Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ-thành phố Vinh-Nghệ An
lượt xem 83
download
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng giữ một vai trò quan trọng quyết định tới sự thịnh vượng hay suy thoái nền kinh tế. Ngày nay,khi nền kinh tế ngày càng phát triển, ngân hàng không chỉ thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ mà còn thực hiện nhiều dịch vụ khác như:thanh toán,ký gửi…,hoạt động của ngân hàng không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà ngày càng được quốc tế hoá..Cũng như nhiều tổ chức kinh doanh khác, nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ-thành phố Vinh-Nghệ An
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ-thành phố Vinh-Nghệ An 1 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Phần 1: Bảng 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ Bảng1.2: Cơ cấu của nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ qua 3 năm 2009-2010-2011 Bảng1.3: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ qua 3năm 2009-2010-2011 Bảng 1.4: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ qua 3 năm 2009-2010-2011 Phần 2 : Bảng 2.1: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ qua 3 năm 2009-2010-2011 Bảng 2.2: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ qua 3 năm 2009-2010-2011 Bảng2. 3: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NH TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ 3 năm 2009-2010-2011 Bảng2.4: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại hình sản phẩm tại TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ qua 3 năm 2009-2010-2011 Danh mục chữ viết tắt : NH : Ngân hàng TMCP :Thương Mại Cổ Phần TGTK :Tiền gửi tiết kiệm 2 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng giữ một vai trò quan trọng quyết định tới sự thịnh vượng hay suy thoái nền kinh tế. Ngày nay,khi nền kinh tế ngày càng phát triển, ngân hàng không chỉ thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ mà còn thực hiện nhiều dịch vụ khác như:thanh toán,ký gửi…,hoạt động của ngân hàng không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà ngày càng được quốc tế hoá..Cũng như nhiều tổ chức kinh doanh khác, nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó nguồn vốn huy động có ý nghĩa quyết định, là cơ sở để ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư, dự trữ… mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để có được nguồn vốn này, ngân hàng cần phải tiến hành các hoạt động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên việc huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, bưu điện… Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm, tìm hiểu quá trình kinh doanh để có những phương án huy động tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, mang tính cạnh tranh là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên và quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ. Em thấy vấn đề phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm và đưa ra những biện pháp hay để thu hút được nhiều nguồn tiền gửi là cần thiết. Do vậy em đã chọn đề tài “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ-thành phố Vinh-Nghệ An ” làm báo cáo thực tập cho mình. Đề tài được tìm hiểu và nghiên cứu trong quá trình em thực tập TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến thuỷ, qua số liệu tìm hiểu được trong vòng 3 năm 2009-2010-2011 em đã phân tích, đánh giá tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH, từ đó có một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động này, tạo cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại 3 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp chi nhánh.Số liệu trong 3 năm được thu thập, nghiên cứu và trình bày dưới dạng bảng biểu. Trong quá trình thực tập tổng hợp cùng với sự giúp đỡ của các anh , các chị ở phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng ngân quỹ…em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp. Trong báo cáo này em đã cố gắng khái quát một cách chung nhất về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của ngân hàng công thương Bến Thuỷ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo ,cô giáo để các báo cáo lần sau được hoàn thiện hơn. -Nội dung đề tài gồm 2 phần: Phần I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN THUỶ-THÀNH PHỐ VINH-NGHỆ AN Phần II: THỰC TRẠNG VIỆC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN THUỶ-THÀNH PHỐ VINH-NGHỆ AN PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN THUỶ THÀNH PHỐ VINH- NGHỆ AN. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Việt Nam chi nhánh Bến Thủy-thành phố Vinh-Nghệ An Ngân hàng TMCP Việt nam chi nhánh Bến Thuỷ được tách ra từ ngân hàng công thương Nghệ An ngày 01/01/1995,là ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt nam có trụ sở chính nằm ở quốc lộ 1A- 229 đường Lê Duẩn- Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy là một trong những ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An , là ngân hàng thương mại còn non trẻ ra đời trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước đầu đi vào hoạt động kinh doanh bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng gặp rất nhiều những khó khăn , đó là: môi trường pháp luật chưa đồng bộ, việc kinh doanh tiền tệ là hoạt động kinh doanh đặc thù như “ con dao hai lưỡi” trong khi cán bộ ngân hàng chưa được trang bị những kiến thức thị trường và những kinh nghiệm cho nên công tác huy động vốn còn bị hạn chế, đầu tư cho vay còn bị bó hẹp. 4 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: - Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế - xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn Thành phố Vinh. - Đầu tư và cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay tài trợ uỷ thác... đối với doanh nghiệp và dân cư. - Dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực tài chính - tiền tệ - Thực hiện các dịch vụ ngân hàng, tài chính khác. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy đã phải đối mặt với những thử thách lớn trong hoạt động kinh doanh của mình như tình hình kinh doanh còn lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất thiếu... Tuy nhiên tập thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã không ngừng phấn đấu vươn lên đem lại niềm tin cho khách hàng, củng cố khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, từng bước củng cố và mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với phương châm đặt ra cho hoạt động trong thời gian qua là: Phát triển vững chắc- an toàn- hiệu quả chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy đã chủ động tạo môi trường kinh doanh hợp lý giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù có những khó khăn trong những năm qua, nhưng Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy đã vươn lên đứng vững trong thị trường kinh doanh tiền tệ, xác lập được hướng kinh doanh vững chắc, chiếm lĩnh thị trường đầu tư lớn trên địa bàn Nghệ An trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản. Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy đã cung cấp đầy đủ nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho khách hàng góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nghệ An. Để phát huy tốt vai trò, chức năng của một ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy cần tìm những giải pháp tích cực nhất nhằm đưa ngân hàng phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước, ngân hàng quốc tế và vững vàng trên con đường hội nhập nền kinh tế toàn cầu. 5 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy với tổng số cán bộ công nhân viên là 106 người, được sắp xếp bố trí công việc căn cứ vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình... một cách phù hợp. Lãnh đạo ngân hàng gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và hệ thống các trưởng phòng, phó phòng. Bảng 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó giám đốc P. P. P. Kế P. Tổ quản P.Hành P. KT 4 phòng lý rủi ro chính KS NB giao KH KH toán Ngân dịch qu B.phận B.phận B. phận B. phận B. phận B.phận HĐV HC T.lương Tổng hợp KH TD QTK B.P kế QTK QK Bộ phận QTK toán Số 02 Số 03 Số 07 Số 16 tín dụng (nguồn:từ phòng tổ chức vietinbank Bến thủy ) 1.2.1 Phòng kinh doanh: Phòng có tất cả 13 cán bộ gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng. Phòng có chức năng trực tiếp cho vay đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài quốc doanh có nhu cầu vay vốn ngân hàng và đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng đặt ra, xây dựng kế hoạch cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn.Thực hiện 6 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp chế độ thông tin báo cáo tổng hợp, phân tích kế hoạch tài chính, lỗ lãi của ngân hàng. Trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư, cho vay, bảo lãnh, thu nợ,…Phòng gồm 3 bộ phận: Bộ phận tín dụng: Bộ phận này hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, trực tiếp thực hiện công tác cho vay, bảo lãnh và thu nợ đối với khách hàng. Bộ phận thu nợ: Bộ phận này được lập ra để theo dõi và thu các khoản nợ, cho vay tiêu dùng, cho vay sinh viên. Bộ phận tổng hợp: Bộ phận này hoạt động với chức năng làm báo cáo thống kê, kết hợp với các phòng ban để xử lý các cơ chế, chế độ của Nhà nước. 1.2.2. Phòng kế toán Phòng gồm 14 cán bộ, và được chia làm 3 bộ phận: bộ phận thanh toán liên hàng, bộ phận thanh toán quốc tế và bộ phận thanh toán bù trừ. Chức năng chính của phòng kế toán là quản lý tài sản, tiền gửi, tiền vay của các cá nhân, đơn vị. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng trong hệ thống và ngoài hệ thống. Thực hiện cơ chế tài chính của ngành theo các văn bản chế độ hiện hành ( thanh toán giao dịch với khách hàng khi khách hàng đến mở tài khoản, bộ phận chi tiêu, theo dõi các tài khoản khi đến hạn thì báo cho các phòng ban liên quan, thu lai định kỳ đối với khách hàng. 1.2.3.Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng kinh doanh đối ngoại gồm năm cán bộ thực hiện các nghiệp vụ như mở L/C nhập, xuất cho khách hàng: thực hiện nhờ thu đi, nhờ thu đến, thu đổi ngoại tệ… 1.2.4. Phòng tổ chức- Hành chính Phòng gồm 20 cán bộ . Chức năng chính của phòng là quản lý nhân sự, lao động tiền lương, quản lý về hành chính, quản trị, đào tạo. Phòng Tổng hợp- Hành chính gồm 2 bộ phận: Bộ phận tổ chức: có chức năng quản lý nhân sựcủa đơn vị như: hoán đổi nhân công, tuyển mộ nhân lực, phân bổ và kiểm soát nhân lực, theo dõi số lượng nhân lực ở các phòng ban. Bộ phận tiền lương: Có chức năng chính và chủ yếu là quản lý, chi trả lương. Kết hợp với bộ phận nhân lực để theo dõi và thay đổi mức lương của cán bộ công nhân viên. 7 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.5. Phòng Ngân quỹ Gồm 17 cán bộ công nhân viên. Phòng có chức năng cất giữ, bảo quản, kiểm đếm, kiểm soát tiền. Đồng thời là nơi bảo quản các giấy tờ có giá, các hồ sơ thế chấp của khách hàng. 1.2.6. Phòng Nguồn vốn Phòng gồm 19 cán bộ công nhân viên, trong đó có 6 người trình độ đại học, 11 người trình độ trung cấp, 2 người sơ cấp. Phòng nguồn vốn có chức năng huy động các nguồn vốn bằng nội và ngoại tệ trong dân cư để tái đầu tư cho vay đối với nền kinh tế. Bao gồm: huy động các nguồn tiền gửi doanh nghiệp, các loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn. Thuộc cơ cấu phòng còn bao gồm các quỹ tiết kiệm số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 7. 1.2.7. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng gồm 4 cán bộ công nhân viên. Chức năng chính của phòng là kiểm tra kiểm soát mọi nghiệp vụ ngân hàng theo văn bản hiện hành. Tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của chi nhánh để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh hoạt động ngân hàng. Tham gia cùng bộ phận tín dụng của phòng Kinh doanh, phòng Giao dịch, phòng giao dịch xử lý thu hồi nợ, nợ quá hạn. 1.2.8. Phòng giao dịch Trường thi Phòng gồm 19 cán bộ. Phòng thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một chi nhánh ngân hàng thương mại như: tín dụng, nhận gửi, bảo lãnh, kế toán giao dịch và các nghiệp vụ khác của ngân hàng như thanh toán hộ, chuyển tiền,…. Phòng bao gồm hội sở chính và Quỹ tiết kiêm trực thuộc số 6. Đây là phòng giao dịch ngoài chức năng chính là cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thu nợ còn tiến hành cho vay các doanh nghiệp Nhà nước là các thành viên của Tổng công ty 90,91 như Công ty xây dựng công trình giao thông 423, 479, 473, 484, 492 là những đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông IV. 8 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy những năm qua 1.3.1 Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn 1.3.1.1Tình hình chung về nguồn vốn Nguồn vốn là cái ban đầu mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để thực hiện những ý đồ mà mình muốn thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động, chưa kể đến sự sắp ra đời một số các ngân hàng sẽ được hoạt động tại đây khi Việt Nam thực hiện các cam kết như đã kí kết theo các hiệp định thương mại. Như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy trong thời gian tới cũng gặp không ít khó khăn, để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thì ngân hàng cần có một nguồn vốn ổn định để mở rộng qui mô kinh doanh của mình, đây là nhiệm vụ quan trọng mà ngân hàng sẽ thực hiện trong thời gian tới. Trước tiên ta sẽ xem xét diễn biến của nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy trong thời gian qua đã có những biến động gì theo sự phát triển của xã hội. Bảng1.2: Cơ cấu của nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy qua 3năm 2009-2010-2011 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 so Năm 2011 so Chỉ tiêu với năm 2009 với năm 2010 Số TT Số TT Số TT +/- +/- Số tiền Số tiền tiền (%) tiền (%) tiền (%) (%) (%) Vốn huy 144.9 208.7 78,9 250.9 63.783, 42179, 71,51 80,3 44,01 20,2 động 37,12 21,03 1 01 91 79 9 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Các 10.71 12.69 15.00 1.988,0 khoản 5,28 4,80 4,8 18,56 2303,3 18,13 1 9 2,3 0 vay Thanh 32.01 25.89 27.01 (19,1 15,79 9,79 8,65 (6.122, 1122 4,3 toán vốn 2 0 2 2) 10) Tài sản 15.02 17.21 19.23 2.189,1 7,41 6,51 6,16 14,57 2021 11,7 nợ khác 1 0 1 0 Tổng 202.6 264.5 312.1 61.838, 47.626, 30,51 18 cộng 81,12 20,03 46,3 91 27 (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy năm 2009-2010-2011) Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn của Chi nhánh có được không chỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều nguồn khác như là các khoản vay, các khoản điều chuyển từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác… Trong năm qua bên cạnh sự gia tăng tín mở rộng đầu tư tín dụng thì ngân hàng đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay. Kết quả nguồn vốn huy động tại ngân hàng năm 2010 là 208.721,03 triệu đồng, chiếm đến 78,91% đây là một tỷ trọng khá cao. Năm 2011 nguồn vốn tín dụng vẫn tăng đều.Kết quả năm 2011 là huy động được 250901 triệu đồng,chiếm đến 80% tổng nguồn vốn. Như vậy có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2011 đã tăng được thêm so với năm 2010 là 42179,79 triệu tăng tương đương 20%. Với sự tăng lên nhanh chóng của vốn huy động như vậy đã góp phần làm cho nguồn vốn tại ngân hàng tăng lên tương đương. Năm 2009 qui mô của các khoản vay tại ngân hàng là 10.711 triệu đồng chiếm 5,28%, đến năm 2010 thì khoản vốn vay này giảm xuống còn 4,8% ứng với số tiền là 12699 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2009 là 18,56%. Năm 2011 quy mô khoản vay 15002,3 triệu tăng 4,8% so với năm 2010. Qua đây cho thấy 10 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngoài nguồn vốn huy động thì ngân hàng còn cần có nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay của mình. Trong năm 2009 thanh toán vốn tại Ngân hàng chiếm 15,79% trong tổng nguồn vốn tại ngân hàng tương ứng với số tiền là 32.012 triệu đồng. Sang đến năm 2010 thì chỉ tiêu này giảm xuống mức 25.890 triệu đồng chiếm 9,79%, đến năm 2011 thì nó lại tăng lên mức 27012 triệu.. như vậy có thể thấy trong năm 2010 vừa qua lượng vốn do Ngân hàng mẹ chuyển về cho Ngân hàng đã ít đi nhưng năm 2011 thì có tăng thêm một chút.. Điều đó phản ánh được thực trạng của Ngân hàng đã dần dần làm chủ được nguồn vốn của mình, tiến tới sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng các hoạt động của ngân hàng. 1.3.1.2 Tình hình huy động vốn Bảng1.3: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy qua 3năm 2009-2010-2011 Đvt: triệu đồng Chênh lệch % Năm 2010 so với Năm 2011 so Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 năm 2009 với năm 2010 Số tiền Tỷ lệ Số Tỷ lệ (%) tiền (%) Nguồn vốn 144937 208721 250901 63784 44,01 42180 20,21 huy động Tiền gửi 11755,63 12520,47 15050 764,84 6,51 2529, 20,2 thanh toán 5 Tiền gửi tiết 131751,37 195699,22 235020,3 63947,85 48,54 39321 20,1 kiệm ,08 Ký quỹ 1430 501,3 830,7 (928,7) (64,94) 329,4 65,7 (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy ). Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2010 tăng so với năm 2009. Tính đến cuối năm 2010 là 208721 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63784 triệu đồng, tương đương tăng 44,01% so với năm 2009. Tuy nhiên mức tăng này là khá thấp so với năm 2009 (tăng 76,72% so với năm 2008). Điều này một phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2010, một phần là do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Tuy 11 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp nhiên với tổng nguồn vốn huy động được năm 2010 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành công của chi nhánh trong thời điểm hiện nay. Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2010 trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2009. Trước hết là tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2010 đạt 195699,22 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63947,85 triệu đồng, tương ứng tăng 48,54% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu năm 2010 lãi suất của chi nhánh tăng cao khiến người dân gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mai… Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi nhánh nhiều hơn. Trong năm vừa qua chi nhánh duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12520,47 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 764,84 triệu đồng, tương đương tăng 6,51% so với năm 2009. Đây là mức tăng trưởng khá thấp. Điều này được giải thích là do khách hàng vẫn chưa có thói quan sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất cao. Chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền… hơn nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này. Hơn nữa việc chi nhánh chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các khách hàng tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại chi nhánh. Lượng tiền ký quỹ năm 2010 chỉ đạt 501,3 triệu đồng, giảm đến 65% so với năm 2009, tương đương giảm về tuyệt đối là 928,7 triệu đồng. Đây là một thực tế khách quan do tình hình kinh tế không thuận lợi, Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo một nguồn huy động lâu dài cho chi nhánh. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động tăng 42180 triệu đồng so với năm 2010,tương đương 20,21%.mức tăng này khá thấp so với năm 2010 và năm 2009 do sự tăng trưởng khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng..Tỉ trọng huy động vốn trong năm 2011 có sự tăng trưởng hơn 2010 về tiền gửi thanh toán là 2529,5 triệu,tương đương 20,2 % nhiều hơn so với năm 2010 là 6,51%.Khách hàng đã có xu hướng sử dụng tiền gửi thanh toán nhiều hơn..những chính sách của Ngân hàng năm 2010 có lẽ đã có tác dụng lên nguồn tiền này..Còn tiền gửi tiết kiệm có chiều hướng giảm do làm phát Việt nam tăng,đồng tiền mất giá,người dân có xu hướng gửi tiết kiệm ít hơn.tiền gửi tiết kiệm năm 2011 so với 2010 là 39321,08 triệu đồng,tương đương 20,1% giảm mạnh so với 2010( năm 2010 là 48,54%)..Ngân hàng cần có chính sách để thu hút khách hàng gửi tiền nhiều hơn.Lượng tiền kí gửi năm 2011 đã tăng trưởng 12 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp dương con số 329,4 triệu ,tương đương 65,7%..Mặc dù tình hình kinh tế vẫn khó khăn nhưng do những chính sách phát triển của ngân hàng đã làm cho nguồn vốn huy động lâu dài cho chi nhánh.. 1.3.2 Tình hình chung về hoạt động tín dụng Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy nói riêng. Vì vậy dựa vào kết quả của hoạt động cấp tín dụng, ta có thể phần nào đánh giá được hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua và nhận ra một số xu hướng phát triển cho những năm sắp tới. Dựa vào bảng tình hình cấp tín dụng qua 3 năm 2009-2010-2011, chúng ta có thể thấy được phần nào những điều đó. Bảng 1.4: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy qua 3 năm 2009-2010-2011 Đvt: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010 so với 2011 so với Tỷ Tỷ Tỷ 2009 2010 Chỉ tiêu Số trọn Số trọn Số trọng( tiền g tiền g tiền Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ %) (%) (%) tiền (%) tiền (%) Tổng dư nợ 15097 15815 16542 7269, 100 100 100 7174,6 4,75 4,6 cho vay 5,8 0,4 0 6 Trong đó: 83036 88089, 90302, 5053,0 -Ngắn hạn 2212, ,72 55 8 55,7 5 54,6 8 6,08 2,5 -Trung, dài 7 67939 45 70060, 44,3 75117, 45,4 2121,5 3,12 7,2 hạn 5056, ,13 65 5 2 85 Tổng dư nợ 0 0 149 100 160 100 149 - 11 7,38 quá hạn Trong đó: -Ngắn hạn 0 0 125 83,9 130 81,25 125 5 4 -Trung, dài 0 0 24 16,1 30 18,75 24 6 25 13 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp hạn Tỷ lệ dư nợ 0,002 - 0,094 0,0967 0,094 2,9 quá hạn(%) 7 (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy năm 2009,2010,2011) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2010 đạt 158150,4 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 7174,6 triệu đồng, tương đương tăng 4,75% so với năm 2009. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 88089,8 triệu đồng, chiếm 55,7% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tăng về tuyệt đối là 5053,08 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 6,08% so với năm 2009. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2010 đạt 70060,65 triệu đồng, chiếm 44,3% trong tổng dư nợ cho vay, tăng về tuyệt đối là 2121,52 triệu đồng, tương ứng tăng 3,12% so với năm 2009. Mặc dù tổng dư nợ cho vay năm 2010 tăng không nhiều so với năm 2009, tuy nhiên, trong tình hình kinh tế xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu đáng khích lệ, đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh. Về dư nợ quá hạn : năm 2010 dư nợ quá hạn tăng so với năm 2009. Năm 2009, chi nhánh không có dư nợ quá hạn nhưng đến cuối năm 2010, dư nợ qúa hạn là 149 triệu đồng, trong đó dư nợ qúa hạn cho vay ngắn hạn là 125 triệu đồng, chiếm 83,9% trong tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh; dư nợ qúa hạn cho vay trung dài hạn là 26 triệu đồng, chiếm 16,1% tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2010. Sở dĩ dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2010 tăng cũng là điều dễ hiểu. Trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống dân cư. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm, do đó dư nợ qúa hạn của chi nhánh gia tăng. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng công tác thẩm định cũng như đẩy mạnh các biện pháp thu nợ để giảm thiểu dư nợ qúa hạn đến mức thấp nhất có thể. -Năm 2011 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 165420 triệu đồng tăng về tuyệt đối so với 2010 là 7269,6 triệu đồng (tương đương 4,6 %) trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 đạt 90302,5 triệu đồng tương đương 54,6% so với tổng dư nợ..So với năm 2010(tương đương tăng 2,5%),nhưng tỉ lệ giảm hơn năm 2010 so với 2009(6,08%)..Dự nợ cho vay trung và dài hạn đạt mức 75117,5 triệu tương đương 45,4% so với tổng dư nợ.So với năm 2010 tăng thêm 5056,85 triệu 14 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp tương đương 7,2% nhưng tỉ lệ tăng hơn 2010 so với 2009(3,12%).Dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng nói chung tỉ lệ dư nợ không tăng quá nhiều.Về dư nợ quá hạn thì năm 2011 là 160 triệu đồng tăng 11 triệu so với năm 2010 tương đương 7,38%,trong đó ngắn hạn tăng thêm 5 triệu,trung và dài hạn tăng thêm 6 triệu..tỉ lệ dư nợ quá hạn tăng thêm 2,9%. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng công tác thẩm định và những chính sách để thu nợ nhanh chóng và hạn chế rủi ro tối đa cho Ngân hàng. 1.3.3 Kết quả kinh doanh Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong những năm qua,năm 2010 với tốc độ tăng trưởng GDP gần 8,2%, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 40tỷ USD, đầu tư và tài trợ nước ngoài đạt gần 15tỷ USD… Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việt Nam được ghi nhận bởi các quốc gia,các chuyên gia, các tổ chức kinh tế lớn như là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với sức hút mạnh mẽ của một đất nước có nền chính trị ổn định, an toàn, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện và hứa hẹn những cải cách đột phá tự do kinh tế và mở cửa với thế giới. Trong năm 2012, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến những chuyển biến mạnh mẽ về vật chất của các ngân hàng thương mại Việt Nam với những tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận, về quy mô vốn cũng như sự gia tăng cạnh tranh. Ngân hàng công thương Bến thủy đã có những bước phát triển vững chắc và trở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với mục tiêu kinh doanh an toàn, tuân thủ, tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tái chính ngân hàng đã tạo ra cho ngân hàng sự ổn định, minh bạch, hiệu quả và liên tục tăng trưởng. Kế thừa và phát huy những kết quả của những năm trước, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đã đạt được thành công vượt bậc. Với sự phấn đấu không mệt mỏi, năm 2009 có lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro là 13093 triệu đồng, năm 2010 Chi nhánh có 29011 triệu đồng, năm 2011 Chi nhánh có 37214 triệu đồng. Như vậy năm 2011 đã đánh dấu bước ngoặt lớn, sau khi trích quỹ dự phòng rủi ro, chi bảo hiểm tiền gửi khách hàng Chi nhánh có lợi nhuận thêm 8203 triệu đồng so với năm 2010. 15 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 2: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN THỦY- THÀNH PHỐ VINH-NGHỆ AN 2.1 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy a. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động Bảng 2.1: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy qua 3 năm 2009-2010-2011 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 so với Năm 2011 so Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 năm với năm 2010 2009 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) -TGTK 96.178 73 125.24 64 152.30 64.8 29.069,27 30,22 27052, 21,6 bằng VNĐ ,23 7,5 0,2 7 -TGTK 34.878,95 bằng ngoại 35.572 27 70.451 36 82.720 35,2 98,05 12268, 17,4 tệ (quy đổi) ,77 ,719 ,1 38 Tổng cộng 131.75 195.69 23502 63.948,22 48,54 39321, 20,1 1 9,219 0,3 08 (Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại chi nhánh) Bên cạnh việc huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, Ngân hàng cũng thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: năm 2009, lượng ngoại tệ huy động được chiếm khoảng 27%/ tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động được. Năm 2010 lượng ngoại tệ huy động được đạt 70.451,719 triệu đồng, chiếm đến 36% trong tổng vốn huy động, tăng đến 98,05% so với năm 2009.Năm 2011 lượng ngoại tệ huy động được đạt 82.720,1 16 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp triệu đồng chiếm 35,2% tổng vốn huy động,tăng có 17,4% so với năm 2010.Tuy là lượng ngoại tệ huy động vẫn tăng nhưng so về tỉ lệ thì giảm khá mạnh.. Điều này có thể giải thích là do năm 2011 vừa qua tỷ giá ngoại tệ đã có sự biến động mạnh, lạm phát tăng cao làm đồng VN mất giá so với đồng ngoại tệ, dẫn đến lượng tiền gửi bằng VNĐ chỉ tăng 21,6% đạt 152300,2 triệu so với 125247,5 triệu năm 2010. b. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi Nguồn vốn huy động từ ngân hàng không phải bao giờ nó cũng đều đều với một mức nhất định mà nó cũng biến động theo chu kì. Thông thường, lượng tiền gửi tiết kiệm thường tăng cao vào những tháng đầu năm, những tháng giữa năm lượng tiền gửi tiết kiệm có dấu hiệu chững lại và tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng diễn biến nguồn tiền gửi tiết kiệm theo thời gian tại Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy ta sẽ thấy rõ tính chất chu kì này hơn. Bảng 2.2: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại Ngân hàng TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy qua 3 năm 2009-2010-2011 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 so Năm 2011 so Chỉ tiêu thời gian với năm 2009 với năm 2010 TT TT Số TT TT Số TT Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) tiền (%) (%) tiền (%) Tháng 1 8.169 6,2 13.308 6,8 15124 6,43 5.139 62,91 1816 13,6 Quý Tháng 2 9.618 7,3 14.286 7,3 17351 7,38 4.668 48,54 3065 21,4 I Tháng 3 10.408 7,9 17.026 8,7 19946 8,49 6.617 63,58 2920 17,15 Tổng 28.195 21,4 44.619 22,8 52421 22,3 16.425 58,25 7802 17,5 Tháng 4 12.780 9,7 18.396 9,4 20622 8,76 5.616 43,94 2226 12,1 Quý Tháng 5 13.702 10,4 19.961 10,2 24365 10,35 6.259 45,68 4404 22,06 II Tháng 6 13.834 10,5 20.157 10,3 25136 10,69 6.323 45,71 4979 24,7 Tổng 40.316 30,6 58.514 29,9 70123 29,8 18.198 45,14 11609 19,8 20962 1196, Tháng 7 13.175 10 19.766 10,1 8,89 6.590 50,02 6 Quý ,3 3 III Tháng 8 12.385 9,4 19.570 10 25640 10,88 7.185 58,02 6070 31 Tháng 9 11.067 8,4 19.374 9,9 25762 10,93 8.307 75,06 6388 33 17 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 72354 13644 Tổng 36.627 27,8 58.710 30 30,7 22.083 60,29 23,2 ,3 ,3 Tháng 10 10.672 8,1 14.677 7,5 15345 6,6 4.006 37,53 668 4,55 Quý Tháng 11 8.300 6,3 11.546 5,9 12423 5,3 3.246 39,11 877 7,6 IV Tháng 12 7.642 5,8 10.176 5,2 12354 5,3 2.535 33,17 2178 21,4 Tổng 26.614 20,2 36.400 18,6 40122 17,2 9.786 36,77 3722 10,02 23502 39321 Tổng cộng 131.751 100 195.699 100 100 63.948 48,54 20,1 0,3 ,3 (Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại chi nhánh) Từ bảng số liệu trên cho thấy rõ được sự biến động của tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh trong thời gian qua. Qua đây cũng nhận xét được rằng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nó mang tính chất thời vụ rất cao, điều này được thể hiện như sau : Nhìn vào bảng cho thấy nguồn huy động từ tiền gởi tiết kiệm ở quý I năm 2009 là 28.195 triệu đồng chiếm 21,4 % trong tổng nguồn huy động. Mặc dầu ở quý I này ngân hàng chưa có kế hoạch để triển khai huy động mà người dân vẫn tích cực đến gửi cho thấy ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất có thể nói là thỏa đáng với mong muốn với người gửi. Sang quý I năm 2010 thì lượng tiền gửi này lại tăng lên và đạt 44.619 triệu đồng, với tốc độ tăng là 58,25% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng trưởng rất cao.Nhưng sang quý I năm 2011 thì lượng tiền gửi vẫn tăng lên đạt 52421 triệu đồng nhưng tốc độ tăng trưởng so với cùng kì năm trước lại giảm xuống chỉ còn 17,5 %. Sang quý II : thì nguồn tiền gửi lại có xu hướng tăng lên. Đây là khoảng thời gian mà các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn rất lớn. Vì thế để có nguồn vốn cho vay chi nhánh Chi nhánh đã tăng cường huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2009 ngân hàng huy động được 40.316 triệu đồng chiếm 30,6%. Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng đang thiếu vốn vì thế mà ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn của mình đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2010 nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng tăng lên với doanh số là 58.514 triệu đồng, như vậy so với cùng kì năm trước thì nó tăng 45,14%. Ở quý II năm 2011 nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng tăng lên với doanh số là 70123 triệu đồng,như vậy so với cùng kì năm trước giảm xuống chỉ còn 19,8%. Trong quý này ở cả 3 năm thì lượng tiền gửi tăng đều qua các tháng, đỉnh điểm là tháng 6. Đây là thời gian mà các nhà kinh doanh đã bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất của mình. 18 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vào khoảng thời gian này trong năm 2010 lãi suất tăng cao nên thu hút rất nhiều người đến gửi tiền, gửi tiền vào ngân hàng có lợi nhiều hơn so với việc đầu tư vào các hình thức khác. Qúy III: lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần ổn định, nhu cầu vay vốn cũng giảm dần. Vì vậy mà ngân hàng cũng không tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động của mình như ở quý II nữa. Ở quý III năm 2009 nguồn tiền gửi này chiếm 27,8% tương ứng với doanh số của nó là 36.627 triệu đồng. Sang đến quý III năm 2010 thì nguồn tiền gửi này lại tăng lên 58.710 triệu đồng, chiếm 30% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm .Quý III năm 2011 thì nguồn tiền này tăng lên 72354,3 triệu đồng chiếm 30,7 % trong tổng nguồn tiền gửi. Như vậy so với năm 2009 thì năm 2010 lại tăng cả về tỷ trọng lẫn về qui mô doanh số của nó, với tốc độ tăng là 60,29%,nhưng năm 2011 so với cùng kì năm trước lại giảm chỉ còn 23,2% Cho thấy ngân hàng rất thành công trong công tác huy động của mình trong năm 2010.Năm 2011 có tăng nhiều về nguồn tiền nhưng tốc độ giảm đáng kể. Quý IV: Lượng tiền gửi ở quý này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm so với các quý trong năm. Ở quý IV năm 2009 qui mô của nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là 26.614 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 20,2%. Nguồn tiền gửi tiết kiệm ở quý IV năm 2010 lại tăng lên hơn quý IV năm 2009 và đạt 36.400 triệu đồng chiếm tỉ trọng 18,6% so với tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm.Quý IV năm 2011 thì lượng tiền vẫn tiếp tục tăng đạt con số 40122 triệu đồng,tăng không nhiều lắm so với năm 2010.Trong quý này thì nguồn tiền gửi có xu hướng giảm dần qua các tháng. Với tháng 10 thì lượng tiền gửi còn ở mức cao nhưng sang tháng 11,12 thì nó lại giảm đi. Đặc biệt ở tháng 12 thì lượng tiền gửi giảm hẳn đó là do tháng này các doanh nghiệp lại bắt đầu thanh toán các khoản nợ cho đối tác, cũng như thu nợ. Mặt khác các doanh nghiệp hầu như ngừng hẳn sản xuất cũng như nhập hàng, vì thế mà không có nhu cầu vay vốn. Do vậy mà về phía ngân hàng trong quý này hầu như không cần phải tăng cường huy động vốn. Ngoài ra đối với một số khách hàng họ sẽ rút tiền ra để chi tiêu, hay thực hiện những dự định mà mình đã đưa ra bằng khoản tiền tiết kiệm này. Với một trong lí do đó góp phần làm cho lượng tiền gửi tại ngân hàng giảm đi. 19 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
- Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp c. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn Bảng2. 3: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NH TMCP Việt nam Chi nhánh Bến thủy qua 3 năm 2009-2010-2011 Đvt: triệu đồng Kỳ hạn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Năm 2010 so Năm 2011 so với 2009 với 2010 Số % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % tiền -TGTK 7957, 6,04 1232,9 0,63 1502,1 0,64 (6724,8 (84,5 269,19 21,8 không 76 1 5) 1) kỳ hạn -TGTK 1149 87,2 193977 99,1 233017 99,14 78997,9 68,71 39039, 20,1 kỳ hạn 79,1 7 ,06 2 7 94 12 tháng Tổng 131.7 195.69 235020, 63948,2 48,54 39321, 20,1 cộng 51 9,2 3 2 1 (Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại chi nhánh) Thông thường kỳ hạn của các loại tiền gửi được chia ra 3 loại chính: TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn 12 tháng. Thời hạn của loại hình huy động TGTK ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng của mỗi loại kỳ hạn trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động được. Năm 2009, TGTK kỳ hạn 12 tháng chiếm đến 87,27 % trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động. Năm 2010 tăng lên 193977,06, chiếm đến 99,12%.Năm 2011 tăng lên 235020,3 triệu đồng chiếm 99,14%. 2 kỳ hạn còn lại là TGTK không kỳ hạn và TGTK kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể. 20 Nguyễn Tuấn Anh 49B2TCNH MSSV:0854027226
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế hai bà trưng
100 p | 781 | 279
-
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà nội
93 p | 493 | 228
-
Đồ án tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
103 p | 446 | 202
-
Tiểu luận: “Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ”
57 p | 571 | 185
-
Đồ án tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình
72 p | 342 | 152
-
Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
108 p | 323 | 66
-
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Thuỷ - Thành Phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
80 p | 173 | 59
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Luận văn:Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
25 p | 122 | 28
-
Luận văn:Giải pháp tăng cường huy động vốn của NH nông nghiệp và phát triển nông thông TP Đà Nẵng
26 p | 105 | 23
-
Luận văn - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Thuỷ - Thành Phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
72 p | 106 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quan trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn
97 p | 24 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành phố Sa Đéc
10 p | 87 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần sản xuất thép Việt Đức
96 p | 15 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng
105 p | 13 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu
100 p | 22 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
27 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Khánh Hòa
97 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn