Luận văn: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN N
lượt xem 32
download
Tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại là sự nhạy cảm, tính dễ bị đổ vỡ của chúng trước các cú sốc nội sinh và ngoại sinh của nền kinh tế. Hay nói cách khác, tình trạng dễ tổn thương là tình trạng tài chính thiếu ổn định và thiếu an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ổn định là trạng thái duy trì hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, thất thường và sự ổn định trong quá trình phát triển. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN N
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
- MỤC LỤC Chương 1. Lý luận tổng quan về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại................ 1 1.1 Khái niệm về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại ................................ ......... 1 1.2 Nguyên nhân của tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại ................................ ... 1 1.3 Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại ...................... 4 1.3.1 Các nhân tố nội sinh ................................ ................................ ................................ ....... 4 1.3.1.1 Rủi ro thanh khoản – sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có ......................... 4 1.3.1.2 Rủi ro tín dụng - Sự quản lý và giám sát tín dụng ................................ .................. 5 a. Tỷ lệ nợ xấu ................................ ................................ ................................ .................... 7 b. Tỷ lệ nợ quá hạn ................................ ................................ ................................ ............. 8 c. Hệ số rủi ro tín dụng ................................ ................................ ................................ ....... 8 d. Phương pháp đánh giá rủi ro – VAR ................................ ................................ .............. 8 1.3.1.3 Khả năng quản trị, điều hành và rủi ro đạo đức ................................ ...................... 9 1.3.1.4 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ................................ ................................ ..... 10 1.3.1.5 Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại ................................ .......................... 10 1.3.2 Các nhân tố ngoại sinh ................................ ................................ ................................ . 11 1.3.2.1 Rủi ro của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế ................................ ... 11 1.3.2.2 Rủi ro môi trường pháp lý................................ ................................ ..................... 11 1.3.2.3 Rủi ro về giá ................................ ................................ ................................ .......... 11 a. Rủi ro lãi suất ................................ ................................ ................................ ............... 11 b. Rủi ro tỷ giá hối đoái ................................ ................................ ................................ .... 12 1.3.2.4 Rủi ro hệ thống khác ................................ ................................ ............................. 14 1.4 Nội dung tính dễ tổn thương – các tiêu chuẩn trên thế giới và Việt Nam để đánh giá mức độ tổn thương của các ngân hàng thương mại................................ ................................ ..................... 15 1.4.1 Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ................................ 15 1.4.1.1 Ổn định trong huy động vốn ................................ ................................ ................. 15 1.4.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay ................................ ................................ .......... 17 1.4.2 Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại................................ . 18 1.4.2.1 Đánh giá theo các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel I và II ................................ .. 18 a. Basel I ................................ ................................ ................................ ........................... 18 b. Basel II ................................ ................................ ................................ ......................... 19 1.4.2.2 Đánh giá theo các qui định tại Việt Nam ................................ .............................. 24 a. Quyết định số 457 qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ...... 24 b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ................................ ................................ ................................ .............. 26 Kết luận chương 1 ................................ ................................ ................................ ............................ 29
- Chương 2. Các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại................................ ................................ ................................ ........ 30 2.1 Xem xét tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính M ỹ 30 2.1.1 Sơ lược về cuộc khủng hoảng Mỹ ................................ ................................ ................ 30 2.1.2 Những tổn thương của các ngân hàng M ỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính – Đánh giá theo mô hình CAMELS ................................ ................................ ................................ ........ 30 2.1.2.1 Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy) ................................ .............................. 34 2.1.2.2 Chất lượng tài sản có (Asset Quality) ................................ ................................ ... 35 2.1.2.3 Quản lý (Management) ................................ ................................ ......................... 37 2.1.2.4 Lợi nhuận (Earnings) ................................ ................................ ............................ 38 2.1.2.5 Thanh khoản (Liquidity) ................................ ................................ ....................... 39 2.1.2.6 Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk) ................... 40 2.1.3 Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Mỹ cho các ngân h àng ................................ ........ 41 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để hạn chế tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại ................................ ................................ ................................ ................................ ..... 44 2.2.1 Áp dụng các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc ................................ ... 44 2.2.2 Cách hạn chế tính dễ tổn thương của các NHTM thông qua các biện pháp quản trị rủi ro tại một số nước trên thế giới ................................ ................................ ................................ .. 45 Kết luận chương 2 ................................ ................................ ................................ ............................ 48 Chương 3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ................................ ................................ ................................ .................. 49 3.1 Đôi nét về thị trường ngân hàng Việt Nam hậu WTO ................................ ........................ 49 3.1.1 Đôi nét về nền kinh tế Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO ................................ ...... 49 3.1.2 Thị trường ngân hàng việt Nam hậu WTO ................................ ................................ .. 49 3.2 Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo các tiêu chuẩn định lượng ................................ ................................ ................................ 51 3.2.1 Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân h àng thương mại ................................ 51 3.2.1.1 Ổn định trong huy động vốn ................................ ................................ ................. 51 3.2.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay ................................ ................................ .......... 55 3.2.1.3 Ổn định trong thu nhập ................................ ................................ ......................... 58 3.2.2 Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại................................ . 60 3.2.2.1 Về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn ................................ ................................ ......... 60 3.2.2.2 Phân loại và đánh giá về nợ xấu của các ngân hàng ................................ ............. 64 Kết luận chương 3 ................................ ................................ ................................ ............................ 67 Chương 4. Các giải pháp nhằm khắc phục tính dễ tổn th ương của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ................................ ................................ ............ 68 4.1 Quản lý điều hành và Chính sách của Chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam ............. 68 4.1.1 Đối với chính phủ ................................ ................................ ................................ ......... 68
- 4.1.2 Đối với NHNN Việt Nam ................................ ................................ ............................ 69 4.2 Bên trong các ngân hàng - Tái cấu trúc hoạt động của ngân h àng thương mại ................... 71 4.2.1 Chiến lược về nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ ................................ ................................ .......... 71 4.2.2 Hoạt động quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng................................ ............... 72 4.2.3 Chiến lược chính sách nguồn nhân lực ................................ ................................ ........ 73 4.2.4 Minh bạch hoá tài chính ................................ ................................ ............................... 74 4.2.5 Hệ thống công nghệ thông tin ................................ ................................ ...................... 75 4.2.6 Chế độ bảo hiểm tiền gửi ................................ ................................ ............................. 75 4.2.7 Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro theo khung VAR ................................ ................ 76 4.3 M&A – Hướng đi cho các ngân hàng trong tương lai gần ................................ .................. 77 4.4 Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế ................................ ................................ ...... 78 Kết luận chương 4 ................................ ................................ ................................ ............................ 79 Kết luận ................................ ................................ ................................ ................................ ............. 80
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ACB NHTM cổ phần Á Châu. Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. AIG Tập đoàn bảo hiểm American International Group. BCBS Basel Committee on Banking Supervision: Ủy Ban Basel Giám sát ngành Ngân hàng. BHTG Bảo hiểm tiền gửi. BIDV Bank of Investment and Development of Vietnam: Ngân hàng Đ ầu tư và phát triển Việt Nam. BIS Bank for International Settlements: Ngân hàng thanh toán quốc tế. CAMELS Mô hình đánh giá ngân hàng CAMELS. CAR Capital Adequacy Ratio: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. CĐKT Cân đối kế toán. CFTC Commodity Futures Trading Commission: Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn. CIC Credit Information Center: Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng của NHNN. CPI Center for Public Integrity: Trung tâm Liêm chính Công của Mỹ. FDI Foreign Direct Investment: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDIC Federal Deposit Insurance Corporation: Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang. FED Federal Reserve System: Cục dự trữ Liên bang Mỹ. GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội. IRB Internal Rating Based Approach: Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. IMF International Monetary Fund: Quỹ Tiền tệ quốc tế. MDB Multilateral development bank: Ngân hàng Phát triển Đa phương. MBS Mortgage – Backed Securities: Chứng khoán nợ thế chấp. M&A Mergers And Aquisitions: Mua bán vá sáp nh ập. NIM Net Interest Margin: Hệ số chênh lệch lãi thuần. NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam. NHTM Ngân hàng thương mại. NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần. NHTW Ngân hàng Trung ương. Oceanbank NHTM cổ phần Đại Dương. PSE Public sector entity: Đơn vị thuộc khu vực công. QIS Quality Information System: Hệ thống thông tin chất lượng. RWA Risk – weighted Assets: Tài sản tính theo rủi ro gia quyền. SMEs Small and Medium Enterprises: Doanh nghiệp vừa và nhỏ. SEC Securities & Exchange Commission: Ủy ban chứng khoán Mỹ.
- Sacombank NHTM cổ phần Sài Gòn thương tín. SHB NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội. Saigonbank NHTM cổ phần Sài Gòn. TCTD Tổ chức tín dụng. Techcombank NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam. VAR Value At Risk: Giá trị chịu rủi ro. Vietcombank NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Vietinbank NHTM cổ phần Công thương Việt Nam. WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới. WB Word Bank: Ngân hàng thế giới. WaMu Washington Mutual Inc.
- 1 Chương 1. Lý luận tổng quan về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 1.1 Khái niệm về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại là sự nhạy cảm, tính dễ bị đổ vỡ của chúng trước các cú sốc nội sinh và ngoại sinh của nền kinh tế . Hay nói cách khác, tình trạng dễ tổn thương là tình trạng tài chính thiếu ổn định và thiếu an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ổn định là trạng thái duy trì hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, thất thường và sự ổn định trong quá trình phát triển. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất l ượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. An toàn là trạng thái không bị tác động nguy hiểm từ mọi phía, từ phía các tác động b ên trong cũng như bên ngoài. Có thể nói ổn định là điều kiện cần thì an toàn chính là điều kiện đủ cho quá trình phát triển vững mạnh của các hệ thống tài chính. Nói một cách rõ ràng hơn thì tính dễ tổn thương là trạng thái các tài sản (tài sản nợ, tài sản có và tài sản ròng) dễ bị rơi vào trạng thái không ổn định, không an toàn trong khủng hoảng, khiến các ngân hàng mất đi trạng thái bền vững và không thể phát triển các hoạt động kinh doanh dẫn tới sự đổ vỡ. Tính dễ tổn thương là một đặc điểm thuộc về bản chất nên luôn hiện diện trong các hoạt động ngân hàng vì các ngân hàng có hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở niềm tin, đó chính là nguồn gốc cho tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại. Để hạn chế tính dễ tổn thương trong các ngân hàng thương mại, chúng ta cần phải sử dụng các biện pháp giữ cho các tài sản của ngân hàng luôn luôn ổn định, an toàn và được vững mạnh. Thiết lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả đối với các nguy cơ nội sinh cũng như ngoại sinh của nền kinh tế như tăng cường hệ thống công nghệ và thông tin, ứng dụng các biện pháp tăng cường quản trị rủi ro cũng như nâng cao năng lực quản lý, kiểm định... Từ đó, ta có thể tránh được tình trạng khủng hoảng cho các ngân hàng và cho cả nền kinh tế. 1.2 Nguyên nhân của tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Nguyên nhân sâu xa của tính dễ tổn thương là do bản chất của các định chế tài chính. Cũng có thể nói rằng tính dễ tổn thương là sự tổ hợp của nhiều nhân tố nội sinh như sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có, khả năng điều hành, quản trị rủi ro và đặc biệt là sự hoạt động dựa trên niềm tin.
- 2 Ngân hàng là một định chế trung gian tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, nó điều tiết nguồn vốn từ những nơi thiếu vốn đến những nơi cần vốn . Chính vì hoạt động chính này, để có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận, các ngân hàng ngày càng phớt lờ đi các tiêu chuẩn về thẩm định chất lượng các khoản cho vay của mình , chính điều đó tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ, tạo sự mất cân bằng và dễ gây ra sụp đổ cho các ngân hàng. Ngoài ra, mỗi ngân hàng lại có các chính sách tín dụng riêng biệt do Ba n Quản trị đề ra, chính sự quản trị thiếu kiểm soát và cân nhắc đã và sẽ mang đến những nguy hiểm cho các ngân hàng này . Đặc điểm nổi bật nhất và không thể tách rời của các định chế tài chính nói chung hay ngân hàng nó i riêng đó là sự hoạt động dựa trên niềm tin, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và các cá nhân quan hệ với nhau dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau nên khi sự tin tưởng này không còn thì sẽ xảy ra những điều vô cùng tồi tệ, có thể kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của cả hệ thống tài chính . Mức độ tin cậy của các ngân hàng có thể được đánh giá dựa trên độ lành mạnh và an toàn về tài chính được đánh giá trong quá trình hoạt động kinh doanh, hiện nay thường được đánh giá qua hạng mức tín nhiệm và nhiều chỉ tiêu khác. Còn sự hoạt động dựa trên niềm tin là khả năng “bị tổn thương”, như là việc cấp tín dụng và tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ vốn và lãi vay..., mang tính chất tiềm ẩn và luôn luôn tồn tại, không thể loại trừ mà chỉ có thể hạn chế tuỳ vào chính sách tín dụng cũng như khả năng quản trị của mỗi ngân h àng. Nếu nói về các cú sốc ngoại sinh của nền kinh tế, ta có thể nhắc đến môi trường kinh tế mà các ngân hàng này tồn tại như môi trường pháp lý, chính sách vĩ mô… hay đôi khi chính là hiệu ứng “domino” phát sinh và lan truyền mỗi khi có một sự kiện xuất hiện từ chính các định chế tài chính này. Môi trường pháp lý và chính sách vĩ mô là hai yếu tố cực kỳ quan trọng, chúng thể hiện suy nghĩ của những người làm chính sách định hướng cho nền kinh tế . Các tổ chức kinh tế có hoạt động dễ dàng và hiệu quả hay không là do những yếu tố này chi phối , tiếp đó mới là sự lan truyền trong hệ thống các định chế tài chính.
- 3 Rủi ro Rủi ro Rủi ro hệ của quá môi Rủi ro về thống trình hội trường giá khác nhập pháp lý Khả năng Sự hợp Rủi ro Hệ thống Rủi ro tín quản trị tác giữa thanh kiểm soát dụng và rủi ro các khoản nội bộ đạo đức NHTM
- 4 1.3 Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 1.3.1 Các nhân tố nội sinh 1.3.1.1 Rủi ro thanh khoản – sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về giá cả. Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản l à rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc v ì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt. Sự mất cân đối giữa tài sản nợ (Tài sản nợ của ngân hàng gồm: nguồn vốn huy động được, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác) và tài sản có (Tài sản có của ngân hàng gồm: tiền mặt, nguồn tín dụng, tiền gửi ở các ngân h àng khác, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác) là trạng thái chênh lệch, không cân đối giữa nguồn vốn huy động được và cho vay trên thị trường, giữa dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn d ùng để cho vay trung, dài hạn. Việc cơ cấu tài sản nợ và tài sản có phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy r a, đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân h àng thương mại. Nếu các ngân hàng thương mại để xảy ra trạng thái mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có thì ngân hàng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản. Một khi rủi ro thanh khoản của ngân hàng cao thì rủi ro đỗ vỡ của ngân hàng cũng sẽ cao vì vậy thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng:1 - Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu t ư có kỳ hạn. - Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động h àng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Nền tảng cơ bản cho hoạt động của ngân hàng đó là lòng tin của người gửi tiền, nếu người gửi tiền không còn niềm tin vào các hoạt động của ngân hàng nữa thì việc đỗ vỡ của hệ thống ngân hàng thương mại là điều không tránh khỏi. Thanh khoản ảnh 1 Theo taichinh24h.com
- 5 hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh khoản kém, chứ không phải l à chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. 1.3.1.2 Rủi ro tín dụng - Sự quản lý và giám sát tín dụng Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.2 Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định m à ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi tr ường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. Rủi ro khách quan do môi trường kinh doanh là rủi ro mang tính chất hệ thống nên sẽ được đề cập ở phần sau. Ở đây, chúng ta sẽ tập trung nói về rủi ro tín dụng có nguyên nhân chủ quan từ người vay và ngân hàng (sự quản lý và giám sát tín dụng). Rủi ro từ người đi vay: - Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân h àng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, li ên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác. - Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. - Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập 2 Trích Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
- 6 các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, th ường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Rủi ro từ phía ngân hàng: Trước hết phải nói đến các ngân hàng còn thiếu một chính sách tín dụng nhất quán, chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn… Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể được khái quát cơ bản dưới đây: - Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. - Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích. - Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay. - Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng. - Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ. Các ngân h àng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách h àng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin m à NHTM yêu cầu.
- 7 - Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân h àng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng. Ngoài ra việc lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng của cán bộ ngân hàng cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. - Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động v à nguồn vốn sử dụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều; hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy vốn ngắn hạn cho vay trung d ài hạn quá mức quy định. - Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ch ưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất l ượng khoản vay. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các chỉ tiêu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại ở khía cạnh rủi ro tín dụng: a. Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là khoản cho khách hàng vay mà khoản nợ này đang ở tình trạng dưới tiêu chuẩn, có khả năng không thu được đầy đủ lãi vay và vốn gốc hoặc có khả năng mất vốn. Đối với các khoản nợ xấu buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro hoặc khi khoản nợ này không thu hồi được đầy đủ đều làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời nó cũng làm cho ngân hàng bị giảm sút uy tín, thậm chí có thể làm cho ngân hàng bị khủng hoảng khi các khoản nợ xấu trở n ên quá lớn. Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là những khoản nợ mang các đặc trưng : - Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân h àng khi các cam kết này đã hết hạn. - Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi. - Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi. - Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. ỷ ệ ợ ấ ( %) = × % ợấ ổ ượ
- 8 b. Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn được hiểu một cách đơn giản đó là khoản nợ đến hạn mà khách hàng không thanh toán đủ tiền gốc và tiền lãi cho ngân hàng. Có thể nói nợ quá hạn là một dạng nợ xấu, và cũng giống như các khoản nợ xấu, các khoản nợ quá hạn cũng buộc các ngân h àng phải trích lập dự áạ á ạ ( %) = × % phòng và cũng làm tăng tính dễ tổn thương cho các ngân hàng. ượ ỷệ ợ ổ ượ c. Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong t ài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. í ( %) = × % à ó ổ ượ ệốủ ụ ổ ả ệ Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 03 nhóm : - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng d ư nợ cho vay của ngân hàng. d. Phương pháp đánh giá rủi ro – VAR VAR là một phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ toán học v à thống kê. Một cách tổng quát, VAR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với một mức xác suất cho tr ước (thường gọi là độ tin cậy), VAR được xác định theo cách này được gọi là VAR tuyệt đối. Tuy nhiên, nhằm mục đích xác định vốn kinh tế mà ngân hàng cần nắm giữ, VAR thường được xác định bằng chênh lệch giữa tổn thất ngoài dự tính và tổn thất dự tính, trong đó tổn thất dự tính và tổn thất ngoài dự tính được xác định từ phân phối tổn thất trong tương lai của ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, tổn thất dự tính được xem như là một loại chi phí, loại chi phí này thể hiện bản chất của kinh doanh tín dụng là kinh doanh rủi ro. Các ngân hàng thường trích lập dự phòng để bù đắp loại chi phí này. Chính vì vậy, Basel II đã đề xuất
- 9 loại bỏ quỹ dự phòng này trong công thức tính toán vốn cấp 2 (Tier 2 Capital). Vốn chỉ đ ược nắm giữ để bù đắp cho phần tổn thất ngoài dự tính, và đây chính là phần được xác định tương ứng với VAR. VAR tương đối dễ hiểu về mặt khái niệm, tuy nhiên khá phức tạp khi triển khai thực hiện, đặc biệt trong đo lường rủi ro tín dụng. Vì phần lớn các khoản vay được cấp bởi các ngân hàng không được mua bán trên thị trường thứ cấp, các dữ liệu cần thiết giúp cho việc ước lượng phân phối tổn thất tín dụng trong tương lai hầu như rất hạn chế. Để giải quyết khó khăn này, hầu hết các cách tiếp cận mô hình rủi ro tín dụng đều dựa trên một vài giả thiết nhất định cũng như các l ý thuyết kinh tế để mô phỏng phân phối tổn thất tín dụng, từ đó xác định VAR tín dụng. Hầu như các ngân hàng ở các nước phát triển đều áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng, thế nhưng các mô hình đo lường VAR tín dụng hiện nay đều dựa trên bốn nhóm mô hình chính: CreditMetrics của JP Morgan, PortfolioManager của KMV, CreditRisk của Credit Suisse, v à CreditPortfolioView của McKinsey3. Các mô hình trên sử dụng các cách tiếp cận khác nhau , nhưng nhìn chung để ước lượng phân phối tổn thất của danh mục tín dụng, các thông số cần thiết bao gồm: Xác suất không hoàn trả của khách hàng – đây là thông số tương đối phức tạp và thường được ước lượng trực tiếp, xem như là một dữ liệu đầu vào cụ thể của các mô hình rủi ro tín dụng; tổn thất tín dụng trong trường hợp khách hàng không hoàn trả (có tính đến nợ được thu hồi khi khách hàng không hoàn trả, ví dụ như thanh lý tài sản đảm bảo) – được ước lượng bằng cách ấn định từ đầu thông qua đánh giá giá trị t ài sản đảm bảo, hoặc có thể được ước lượng bằng cách mô phỏng; tương quan không hoàn trả giữa các khách hàng – có thể được ước lượng trực tiếp như một dữ liệu đầu vào cụ thể của mô hình, nhưng cũng có thể được ước lượng gián tiếp như một giá trị ẩn trong các thông số khác. Khi tất cả các thông số trên đã được ước lượng, VAR tín dụng có thể được xác định dễ dàng. 1.3.1.3 Khả năng quản trị, điều hành và rủi ro đạo đức Trong những năm gần đây, số lượng ngân hàng thương mại tăng nhanh, làm tăng sự cạnh tranh hoạt động giữa các ngân hàng thương mại. Thế nhưng khả năng quản trị điều hành trong các ngân hàng còn rất yếu kém chưa đáp ứng, đối phó kịp với những thay đổi, biến động của thị tr ường trong nước cũng như những tác động của nền kinh tế thế giới. Ban quản trị của nhiều ngân hàng còn mang nặng “bệnh thành tích” chạy đua theo lợi nhuận bất chấp những rủi ro m à ngân hàng có thể gặp phải, đó là một thực tế đáng lo ngại mà phải nhanh chóng khắc phục. 3 Theo Đặng Tùng Lâm – Sử dụng các mô hình quản trị rủi ro danh mục đầu tư tín dụng dựa trên khung Value at risk (VAR) – Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng – 2010.
- 10 Một số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngân h àng có tư chất ngày càng tha hóa, họ vì những lợi ích cá nhân họ mà bỏ qua những nguyên tắc, quy định trong các nghiệp vụ ngân hàng. Trên thực tế đã có xảy ra một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có li ên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm làm cho rủi ro tín dụng tăng cao dẫn đến rủi ro thanh khoản tăng cao ảnh h ưởng đến uy tín hoạt động của ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi d ưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Bên cạnh đó thì trình độ chuyên môn của lực lượng đội ngũ cán bộ, chuyên viên ngân hàng còn yếu nên cần được đào tạo nhiều hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng. 1.3.1.4 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Thế nhưng thực tế trong thời gian qua, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. 1.3.1.5 Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng l à không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân h àng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân h àng nào. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân h àng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.
- 11 1.3.2 Các nhân tố ngoại sinh 1.3.2.1 Rủi ro của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách h àng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân h àng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân h àng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. 1.3.2.2 Rủi ro môi trường pháp lý Một trong những yếu kém đáng chú ý nhất của hệ thống ngân h àng thương mại ở Việt Nam là sự tăng trưởng một cách không cân đối trong nhiều năm. Sự mất cân đối n ày cần được nhìn nhận cả trên phương diện vĩ mô và vi mô. Sự tăng trưởng nhanh về quy mô và vốn trong khi các thiết chế quản lý chưa theo kịp là các vấn đề nội tại của khu vực này. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban th ường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân h àng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản n ày đều có quy định: trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. 1.3.2.3 Rủi ro về giá a. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngo ài dự kiến gắn với thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn… Các nguyên nhân chính của rủi ro lãi suất bao gồm: sự không cân xứng về kì hạn giữa tài sản nợ và tài sản có; ngân hàng sử dụng các mức lãi suất khác nhau trong hoạt động huy động vốn v à
- 12 cho vay (Một ví dụ đơn giản như trường hợp ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được, làm giảm lợi nhuận; Ngược lại, khi ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được); Do có sự không phù hợp về khối lượng, thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để ch o vay; Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho lãi suất thị trường thay đổi khác với dự kiến của ngân hàng khiến vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay; Ngoài ra, khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản. Khi rủi ro lãi suất xuất hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng; giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng; làm giảm giá trị thị trường của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân h àng. Chúng ta có thể đánh giá rủi ro lãi suất thông qua các chỉ số sau: 4 - Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM – Net Interest Margin). - Hệ số rủi ro lãi suất (R) – Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest rate sensitive gap). - Khe hở kỳ hạn (Duration gap). Theo kinh nghiệm của các nước, để kiểm soát rủi ro lãi suất, các ngân hàng thực hiện các biện pháp: Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất để chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp; Áp dụng các biện pháp cho vay th ương mại (cho vay ngắn hạn) để ngân hàng có thể linh động thay đổi lãi suất cho vay khi lãi suất thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng; Áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: Nếu ngân hàng có thể dự báo được chiều hướng thay đổi lãi suất, ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn một cách hợp lý; Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm l ãi suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn, Swap. b. Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro tỷ giá hối đoái là dạng rủi ro xuất hiện khi ngân hàng tiến hành các giao dịch trên thị trường ngoại hối hay khi tỷ giá thay đổi l àm thay đổi giá trị tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng. Tiềm ẩn là đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá. Điều này có nghĩa là với trình độ và phương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ , ngân hàng vẫn có thể hoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều kiện thị trường bình thường , thuận lợi. Chỉ đến 4 Theo Mã Thị Nam Chi: “Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam thực trạng và giải pháp” – Luận văn thạc sĩ kinh tế.
- 13 khi tỷ giá biến động bất lợi, thị trường có nhiều biến động, lúc đó mức độ rủi ro tiềm ẩn mới được hiện thực hóa bằng những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến . Một số ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu củ a khách hàng. Điều này có nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mua , bán ngoại tệ, ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng. Trong trường hợp này, rủi ro ngoại hối của ngân hàng ít. Ngược lại, những ngân hàng lớn hoạt động đa dạng, năng động trên thị trường quốc tế không chỉ kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự kinh doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận (được gọi là hoạt động tự doanh hay còn gọi là đầu cơ ). Trong trường hợp này, rủi ro tỷ giá của ngân hàng rất lớn. Các ngân hàng có hoạt động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ và phù hợp với mức độ rủi ro của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, các ngân hàng thường tiến hành nhiều giao dịch ngoại hối để đảm bảo cho lượng ngoại tệ mà ngân hàng cần sử dụng. Không những thế, các ngân hàng có mục đích tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường ngoại hối khiến rủi ro về tỷ giá hối đoái ngày càng dễ làm cho các ngân hàng bị tổn thương hơn. Như chúng ta đã biết, các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM l àm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, từ đó, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản. Một NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ trường sẽ gặp rủi ro hối đoái nếu như ngoại tệ giảm giá; và ngược lại, họ sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ tăng giá trong trường hợp NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ đoản. Điều đó có nghĩa là khả năng rủi ro hối đoái sẽ xảy ra nếu như NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá trên thị trường biến động. Việc giới hạn trạng thái ngoại tệ nh ư vậy chủ yếu là giúp các ngân hàng phòng tránh rủi ro tỷ giá đặc biệt là các ngân hàng có tư tưởng kinh doanh mạo hiểm, hạn chế các ngân hàng này có trạng thái ngoại tệ mở quá lớn so với vốn tự có. Bởi khi rủi ro tỷ giá thực sự phát sinh, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn và nếu để trạng thái ngoại tệ mở quá cao thì ngân hàng sẽ chịu nhiều thua lỗ, giảm năng lực tài chính. Thực tế cho thấy, các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại tệ đoản v à hậu quả là phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi tỷ giá tăng. Giá trị chịu rủi ro (VAR – Value At Risk) là tổn thất dự kiến của ngân hàng đối với những biến động về tỷ giá. Hạn mức giá trị chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được. Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối × Độ biến động dự tính của tỷ giá × Tỷ giá đóng cửa Trong đó: - Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền. - Mức độ biến động tỷ giá dự tính được tính như sau: Mức độ biến động tỷ giá dự tính (với mức độ tin cậy l à 99%)
- 14 ∑ ( −) ứ độ ế độ á ựí = ×, = ( ) ỷ Với: Trong đó: - Ln : Hàm lô-ga-rit tự nhiên - Ei : Tỷ giá vào thời điểm i - Ei-1: Tỷ giá vào thời điểm i-1 Giá trị chịu rủi ro phản ánh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét 2 yếu tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền. Ngo ài ra, giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức l à mức độ tổn thất dự kiến đối với ngân h àng khi tỷ giá biến động. Như vậy, hạn mức về giá trị chịu rủi ro cho phép ngân hàng giới hạn được mức độ tổn thất. Trong khi đó, hạn mức về trạng thái mặc d ù có thể hạn chế rủi ro tỷ giá nhưng chưa tính đến sự biến động của tỷ giá, nên chưa đo lường được mức độ tổn thất dự kiến và do đó chưa giới hạn được tổn thất của ngân hàng. 1.3.2.4 Rủi ro hệ thống khác Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát ch ưa hiệu quả của NHNN: Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh v à công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đ ã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không đ ược thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đ ã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đ ã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp tại huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình
98 p | 1456 | 547
-
Luận văn " Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đánh giá chất thải rắn nguy hại tại khu công nghiệp Hố Nai III, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và đề xuất quản lý
106 p | 514 | 199
-
LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
60 p | 589 | 149
-
luận văn: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG-PHCN TỈNH THÁI NGUYÊN
87 p | 343 | 74
-
Luận văn: Đánh giá tính rủi ro về xói mòn đất tiềm ẩn và định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng Lâm Đồng
0 p | 311 | 54
-
Luận văn: Đánh giá chất lượng của dầu đầu cá ngừ thu được bằng phương pháp thủy phân và sự biến đổi của dầu trong quá trình bảo quản
61 p | 214 | 47
-
luận văn:ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY NGÔ Ủ CHUA ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH
117 p | 214 | 43
-
luận văn: ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA TẬP ĐOÀN CÂY THỨC ĂN GIA SÚC HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG
131 p | 159 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông Bến Hải - Thạch Hãn trong bối cảnh biến đổi khí hậu
58 p | 120 | 25
-
Tóm tắt luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần phát triển kinh tế, xã hội các huyện miền núi
54 p | 141 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Bình Dương giai đoạn 2010 – 2020
150 p | 28 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thủy văn học: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai
157 p | 100 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Thủy văn học: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai
157 p | 94 | 13
-
(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thủy văn: Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn
28 p | 136 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
87 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Thử nghiệm một số công thức tính toán chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương cho vùng mưa lũ (có ngập lụt) lưu vực sông Bến Hải - Quảng Trị
94 p | 38 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tính đa dạng loài côn trùng Vườn Quốc gia Ba Vì nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn và sử dụng
115 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tính dễ bị tổn thương và đề xuất giải pháp tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
97 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn