Luận văn " GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TTTT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ "
lượt xem 20
download
TTTT là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mà mọi chủ thể kinh tế đều có thể tham gia giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn hoặc mua bán các công cụ nợ ngắn hạn theo cơ chế thị trường. Các công cụ nợ ngắn hạn trên TTTT bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… chúng có độ rủi ro thấp, tính lỏng cao và được giao dịch với thời hạn từ 1 năm trở xuống cho đến qua đêm (cũng có nước qui định tới 2-3 năm trở xuống, nhưng phổ biến là dưới 1...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TTTT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ "
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TTTT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
- MỤC LỤC Lời nói đầu CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TTTT ........................................... 1 I/ Tổng quan về TTTT .............................................................................. 1 1. Khái niệm TTTT ..................................................................................... 1 2. Chức năng, vai trò và đặc điểm của TTTT ............................................. 1 2 .1_Chức năng của TTTT .................................................................... 1 2 .2_Vai trò của TTTT ................................................................ .......... 2 2 .3_Đ ặc điểm của TTTT ...................................................................... 3 3. Phân loại TTTT ...................................................................................... 4 3 .1_Căn cứ vào đối tượng giao dịch ..................................................... 4 3.1.1_TTTT sơ cấp ........................................................................... 4 3.1.2_TTTT thứ cấp ................................................................ .......... 4 3 .2_Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch ........................... 5 3.2.1_TTTT liên ngân hàng ................................ .............................. 5 3.2.2_TTTT mở rộng ................................ ........................................ 5 3 .3_Căn cứ vào đ ặc trưng các loại hàng hoá giao dịch .......................... 6 3.3.1_Thị trường giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn............. 6 3.3.2_Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn ................. 6 4. Chủ thể của TTTT ................................ .................................................. 7 4 .1_Ngân hàng Trung Ương ................................................................. 7 4 .2_Ngân hàng thương mại ................................................................... 8 4 .3_Kho b ạc Nhà nước ......................................................................... 8 4 .4_Người đầu tư ................................ .................................................. 9 4 .5_Người môi giới và kinh doanh ....................................................... 9 5. Các công cụ trên TTTT ................................................................ ........ 10 5 .1_Tín phiếu kho bạc ................................................................ ........ 10 5 .2_Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng ..................................................... 10 5 .3_Thương phiếu............................................................................... 10
- 5 .4_Chấp phiếu ngân hàng ................................................................. 11 5 .5_H ợp đồng mua lại ................................................................ ........ 11 5 .6_Eurocurrency .............................................................................. 12 II/ Tổng quan về TTTT Quốc tế ............................................................. 13 1. Khái niệm TTTT Quốc tế ..................................................................... 13 2. Đặc trưng của TTTT Quốc tế ............................................................... 14 3. Ưu và nhược điểm của TTTT Quốc tế ................................................. 15 3 .1_Ưu điểm ....................................................................................... 15 3 .2_Nhược điểm ................................................................................. 16 4. Công cụ trên TTTT Quốc tế ................................................................. 17 4 .1_Tiền gửi kỳ hạn Eurocurrency ..................................................... 17 4 .2_Chứng chỉ tiền gửi Eurocurrency có thể chuyển nhượng .............. 18 4 .3_Chứng chỉ và chi phiếu Eurocurrency có lãi suất thả nổi .............. 18 4 .4_Khả năng phát hành chi phiếu ...................................................... 19 4 .5_Hoạt động ngân hàng hải ngoại của ngân hàng nội địa ................. 19 4 .6_H ợp đồng tương lai bảo hiểm rủi ro lãi suất ................................. 19 4 .7_Các hợp đồng kì hạn bảo hiểm rủi ro lãi suất ............................... 20 CHƯƠNG II: TTTT VIỆT NAM – NH ỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP TTTT QUỐC TẾ ......................... 21 I/ Thực trạng TTTT Việt Nam ............................................................... 21 1. Quá trình hình thành và phát triển của TTTT Việt Nam .................... 21 2. Tình hình TTTT Việt Nam ................................................................... 22 2 .1_Thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng ............................... 22 2 .2_TTTT liên ngân hàng .................................................................. 28 2 .3_Thị trường tín phiếu kho bạc ........................................................ 33 II/ Tác động của các diễn biến trên TTTT Quốc tế đến TTTT V iệt Nam .................................................................................................. 35 1. Tác động của chính sách lãi suất .......................................................... 35 2. Tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ................................... 38 3. Tác động của sự ra đời đồng Euro ........................................................ 40
- III/ Đánh giá về mức độ phát triển và hội nhập Quốc tế của TTTT V iệt Nam ................................................................................................... 42 1. Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách ............................................. 42 1 .1_Môi trường pháp lý cho các chủ thể hoạt động trên TTTT .......... 42 1 .2_Chính sách tiền tệ và tác động của nó đối với TTTT ................... 44 2. Các công cụ trên TTTT ................................................................ ........ 45 2 .1_Tín phiếu kho bạc ................................................................ ........ 45 2 .2_Tín phiếu NHNN ................................................................ ........ 46 2 .3_Các giấy tờ có giá ngắn hạn do TCTD phát hành ......................... 47 2 .4_Thương phiếu............................................................................... 49 2 .5_H ợp đồng mua lại ................................................................ ........ 49 3. Cơ chế lãi suất ....................................................................................... 50 4. Mức độ hội nhập của TTTT Việt Nam ................................................. 57 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TTTT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TTTT QUỐC TẾ ........................... 60 I/ Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc phát triển và hội nhập TTTT Việt Nam trong thế kỉ 21 .......................................... 60 II/ Các yêu cầu đặt ra đối với việc hội nhập TTTT ............................... 64 III/ Các giải pháp nhằm phát triển TTTT Việt Nam trong điều kiện hội nhập TTTT Quốc tế ................................ ................................................ 65 1. Các giải pháp về môi trường pháp lý và cơ chế chính sách .................. 65 1 .1_Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của TTTT ............ 66 1 .2_Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ .......................................... 67 2. Các giải pháp về cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức của TTTT ......... 68 2 .1_Hoàn thiện TTTT sơ cấp, hình thành và phát triển TTTT thứ cấp 68 2.1.1_Hoàn thiện TTTT sơ cấp ....................................................... 68 2.1.2_Hình thành và phát triển TTTT thứ cấp ................................ 68 2 .2_Hoàn thiện các loại hình TTTT hiện có ở nước ta hiện nay .......... 70 2.2.1_Hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng truyền thống.... 70
- 2.2.2_Hoàn thiện TTTT liên ngân hàng ......................................... 73 2.2.3_Hoàn thiện thị trường mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn ........................................................................................ 74 3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên ................................ 78 3 .1_Ngân hàng Nhà nước .................................................................. 78 3 .2_Ngân hàng thương mại ................................................................ 80 3 .3_Tổ chức môi giới ......................................................................... 81 3 .4_Công ty tài chính ......................................................................... 82 4. Đa dạng hoá và phát triển các công cụ mới của TTTT ........................ 82 4 .1_Các hợp đồng mua lại ................................................................. 83 4 .2_Các công cụ khác ......................................................................... 84 5. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực ......... 84 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
- CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1. Khái niệm TTTT: TTTT là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mà mọi chủ thể kinh tế đều có thể tham gia giao d ịch các khoản vốn vay ngắn hạn hoặc mua bán các công cụ nợ ngắn hạn theo cơ chế thị trường. Các công cụ nợ ngắn hạn trên TTTT bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… chúng có độ rủi ro thấp, tính lỏng cao và được giao dịch với thời hạn từ 1 năm trở xuống cho đến qua đêm (cũng có nước qui định tới 2-3 năm trở xuống, nhưng phổ biến là dưới 1 năm) và nó luôn đổi mới với những công cụ nợ ngắn hạn mới, có hiệu quả. Theo nghĩa này thì thị trường tiền tệ là giai đo ạn phát triển cao hơn của thị trường tiền gửi truyền thống (hay thị trường tín dụng) giữa các ngân hàng với khách hàng của họ. Thị trường tiền tệ có tính đa biên và công khai hơn so với thị trường tín dụng, nơi quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là song biên, riêng biệt và khép kín (không thể chuyển nhượng). 2. Chức năng, vai trò và đặc điểm của TTTT: 2.1_ Chức năng của TTTT: TTTT có các chức năng chính sau: - Tạo ra một thị trường công khai mà các tổ chức kinh tế tạm thời dư thừa vốn có thể tìm thấy nơi hứa hẹn sinh lời cho nguồn vốn dư thừa ấy, cũng như các tổ chức đang thiếu vốn tìm được nơi đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Đó là quan hệ cung – cầu tín dụng ngắn hạn với lãi suất thoả thuận. Như vậy, TTTT ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn ngắn hạn bằng cách ghép nối những người có vốn tạm thời nhàn rỗi với những người thiếu vốn tạm thời, làm lợi cho cả hai bên tham gia. Do nhu cầu bổ sung thanh khoản, cho nên việc vay thường
- có thời hạn ngắn, có khi rất ngắn (1 ngày). Và như vậy, nó có tác dụng cân bằng khả năng thanh toán giữa các cơ sở tín dụng với nhau. - Cung cấp các phương tiện, thông qua đó NHTW thực thi được chính sách tiền tệ, điều phối được mức cung ứng tiền, mức độ mở rộng tín dụng, kiểm soát được tỷ lệ dự trữ của các NHTM. Ví dụ: khi nền kinh tế bị đình đốn, để kích sản xuất phát triển, NHTW sẽ thông qua TTTT mua các chứng khoán ngắn hạn từ các NHTM, tức “b ơm” tiền vào lưu thông, đồng thời giúp các NHTM có thể mở rộng tín dụng. Điều này làm cung tiền tăng và lãi suất ngắn hạn có xu hướng giảm xuống. Việc lãi suất giảm sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tăng lợi nhuận, tăng khả năng của hàng hoá xuất khẩu, tăng tiêu dùng xã hội, kích thích đầu tư, từ đó giúp phát triển nền kinh tế. - Qua ho ạt động của TTTT, các nguồn vốn nhàn rỗi, đ ơn lẻ được tập hợp chuyển đến nơi thiếu hụt và có nhu cầu đầu tư, hay nó tập hợp và cung cấp một nguồn vốn ngắn hạn cho các tổ chức kinh tế và tư nhân cần nó. 2.2_ Vai trò của TTTT: TTTT có các vai trò sau: - TTTT giúp làm tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro đối với những người có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng hoặc đang chờ đợi các cơ hội đầu tư trong tương lai. - TTTT là nơi cung cấp vốn cho những người thiếu vốn để bổ sung thanh khoản. Điều này đ ặc biệt có ý nghĩa, nhất là đối với các ngân hàng. Các ngân hàng thường có tham vọng thu lợi cao, muốn vậy họ phải cho vay nhiều và d ự trữ thừa còn lại thấp. Khi có các luồng tiền gửi rút ra với số lượng lớn, họ phải đối phó và một trong những biện pháp hiệu quả là tìm đến TTTT để vay. - Trên bình diện to àn xã hội, TTTT đã góp phần chuyển các nguồn vốn tiết kiệm thành nguồn vốn đầu tư sinh lời, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng hiệu quả kinh tế xã hội. - TTTT là công cụ để chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cụ thể:
- Thông qua chính sách tiền tệ, NHTW điều tiết cung – cầu tiền và lãi suất bằng cách trực tiếp tham gia mua bán vốn trên thị trường, từ đó tác động đến đầu tư, chi tiêu, sản lượng, giá cả v.v… của nền kinh tế. Thông qua chính sách tài chính, kho bạc Nhà nước tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường tiền tệ để bổ sung thiếu hụt ngân sách tạm thời và cân bằng thu chi của ngân sách Nhà nước. - Lãi suất được hình thành trên TTTT là cơ sở để NHNN xác định lãi suất cơ bản và xây dựng chính sách lãi suất trong từng thời kì, đồng thời nó cũng là cơ sở để các TCTD tham khảo, hình thành lãi suất kinh doanh của mình. 2.3_ Đặc điểm của TTTT: - TTTT là tập hợp của một số công cụ tài chính riêng biệt, đó là những công cụ ngắn hạn, có tính lỏng cao và độ rủi ro thấp như: tín phiếu, kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi… mỗi loại tạo nên một thị trường riêng của mình và giữa các thị trường này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - TTTT là thị trường mang tính chất bán buôn, có khối lượng giao dịch lớn. Đơn vị tính toán tiêu chuẩn của TTTT thường là rất lớn (như ở TTTT New York, đơn vị bán là 1 triệu USD). - TTTT có số người tham gia đông đảo, được chuyên môn hoá ở trình độ cao của người môi giới và người kinh doanh. TTTT khác thị trường thông thường là cần có người trung gian để chắp nối cung cầu và họ phải đáp ứng những yêu cầu chuyên môn cao. NHTW là người quản lý, kiểm soát, bảo trợ, điều hoà, giữ cho TTTT luôn ổn định. - TTTT hoạt động dựa trên cơ sở tôn trọng và tín nhiệm lẫn nhau, và thông qua các phương tiện thông tin hiện đại chứ không diễn ra ở một địa điểm cụ thể nào. Nó là một khái niệm nói lên sự tiếp xúc giữa cung và cầu để hình thành giá cả. Thị trường này hoạt động suốt ngày đêm (24 giờ một ngày) thông qua một mạng lưới điện thoại telex, computer nối mạng giữa những người mua
- và người bán, giữa các phòng giao dịch của TTTT, giữa TTTT và khách hàng của nó. - Hình thức giao dịch của TTTT rất đa dạng như: mua bán trả tiền ngay, mua bán chịu, cầm cố, thế chấp khoản vay, cho vay khống, thoả thuận mua lại… 3. Phân loại TTTT: 3.1_Căn cứ vào đối tượng giao dịch 3.1.1_TTTT sơ cấp: Là thị trường thực hiện việc mua bán lần đầu các chứng khoán mới của Ngân hàng, Công ty tài chính, kho bạc, Doanh nghiệp như Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi…. Các loại chứng khoán này mới đ ược mua bán với khối lượng lớn (theo từng lô) và thể thức mua bán chủ yếu qua đấu giá. Đối tượng bán các chứng khoán này là những người cần vốn phục vụ cho mục đích chi tiêu như kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng và các Công ty kinh doanh…còn đối tượng mua (cho vay) chủ yếu là các Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các nhà kinh doanh tiền tệ và đông đảo công chúng, họ mua với mục đích để đầu cơ hoặc bán lại kiếm lời. 3.1.2_TTTT thứ cấp: Là thị trường chuyên tổ chức mua bán các chứng khoán đã phát hành ở thị trường sơ cấp. Sau khi đã mua hàng ở thị trường sơ cấp, những ng ười chủ sở hữu các chứng khoán đó không chờ đến hạn để thu hồi vốn và lãi, mà họ đem bán một phần hay toàn bộ số hàng hoá đó trên th ị trường thứ cấp. Sau mỗi lần giao dịch, quyền sở hữu và quyền đòi n ợ các chứng khoán đó được chuyển từ người này sang người khác, nhưng người mắc nợ (tức người phát hành) có nghĩa vụ trả nợ thì không thay đổi. TTTT thứ cấp mang tính chất chuyển hoá hình thái vốn. Trên thị trường này, người bán chứng khoán thường là các trung gian chuyên kinh doanh tiền tệ, như các Ngân hàng, các Công ty kinh doanh và môi giới tiền tệ và các đ ịnh chế tài chính khác…họ mua chứng khoán ở thị trường sơ cấp và bán lại trên thị trường này theo giá thoả thuận hoặc giá niêm yết (giá định trước).
- 3.2_Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch 3.2.1_TTTT liên ngân hàng Là thị trường vốn ngắn hạn do NHTW tổ chức để giải quyết nhu cầu của các NHTM muốn trao đổi với nhau các khoản vốn tạm thời thừa ở một số ngân hàng này với các khoản vốn tạm thời thiếu ở một số ngân hàng khác thông qua các tài khoản của họ ở NHTW nhằm bù đắp số thiếu hụt quỹ dự trữ bắt buộc, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bù đắp số thiếu hụt trong thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng…Do đó, việc tham gia thị trường này chỉ hạn chế dành cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng hoạt động theo quy chế của thị trường. Trên thị trường này, lãi suất thị trường được hình thành trên cơ sở cung cầu với tính chất bán buôn vì đây là thị trường giữa các nhà chuyên kinh doanh tiền tệ hiểu biết lẫn nhau. NHTW tham gia thị trường với tư cách người quản lý: Q uản lý thị trường và thông qua việc mua bán trên thị trường để điều hành lưu thông tiền tệ và lãi suất, không vì mục đích kinh doanh. Trên thị trường này, việc mua bán thường diễn ra theo phương thức đấu giá trực tiếp. Bên mua và bên bán báo giá và số lượng định mua bán đến trung tâm xử lý thông tin (thường được đặt tại NHTW). Trung tâm này sẽ tổng hợp số lượng và mức giá từng loại chứng khoán mua bán trong thời điểm đó và tuỳ theo sự can thiệp mua bán của NHTW để quyết định giá mua và lượng mua. Hoạt động của TTTT liên ngân hàng được thể hiện qua hình thức vay mượn có thế chấp hoặc không có thế chấp hoặc chiết khấu các chứng khoán ngắn hạn chưa đáo hạn. 3.2.2_TTTT mở rộng Là th ị trường mà các chủ thể tham gia được mở rộng hơn so với TTTT liên ngân hàng, bao gồm các Ngân hàng, các Công ty kinh doanh, môi giới và công chúng…. Đặc trưng của thị trường là mua bán qua trung gian môi giới tiền
- tệ. Giá cả có thể là giá đấu thầu hoặc giá thoả thuận. Thị trường này là thị trường của những nhà kinh doanh, nghĩa là họ bán ra chứng khoán theo từng lô nhỏ, lẻ, với giá định trước hoặc bán ra những loại chứng khoán lớn bằng cách đấu giá. So với thị trường liên ngân hàng thì thị trường này có chủ thể tham gia mua bán rộng hơn còn cách thức mua bán cũng tương tự. Do có các chủ thể được mở rộng nên đây là môi trường thuận lợi cho NHTW can thiệp điều tiết lượng cung ứng tiền tệ thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường này. 3.3_Căn cứ vào đặc trưng các loại hàng hoá (công cụ) giao dịch 3.3.1_Thị trường giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn Là thị trường chuyên giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển nhượng được như: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng… Chúng được mua bán trên thị trường theo phương thức chiết khấu. Đ ây là thị trường năng động, sôi nổi. Chúng là bộ phận quan trọng nhất của TTTT và phát triển rất nhanh chóng. Các chứng khoán ngắn hạn này là những công cụ chủ yếu của TTTT và thường có thời hạn dưới 1 năm, có độ rủi ro thấp, tính lỏng cao. Các chứng khoán này cũng là đối tượng để NHTW sử dụng nhằm điều hành chính sách tiền tệ của mình qua nghiệp vụ thị trường mở. Trên thị trường này, tuỳ đặc điểm riêng của các chứng khoán ngắn hạn nên chúng có thể được phân chi tiết thành các thị trường như: Thị trường tín phiếu kho bạc Thị trường thương phiếu Thị trường chứng chỉ tiền gửi ngân hàng Thị trường các phiếu thuận trả của ngân hàng, thị trường tín phiếu ổn định tiền tệ …….. 3.3.2_Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn
- Đ ây là thị trường chuyên giao d ịch các khoản vốn vay ngắn hạn, các khoản vốn này được định giá trên cơ sở lãi suất và không chuyển nhượng được. Đ ây là thị trường rất nhậy cảm với những thay đổi trong chính sách tiền tệ của NHTW cũng như các tác động khác từ b ên ngoài và phụ thuộc và điều kiện, tập quán, tâm lý của từng vùng. Nó có thể đáp ứng được những nhu cầu rất lớn về vốn ngắn hạn. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà chúng được định giá theo nhiều cách khác nhau, từ đó hình thành các loại lãi suất khác nhau như lãi suất đơn, lãi suất kép và lãi suất hoàn vốn. D ựa vào đặc điểm của các khoản vốn vay mà thị trường này lại được chia thành hai thị trường nhỏ: Thị trường vay mượn ngắn hạn giữa các ngân hàng hay còn gọi là thị trường tín dụng ngắn hạn liên ngân hàng. Thị trường tín dụng: là thị trường nhỏ mà ở đó các NHTM và các TCTD vay tiền của những người có vốn để sau đó cho những người cần vốn vay lại nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đi vay và lãi suất cho vay lại. Một trong những điểm quan trọng nhất của thị trường tín dụng là có thể “tạo tiền” qua nghiệp vụ tiền gửi của các ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng cho lưu thông nên cần thiết phải có sự quản lý điều tiết của NHTW. 4. Chủ thể của TTTT 4.1_Ngân hàng Trung Ương NHTW là chủ thể quan trọng và đ ặc biệt trên TTTT. NHTW thường là người đưa ra các chính sách tiền tệ, các thiết chế nhằm ổn định tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền và đảm bảo một TTTT hoạt động năng động, có hiệu quả, có tổ chức. NHTW can thiệp vào hoạt động của thị trường bằng cách can thiệp vào quá trình tạo lập ra tiền của các TCTD và làm thay đổi lãi suất thị trường qua việc tác động đến cung cầu tiền tệ chủ yếu là thông qua các công cụ quản lý gián tiếp.
- N goài ra NHTW còn đóng vai trò là người môi giới trung gian ở TTTT, giúp các ngân hàng trung gian trong việc thanh toán bù trừ những món nợ với nhau mà không phải di chuyển tiền bạc bằng cách thiết lập phòng giao hoán tại trụ sở của NHTW. NHTW còn thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới các hình thức cho vay theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu đối với các giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. NHTW can thiệp vào thị trường chủ yếu thông qua các chính sách tiền tệ bao gồm: chính sách cung ứng tiền, chính sách tín dụng, chính sách đối với ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo thực hiện tốt các chính sách, NHTW các nước thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, bao gồm các công cụ quản lý trực tiếp và gián tiếp như: hạn mức tín dụng, kiểm soát tín dụng chọn lọc, cung ứng tiền mặt pháp định, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…. 4.2_Ngân hàng thương mại Các NHTM có thể nói là những trung gian hoạt động chính trên TTTT. NHTM tham gia thị trường này nhằm duy trì khả năng thanh toán hay chi trả của N gân hàng, tận dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để kiếm lời cũng như vay vốn cần thiết với mức phí thấp nhất phục vụ mục tiêu trên. Sự có mặt của NHTM với các tính năng hoạt động riêng biệt của nó sẽ là động lực chính để thúc đẩy hoạt động của TTTT. NHTM là thành viên đặc biệt của TTTT, vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Họ là chủ thể quan trọng nhất, thu hút tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Trên TTTT, NHTM thường sử dụng các công cụ như chứng chỉ tiền gửi, chấp nhận hối phiếu, khoản vay ngắn hạn giữa các Ngân hàng nhằm phục vụ cho các hoạt động tín dụng của mình thông qua các nghiệp vụ NHTM. NHTM là yếu tố quan trọng để luồng vốn luân chuyển có hiệu quả trên TTTT.
- 4.3_Kho bạc Nhà nước Kho bạc Nhà nước tham gia TTTT chủ yếu để vay nợ, để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách bằng cách phát hành tín phiếu kho bạc. Đối tượng thường xuyên mua tín phiếu kho bạc là các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư…. Qua việc vay nợ và trả nợ dân, kho bạc có tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển TTTT vì thị trường tín phiếu kho bạc là thị trường lớn trong các bộ phận TTTT, hơn nữa, tín phiếu kho bạc là một trong những công cụ quan trọng để NHNN điều hành chính sách tiền tệ. 4.4_Người đầu tư N hững người đầu tư của TTTT bao gồm: a. Các tổ chức kinh tế tham gia th ị trường Đó là các Tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phi ngân hàng như: Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, Công ty bảo hiểm, Ngân hàng tiết kiệm tương trợ, quỹ tín dụng, quỹ tương trợ TTTT, các tổ chức xã hội, các tổ chức tài chính quốc tế, Công ty nước ngoài (tài chính và phi tài chính)…. Họ là những tác nhân đông đảo của thị trường, tham gia với mục đích: Duy trì khả năng thanh toán; cho vay khoản vốn dư thừa để kiếm lãi; đ i vay nguồn vốn cần thiết. Họ không tham gia vào quá trình tạo tiền. b. Người đầu tư tư nhân K hi lãi suất tăng lên, người đầu tư tư nhân tham gia TTTT. Họ tham gia với mục đích: thanh toán những khoản vay mượn và mua sắm; đề phòng những tình huống chưa dự kiến trước được; đầu cơ, hy vọng có thay đổi về lãi suất để kiếm lời. 4.5_Người môi giới và kinh doanh (Brokers và Dealers) Các thị trường d ành cho tất cả các công cụ trên TTTT đ ều do người môi giới và người kinh doanh thực hiện. N gười kinh doanh tạo ra thị trường cho các công cụ TTTT bằng cách báo giá chào mua và giá bán với những người khác, những người phát hành và những người đầu tư. Họ mua và bán cho những tài khoản sở hữu của họ.
- N gười môi giới là những người thực hiện việc đưa người mua và người bán lại với nhau để hưởng hoa hồng. Chức năng của họ là cung cấp thị trường cho những người tham gia thị trường. Phần lớn hoạt động môi giới ở TTTT xuất hiện giữa các ngân hàng đang mua vốn hay đang bán vốn với các ngân hàng khác, và giữa những người kinh doanh các công cụ trên TTTT. 5. Các công cụ trên TTTT 5.1_Tín phiếu kho bạc (Treasury bills) Tín phiếu kho bạc là chứng nhận nợ ngắn hạn của Chính phủ do kho bạc N hà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách Nhà nước và là một công cụ quan trọng để NHTW điều hành chính sách tiền tệ qua nghiệp vụ thị trường mở. Chúng không mang lãi suất hoặc có lãi suất rất thấp, được phát hành với thời hạn thông thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và phát hành bằng cách đấu giá. Việc mua bán thường đ ược thanh toán bằng tiền mặt. Kho bạc Nhà nước thường phát hành tín phiếu với hình thức vô danh. Các tín phiếu kho bạc thường có mức độ rủi ro thấp đối với người đầu tư, nó là công cụ lỏng nhất trong các công cụ của thị trường tiền tệ. 5.2_Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng (Bank certificates of deposit): Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng là công cụ vay nợ do NHTM bán cho người gửi tiền với lãi suất được quy định cho từng kỳ hạn nhất định, phần lớn là từ 30 ngày đ ến 12 tháng, được thanh toán lãi hàng năm. Các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng thường là vô danh. Các chứng chỉ tiền gửi cũng tương tự như các lo ại tiền gửi có kỳ hạn khác nhưng chúng có thể đ ược bán (hoặc chuyển nhượng) cho một bên thứ ba m à không bị phạt bởi các ngân hàng phát hành. Chứng chỉ tiền gửi có khả năng thanh toán rất cao. Chúng có lãi suất cao hơn lãi suất của các tín phiếu kho bạc nhưng thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Trái ngược với phần lớn các công cụ khác trên TTTT - là những công cụ được giao dịch trên cơ sở khấu trừ lãi, ch ứng chỉ tiền gửi được trả lãi sau khi đến hạn, trừ trường hợp các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn trên một năm thì được trả lãi nửa năm một. 5.3_Thương phiếu (Commercial Paper) Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định trong một thời gian xác đ ịnh, hay nói cách khác là giấy nhận nợ đặc biệt mà người giữ nó có quyền đòi trả tiền khi đến hạn, do các công ty nổi tiếng phát hành. Thương phiếu có thể được chiết khấu ở NHTM để thu hút vốn về cho người sở hữu thương phiếu trước kỳ hạn thanh toán. Thương phiếu có độ rủi ro thấp và thời hạn thanh toán ngắn nên được dùng thay thế cho các công cụ của TTTT như tín phiếu kho bạc và chứng chỉ tiền gửi. Thời hạn của thương phiếu tối đa có thể là 270 ngày nhưng phần lớn thương phiếu được bán có thời hạn 30 ngày hay nhỏ hơn. Lãi suất của thương phiếu phụ thuộc vào thời hạn thanh toán, khối lượng vay, mức lãi suất chung của TTTT và sự xếp loại tín nhiệm của người phát hành. Thương phiếu bao gồm các loại sau: Hối phiếu (Bill of exchange) Lệnh phiếu (Promissory note) K ỳ hoá phiếu (Warehouse Receipt) 5.4_Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance) Là hối phiếu do Công ty kinh doanh ký phát, trong đó ghi rõ thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai, thường phát hành trong 90 ngày và được một ngân hàng đ ảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “chấp nhận” lên hối phiếu đó. Do được ngân hàng đảm bảo thanh toán nên uy tín của nó tương đối cao và dễ dàng được chuyển nhượng trên TTTT.
- Các phiếu thuận trả của ngân hàng là những hối phiếu ngắn hạn, không mang lãi suất và được bán ở mức chiết khấu. Các phiếu thuận trả của ngân hàng có độ rủi ro thấp do đó đ ược bán với mức lợi tức nhỏ. 5.5_ Hợp đồng mua lại ( Repurchase Agreement) Hợp đồng mua lại (viết tắt là Repo hay RP) thực tế là những món vay ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán ngắn hơn 2 tuần lễ), trong đó một vài chứng khoán– thường là tín phiếu kho bạc đ ược dùng làm vật đảm bảo cho khoản vay đó. Tuy nhiên, người đi vay cam kết sẽ mua lại chứng khoán này theo giá cũ, cộng thêm một khoản lãi quy định. Kỳ hạn của hợp đồng mua lại có thể đ ược ấn định hoặc thoả thuận tự do, trong cả hai trường hợp cả người đi vay và người cho vay đều có thể kết thúc thoả thuận này bất kỳ lúc nào. Hợp đồng này mang lại lợi ích lớn cho cả hai b ên và sự linh hoạt của nó làm cho nó phát triển rất mạnh trong TTTT thời gian gần đây. Thông thường, các NHTM là những nhà cung cấp vốn lớn cho các nhà giao dịch chứng khoán chính phủ dưới dạng hợp đồng mua lại. Mặc dù vậy, một phần lớn vốn của các NHTM được giữ dưới dạng chứng khoán chính phủ và họ cũng thích sử dụng hợp đồng mua lại như một nguồn tài trợ vốn. H ợp đồng mua lại đã cung cấp cho các NHTM một phương tiện huy động vốn tích cực. Nguồn vốn này thuộc diện không phải áp dụng các quy định về dự trữ bắt buộc và mức khống chế trần lãi suất, do đó chi phí đối với hợp đồng mua lại cũng thấp hơn so với tiền gửi và không có khống chế trần lãi suất nên các NHTM có thể linh hoạt trong khi cạnh tranh thu hút vốn trên TTTT. Ngoài ra, với các NHTM có sẵn chứng khoán Chính phủ trong danh mục đầu tư của mình có thể sử dụng chúng cho các thoả thuận mua lại để đi vay, từ đó tạo ra nguồn vốn khả dụng mới. 5.6_Eurocurrency Eurocurrency là đồng đôla hoặc đồng ngoại tệ tự do có thể quy đổi được ký gửi tại ngân hàng bên ngoài nước bản xứ. Eurocurrency có tính lỏng cao. Kỳ hạn gửi tiền phần lớn là ngắn hạn, khoảng 1/3 số tiền gửi này có kỳ hạn không quá 8 ngày và gần 90% có kỳ hạn không quá 6 tháng.
- N goài các công cụ trên, tuỳ từng nước m à còn có thêm một số các công cụ khác được giao dịch trên thị trường tiền tệ như: Các khoản vay liên ngân hàng, Tín phiếu ổn định tiền tệ hay tín phiếu NHTW, Các khoản tiền gửi lưu thông trong thị trường tiền tệ, Quỹ liên bang, trái phiếu đô thị chính quyền địa phương, quỹ tương trợ thị trường tiền tệ…. Thị trường tiền tệ càng phát triển thì càng có nhiều loại công cụ mới được ra đời. II/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1. Khái niệm thị trường tiền tệ Quốc tế (Eurocurrency) N gày nay, TTTT đã vượt ra ngoài biên giới truyền thống vốn có của chúng, do đó, chúng ta có thể ký một tờ séc bằng đồng đôla Mỹ từ tài kho ản mở tại ngân hàng ở Tokyo, hoặc ký một tờ séc bằng Y ên Nhật từ tài khoản mở tại ngân hàng ở N ew York. Một thực tế là các đồng tiền khác nhau được duy trì bên cạnh nhau trên các tài khoản ngân hàng. Tương tự, chúng ta cũng có thể có một khoản tín dụng bằng đôla Mỹ tại Hồng Kông. Thị trường đi vay và cho vay ngắn hạn đến một năm bằng các đồng tiền khác nhau trên tài kho ản của các ngân hàng nằm ngoài nước phát hành gọi là TTTT Quốc tế, hay còn gọi là thị trường Eurocurrency. V ì vậy, thị trường Eurocurrency được định nghĩa như là thị trường của các ngân hàng hải ngoại (Eurobanks) trong lĩnh vực huy động và cho vay ngắn hạn các đồng tiền lưu thông bên ngoài nước phát hành. Từ định nghĩa này cần giải thích một số thuật ngữ: Thứ nhất, các Eurobanks là những ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn các đồng tiền của một quốc gia bất kỳ, nhưng không chịu sự chi phối bởi các quy định của NHTW phát hành đồng tiền này. Do đó các Eurobanks chính là ngân hàng nước ngoài (hay còn gọi là ngân hàng không cư trú hay ngân
- hàng hải ngoại) kinh doanh đồng tiền của một nước nhất định. Ví dụ: các ngân hàng không thuộc hệ thống ngân hàng Mỹ (như ngân hàng Pháp, Anh,…) huy động và cho vay ngắn hạn đôla Mỹ. Thứ hai, Eurocurrency là đồng tiền của một nước đ ược duy trì trên tài khoản của các Eurobanks. Vì các Eurobanks không chịu sự chi phối bởi các quy định của NHTW phát hành đồng tiền Eurocurrency, nên các Eurocurrency được coi như đồng tiền quốc gia lưu hành “bên ngoài” nước phát hành. Ví dụ, những đồng đôla Mỹ nằm trên tài khoản của các ngân hàng Pháp mở tại các ngân hàng đại lý Mỹ gọi là Eurodollars; những yên Nhật nằm trên tài khoản của ngân hàng Mỹ mở tại các đại lý Nhật gọi là Euroyens…. Thứ ba, sự di chuyển của bản tệ từ hệ thống ngân hàng nội đ ịa sang các Eurobanks gọi là sự di chuyển từ hệ thống lưu thông nội địa sang hệ thống lưu thông Eurocurrency (bên ngoài, hải ngoại) và ngược lại. Do được trải rộng về mặt địa lý nên các thị trường Eurocurrency (hay Euromarkets) còn gọi là “Thị trường Hải ngoại – Offshore Markets” Trên thực tế, thị trường Eurocurrency được cấu thành từ hoạt động nhận tiền gửi và hoạt động cho vay. Hiện nay, hoạt động của thị trường Eurodollar chiếm đa số tổng doanh số hoạt động của toàn thị trường Eurocurrency. Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp khi nói đến thị trường Eurocurrency thì người ta hiểu đó là thị trường Eurodollar. Có điều cần lưu ý rằng: tiền tố “Euro-” đứng trước tên các đồng tiền có thể làm cho chúng ta dễ bị nhầm lẫn, do đó, cần thiết phải phân biệt nội dung thuật ngữ “Euro -”: Eurocurrency là những đồng tiền trôi nổi bên ngoài nước phát hành, do đó, những tiền gửi bằng USD tại các ngân hàng Hồng Kông, Tokyo nằm ngoài nước Mỹ gọi là Eurodollar. Như vậy, tiền tố đứng trước “Euro-” ở đây chỉ là quy ước chứ không nhất thiết chỉ tính từ về Châu Âu. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, cần hiểu rõ và phân biệt giữa thị trường “Eurocurrency” với thị trường “Tiền tệ Châu Âu”. 2. Đặc trưng của TTTT Quốc tế
- TTTT Quốc tế (Eurocurrency) có những đặc trưng khác biệt với TTTT quốc gia. Cụ thể: - Đây là thị trường Quốc tế lớn, các NHTW rất ít có khả năng điều tiết các hoạt động của thị trường này. - Các nghiệp vụ tín dụng trên thị trường này không có quy định dự trữ bắt buộc và phí b ảo hiểm cho tiền gửi, tổng chi phí giao dịch sẽ giảm đi, do đó lãi suất cho vay theo Eurocurrency thường thấp hơn lãi suất cho vay của khoản vay tương ứng trong nước nên rất hấp dẫn cho các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. - Thị trường Eurocurrency thường là thị trường bán buôn, chủ yếu là thị trường liên ngân hàng. Quy mô giao dịch vốn thường rất lớn, uy tín của các thành viên trên thị trường rất cao, bao gồm một khối lượng lớn các chủ nợ và khách nợ trên toàn thế giới. - Thị trường Eurocurrency là nơi tích trữ khoản thặng dư có tính thanh khoản cao. Các công ty, hãng, các ngân hàng thường gửi vốn nhàn rỗi của mình vào thị trường này để hưởng mức tỷ suất lợi nhuận cao trong khi các khoản thu nhập này không phải nộp thuế. Điều này khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thực sự ưa thích. - Thị trường này có tính lỏng cao b ởi kỳ hạn tiền gửi phần lớn là ngắn hạn. Mức lãi suất tín dụng Eurocurrency được hình thành trên cơ sở mức lãi suất chào bán liên ngân hàng tại London (London Interbank Offer Rate-LIBOR) áp dụng đối với từng đồng tiền. LIBOR là mức lãi suất áp dụng cho các giao dịch liên ngân hàng (khi các ngân hàng vay mượn lẫn nhau), đồng thời là mức lãi suất cơ bản áp dụng cho nhóm khách hàng phi ngân hàng. Mức lãi suất LIBOR đối với mỗi đồng tiền là số trung bình của các mức lãi suất cho vay của sáu ngân hàng hàng đ ầu ở London. Mức lãi suất cho vay đối với khách hàng phi ngân hàng bằng mức lãi suất LIBOR cộng với mức lãi suất gia tăng (premium), phụ thuộc vào độ tín nhiệm của từng khách hàng. Đối với những khoản tín dụng trên 6 tháng, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất thả nổi làm giảm rủi ro lãi suất. 3. Ưu và nhược điểm của TTTT Quốc tế Từ khái niệm và đặc trưng riêng của thị trường Eurocurrency, có thể nhận thấy thị trường Eurocurrency có những ưu điểm và hạn chế như sau: 3.1_Ưu điểm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
38 p | 730 | 236
-
Luận văn”Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn,miền núi vùng dân tộc thiểu số”
109 p | 337 | 162
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty giầy Thượng Đình
78 p | 299 | 135
-
Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam
62 p | 221 | 99
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn”
68 p | 265 | 96
-
Luận văn - Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn
67 p | 260 | 91
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu tại chi nhánh Ba Đình – Hà Nội
26 p | 223 | 77
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội
73 p | 162 | 62
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
85 p | 234 | 59
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc tế
65 p | 165 | 52
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm
104 p | 193 | 41
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà Nội
60 p | 129 | 35
-
Luận văn: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
56 p | 127 | 31
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội
58 p | 115 | 22
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà Nội
56 p | 86 | 21
-
Luận văn: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bà Triệu
28 p | 107 | 19
-
Luận văn: Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự
65 p | 100 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau khi thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
117 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn