intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Giải pháp mở rộng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH

Chia sẻ: Vũ Thị Hòa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:64

514
lượt xem
155
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những năm gần đây nhờ có chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, phát triển toàn diện, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ta từng bước được cải thiện. Song một bộ phận đời sống của dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nghèo khổ. Sự phõn hoỏ giàu nghèo đang diễn ra mạnh là một vấn đề cần được quan tâm. Chính vì vậy thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho các đối tượng thuộc diện nghèo và các đối tượng chính sách khác.....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp mở rộng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH

  1. ĐỀ TÀI “Giải pháp mở rộng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH” Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :
  2. ĐỀ TÀI..................................................................................................................... 1 LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1:............................................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm NHCSXH ...................................................................................... 6 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội ................. 8 Hệ thèng tổ chức của NHCSXH ........................................................................... 10 1.1.3. Đặc điểm chính của NHCSXH ...................................................................... 11 1.1.4. Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội ................................................. 12 1.1.5. Các loại hình cho vay của NHCSXH............................................................. 13 1.1.6. Vai trò của cho vay chính sách ...................................................................... 14 1.2. Quỹ tín dụng đào tạo tại NHCSXH .................................................................. 15 1.2.1. Lịch sử hình thành và phảt triển của Quỹ tín dụng đào tạo ............................ 15 1.2.3. Quy chế cho vay HSSV tại NHCSXH ........................................................... 21 * * Thời hạn cho vay ......................................................................................... 24 1.3. Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của một số nước ........................................................................................................................ 26 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 30 THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN ........................... 30 2.1. Khái quát về Sở giao dịch NHCSXH ............................................................... 30 2.2.1. Năm 2003 ..................................................................................................... 31 Bảng chi tiết về dư nợ, nợ quõ hạn cho vay HSSV tại các trường ........................ 34 Đơn vị: Triệu đồng; HSSV .................................................................................. 34 2.2.3. Năm 2005 ..................................................................................................... 37 2.3. Đánh giá thực trạng cho vay đối với HSSV tại Sở giao dịch NHCSXH ........... 38 2.3.1. Thành tựu ...................................................................................................... 38 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá tình thực hiện .............................. 41 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 47 NHỮNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI........................................ 47 3.1.1. Phương hướng hoạt động của Sở giao dịch NHCSXH đến năm 2010 ........... 47 3.2.1. Công tác nguồn vốn ...................................................................................... 49 3.2.3. Xác định đối tượng cho vay .......................................................................... 51 3.3. Một số đề xuất kiến nghị ................................................................................ 53 3.3.1. Với Chính phủ............................................................................................... 53 3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước .............................................................................. 56 3.3.3. Với Bộ tài chính ........................................................................................... 57 3.3.4. Với Bộ giáo dục và đào tạo ........................................................................... 57 3.3.5. Với các nhà trường ........................................................................................ 58 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 60
  3. Hà Nội, tháng 04/2006 ............................................................................................ 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 61 Đề tài: “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC .......................... 62 Sinh viên thực hiện: Phạm Xuõn Khỏnh ................................................................. 62 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP........................................... 62 Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2006 ................................................................... 62
  4. LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây nhờ có chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, phát triển toàn diện, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ta từng bước được cải thiện. Song một bộ phận đời sống của dân c ư còn gặp nhiều khó khăn, nghèo khổ. Sự phõn hoỏ giàu nghèo đang diễn ra mạnh là một vấn đề cần được quan tâm. Chính vì vậy thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho các đối tượng thuộc diện nghèo và các đối tượng chính sách khác; trong đó phải kể đến việc hỗ trợ cho các đối tượng là học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn, nhằm thực hiện tốt lời dậy của Bác Hồ kính yêu vì sự nghiệp “trồng người”, góp phần thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Có thể nói đây là chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho nền kinh tế tri thức“Giỏo dục là Quốc sách hàng đầu - Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đối tượng là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh, sinh viên nghèo, ở vựng sõu, vựng xa để giúp học có điều kiện vươn lên học tập tốt, nhằm nâng cao địa vị xã hội, giảm bớt dần sự thiếu hụt cán bộ, rút dần khoảng cách chênh lệch về dân trí về kinh tế giữa cỏc vựng miền. Xuất phát từ chủ trương đường lối trên ngày 02/3/1998 Thủ tướng chính Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số: 51/1998- QĐ/TTg thành lập quỹ tín dụng đào tạo và giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam đứng ra quản lý và cho vay. Ngày 04/10/2002 Chính phủ đó cú Nghị định số 78/ 2002/ NĐ - CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó có đối tượng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giao cho Ngân hàng chính sách xã hội ( NHCSXH) thực hiện.
  5. Tuy nhiên hoạt động cho vay đối với HSSV có HCKK tại Sở giao dịch chỉ mới hoạt động được 3 năm gần đây. Vì thế doanh số cho vay của Sở giao dịch còn nhỏ. Như chúng ta đã biết mở rộng cho vay, tăng trưởng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả trong công tác rủi ro là một trong những mục tiêu dài hạn của Sở giao dịch. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH”. Chuyên đề đi từ những nội dung mang tính lý luận trong hoạt động cho vay với một NHCSXH tới các vấn đề thực tiễn trong hoạt động ấy của Sở giao dịch NHCSXH Việt Nam để đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm mở rộng cho vay đối với HSSV có HCKK. Nó là một sự đóng góp vào việc nghiên cứu một vấn đề mà cả xã hội đều quan tâm nhưng vẫn còn ít ỏi dưới quy mô một đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Ngân hàng Chính sách xã hội và quỹ Tín dụng đào tạo tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Chương 2: Thực trạng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH. Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH.
  6. CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ QUỸ TÍN DỤNG ĐÀO TẠO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI. 1.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.1. Khái niệm NHCSXH Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển như một tổ chức trung gian tài chính huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và đời sống. Hoạt động của ngân hàng sẽ tồn tại và phát triển nếu như tạo ra và tăng trưởng một cách chênh lệch dương giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của ngân hàng và lợi nhuận thu được với lãi suất vay ngân hàng của người vay. Ngày nay, ngân hàng đã mở rộng nhiều nghiệp vụ mới như tư vấn tài chính, bảo lãnh dịch vụ thuê mua, môI giới đầu tư chứng khoỏn… trở thành “bỏch hoỏ tài chớnh”, song nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng vẫn là huy động và cho vay vốn. Trong hoạt động của mỡnh, cỏc ngân hàng luôn quan tâm đến lợi nhuận, tạo chênh lệch lớn nhất giữa lãi suất đầu ra và chi phí đầu vào. Tạo được các nguồn vốn rẻ nhưng lại ổn định, vững chắc; giảm thấp chi phí nghiệp vụ; t ìm kiếm các dự án, khách hàng kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm để cho vay có lãi, an toàn, bảo đảm chắc chắn thu được nợ cả gốc lẫn lói… mà các biện pháp mà tất cả các ngân hàng đều cố gắng thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế có một số loại hình hoạt động trong ngân hàng, chủ yếu là ở các ngân hàng thương mại Nhà nước – thực hiện theo chỉ định, yêu cầu của Chính phủ bao gồm các khoản cho vay bắt buộc để hỗ trợ chính sách kinh tế của Chính phủ và cho vay các hoạt động không đáp ứng các tiêu chí thương mại nhưng
  7. lại có tác dụng chính trị xã hội quan trọng. Đối với loại thứ nhất có thể thấy các khoản cho vay như: - Cho vay các nghành công nghiệp có tầm chiến lược quốc gia quan trọng - Cho vay các công trình tuy kha thi về tài chính nhưng vỡ quỏ lớn hay thời gian hoàn trả quá dài – như đường cao tốc và đường dây tải điện… - Cho vay các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ nhưng chưa thể giải thể, xoá bỏ được. Loại thứ hai gồm các khoản vay: - Cho vay các hộ gia đình nghèo để duy trì sản xuất và ổn định đời sống. - Cho vay các hộ nông dân là nạn nhân của thiên tai, bão lụt nhằm khôi phục sản xuất. - Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo học tập và tốt nghiệp. Nhưng khoản cho vay trên tuy khác nhau về đối tượng, thể loại nhưng đều có chung một đặc điểm là không đáp ứng tiêu chí thương mại của hoạt động ngân hàng, cụ thể là khi thực hiện các khoản cho vay này, ngân hàng không những không có lãi mà còn có thể thua lỗ. Nhưng các ngân hàng vẫn bắt buộc phải làm theo chính sách của Chính phủ và vì vậy những khoản cho vay này được gọi là cho vay chính sách. Như vậy, cho vay chính sách là hoạt động của ngân hàng không đáp ứng các tiêu chí kinh doanh thương mại, mang lại ít hoặc không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng các ngân hàng được chỉ định bắt buộc phải thực hiện nhằm hỗ trợ các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của Chính phủ. Mặc dù không mang lại lợi nhuận nhưng ngân hàng chính sách và cho vay chính sách vẫn tồn tại không chỉ ở nên kinh tế tập trung bao cấp mà cả trong nền
  8. kinh tế thị trường, không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở các nước tư bản phát triển. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Thực hiện Nghị quyết của Đảng lần thứ IX, Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại, Chính phủ đã thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển (năm 2000) để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên lĩnh vực đầu tư phát triển, lập Quỹ tín dụng Hỗ trợ xuất khẩu - tiền thân của Ngân hàng Xuất nhập khẩu (năm 2000) để thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu và Ngân hàng Phục vụ người nghèo (năm 1995) để thực hiện chủ trương xoỏ đúi giảm nghèo. Qua 7 năm hoạt động, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã huy động được 6.500 tỷ đồng và cho gần 6 triệu lượt hộ nghèo vay vốn, trong đó đó cú hàng trăm ngàn hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo và hàng triệu hộ khỏc cú cuộc sống được cải thiện hơn. Tuy nhiên, do những tồn tại trong cơ chế tạo lập nguồn vốn và do tổ chức điều hành của Ngân hàng này chưa hoàn toàn tách khỏi Ngân hàng Nông nghệp và Phát triển nông thôn, nên Ngân hàng Phục vụ người nghèo chưa trở thành một Ngân hàng thực thụ, chưa chủ động đáp ứng được nhu cầu vốn cho hộ nghèo vay và cản trở quá trình lành mạnh hoá hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Mặt khác, tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội do nhiều cơ quan hành chính Nhà nước và Ngân hàng thương mại cùng thực hiện theo cỏc kờnh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, chồng chéo trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Để tiếp tục củng cố các ngân hàng thương mại, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại, Chính phủ đã xác định những nguyên tắc và nội dung cơ bản
  9. của chính sách tín dụng ưu đãi trong lĩnh vực xã hội; đồng thời chủ trương thành lập một ngân hàng chính sách duy nhất để cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khỏc trờn cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo (Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 79/ VPCP - TB ngày 3/5/2002 của văn phòng Chính phủ). Ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 131/QĐ - TTg về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện chính sách tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách khỏc trờn cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận; được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán; huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả, vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là năm ngàn tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm
  10. Hệ thèng tổ chức của NHCSXH Héi ®ång qu¶n trÞ (H§QT) Ban Ban kiÓm so¸t chuyªn Tæng gi¸m ®èc gia t­ vÊn C¸c phã tæng gi¸m ®èc C¸c phßng HÖ thèng chuyªn m«n kiÓm tra, kiÓm nghiÖp vô to¸n néi bé Ban ®¹i diÖn Chi nh¸nh V¨n Së giao Trung H§QT-NHCSXH cÊp NHCSXH phßng dÞch t©m tØnh, thµnh phè tØnh, thµnh ®¹i diÖn ®µo trùc thuéc TW phè trùc t¹o thuéc TW Ban ®¹i diÖn Phßng giao dÞch, H§QT-NHCSXH cÊp quËn, chi nh¸nh NHCSXH huyÖn, ThÞ x·, thµnh phè cÊp huyÖn thuéc tØnh
  11. Ngân hàng Chính sách xã hội được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Theo những quy định trên đây thì NHCSXH được hưởng một số chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó hạ lãi suất cho vay, nhưng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây đối tượng phục vụ là người nghèo, nay NHCSXH đối tượng được vay vốn ưu đãi bao gồm: - Hộ nghèo. - Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. (Tiếp nhận từ Ngân hàng Công thương Việt Nam sang) - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/ HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 c ủa Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); (tiếp nhận từ hệ thống kho bạc). - Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội cỏc xó đặc biệt khó khăn miền núi, vựng sõu, vựng xó (gọi là chương trình 135); (tiếp nhận từ các Ngân hàng thương mại sang). - Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.1.3. Đặc điểm chính của NHCSXH NHCSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động khụng vỡ lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi, vì mục tiêu chủ yếu là xoỏ đúi giảm nghèo. Lãi suất cho vay của NHCSXH hiện nay là từ 0,5%/tháng đến 0.65%/tháng, thường hấp dẫn hơn lãi suất của ngân hàng thương mại. Các mức lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được Bộ tài chính cấp bù; những tổn thất trong cho vay cũng được Bộ tài chính xem xét xử lý… Như vậy đây là tổ chức tín
  12. dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song còn dựa vào nguồn vốn chi NSNN, tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động của NHCSXH. Quyền quyết định cao nhất thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan Chính phủ và một số tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ…) tại các tỉnh, thành phố, quận huyện có ban đạ i diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. 1.1.4. Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam là một trong những nước nghèo có tỷ lệ hộ nghèo đói cao, theo số liệu điều tra của Ngân hàng thế giới (WB) thời điểm năm 1993 nước ta có klhoảng 59% sú hộ nghèo, trong đó có khoảng 22,5 % số hộ sống dưới mức nghèo khổ. Thực hiện công tác đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Những năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt qua các năm. Trên cơ sở chủ trương của Đảng về Xoỏ đúi giảm nghèo Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên việc hỗ trợ bằng tài chính cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo các phương thức tín dụng: Tín dụng Nhà nước và tín dụng Ngân hàng khối lượng còn nhỏ hiệu quả chưa cao. Tín dụng nhà nước thông qua các chương trình bị hạn chế, bởi nguồn vốn qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều phương thức và quản lý khác nhau, chồng chéo kém hiệu quả. Tín dụng Ngân hàng thực hiện theo lãi suất thị trường cho vay vốn theo các điều kiện tín dụng thương mại nờn cỏc hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác rất khó có thể tiếp cận được với tín dụng Ngân hàng thương mại. Từ tình hình thực tiễn trên đây, việc hình thành một Ngân hàng Chính sách xã hội là một tất yếu khách
  13. quan nhằm tách bạch tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, đồng thời tập trung các nguồn vốn để quản lý cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nghị định số 78/2002 NĐ- CP ngày 04/10/2002 c ủa Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khỏc cú quy định rõ việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác để sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu Quốc gia XĐGN, ổn định xã hội. Khác với các Ngân hàng thương mại hoạt động trong cơ chế thị trường, NHCSXH là một định chế tài chính của Nhà nước theo các mục tiêu và phương thức hoạt động sau: Hoạt động của NHCSXH khụng vỡ mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng không (0%) và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. - Được Nhà nước cấp vốn điều lệ, Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất huy động hàng năm theo kế hoạch. - Đối tượng phục vụ được quy định là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, được ưu đãi về lãi xuất cho vay, điều kiện vay vốn, thủ tục, thời hạn và mức cho vay. - Các khoản nợ rủi ro, bất khả kháng được Chính phủ xem xét xử lý. - Thực hiện cho vay chủ yếu theo phương thức uỷ thác như qua: NHNo & PTNT Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và các tổ chức đoàn thể khác. 1.1.5. Các loại hình cho vay của NHCSXH - Cho vay xoỏ đúi giảm nghèo đặc biệt là các hộ nông dân nghèo. Đây là một chương trình kinh tế xã hội rộng lớn ở nhiều nước đang phát triển nhất là các nước
  14. Đông Nam á. Do nhiều nguyên nhân kinh tế xã hội ở các nước này tồn tại một bộ phận dân cư, chủ yếu trong khu vực nông thôn, có thu nhập thấp và một trong các nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu vốn để làm ăn. Chính phủ nhận thức được rằng: nếu không có biện pháp trợ giúp vốn và các điều kiện làm ăn cho những người nghèo thì họ sẽ tiếp tục đúi nghốo và điều này sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội. Từ đó kéo theo các biến động cả về chính trị và kinh tế. Chính vì vậy Chính phủ đã thành lập hoặc trợ giúp thành lập các ngân hàng chuyên hoặc chủ yếu phục vụ người nghèo và các hộ nông thôn ví dụ như ở ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippins… - Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế, tạo công ăn việc làm. Chính phủ hỗ trợ các đối tượng thuộc chính sách xã hội thông qua cho vay với các điều kiện ưu đãi giúp họ có cơ hội về học tập, chữa bệnh, học nghề hoặc xuất khẩu lao động… loại cho vay này khác với cho vay tiêu ding ở chỗ điều kiện và lãi suất vay ưu đãi. - Cho vay các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hoặc không đủ điều kiện vay thông thường hoặc với các điều kiện ưu đãi. Đây là những khoản cho vay không có tinh thương mại, thực hiện theo lệnh của Chính phủ nhằm trợ giúp các Doanh nghiệp Nhà nước khó khăn hoặc những khư vực kinh tế Nhà nước bắt buộc phải duy trì vì lợi ích quốc gia. Ngay cả ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ vẫn tồn tại loại cho vay này. 1.1.6. Vai trò của cho vay chính sách * Đối với các đối tượng chính sách xã hội ( như người nghèo, HSSV, người có nhu cầu công ăn việc làm…) cho vay chính sách tạo hiệu quả hơn so với phương thức cấp thoát vốn. Sở dĩ như vậy là vì: Thứ nhất là do việc chuyển tải vốn theo phương thức hoàn trả (tín dụng) nên nguồn vốn được sử dụng nhiều lần, quay vòng, giúp nhiều được người hưởng lợi.
  15. Thứ hai quan trọng hơn nó tạo các tác động tích cực tới người hưởng lợi. Người vay vốn tím cách sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh năng động tạo ra được thu nhập để cải thiện đời sống và trả được nợ. Mặt khác nó giỳp cho người vay khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại khi nhận vốn cấp phát. Ngược lại Nhà nước cần tăng cường đầu tư cấp phát các công trình hạ tầng, phúc lợi công cộng tạo nền tảng cho xã hội phát triển. Tuy nhiên rõ ràng là đối với những người được hưởng lợi là đối tượng cụ thể thì phương thức cho vay tỏ ra hiệu quả hơn. * Đối với sự tồn tại và phát triển của các khu vực sản xuất, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ phát triển. Điều này không có nghĩa là trở về thời bao cấp. Trên thực tế, có nhưng ngành, những doanh nghiệp bản thân nó hoạt động không có lãI nhưng lại rất cần cho đất nước hoặc tạo ra sự phát triển kinh tế chung, đòi hỏi Nhà nước phải có sự trợ giúp thông qua việc vay vốn với điều kiện ưu đãi. Ngân hàng xuất nhập khẩu ( Eximbank ) ở các nước tư bản phát triển được coi như ngân hàng chính sách khi thực hiện cho vay với điều kiện ưu đãi (thế chấp, lãi suất…) đối với các công ty xuất khẩu của nước đó và các nhà nhập khẩu nhằm giúp đẩy mạnh xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới. 1.2. Quỹ tín dụng đào tạo tại NHCSXH 1.2.1. Lịch sử hình thành và phảt triển của Quỹ tín dụng đào tạo Cho vay HSSV được triển khai từ năm 1994, ngày 2/1/1994 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đó cú Quyết định số 270 - QĐ -NHNN về việc cho vay HSSV các trường đại học, cao đẳng và giao cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước dùng nguồn vốn của mình cho vay với các nội dung được quy định chủ yếu sau: + Đối tượng được vay: HSSV các trường đại học , cao đẳng có kết quả học tập loại khá trở lên. + Mức cho vay bình quân tối đa là 120 000 đồng/thỏng/sinh viờn.
  16. + Thời hạn cho vay: 10 năm bao gồm cả thời gian phát tiền vay và thời gian thu hết nợ. + Lãi suất cho vay: áp dụng thống nhất chung theo nguyên tắc lãi suất cho vay bằng chỉ số trượt giá hàng năm +1,2 % năm. Đây là thời điểm thử nghiệm chương trình cho vay sinh viên trong phạm vi 15 Chi nhánh NHCT với 20 trường đại học, cao đẳng: Số sinh viên được vay vốn năm thứ hai (1996) tăng tới 39% nhưng đến năm sau lại giảm chỉ còn 7 %, tốc độ giải ngân chậm. Doanh số cho vay của giai đoạn này là 5,7 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 567 triệu đồng. Thực hiện Quyết định trên trong quá trình cho vay cho thấy: Nhiều Ngân hàng cùng thực hiện việc cho vay dẫn đến vốn vay bị phân tán chồng chéo khó quản lý, hiệu quả thấp. Chính vì vậy đến năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 51/1998/QĐ - TTg ngày 02/3/1998 về việc thành lập quỹ tín dụng đào tạo và giao cho Ngân hàng Công thương thực hiện. Đây là thời điểm Quỹ tín dụng đào tạo chính thức khai trương đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước, điều kiện tín dụng được mở rộng bao gồm cả các sinh viên có học lực trung bình của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Với các điều kiện như vậy nên năm thứ nhất (1999) tổng số sinh viên được vay vốn đã tăng 728 %, doanh s ố cho vay đã tăng 200 %, năm 2000 Quỹ đã thực hiện cho 13.160 sinh viên vay vốn với tổng số tiền 23 382 triệu đồng, có tháng tốc độ giải ngân lên tới 2 tỷ đồng. Tớnh riờng trong 6 tháng đầu năm 2001 đã giải ngân cho hơn 4.000 sinh viên với số tiền 13 tỷ đồng chứng tỏ hoạt động của quỹ đã thực sự đi vào đời sống của từng sinh viên. Quỹ tín dụng đào tạo được thành lập để cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên. Trước đây Quỹ này được giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam đứng ra quản lý theo chỉ tiêu chỉ định của Nhà nước. Quỹ tín dụng đào tạo có vốn thành lập ban đầu là 100 tỷ đồng, phương thức hoạt động khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận, được
  17. miễn các khoản thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Trường hợp có lãi được xét giảm thuế lợi tức để bổ sung vào vốn của quỹ. Quỹ tín dụng đào tạo chịu sự quản lý của Bộ tài chính, phải chấp hành các quy định về quản lý tài chính hiện hành, pháp lệnh thống kê và các quy định khác có liên quan. Về nguồn vốn hoạt động của Quỹ: Nguồn vốn của Quỹ khi thành lập là 100 t ỷ đồng, được hình thành từ các nguồn sau: + Ngân sách Nhà nước cấp 30 tỷ đồng + Phần còn lại do: Ngân hàng Nhà nước cho vay, các Ngân hàng thương mại tự nguyện góp vốn, nguồn đóng góp ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Ngoài nguồn vốn ban đầu kể trên Quỹ còn được bổ sung nguồn vốn hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao, từ Ngân hàng Nhà nước chuyển sang, vốn từ các Ngân hàng thương mại và vốn đóng góp từ các tổ chức cá nhân. Tính đến 31/12/2003 tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ là: 160 tỷ đồng, trong đó NSNN 30 tỷ đồng, số còn lại 130 tỷ đồng do NHNN chuyển sang. * Quản lý sử dụng Quỹ: - Tính đến ngày 31/12/2003 t ổng d ư nợ cho vay học sinh, sinh viên là 66 t ỷ đồng: gồm 123 tr ường đại học, cao đẳng, trung học chuy ên nghiệp và dạy nghề trong phạm vi cả nước, với số học sinh, sinh viên có dư nợ là: 39.950 HSSV, nợ quá hạn là 5 t ỷ đồng chiếm tỷ lệ là 7,6 % tổng d ư nợ. Dư nợ cho vay HSSV c hủ yếu tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn, nơi tập trung các tr ường đại học, cao đẳng của Trung ương: thành phố Hà N ội d ư nợ khoảng 9 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 8 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh 11 tỷ đồng, Đ à Nẵng 4 tỷ đồng, Cần Thơ 5 t ỷ đồng. - Theo quy định, thời hạn cho vay, lãi xuất cho vay, mức tiền cho vay tối đa, phương thức cho vay… phải được thực hiện theo đúng thể lệ tín dụng do Thống đốc NHNN ban hành áp dụng từng thời kỳ.
  18. - Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ chỉ được phép gửi tại Ngân hàng quản lý quỹ với lãi suất bằng lãi suất của quỹ cho vay ra. - Ngân hàng quản lý quỹ có trách nhiệm quản lý quỹ, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích cho vay và thu hồi vốn đúng thể lệ tín dụng đúng đối tượng và có hiệu quả. * Nguyên tắc quản lý thu chi tài chính của Quỹ - Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện thu đúng, đủ các khoản thu phát sinh để hạch toán vào thu nhập của quỹ, thực hiện việc theo dõi và hạch toán riờng cỏc khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ hoạt động của Quỹ. - Việc sử dụng quỹ dự trữ, sử dụng nguồn vốn và bù đắp rủi ro tín dụng trong hoạt động của Quỹ đựơc thực hiện đúng theo thông tư của Bộ tài chính. - Quỹ tín dụng đào tạo được thành lập để cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên. Trước đây quỹ này được giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam đứng ra quản lý theo chỉ tiêu chỉ định của Nhà nước. Quỹ tín dụng đào tạo có vốn thành lập ban đầu là 100 tỷ đồng, phương thức hoạt động khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận, được miễn các khoản thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Trường hợp có lãi được xét giảm thuế lợi tức để bổ sung vào vốn của quỹ. Quỹ tín dụng đào tạo chịu sự quản lý của Bộ tài chính, phải chấp hành các quy định về quản lý tài chính hiện hành, pháp lệnh thống kê và các quy định khác có liên quan. - Về nguồn vốn hoạt động của Quỹ: Nguồn vốn của Quỹ khi thành lập là 100 tỷ đồng, được hình thành từ các nguồn sau: + Ngân sách Nhà nước cấp 30 tỷ đồng + Phần còn lại do: Ngân hàng Nhà nước cho vay, các Ngân hàng thương mại tự nguyện góp vốn, nguồn đóng góp ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
  19. + Ngoài nguồn vốn ban đầu kể trên Quỹ còn được bổ sung nguồn vốn hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao, từ Ngân hàng Nhà nước chuyển sang, vốn từ các Ngân hàng thương mại và vốn đóng góp từ các tổ chức cá nhân. Tính đến 31/12/2005, tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ là: 160 tỷ đồng, trong đó NSNN 30 tỷ đồng, số còn lại 130 tỷ đồng do NHNN chuyển sang.
  20. 1.2.2. Sự cần thiết phải cho vay HSSV tại NHCSXH Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong tổng số học sinh, sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (tính đến thời điểm 31/12/2003 tổng số học sinh này trong phạm vi toàn quốc là: 226.401 học sinh) thì một bộ phận không nhỏ khoảng 30% có hoàn cảnh khó khăn, nếu không được sự hỗ trợ của nhà nước thì bộ phận học sinh, sinh viên này khó có thể tiếp tục theo học được, Nhà nước sẽ mất đi một số lượng lớn nhân tài, những vựng sõu vựng xa, vùng miền núi hải đảo không có điều kiện tiếp nhận được cán bộ. Bài học rút ra từ một số nước trên thế giới cho thấy những nước có nền kinh tế phát triển là những nước đã quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo cao. Từ những quan điểm và chủ trương chính sách trên, ngày 02/03/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 51/1998/QĐ - TTg thành lập Quỹ tín dụng và đào tạo để hỗ trợ vốn cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích: - Cho vay học sinh, sinh viên giúp học sinh, sinh viên giải quyết những khó khăn trong thời gian học sinh, sinh viên học tập tại trường, để tiếp tục theo học, giải quyết những khó khăn cho cha mẹ học sinh, không phải đi vay nặng lãi để cho con em mình ăn học. - Giúp cho học sinh, sinh viên xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người vay sử dụng vốn vào mục đích học tập tốt để sau này ra trường có việc làm tạo thu nhập trả nợ Ngân hàng. - Xét về mặt xã hội:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1