưởng thụ những thú vui trong cuộc sống. Vì thế trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thị trường du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định lợi thế, tiềm năng to lớn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong khu vực và thế giới. Vì thế, Việt Nam đ ược xem là điểm đến an toàn và thân thiện, nhiều khu du lịch được hình thành, hệ thống khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trong cả nước phát triển mạnh. Trong đó phải kể đến du lịch của tỉnh Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc, vùng đất mà các bậc tiền nhân đã khai hoang, mở cõi trên mãnh đất phù sa. Chính vùng đất đã sản sinh ra nét văn hóa đặc trưng Nam bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng. Là vùng đất mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví như : “Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau” Mũi Cà Mau_ nơi tận cùng của phương Nam luôn thao thức mời gọi những bước chân lữ hành. Là vùng sinh thái bán đảo, mũi Cà Mau là vùng ngập mặn vừa là thềm lục địa nhô ra biển Đông. Đất rồng mở cõi! Được ngã mình trên bãi cát vàng ấy, để tận hưởng những phút giây thần tiên, để thì thầm những câu chuyện kỳ thú thiên nhiên về những ngày lễ hội mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là ngày hội “Ba 2
- khía” vào tháng tám hàng năm, lễ hội vía bà Thiên Hậu là một trong những ngày hội quan trọng của người Hoa ở Cà Mau. Vẫn còn đó một thế giới động vật hoang dã và kỳ thú ở rừng U Minh. Vẫn còn đó nguyên vẹn một Đầm Thị Tường tựa như một bảo tàng sống về nét c ư trú đặc trưng của lịch sử người Việt nơi này. Cà Mau hôm nay đã là một thành phố cuối trời của Tổ quốc Việt Nam. Chưa phải là một thành phố giàu có. Nhưng chắc chắn là một thành phố “đất lành chim đậu”. Vì ngay giữa lòng thành phố hiện hữu một vườn chim tự nhiên với hàng vạn con cùng sống hài hòa với con người, cùng ca vang bài ca về cảnh quan môi trường độc đáo và hiếm có. Ngoài ra Cà Mau còn là nơi giao thoa các nền văn hóa, có nền văn hóa phong phú của cả ba dân tộc anh em là Kinh, Hoa, Khmer. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng cùng với phong tục tập quán của mình đã tạo nên cho tỉnh một nét văn hóa đặc sắc so với các tỉnh khác trong khu vực. Đặc biệt ở Cà Mau còn có nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều đặc sản như: Mắm Lóc_ lẩu mắm (U Minh), Ba khía Rạch Gốc_Sò huyết Bãi Bồi (Ngọc Hiển), Hàu tái mù tạt (Trần Văn Thời), Bánh Xèo (Cà Mau)…, đây cũng là một trong những yếu tố thu hút du khách phương xa đến với tỉnh. Đến với Cà Mau chúng ta còn bắt gặp những làng nghề truyền thống như: dệt chiếu, dệt thảm, hay đan lát, hay hầm than…, đây cũng là nét văn hóa thu hút du khách và đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và học hỏi của du khách. Và hiện nay Cà Mau cũng như các tỉnh trong khu vực đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế chung của cả nước, tỉnh đã xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và không ngừng đẩy mạnh khai thác tiềm năng vốn có của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững, tỉnh đang từng bước khẳng định mình, đang tận dụng cơ hội hiện có để bước vào hội nhập và cũng không ngừng tổ chức, xúc tiến và luôn tạo điều kiện thuận lợi với những chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi sự đầu tư trong nước và ngoài nước. Đây là một nơi rất có tiềm năng và là một điểm hẹn hấp dẫn của các nhà đầu tư trong tương lai. Vâng, thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho Cà Mau những điều kiện thuận lợi về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn c ộng với một nền văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng và kinh tế trên đà phát triển…, đây là nguồn tài nguyên, là thế 3
- mạnh cho Cà Mau để phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua vấn đề phát triển du lịch ở Cà Mau còn nhiều bỏ ngõ, hạn hẹp, sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu, nhiều tiềm lực phát triển du lịch vẫn còn ngủ yên, các điểm du lịch ch ưa được đầu tư khai thác đúng mức để phục vụ du khách, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, gây lãng phí và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên. Để góp phần biến tiềm năng năng thành sức hút, thành nhũng sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng cao cần có một giải pháp, một chính sách, bên cạnh đó cũng cần phân tích được ưu điểm và nhược điểm trong chính sách phát triển du lịch hiện nay của tỉnh. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau”, để làm khóa luận tốt nghiệp. Do lượng kiến thức và kinh nghiệm có giới hạn, nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em rất mong được quý Thầy cô, bạn bè đóng góp ý kiến quý báo của mình để đề tài này được hoàn thiện hơn. 2 . Nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau ”, bao gồm 3 chương cơ bản, có nội dung khá đầy đủ, phong phú, bao quát về cơ sở lý luận và tình hình thực tế hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau với bố cục cụ thể như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch. Chương II: Đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau. Chương III: Định h ướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau. 3 . Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu Đề tài “ Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau” chỉ giới hạn phạm vi nghiên c ứu trong địa giới hành chính tỉnh Cà Mau và có kết hợp với một số sản phẩm du lịch khác trong vùng nhằm đưa ra những định hướng và giải pháp để sản phẩm du lịch Cà Mau ngày càng phát triển hơn. Việc nghiên c ứu phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh không nằm ngoài mục đích đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng vốn có tỉnh, không ngừng chú trọng khai thác những điểm, loại hình du lịch mà tỉnh có lợi thế so sánh trong vùng Đồng Bằng 4
- Sông Cửu Long, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của dịch vụ du lịch, tăng tỷ trọng doanh thu du lịch trong cơ cấu GDP góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm nhằm cải thiện cuộc sống cho cư dân địa phương. Trong tương lai tỉnh đang tập trung phát triển các điểm du lịch có nhiều tiềm năng như Khu du lịch Vườn quốc gia Đất Mũi, bãi biển Khai Long, các cụm đảo, hòn như: Đá Bạc, Hòn Khoai…, để thuận lợi cho tỉnh tìm các đối tác liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án nâng cấp các khu du lịch nêu trên, đồng thời tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình xây dựng khách sạn, nhà hàng, điện, viễn thông, cung cấp n ước sạch…Có sự hợp tác như thế thì chất lượng sản phẩm du lịch mới không ngừng được nâng cao, tạo cho tỉnh một sự phát triển du lịch một cách bền vững và lâu dài. 4 . Phương pháp nghiên cứu 4 .1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Thu thập thông tin từ các điểm du lịch, các tư liệu từ cơ quan ban ngành có liên quan, tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, ti vi…), vận dụng những thông tin đã có, xử lý và vận dụng những thông tin cần thiết vào đề tài đang nghiên cứu để có được cái nhìn khái quát và rõ ràng vấn đề hơn. 4 .2. Phương pháp bản đồ Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có được một tầm nhìn bao quát hơn về sự phân bố các sản phẩm du lịch và là cơ sở để phân tích các qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch. 4 .3. Phương pháp khảo sát thực địa Sử dụng phương pháp này thường đạt hiệu quả cao trong quá trình thu thập, xử lý thông tin, tư liệu do cần phải đi khảo sát thực tế, xin số liệu, chụp những hình ảnh minh họa cho đề tài nghiên cứu. 4 .4. Phương pháp so sánh So sánh tiềm năng, hiện trạng của sản phẩm và hoạt động du lịch trong quá khứ và hiện tại để thấy được những mặt mạnh nào cần phát huy và những điểm yếu nào cần phải khắc phục. 5
- 4 .5. Phương pháp phân tích xu thế Dựa vào qui luật hoạt động trong quá khứ, hiện tại để suy ra hướng phát triển về tương lai cho tỉnh Cà Mau. Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những dự báo về các chỉ tiêu phát triển và có thể được mô hình hóa bằng phương pháp toán học. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH 1 .1. Các khái niệm cơ bản 6
- 1 .1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch 1 .1.1.1. Khái niệm về sản phẩm 1 .1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch Có rất nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch. Theo định nghĩa của WTO thì “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ du lịch”. Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm hai mặt chính: Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch khởi sự du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch. Xuất phát từ gốc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, ủy viên đoàn chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí”. Di chuyển tức là nhu cầu cần thiết sử dụng mọi phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa, tàu biển…và các phương tiện vận chuyển truyền thống như lạc đà, xe ngựa… Lưu trú liên quan đến các loại hình và cơ sở lưu trú. Nghệ thuật ăn uống đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng con người và cũng là một nghệ thuật tạo nên nét văn hóa ẩm thực cho các quốc gia và vùng. Sản phẩm du lịch đặc trưng là các tuyến du lịch. Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”. Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch 7
- 1 .1.2 . Phân loại sản phẩm du lịch 1 .1.2 .1. Sản phẩm tham quan Bao gồm các điểm du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, thưởng ngoạn của du khách, đó là cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa, các di tích lịch sử mang đậm nét văn hóa của các quốc gia, các vùng miền. 1 .1.2 .2. Sản phẩm vận chuyển Bao gồm các phương tiện vận chuyển như xe, tàu, máy bay…, phục vụ cho nhu cầu đi đến các điểm du lịch của du khách. 1 .1.2 .3. Sản phẩm lưu trú Là một mạng lưới cơ sở lưu trú phục vụ cho nhu cầu của du khách như khách sạn, làng du lịch, nhà nghỉ… 1 .1.2 .4. Sản phẩm ăn uống Là các món ăn đặc sản của địa phương nơi mà du khách đến du lịch hoặc các nhà hàng, cơ sở ăn uống phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách. 1 .1.2 .5. Sản phẩm vui chơi giải trí Là những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu khiển, thư giãn của khách trong quá trình lưu trú. 1 .1.2 .6. Sản phẩm mua sắm Bất cứ du khách nào khi đi du lịch đều muốn mua những sản phẩm đặc trưng của vùng để về làm quà lưu niệm hoặc những du khách nữ thường rất thích shopping. Chính vì vậy sản phẩm mua sắm chính là sản phẩm đáp ứng nhu cầu này của du khách. 1 .1.3 . Mô hình sản phẩm du lịch 1 .1.3 .1. Mô hình 4S : Biển. SEA SUN : Mặt trời, tắm nắng. SHOP : Cửa hàng lưu niệm, mua sắm. SEX (or SAND): Hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hay bãi cát tắm nắng). SEA: Biển. 8
- Biển là yếu tố quan trọng và có lực hấp dẫn lớn đối với du khách, thõa mãn cho nhu cầu tắm biển, tắm nắng của du khách đặc biệt là vào mùa hè. Việt Nam với chiều dài bờ biển là 3260 km, có đến 125 bãi biển có thể quy hoạch xây dựng cho du lịch biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp, nỗi tiếng như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quãng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu, Long Hải (Vũng Tàu), Hà Tiên (Kiên Giang). Ngoài ra trên vùng biển Việt Nam còn có gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ với cảnh quan hấp dẫn và là tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch biển. SUN: Mặt trời, tắm nắng. Đối với du khách, mặt trời là một yếu tố quan trọng cho họ không chỉ để tắm biển mà còn tắm nắng. Đặc biệt là những du khách ở những miền hàn đới, ôn đới. Việt Nam ở vùng nhiệt đới khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, có nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm từ 220 C đến 270 C, nhiệt bức xạ trung bình năm đạt 100 Kcal/cm2. Với điều kiện khí hậu ôn hòa, mặt trời chiếu sáng hầu như quanh năm tạo lực hấp dẫn đối với du khách quốc tế Châu Âu, Châu Mỹ đến du lịch. SHOP: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm. Mua sắm là nhu cầu thực tế của du khách trong quá trình đi du lịch. Ở Việt Nam có các mặt hàng lưu niệm đặc sắc và gây ấn tượng đối với du khách như sản phẩm sơn mài, điêu khắc gỗ, đá, nón lá, thổ cẩm… SEX (or SAND): Hấp dẫn, khiêu gợi (hay bãi cát tắm nắng). Chữ Sex trong du lịch thể hiện tính khêu gợi, hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Trong hoạt động du lịch của một số quốc gia đã xuất hiện Sex Tour, đặc biệt ở Thái Lan, ngành du lịch tình dục phát triển khá mạnh. Quan điểm của các nhà lãnh đạo Tổ chức du lịch thế giới và các quốc gia không đồng tình và không ủng hộ hoạt động tình dục, đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để giảm dần và đi đến xóa bỏ hoạt động tình dục. Yếu tố Sand (bãi cát) tác động tích cực đến hoạt động du lịch, những bãi cát mịn màng tạo đều kiện thu hút du khách. 1 .1.4.2. Mô hình 3H 9
- H ERITARE: Di sản văn hóa, di sản truyền thống dân tộc. Di sản văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật là những yếu tố đặc sắc, quan trọng của tài nguyên nhân văn của thế giới và mỗi quốc gia, nó tạo ra lực hấp dẫn rất lớn đối với du khách nội địa và quốc tế. HOSPITALITY: Lòng hiếu khách, khách sạn, nhà hàng. Lòng hiếu khách, những dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng là những yếu tố rất quan trọng để cấu thành sản phẩm du lịch. Lòng hiếu khách thể hiện qua sự giao tiếp giữa du khách với cán bộ, nhân viên du lịch, giữa du khách với cư dân địa phương sẽ làm tăng thêm sự hài lòng và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Khách sạn, nhà hàng đáp ứng nhu cầu lưu trú và ăn uống của du khách trong quá trình đi du lịch. HONESTY: Tính lương thiện. Kinh doanh du lịch muốn thành công thì phải lấy chữ “ Tín” làm đầu, phải tạo được sự tin cậy vững chắc của du khách vào chất lượng của sản phẩm du lịch để họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm du lịch mà họ tin tưởng. 1 .1.3 .3. Mô hình 6S Là mô hình kết hợp sản phẩm du lịch của cộng hòa Pháp bao gồm 6 chữ S: : Vệ sinh. Sanitaire : Sức khỏe. Santé : An ninh trật tự xã hội. Sécuríté : Thanh thản. Serenníté : Phục vụ, phong cách phục vụ. Service Satisfaction: Sự thõa mãn (hài lòng). SANITAIRE: Vệ sinh. Vệ sinh là một tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng trong chất lượng của sản phẩm du lịch, nó bao gồm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh môi trường trong không khí, nước, vệ sinh đường phố và các điểm tham quan… SANTÉ: Sức khỏe. Du khách đi du lịch với mục đích phục hồi sức khỏe sau thời gian lao động căng thẳng và mệt nhọc. Các loại hình du lịch góp phần phục hồi và làm tăng sức 10
- khỏe cho du khách bao gồm du lịch thể thao, chữa bệnh và nghỉ dưỡng, ngoài ra trong các khách sạn còn có dịch vụ như tắm hơi, Massage. SÉCURITÉ: An ninh trật tự xã hội. Để đảm bảo cho du lịch phát triển thì một trong những yếu tố quan trọng là sự ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội của nơi du lịch. Chế độ chính trị và an ninh ổn định đảm bảo sự an toàn tính mạng, tinh thần của cải vật chất cho du khách. SERENITÉ: Sự thanh thản. Đại đa số du khách đi du lịch với mục đích hưởng thụ, đi tìm sự thanh thản, thư giãn cho tinh thần. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ làm cho con người rơi vào tình trạng căng thẳng, cuộc sống trong môi trường đô thị với sự ô nhiễm gia tăng nh ư khói bụi, tiếng ồn khiến cho con người muốn tìm về với thiên nhiên, rừng núi, đồng quê để tận hưởng những giây phút yên bình, để thư giãn, để nghỉ ngơi. SERVICE: Dịch vụ, phong cách phục vụ. Sản phẩm du lịch chủ yếu là những dịch vụ như dịch vụ khách sạn, dịch vụ thủ tục đăng ký, xuất nhập cảnh, dịch vụ vận chuyển. Chính vì vậy mà trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên du lịch phải giỏi, tốt mới đáp ứng ở mức độ cao nhu cầu của du khách. SATISFACTION: Sự thỏa mãn. Mục đích chính của chuyến đi du lịch là để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người. Do vậy sự thỏa mãn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả các dịch vụ, vào phong cách phục vụ của những người làm trong ngành du lịch. 1 .1.4 . Đặc tính của sản phẩm du lịch 1 .1.4 .1. Tính tổng hợp Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa chính trị, giao lưu quốc tế. Bên cạnh đó nhu cầu của du khách hết sức phong phú, đa dạng, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn. Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó bao gồm 11
- sản phẩm vật chất và phi vật chất. Mặt khác tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và nhiều bộ phận. Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành quy hoạch du lịch toàn diện. 1 .1.4 .2. Tính không dự trữ Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự trữ” như sản phẩm vật chất khác nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho. Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định, nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thực hiện được giá trị của nó, thiệt hại gây nên không bù đắp được. Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề, “Khách hàng là thượng đế”. 1 .1.4 .3. Tính không dịch chuyển Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và không gian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất khác nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở nơi khác. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm. Do tính không thể dịch chuyển của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện qua việc thông tin sản phẩm. Vì vậy công tác tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách. 1 .1.4 .4. Tính dễ dao động Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, mặc dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch. 12
- Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác qui hoạch du lịch, thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố. 1 .1.4 .5. Tính thời vụ Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ, nguyên nhân là do sản phẩm du lịch khá ổn định trong thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung_ cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. 1 .2. Các khái niệm khác 1 .2.1.Khái niệm về du lịch Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch: Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Officail Travel Orangizition- IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…” Theo I.I Pirogionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. 1 .2.2 . Khái niệm về du khách Nhà kinh tế học người Anh (Ogilvie) cho rằng: “Khách du lịch là tất cả những người thõa mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà không kiếm tiền ở đó”. Còn theo nhà xã hội học Cohen: “Khách du lịch là một người tự nguyện rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định, với mong muốn được giải trí, khám phá những điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”. 1 .2.2.1. Phân loại du khách 13
- 1 .2.2.1.1. Phân theo phạm vi lãnh thổ Du khách quốc tế. Du khách quốc tế là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. Du khách quốc tế là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trường, đi công tác,chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi... Du khách nội địa. Du khách nội địa là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. 1 .2.2.1.2. Phân theo loại hình du lịch Du khách du lịch sinh thái: được chia ra làm 3 loại cụ thể: Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh: đa số là thanh niên đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ sở lưu trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm. Khách du lịch sinh thái an nhàn: du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên, đi du lịch theo nhóm, ở khách sạn hạng sang, ăn uống ở nhà hàng sang trọng, yêu thích du lịch thiên nhiên và săn bắn. Khách du lịch sinh thái đặc biệt: bao gồm những du khách có lứa tuổi từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, đi tour đặc biệt, thích di chuyển, thích tự nấu ăn và thu hoạch kiến thức khoa học. Du khách du lịch văn hóa: được phân chia thành 2 loại: Du khách du lịch văn hóa đại trà thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần du khách. Du khách du lịch văn hóa chuyên đề bao gồm những du khách có trình độ hiểu biết về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, nghệ thuật, đi du lịch nghiên cứu. 1 .2.3 . Khái niệm du lịch sinh thái Trong hội thảo về xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 09 năm 1999, Tổng cục du lịch đã đưa ra một định nghĩa thống nhất về du lịch sinh thái của Việt Nam như 14
- sau: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. 1 .2.4 . Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên sự đa dạng về điều kiện sinh thái tự nhiên, sự phong phú của các làng nghề truyền thống và nét văn hóa đặc sắc của các cư dân bản địa tại những điểm đến. Tham gia loại hình du lịch này du khách được đến với cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống của người dân. Loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích các cộng đồng cư dân tại nơi khách đến tham gia váo các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một phần những khó khăn trong đời sốn g vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu đựng, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. 1 .2.5 . Khái niệm cơ sở lưu trú Cơ sở lưu trú là những cơ sở kinh doanh về buồng_ phòng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort), motel, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, nhà chòi, bãi cắm trại cho thuê, tàu thuyền du lịch. Trong đó, khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu. 1 .2.6 . Khái niệm điểm du lịch Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch (bình thường hoặc hấp dẫn), có khả năng phục vụ và thu hút khách. 1 .2.7 . Khái niệm tuyến du lịch Tuyến du lịch là lộ trình kết nối các diểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách. 1 .2.8 . Khái niệm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người… có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người; là những yếu tố cơ 15
- bản để hình thành sản phẩm dịch vụ du lịch, hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA TỈNH CÀ MAU 2 .1. Khái quát về tỉnh Cà Mau 2 .1.1. Vị trí địa lý: Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam có tọa độ địa lý trong khoảng từ: Điểm cực Nam 80 30’ vĩ độ Bắc (xã Viên An huyện Ngọc Hiển). Điểm cực Bắc 90 33’ vĩ độ Bắc (xã Biển Bạch huyện Thới Bình). Điểm cực Đông 1050 24’ kinh Đông (xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi). Điểm cực Tây 1040 43’ kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển). Với ba mặt giáp biển: phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63km), phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu (75km). Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, nằm trên đường 16
- quốc lộ 1A, cách Hà Nội 2085km, cách Th ành phố Hồ Chí Minh 370km, cách Thành phố Cần Thơ 180km về phía Nam. Nằm ở khu vực trung tâm trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh cũng nằm trong hành lang kinh tế của chương trình hợp tác tiểu vùng sông MêKông mở rộng, với trục giao thông xương sống từ Hà Tiên (cửa khẩu Xà Xí)_ quốc lộ 63_ Cà Mau_ Năm Căn_ Đất Mũi. 2 .1.2 . Diện tích: Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên là 5.211km2, bằng 13,1% diện tích vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Ngoài phần đất liền, tỉnh còn có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc, diện tích xấp xỉ 5km2. Hằng năm Mũi Cà Mau bồi ra biển từ 80m đến 100m; bờ biển phía Đông từ cửa sông Gành Hào đến vùng c ửa sông Rạch Gốc bị sói lở, có nơi mỗi năm trên 20m. Cà Mau có bờ biển dài 254km, rộng trên 71.000km2. Tiếp giáp với vùng biển các nước: Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và thủy hải sản… 2 .1.3 . Dân số: Dân số tính đến cuối năm 2007 của tỉnh là 1.241.000 người, bằng 7% dân số vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và bằng 1,47 % dân số cả nước. Có khoảng 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm 97,16%), tiếp đến là dân tộc Khmer (chiếm 1,86%), còn lại là người Hoa (0,95%) và các dân tộc ít người khác. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 230 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước và các tỉnh trong khu vực. Tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/năm; tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. 2 .2. Tài nguyên du lịch 2 .2.1. Tài nguyên tự nhiên 2 .2.1.1. Địa hình: 17
- Cà Mau có địa hình thấp, bãi biển dài, tạo cho Cà Mau có đặc điểm là vùng đất ngập nước, có độ cao so với mặt nước biển thấp, mặt đất khá bằng phẳng (cao trung bình 0,6m-1,5m so với mặt n ước biển). Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa, trong đó vùng đ ất có diện tích khá lớn thường xuyên bị ngập nước. Ngoài đất ngập mặn, đất phèn và than bùn, Cà Mau có diện tích lớn đất bãi bồi màu mỡ, có giá trị cao đối với việc phát triển các vườn cây ăn trái phục vụ phát triển du lịch miệt vườn. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc sang Tây Nam, luôn luôn bị chi phối bởi thủy triều của biển và ngập nước vào mùa mưa. Hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều cửa sông lớn thông ra biển như: Sông Đốc, Bồ Đề, Gành Hào. Do địa hình Cà Mau là biển ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành đặc điểm đất trồng, có rất nhiều đơn vị đất trồng nhiễm mặn và hình thành các hệ sinh thái đặc thù như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn (rừng đước), rừng ngập nước chua phèn (rừng tràm)…Đồng thời đây cũng là thế mạnh của tỉnh so với các tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Địa hình tự nhiên của Cà Mau không đồng nhất, có sự phân hóa theo thời gian. Sự khác biệt giữa các tổng thể tự nhiên tạo sự phân hóa lãnh thổ theo không gian. Phần đất liền được chia ra thành ba cảnh quan tự nhiên: cảnh quan trũng phèn phía Bắc tỉnh, cảnh quan trung tâm tỉnh, cảnh quan ven biển phía Nam và Đông Nam tỉnh. Mỗi cảnh quan có đặc điểm riêng, có kh ả năng riêng. 2 .2.1.2. Khí hậu: Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang tính đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao. Cùng chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ: trung bình vào khoảng 26-270 C, thấp hơn so với các tỉnh khác trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong năm, nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 4 với nhiệt độ trung bình là khoảng 27,60 C. Nhiệt độ thấp nhất rơi vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình là khoảng 250 C. Với điều kiện như vậy thì rất thuận lợi trong 18
- các hoạt động nông nghiệp, cũng như các hoạt động khác như du lịch (vì không nóng lắm cũng không lạnh lắm, nhiệt độ vừa phải). Độ ẩm: Cà Mau có lượng mưa lớn nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng mưa các năm luôn trên 2.300mm, có năm trên 3.400mm. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 85,6%, những tháng vào mùa khô có độ ẩm tương đối thấp. Gió: Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Gió mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 9 là hướng gió Tây và Tây Nam chiếm 70%-80%. Gió mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là hướng gió đông, với tần suất trung bình 43%, còn có gió Đông Bắc với tần suất hơn 30%, gió Đông Nam với tần suất từ 23-33%, gió Bắc hơn 20%. 2 .2.1.3. Thủy, Hải văn: Có vị trí địa lý đặc biệt với hơn 250km đường bờ biển, Cà Mau là tỉnh duy nhất trong cả nước chịu ảnh hưởng chi phối của hai chế độ triều khác nhau: bán nhật triều ở biển Đông và nhật triều không điều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn (3-3,5m vào các ngày triều cường và từ 180-220cm vào các ngày triều kém). Triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất là 1m. Tại của sông Ông Đốc mực nước cao nhất +0,85m đến +0,95m, xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11; mực nước thấp nhất -0,4m đến +0,5m, xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5. Hệ thống sông ngòi của Cà Mau khá dày đặc. Bênh cạnh một số con sông khá lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Gành Hào, Sông Đốc, Sông Trẹm…Cà Mau còn có chung đặc điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là có mạng lưới sông ngòi, kênh gạch chằng chịt và chính mạng lưới này của tỉnh có vị trí quan trọng trong giao thông thủy và phát triển kinh tế. Thống kê cho thấy trên địa bàn tỉnh có 11 con sông lớn với chiều dài của sông dài nhất là 416km. Lớn nhất là sông Tam Giang, dài 58km, sâu 20m và nhỏ nhất là sông Bạch Ngưu dài 30km… Cà Mau còn có nhiều hồ đầm, các hồ nước mặn ven sông, ven biển được giữ nước để nuôi trồng thủy hải sản. Đó là những hồ đầm nhân tạo. Đầm tư nhiên là Đầm Thị Tường, đầm dài 7km, rộng 1-2km, ngoài việc cung cấp thủy sản, đầm c òn là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh. Nước sử dụng ở Cà Mau có 3 dạng: nước mưa, nước ngầm và nước ở sông ngòi kênh rạch. Nước mưa và nước ngầm là 2 nguồn nước sử dụng chính trong sinh 19
- hoạt của người dân Cà Mau, chất lượng nước ngầm khá tốt và phong phú với bảy tầng chứa nước. Trong đó, năm tầng từ tầng 2 đến tầng 6 là các tầng chứa nước mềm không bị nhiễm mặn. Tổng lượng nước ngầm khai thác khoảng hơn 17 vạn m3/ngày đêm bằng 1/30 trữ lượng tiềm năng. Nước sông ngòi kênh rạch là nguồn nước dồi dào, phổ biến ở Cà Mau vì tổng chiều dài sông rạch trong tỉnh khoảng 7000km chiếm 3,02% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Ở khu vực đô thị n ước phục vụ cho giao thông đường thủy, điều hòa khí hậu…Còn ở nông thôn n ước chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là nguồn nước bổ sung cho nước ngầm ở Cà Mau. 2 .2.1.4. Thực, động vật: Tài nguyên rừng: Rừng Cà Mau chủ yêu là rừng rừng ngập mặn ven biển có giá trị to lớn về mặt sinh học, kinh tế và môi trường. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% tổng diện tích rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau còn có một diện tích lớn khoảng hơn 35.000ha rừng tràm phát triển trên đất phèn thuộc địa phân các huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời, là khu rừng có giá trị lớn, thuộc loại rừng quý của quốc gia và thế giới, rừng tràm giữ nguồn n ước ngọt, hạn chế phèn, là nơi cư trú của nhiều loài động vật và cá đồng. Trên các đảo ngoài khơi của tỉnh còn có một diện tích xấp xỉ 600ha rừng nhiệt đới gió mùa c ận xích đạo hải dương. Rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà Mau có năng suất sinh học cao nhất trong tất cả các rừng tự nhiên. H ệ thực vật: Thảm thực vật Cà Mau phong phú và đa dạng hơn so với các tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nó bao gồm: Thảm rừng ngập mặn (có khoảng 101 loài, ví dụ như: đước, mắn, sú, vẹt, cốc, bần, chà là). Cây chủ đạo là đước hay còn gọi là rừng đước. Thảm thực vật úng phèn (rừng tràm), đại diện cho hệ sinh thái này là rừng tràm đặc dụng Vồ Dơi_U Minh (trong 7 quần hợp thực vật úng phèn cọ quần hợp tràm chiếm ưu thế: tràm, dớn, choại trên đất than bùn, tràm sậy trên đất sét, tràm năng trên vùng trũng phèn nhiều). Thảm thực vật trên vùng đất canh tác gồm nhiều quần hợp xen kẽ với cây trồng, phân tán trong khu vực canh tác dưới dạng cỏ dại, đặc trưng cho từng loại 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: "Phân tích,đánh giá thực trạng quảng cáo Việt Nam hiện nay"
14 p | 3081 | 319
-
Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An
89 p | 1458 | 247
-
Luận văn "Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị"
24 p | 430 | 124
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
83 p | 267 | 65
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 148 | 43
-
Luận văn: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian qua
85 p | 204 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm: Đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 2020
108 p | 72 | 27
-
Tóm tắt luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần phát triển kinh tế, xã hội các huyện miền núi
54 p | 142 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
84 p | 120 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà tĩnh
80 p | 117 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang
77 p | 53 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn các huyện ngoại thành của Hà Nội
18 p | 73 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
82 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, giai đoạn 2015 - 2017
86 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại và khuyến nghị một số giải pháp nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở xã Thịnh Hung huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái
111 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống HTXNN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
118 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện An Phú, tỉnh An Giang
105 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Hòa Vang
109 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn