LUẬN VĂN: Hai mặt tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội
lượt xem 32
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: hai mặt tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Hai mặt tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội
- LUẬN VĂN: hai mặt tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội
- L ời mở đ ầu Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, cải cách các chính sách kinh tế đã có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng và cấu trúc lại nền kinh tế. Sự kết hợp giữa các biện pháp ổn định hoá kinh tế và các biện pháp tự do hoá, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ Trung ương đối với các hoạt động kinh tế dựa trên thước đo của thị trường, thực hiện chính sách mở cửa trong quan hệ kinh tế quốc tế đã tạo nên những chuyển biên rõ nét về tốc độ tăng trư ởng kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Cùng với các chính sách cải cách đó, hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới ở Việt Nam có lẽ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản mà nội dung của chúng có liên quan đến chính sự tiếp tục quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Vấn đề nổi bật trong số đó là xác định vai trò hợp lý của nhà nước trong nền kinh tế. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang mong muốn tìm kiếm cho mình một nền kinh tế mà trong đó có sử dụng được các tác dụng tích cực và hạn chế những khiếm khuyết của cả hai yếu tố thị trường và sự can thiệp của nhà nước đối với hai mặt tăng trư ởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
- Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Triết học Mác -Lênin đã vạch rõ về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp là cơ sở hạ tầng quyết đ ịnh kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại với cơ sở hạ tầng. Một xã hội muốn phát triển ổn định, bền vững cần phải được xây dựng trên nền tảng của cơ sở hạ tầng bền vững. Do đó, đối với mỗi một quốc gia, việc xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu quả cao chính là một bộ phận quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tần bền vững góp phần quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Văn kiện Đại hội Đảng nước ta đã chỉ rõ: “Xây dựng nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa” . như vậy, từ chỗ xác định rõ vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng chúng ta đã xác đ ịnh rõ đẻ xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta cần có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế với chức năng quản lý theo đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, chúng ta cần đ i sâu nghiên cứu về lý luận vai trò kinh tế của Nhà nước và thực trạng sự quản lý nền kinh tế ở nước ta để đề ra những biện pháp cần thiết để tăng cường vai trò đó trong hiện tại cũng như tương lai. Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang hăng hái thực hiện cần có một sự chỉ đạo nhất quán và thống nhất, một người thuyền trưởng kiên định điều khiển con tàu đi đúng hướng. Xét về mặt thực tiễn, sau khi chính sách đổi mới kinh tế của Nhà nước ta được qpa dung, chúng ta đã thu đ ược rất nhiều thành tựu đáng tự hào. Khái quát là: -Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất . Bước đầu tạo một c ơ cấu kinh tế nhằm phát triển sản xuất. -Làm đủ ăn và có tích luỹ -Tạo ra sự tiến bộ đáng kể về mặt xã hội -Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
- -Tốc độ tăng GDP cao và ổn định. - Xuất khẩu liên tục tăng. Tuy nhiên nền kinh tế và phát triển vẫn chưa vững chắc, còn kém hiệu quả và mất cân đối lớn. tình hình xã hội có mặt chưa lành mạnh và những hiện tượng tiêu cực vẫn còn. Vai trò kinh tế của nhà n ước còn mờ nhạt và kém hiệu quả. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hơn n ữa vai trò kinh tế của nhà nước đ ể đẩy sự nghiệp đổi mới đ i lên. Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á-Thái Bình Dương đã lan ra toàn cầu và tác động xấu đến nền kinh tế các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Thực trạng đó đã đặt ra cho các quốc gia những yêu cầu mới trong việc tự xây dựng cho mình một nền kinh tế của Nhà nước. Trong tương lai, chúng ta đang phấn đấu xây dựng một mô hình nền kinh tế đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội do đó cần thiết và cấp bách phải xây dựng một hệ thống tác động vào kinh tế của nhà nước để đạt được các mục tiêu đề ra. P h ần nội dung I. L ịch sử vai t rò kinh t ế nhà n ư ớc . 1 . S ự hình thành và phát triển vai trò kinh tế của nhà n ư ớc qua từng giai đ o ạn lịch sử. N hư chúng ta đ ã bi ết nhà n ư ớc là một công cụ của giai cấp thống trị đ ư ợc sử d ụng đ ể duy trì trật tự xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của nó. Nh à nư ớc ra đ ời k hi xã h ội bắt đ ầu có sự phân chia giai cấp và lợi ích giai cấp. Về mặt lý luận sự r a đ ời vai trò kinh tế của nhà n ư ớc bởi các nguyên nhân. + , Do mối quan hệ biện chứng kinh tế và chính trị. Do có sự phân chia giai c ấp nên các giai cấp khác n hau mu ốn nắm giữ đ ư ợc vị trí thống trị trong xã hội b u ộc phải củng cố vai trò của mình trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà bất cứ giai c ấp nào nắm vị trí thống trị đ ều đ ặt ra nhà n ư ớc của mình đ ể củng cố vị trí vai trò t rong n ền kinh tế nhằm thực hiện nhữn g m ục tiêu chính trị đ ã đ ịnh tr ư ớc.
- + , Do mối quan hệ biện chứng c ơ s ở hạ tầng và kiến trúc th ư ợng tầng. Nền k inh t ế là một bộ phận chủ yếu hình thành nên c ơ s ở của xã hội. Còn nhà n ư ớc lại l à m ột trong các yếu tố thuộc kiến trúc th ư ợng tầng của xã hội. N ên mối quan hệ b i ện chứng ở đ ây là cơ s ở hạ tầng quyết đ ịnh kiến trúc th ư ợng tầng. C ơ s ở hạ tầng n ào thì sinh ra ki ến trúc th ư ợng tầng ấy, giai cấp nào chiếm đ ịa vị thống trị về k inh t ế thì cũng chiếm đ ịa vị trong đ ời sống tinh thần. Ng ư ợc lại kiến trúc t hư ợng t ầng có tác đ ộng tích cực đ ối với c ơ s ở hạ tầng thể hiện ở chức n ăng x ã h ội của k i ến trúc th ư ợng tầng là bảo vệ, duy trì và củng cố c ơ s ở hạ tầng sinh ra nó. Trong x ã h ội có giai cấp đ ối kháng, kiến trúc th ư ợng tầng bảo đ ảm sự thống trị về chính t r ị v à tư tư ởng của giai cấp giữ đ ịa vị thống trị trong nền kinh tế. + , Do s ự phát triển của trình đ ộ xã hội hoá sản xuất. Lực lư ợng sản xuất càng p hát tri ển kéo theo quan hệ xã hội cũng phát triển t ương ứ ng phù hợp với tính c h ất trình đ ộ của lực l ư ợng sản xu ất. Nền sản xuất càng đ ư ợc xã hội hoá thì càng đ òi h ỏi phải củng cố h ơn n ữa vai trò kinh tế của nhà n ư ớc. Đ ối với nhà n ư ớc ta thì t ư tư ởng nhà n ước can thiệp vào kinh tế cũng đ ư ợc h ình thành t ừ rất sớm. Nhiều t ư liệu lịch sử đ ã cho th ấy rằng ngay từ buổi đ ầu n hà nư ớc phong kiến Việt Nam đ ã can thi ệp vào kinh tế với t ư cách là tư li ệu sản x u ất quan trọng nhất của nền v ăn minh nông nghi ệp. Đ ặc biệt là các nhà n ư ớc đ ã ý t h ức đ ư ợc rất sâu sắc về quyền sở hữu ruộng đ ất và ra sức thực hiện các biện pháp đ ể duy t rì c ủng cố quyền lực của nhà n ước trung ư ơng, ki ểm soát hoạt đ ộng của c ác quan l ại, đ ịa chủ . . . 2 . S ự ra đ ời và phát triển vai trò kinh tế nhà n ư ớc qua lịch sử các học t huy ết của các tr ư ờng phái. ở mục trên nếu ta nhìn trên ph ương di ện lịch sử phát triển , hình thành vai trò k inh t ế của nhà n ư ớc chỉ mang tính chất bộc phát, chắp vá cùng với sự phát triển v à hình thành c ủa nhà n ư ớc. Tuy nhiên d ư ới con mắt của những nhà khoa học n h ững ông tổ của tr ư ờng phái kinh tế chính trị thì sự ra đ ời và phát triển vai trò k inh t ế của nhà n ư ớc lại mang tính quy luật và là một tất yếu khách quan. Đ ể thấy
- r õ đ i ều khẳng đ ịnh này chúng ta hãy cùng nghiên cứu lịch sử các học thuyết của c ác trư ờng phái. M ở đ ầu là t ư tư ởng nhà n ư ớc không can thiệp vào kinh tế, tất cả mọi hoạt đ ộng của nền kinh tế đ ều do thị tr ư ờng quyết đ ịnh. T ư tư ởng này thể hiện rõ nét t rong thuy ết bàn tay vô hình của A đamSmith. Đ ối ng ư ợc lại với luồng t ư tư ởng này đ ó là tư tư ởng nhà n ư ớc can thiệp vào t ất cả các hoạt đ ộng của nền kinh tế một cáchính trị sâu r ộng cả ở tầm vi mô lẫn t ầm vĩ mô. T ư tư ởng này thể hiện trong quan đ iềm của chủ nghĩa trọng th ương và đ ặc biệt là quan đ iềm của nhà kinh tế học ng ư ời Anh John MerneyKeneys. -Tư tư ởng nhà n ư ớc và thị tr ư ờng cùng đ iều tiết nền kinh tế làm cho nền kinh t ế hoạ t đ ộng một cách hoàn hảo. T ư tư ởng này thể hiện trong thuyết hai bàn tay c ủa Samuelson và học thuyết kinh tế chính trị của Mac -Lênin. A damsmith là nhà kinh t ế học cổ đ iển ng ư ời Anh là đ ại diện tiêu biểu ở thế k ỷ 18. Học thuyết bàn tay vô hình và nguyên lý n hà nư ớc không can thiệp vào k inh t ế của ông cho rằng việc tổ chức nền kinh tế cần theo nguyên tắc tự do và “ d ầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt đ ộng một cách g ần nh ư k ỳ diệu”. Mặc dù coi trọng bàn tay vô hình song ông cũng c ho r ằng đ ôi k hi nhà nư ớc cũng có nhiệm vụ kinh tế nhất đ ịnh, đ ó là trong nh ững tr ư ờng hợp m à nhi ệm vụ kinh tế v ư ợt ra ngoài khả n ăng c ủa một doanh nghiệp nh ư làm đ ư ờng, bến cảng, làm kênh. . . A damsmith ch ỉ nhìn nhận một số nhiệm vụ kinh tế nhất đ ịnh của n hà nư ớc c h ứ không khẳng đ ịnh tính quan trọng trong vai trò đ iều tiết nền kinh tế của nhà n ư ớc. Nênlịch sử đ ã s ớm cho ta thấy đ ư ợc tính thiếu sót trong học thuyết của ông d o: N ền kinh tế thị tr ư ờng muốn phát triển nhanh đ òi h ỏi phải có một c ơ s ở hạ t ầng ph ục vụ cho sản xuất và lối sống hiện đ ại. Kinh tế càng phát triển xã hội hoá s ản xuất càng mở rộng, thị tr ư ờng càng phát triển càng cần có sự quyết đ ịnh của
- n hà nư ớc. T ư tư ởng nhà n ư ớc can thiệp vào kinh tế đ ã s ớm xuất hiện trong t ư t ư ởng của tr ư ờng phái tr ọng th ương. Vai tr ò kinh t ế của nhà n ư ớc rất đ ư ợc coi t rọng họ cho rằng không dựa vào nhà n ư ớc thì kinh tế không phát triển đ ư ợc, nhà n ư ớc phải can thiệp vào kinh tế. Nhà n ư ớc thực hiện các biện pháp kiểm soát tiền t ệ một cách nghiêm ngặt hạn chế hàng ngo ại nhập qui đ ịnh tỷ giá hối đ oái b ắt b u ộc, thực hiện chế đ ộ thuế quan bảo hộ... Sau giai đ o ạn chủ nghĩa trọng th ương v ai trò kinh t ế của nhà n ư ớc không còn đ ư ợc coi trọng nh ư trư ớc, mà bao trùm lên t oàn b ộ nền kinh tế là t ư tư ởng do kinh tế Adamsmith. Chỉ đ ến khi các cuộc khủng h o ảng kinh tế kéo dài bắt đ ầu tác đ ộng xấu đ ến nền kinh tế mà đ ặc biệt là cuộc k h ủng hoảng kinh tế n ăm 1929 - 1 933, 1972 – 1 975 đ ã ch ứng tỏ rằng “bàn tay vô h ình” không còn b ảo đ ảm sự ổn đ ịnh cho nền kinh tế. Mặt khác, trình đ ộ xã hội h oá s ản xuất phát triển ngày càng cao đ ã ch ỉ cho các nhà kinh tế thấy rằng: Cần p h ảI có sự can thiệp của nhà n ư ớc vào quá trình hoạt đ ộng của nền kinh tế, đ iều t iết nền kinh tế. N hà kinh t ế học ng ư ời Anh John MerneyKeneys một đ ại diện tiêu biểu cho c h ủ n gh ĩa trọng th ương giai đo ạn cuối thế kỷ 19. Ông đ ã đ ưa ra lý thuyết nhà n ư ớc đ iều tiết nền kinh tế. Mà theo ông nhà n ư ớc can thiệp vào kinh tế cả tầm vi m ô lẫn vĩ mô. ở tầm vĩ mô nhà n ư ớc sử dụng công cụ là lãi suất, chính sách tín d ụng, đ i ều tiết lưu thôn g tiền tệ, lạm phát, thuế, bảo hiểm . . .ở tầm vi mô nhà n ư ớc trực tiếp phát triển các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ lao đ ộng. Ô ng cho r ằng chỉ nh ư v ậy mới có thể khắc phục đ ươc kh ủng hoảng và thất nghiệp t ạo sự ổn đ ịnh cho phát triển kinh tế xã h ội. T uy nhiên ngay c ả đ ối với mô hình nền kinh tế tự do của Adamsmith hay mô h ình n ền kinh tế nhà n ư ớc của John MerneyKeneys thì khủng hoảng và thất nghiệp v ẫn xẩy ra trầm trọng. Chính vì vậy mà t ư tư ởng có sự kết hợp cả thị tr ư ờng và n hà nư ớc ra đ ời mà t iêu bi ểu là học thuyết kinh tế hỗn hợp của Samuelson nhà k inh t ế học ng ư ời Mỹ. Theo ông “ đi ều hành một nền kinh tế không có cả chính p h ủ lẫn thị tr ư ờng thì cũng nh ư v ỗ tay bằng một bàn tay”. C ơ ch ế thị tr ư ờng xác
- đ ịnh giá cả và sản l ư ợng trong nhiều lĩnh v ực trong khi chính phủ đ iều tiết thị t rư ờng bằng các ch ương tr ình thu ế, chỉ tiêu và luật thuế. Cả hai bên thị tr ư ờng và c hính ph ủ đ ều có tính thiết yếu. Sự phát triển và ra đời của các học thuyết ngày càng phản ánh một cách chính xác hơn với các quy luật của kinh tế và khẳng định tầm cao của tri thức. Và học thuyết đ ược coi là hoàn thiện và đầy dủ nhất đó là học thuyết kinh tế chính trị Mác- Lênin. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng nhà nước là chủ sở hữu hợp pháp đối với toàn bộ của cải xã hội. Phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực để phát triển kinh tế. Th ực hiện chức năng kinh tế của mình thông qua các công cụ kế haọch hoá nền kinh tế, các chính sách kinh tế tài chín, tín dụng các công cụ pháp luật và chính sách hạch toán kinh tế…đi sâu vào tìm hiểu học thuyết kinh tế chính trị Mác Lênin ta sẽ thấy rõ hơn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng. Vai trò này đ ược thực hiện bởi các chức năng kinh tế của nó. + Một là, đảm bảo sự ổn đ ịnh chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo ra những đ iều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế. Về nhiều mặt chức năng này vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Nhà n ước tạo ra hành lang pháp luật cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài và sự hoạt động của thị trường, đặt ra những quy đ ịnh chi tiết cho hoạt động của các doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp luật mà nhà nước đặt ra có tác dụng sâu sắc tới các hành vi kinh tế của con ng ười và cả bản thân chính phủ cũng phải tuân theo. + Hai là, điều tiết nền kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định. Nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi những trấn động gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, đều phải trải qua các chu kỳ kinh doanh tức là giao động lên xuống của GNP hay GDP, kèm theo là giao động về mức độ thất nghiệp lạm phát. Nhà nước cần cố gằng làm dịu những giao động lên xuống chu kỳ kinh doanh thông qua các chương trình hoá kinh tế, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ. Chẳng hạn chính phủ có thể làm giảm thuế trong cơn suy thoái với hy vọng tăng chi tiêu của dân chúng, nhờ đó sẽ tăng GDP. Ngân hàng Trung ương là người kiểm soát chế độ tiền tệ có thể áp dụng các biện pháp “nối lỏng tiền
- tệ” trong c ơn suy thoái. Khi lạm phát cao ngân hàng Trung ương áp dụng các biện pháp “thắt chặt tiền tệ” nhằm giảm lạm pháp. Như vậy thông qua chính sách tài chính và tiền tệ nhà nước cố gắng ổn định nền kinh tế, duy trì nền kinh tế luôn ở trong tình trạng đầy đủ việc làm và lạm phát thấp. + Ba là, nhà nước không thể kiểm soát nền kinh tế một cách hoàn thảo nếu không ta sẽ không phải chứng kiến những suy thoái và lạm phát trầm trọng, bởi vậy để quản lý nền kinh tế nhà nước cần phải đặt các nhiệm vụ quan trọng lên trên hết. Như để giải quyết nh ững tác động bên ngoài gây ra (ô nhiễm môi trường sống) chính phủ có thể bắt buộc nh ững doanh nghiệp phải nộp phạt những thiệt hại do ô nhiễm mà các doanh nghiệp gây ra. Chính sự can thiệp này của chính phủ sẽ làm cho thị trường hoạt động được hiệu quả h ơn. Một nguyên nhân khác nữa cũng làm giảm tính hoạt động hiệu qủa của thị trường đó là s ự xuất hiện độc quyền. Các tổ chức độc quyền thường thì để tăng doanh thu họ thường tăng giá dẫn đến lợi nhuận của họ thì cao lên còn lợi ích của người tiêu dùng bị giảm xuống. Một nền kinh tế được thúc đẩ y b ởi sự cạnh tranh nhưng có cạnh tranh sẽ làm hạn chế khả năng đạt lợi nhuận độc quyền cho nên các doanh nghiệp thường giảm bớt cạnh tranh. Vì vậy nhà nước có một nhiệm vụ rất cơ bản đó là bảo vệ cạnh tranh, chống độc quyền để nâng cao tính hoạt động hiệu quả của thị trường. + Bốn là: đồng thời để đảm bảo tính hiệu quả thì nhà n ước phải sản xuất ra hàng hoá công c ộng, đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Sự hoạt động của cơ chế thị trường có thể làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả cao hơn. Nhưng cơ chế thị trường hoạt động phi nhân tính, nó không tính đến các khía cạnh nhân đạo và xã hội, không mang lại những kết quả mà xã hội cố gắng vươn tới. Việc phân phối và sử dụng tối ưu các nguồn lực không tự động mạng lại một sự phân phối thu nhỏ tối ưu. Qua quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa Mác Lênin và chi tiết vai trò đ iều tiết nền kinh tế thị trường của nhà nước, ta thấy với chiều dài lịch sử thì các học thuyết kinh tế chính trị ngày càng được hoàn thiện hơn và phản ánh một cách khách quan hơn các quy lu ật kinh tế. Và khẳng định muốn vận hành được nền kinh tế phát triển thì cần phải có sự đ iều tiết của
- nhà nước khi đó sẽ vừa tạo được sự ổn định, vừa phát huy được sự phát triển của nền kinh tế. II. Sự hình thành cơ chế quản lý mới của Việt Nam 1. Cơ chế quản lý cũ Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau kế tiếp từ thấp đến cao. Tương với mỗi giai đoạn lịch sử là một hình thái kinh tế xã hội. Trong bất cứ một quá trình hoạt động kinh tế nào đều có vai trò chủ quan của con người điều khiển quá trình kinh tế đó hoạt động theo một cơ chế quản lý kinh tế nhất định, đó là tổng thể các phương pháp, các hình th ức kinh tế, các công cụ kinh tế mà người ta tác độngvào nền kinh tế để đảm bảo cho nó hoạt động theo một phương hướng nhất đ ịnh. Nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa do vậy nền kinh tế thiếu “cốt vật chất” để phát triển, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xuấ t phát điểm rất thấp lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu hạ tầng vật chất của toàn bộ xã hội thấp kém, trình độ quản lý cũng như công nghệ còn lạc hậu, phân tán, chủ yếu là sản xuất nhỏ, kỹ thuật thủ công,manh nặng tính bảo thủ, trì trệ, phân công lao động chưa h ợp lý dẫn đến khả năng cạnh tranh kém hàng hóa sản xuất ra khó tiêu thụ. Bên cạnh các mối quan hệ kinh tế chưa phát triển, thu nhập cũng như sức mua của người dân còn thấp,nhu cầu tăng chậm dẫn đến sản xuất đ ình trệ không có c ơ hội tái đầu tư phát triển sản xuất. Trước khi Đảng và n ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế vào năm 1986, dù th ực tế vẫn thừa nhận sản xuất hàng hóa, thừa nhận mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, nhưng thực chất đó ch ỉ là kinh tế hàng hóa một thành phần đó là thành phần xã hội chủ nghĩa với tên gọi “kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa”. Thực chất đây là h ình thái kinh tế chỉ huy đã làm cho các phạm trù kinh tế hàng hóa vốn rất sống động, nhạy cảm như gía trị giá cả, lợi nhuận bị hình thái hóa đến cao đọ không phản ánh đúng các quy luật của thị trường. Trong thời gian này, n ước ta thực hiện c ơ chế quản lý theo mô hình xã hội chủ nghĩa cổ điển, đây là cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp trong Nhà
- nước chủ yếu quản lý, điều hành nền kinh tế bằng mẹnh lệnh hành chính, đ iều bày được thể hiện bằng sự chi tiết hoá các kế hoạch, nhiệm vụ do trung ương đề ra giao xuống xho các đơn vị cấp dưới thực hiện bằng một hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh, do vậy cơ chế quản lý này chi phối sự vận động của kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa, và quy luật phát triển co kế hoạch, cân đối nền kinh tế quốc dân và biến nền kinh tế thực tế là “kinh tế chỉ huy”. Mục đích hoạt động của các thành viên tham gia thị trường như các doanh nghiệp, cá nhân, các thành phần kinh tế xã hội khác không tuân theo quy luật tự nhiên của kinh tế hàng hóa là kinh doanh vì lợi nhuận mà tuân thủ theo một cách nghiêm ngặt hệ thống chỉ huy từ một trung tâm. Bên cạnh đó có các cơ quan hành chính sự nghiệp can thiệp quá sau vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, làm chậm tốc độ phát triển sản xuất nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về mặt vật chất đối với những quyết định của mình. Thực hiện cơ chế quản lý chỉ huy, Nhà nước ta đã bỏ qua quan hệ hàng hóa tiền tệ, các quan hệ mang lại hiệu quả cho nền kinh tế mà quản lý nền kinh tế bằng cách kế hoạch hóa thông qua chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu, do vậy hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, chế độ bao cấp được thể hiện qua các h ình thức như bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương, qua hiện vật (chế độ tem phiếu) và bao cấp qua cấp phát vốn của ngân sách Nhà nước mà không rằng buộc trách nhiệm vật chất đối với người được cấp phát sử dụng vốn. Nhược điểm: với việc thực hiện cơ chế quản lý chỉ huy trong thời gian dài nó đã dẫn đến hình thành một bộ máy quản lý cồng kềnh của Nhà nước đối với nhiều cấp ngành, đơn vị trung gian hoạt động trồng chéo lên nhau, hiệu qủa kém, từ đó phát snh ra một đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn nhưng không được sử dụng, phát huy có hiệu quả nhưng phong cách hoạt động rất quan liêu cửa quyền dẫn đến trì trệ, kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội trong một thời gian dài, đây là gánh nặng lớn cho đất nước trong giai đoạn đổi mới hiện nay. 2. Cơ chế thi trường và sự vận dụng vào Việt Nam a. Khái niệm kinh tế thị trường.
- Cơ chế thị trường là tổng thể hữu cơ của những mối quan hệ kinh tế biểu hiện ở các yếu tố cung cầu và giá cả. nó chịu sự chi phói của “bàn tay vô hình” hay các quy lu ật vốn có c ủa kinh tế thị trường, đảm bảo nền kinh tế thị trường có thể tự vận động tự điều chỉnh được. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy đ ịnh nghĩa khác như sau: Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh nền kinh tế hàng hóa dước sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế vốn có của nó. Cơ chế đó quyết định những vấn đề cơ bản của nền kinh tế. b. Ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường. Ưu thế: chúng ta cần phải đổi mới sang nền kinh tế thị trường vì nó có những ưu thế sau. Thứ nhất, kích thích sự hoạ t động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện cho sự hoạt động tự do của họ vào các ngành sản xuất kinh doanh Th ứ hai, nhờ có thị trường mà nó có thể thoả mãn được nhu cầu về sản phẩm với số lượng không hạn chế mà Nhà nước không đáp ứng được kịp thời Th ứ ba, thị trường mềm dẻo hơn cơ quan Nhà nước, có khả năng thích ứng cao hơn khi điều kiện kinh tế thay đổi. Chính vì vậy mà thị trường giải quyết được những vấn đề kinh tế cơ bản của xã hội Khuyết tật: tuy nhiên cơ chế thị trường không phải là hoàn hảo hoàn toàn mà nó cón có những khuyết tật vốn có của nó ta có thể chỉ ra sau đây một số khuyết tật cơ bản của kinh tế thị trường: Th ứ nhất, mục đ ích c ủa các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh, do đó có thể sản xuất hàng hóa với số lượng lớn mà không hề chú ý tới môi trường, vấn đề xã hội. Và kết quả là họ gây ô nhiễm môi trường và buộc mọi người gánh chịu. Th ứ hai, cơ chế thị trường dù hoạt động tốt đến đâu nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì sẽ dẫn tới mất bình đẳng và trong xã hội sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao.
- Nếu như kinh tế thị trường mà không có sự tham gia quản lý của Nhà n ước thì không một quốc gia nào có thể đạt đ ược sự tự do cạnh tranh, lạm phát thấp công ăn việc làm đầy đủ. Bởi vậy một nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ không thể tồn tại được và không phát huy được tính hiệu của nó nếu không có sự can thiệp của Nhà nước. c. Cơ chế thị trường và sự vận dụng vào Việt Nam. Hiện nay, nước ta tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế d ưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế hàng hóa được điều tiết bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, nghèo đói, kết hợp tăng trưởng kinh tế với việc xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Với su hướng phát triển hiện nay thì cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ rõ những yếu kém, đặc biệt là đã vi phạm quy luật khách quan của sản xuất trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không tuân thủ theo “quá trình lịch sử tự nhiên” trong sự phát triển xã hội nói chung và trong nền kinh tế nói riêng, do vậy nhu cầu cấp bách hiện nay là xoá bỏ từng bước cơ chế quản lý chỉ huy, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường dứa sự quản lý của Nhà nước có đ iều kiện phát triển như Lê -Nin đã nói “nhiệm vụ của chủ nghĩa tư sản là chủ yếu giải quyết về mặt chính quyền Nhà nước, làm cho kiến trúc thượng tầng phải thích ứng với c ơ sở hạ tầng” Tại đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng đ ịnh “…tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả c ơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước…” đại hội Đảng đã khẳng định cơ chế thị trường đã phát huy được tính tích cực to lớn đến sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, nó chẳng những không đối lập mà cònlà nhân tố khách quan cần thiết cho xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vì vậy “…tiếp tục đổi mới cơ chế kinh tế với mục tiêu xoá bỏ c ơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa”. Nền kinh tế của nước ta hiện nay hoạt đọng theo những quy luật kinh tế vốn có nh ư quy luật gía trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh. Đây là b ộ
- máy kinh tế điều tiết sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết sản xuất vào lưu thông hàng hóa vận hành nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế thị trường là một cơ chế điều tiết các quan hệ cung cầu, giá cả thị trường làm cho người sản xuất và người tiêu dùng điều chỉnh hành vi của mình để thích ứng và tồn tai trên thị trường. Ngoài ra điểm then chốt của kinh tế thị trường là lợi nhuận, đây là động cơ thúc đẩy từng doanh nghiệp, từng cá nhân nói riêng và thị trường hàng hóa nói chung phải nghiên cứu tìm hướng phát triển đi lên. Mọi hình thái kinh tế xã hội đều đượcnghiên cứu, tổ chức bằng cách này hay cách khác để huy động và sử dụng với hiệu quả tối đa các nguồn lực của xã hội nhằm sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của toàn xã hội. Việc quyết định sản xuất những mặt hàng gì, việc sản xuất được thực hiện như thế nào để đạt đựoc hiệu quả cao nhất đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội là vấn đề cơ bản đặt ra trong khâu tổ chức kinh tế xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước thì việc áp dụng cơ chế thị trường là một cơ chế tối ưu nhất, nó có thể điều tiết nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất, để xây dựng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, để xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bừng văn minh trong nền kinh tế hàng hóa thì mọi sản phẩm hàng hóa d ịch vụ đều phải được đem bán ra th ị trường, thị trường là một hợp phần tất yếu và hữu cơ của toàn bộ quá trìng sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó đựoc gắn liền với từng địa điểm nhất định mà nơi đó diễn ra hoạt động trao đổi phải mua bán hàng hóa thông qua các công cụ môi giới là tiền tệ. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa dẫn đến sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng cao và từ đó dẫn đến việc xoá bỏ tính tự cung tự cấp, bảo thủ trì trệ của nền kinh tế hàng hóa tập trung, chỉ huy. Cơ chế thị trường đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất nhnh chóng nằm trong phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng tăng hình thành các mối quan hệ liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và người sản xuất, tạo đ iều kiện cho hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ. Trong nền kinh tế hàng hóa sự tác động của quy luật gía trị, quy luật cạnh tranh buộc người sản xuất luôn năng động, nâng cao năng
- suất lao động, cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu xã hội thị hiếu của người tiêu dùng mà vẫn thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. đây là động lực chính thúc đẩy lực lượng sản xuất gắn sản xuất với thị trường. Đối với nước ta từ khi mở cửa,tiến hành công cuộc đổi mới, vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã không tránh khỏi những nhược đ iểm của cơ chế này. Về mặt sản xuất, vì mục đích sinh lợi nhuận tối đa, để tồn tại trên thị trường đã dẫn đến việc sử dụng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh như gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước gây thất thu ngân sách của Nhà nước, bên cạnh đó đồng tiền đã làm biến chất nhiều viên chức Nhà nước, số lưọng các vụ tham nhũng, sử dụng tài sản Nhà nước vào các mục đích cá nhân ngày càng ra tăng (Vụ án nhà máy dệt Nam Định là một điển hình) ngoài ra các doanh nghiệp vì lợi nhuận đã vi pham các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, số lượng diện tích rứng bị chặt phá để lấy gỗ mở rộng diện tích canh tác đã lên tiếng báo động mà hậu quả là gây hậu quả đến sức khoẻ cong người làm cạn kiệt các nguồn động thực vật… Để phát huy những ưu điểm hạn chế những nhược đ iểm trong cơ chế thị trường cần phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, chính vì vậy ở tất cả các nước vận dụng cơ chế th ị trường đều có sự can thiệp của Nhà nước để hạn chế mặt trái của nó. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường rất quan trọng,nó góp phần ổn đ ịnh về mặt chính trị, xã hội thiết lập khuôn khổ xã hội cho các hoạt đọng kinh tế, nó thường xuyên điều tiết các quy luật kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế vận hành ổn định. Nhờ có sự quản lý của Nhà nước góp phần ổn định chu kỳ kinh doanh, tránh biến động của giá cả trên thị trường, Nhà nước đã bằng các quyền lực của mình khống chế giá của các doanh nghiệp sản xuất đ iều tiết hàng hóa kịp thời đến những khu vực thị trường trọng đ iểm để dần ổn địng giá cân bằng cung cầu thị trường. Nhà nước đưa ra các chính sách tiền tệ để duy trì sự phát triển của đất nước đảm bảo đầy đủ việc làm, giữ mức lạm phát tại mức thấp, ổn đ ịnh tỷ giá của đồng Việt Nam với các đồng ngoại tệ khác tạo niềm tin cho các đ ơn vị xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư nước ngoài… sự can thiệp của Nhà nước nhằm phân phối lại thu nhập, đảm bảo cho sự công
- bằng giữa các thành viên trong xã hội, ví dụ Nhà nước đánh thuế cao vào những mặt hàng sinh lợi nhuận, những đối tượng có thu nhập cao để giành vốn đầu tư những khu vực kinh tế kém phát triển, từng bước xoá bỏ sự tách biệt giữa nông thôn và thành thị, nâng cao mức sống của những người có thu nhập thấp. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế phát triển, xây dựng một hệ thống pháp lý tương đối đồng bộ tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển. Mặt khác, Nhà nước còn định hướng sự phát triển vào các lĩnh vực mà nước ta có thế mạnh để hướng đạo nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ổn định nền kinh tế vĩ mô tránh khủng hoảng lạm phát xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Nhà nước mà vẫn ổn định chính trị an ninh quốc gia. dưới sự quản lý của Nhà nước chúng ta đang từng bước hạn chế các tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với thu nhập quốc dân một cách công bằng, cải thiện cuộc sống nâng cao trình độ dân trí cho người dân phát huy bản sắc dân tộc…để có một hướng đi đúng đắn thì Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay đang sử dụng một hệ thống các chinhs sách quản lý kinh tế đó là chính sách tài chính tiền tệ, chính sách phân phối. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế từ c ơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, việc đổi mới căn bản trong lĩnh vực tài chính về cả bản chất của tài chính với tư cách là phạm trù kinh tế cũng nh ư hoạt động tài chính với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô. trong cơ chế cũ, nguồn tài chính chủ yếu dựa vao nguồn thu từ thuế, khấu hao tài sản cố định và tập trung vào ngân sách Nhà nước, nó được phân phối dưới hình thức chỉ huy thống nhất của Nhà nước dẫn đến kết quả là toàn bộ hoạt động này mang tính chất cấp phát không phải hoàn trả và không có mục đích sinh lợi, chuyển sang cơ chế mới thì nguồn tài chính không chỉ bao gồm gía trị tổng sản phẩm xã hội mà bao gồm cả gía trị tài sản quốc gia. Vì vậy, lĩnh vực tài chính không chỉ bó hẹp trong phạm vi phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân mà còn được mở rộng trong phân phối giá trị của cải xã hội và tài sản quốc gia. Kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải tự lo liệu các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ vốn
- đầu vào, tổ chức sử dụng quản lý vốn để kinh doanh có hiệu quả, đóng góp vào ngân sách Nhà nước do vậy tài chính vừa là phương tiện vừa là mục đích của các hành vi kinh tế. Chính sách tiền tệ được xây dựng trên cơ sở khoa học của sự thống nhất biện chứng giữa sản xuất và lưu thông, chính sách này là sản phẩm chủ quan, nó có tác dụng điều tiết các mối quan hệ về cung cầu, tiền tệ trong lưu thông từ đó tác động đến lãi suất cho vay, gửi, ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát. Bên cạch đó Nhà nước còn thực hiện chính sách về phân phối lại thu nhập nh ư chính sách về tiền lương, chính sách trợ cấp xã hội, bảo hiểm lao động y tế… để đảm bảo côn g bằng trong phân phối thu nhập. Ngoài ra Nhà nước còn thành lập các quỹ dự trữ quốc gia đề phòng thiên tai, địch hoạ hay có sự trợ giúp về giá cho một mặt hàng chiến lược tránh tình trạng biến động thị trường dẫn đến ảnh hưởng xấu đến tâm lý người tiêu dùng, gây mất ổn đ ịnh tình hình chính trị xã hội. Việc sử dụng đồng bộ, linh hoạt các chính sách kinh tế nêu trên giúp Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối với tốc độ tăng trưởng cao, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới giữ được ổn đ ịnh về mặt thị trường, kiểm soát được giá cả, lạm phát trong khi đó vẫn giữ được ổn định về mặt chính trị xã hội, nâng cao toàn diện đời sống của người dân, đảm bảo sự công bằng văn minh xã hội. Trên thực tế những năm vừa qua nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tạm thời vượt qua khủng hoảng kinh tế trong thời gian dài, giảm được tốc độ lạm phát, đồng tiền đã giữ được ổn định, giảm nhập siêu, tự túc được nhu cầu về lương thực và hướng đến xuất khẩu. Về cơ chế quản lý, từng bước được đổi mới, loại bỏ được c ơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đã tích luỹ được kinh nghiệm trong quản lý điều tiết nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo vận dụng cơ chế thị trường có s ự quản lý của Nhà nước theo định hưóng xã hội chủ nghĩa trở thành cơ chế chủ đạo vân hành nền kinh tế . Ngày nay, nhằm phát huy đu ợc tính tích cực củ c ơ chế thị trường và hạn chế những mặt trái của thị trường đ ể đặt ra các mục tiêu mà Đảng và Nhà n ước đã đề ra là dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh, Đảng và Nhà nước ta đang tích cực phát huy vai trò, chức năng quản lý nền kinh tế trên các mặt.
- Phát triển một nền kinh tế thị trường đồng bộ, lành mạnh tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động một cách có hiệu quả. Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường . Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu. Hoàn thiện và làm sạch bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế . Tuyển chọn và đào tạo lại đội ngũ viên chức Nhà nước làm công tác quản lý kinh tế và đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Tóm lại việc vận hành cơ chế thị trường trong giai đoạn hiện nay đối với nền kinh tế nước ta là rất cần thiết nhưng cơ chế thị trường bản thân nó còn rất nhiều nhược điểm,bởi khi vận dụng vào nước ta nếu không biết loại trừ những yếu điểm này thì nó sẽ gây ra nh ững tác động tiêu cực cho nền kinh tế, gây ra những biến đ ộng về mặt chính trị xã hội do vậy sự can thiệp của Nhà nước trong vận hành cơ chế thị trường là rất quan trọng và cần thiết thông qua việc ban hành các chính sách điều tiết kinh tế vi mô, xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ đầy đủ và với sự quyết tâm của mọi người dân thì chúng ta có đầy đủ hy vọng đến sự phát triển của đất nước ta trong thời gian tới. III. Sự cần thiết tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước trong giai đoạn kinh tế mới. 1. Nội dung của cơ chế thị tr ường có sự quản lý của Nhà nước Với tư cách ngư ời lập kế hoạch, Nhà nước tác động một cách trực tiếp vào phương hướng đầu tư phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thái độ này thể hiện rất rõ ràng. Kế hoạch đã hoàn toàn thay thế thị trường trong việc phân phối các nguồn lực và của cải. Kế hoạch là yếu tố quyết định, còn thị trường chỉ là yếu tố bổ sung trong việc phân phối các nguồn lực. Trong nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do thì kế hoạch lại không có ý nghĩa ở cấp độ vĩ mô, bởi bàn tay vô hình của thị trường quyết đ ịnh c ơ cấu phân phối các nguồn lực và của cải.
- Sự phân chia vai trò chính và phụ, hay nói chính xác hơn là việc đối lập của kế hoạch hoá với thị trường nhờ vậy ở các mô hình kinh tế mang tính thái cực đã gây mối hoài nghi về khả năng thực hiện kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường có sự tác động của nhà nước. Song kinh nghiệm ở Nhật Bản và Nam Triều Tiên đã cho thấy kế hoạch hoá hướng dẫn có thể có hiệu quả cao trong định hướng phát triển nền kinh tế, đặc biệt với việc xây dựng và thực thi chính sách công nghiệp. Vấn đề cốt lõi là kế hoạch hoá của Nhà nước không nhằm đi ngược các luật ch ơi của thị trường, mà tạo ra các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dự đoán được các xu hướng biến đổi của thị trường và hành động một cách có lợi nhất trong khuôn khổ của thể chế thị trường. Trong trường hợp như vậy, kế hoạch hoá cần cho doanh nghiệp và phần lớn doanh nghiệp tự nguyện tuân theo kế hoạch của Nhà nước. Kế hoạch hoá của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có những tác dụng sau đây: 1. Đề ra mục tiêu và những trật tự ưu tiên rõ ràng cho các chính sách 2. 2. Phát hiện ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục, những mối tương quan cần giải quyết một cách đồng bộ. 3. 3.Định hướng hoạt động cho mọi thành viên trong xã hội, trước hết cho các doanh nghiệp. 4. Tạo những ràng buộc đối với cơ quan chính phủ trong việc thực hiện các phương hướng đã được kế hoạch hoá. Trong th ời gian vừa qua ở Việt Nam, mặc dù một chiến lược dài hạn để phát triển kinh tế xã hội cho thời kỳ để năm 2000 và các kế hoạch mang tính chất hướng dẫn hàng năm đã được xây dựng, nhưng căn cứ khoa học của kế hoạch còn chưa đầy đủ, hệ thống chính sách định hướng và biện pháp hỗ trợ cho sự phát triển theo các kế hoạch đ ó chưa đủ hiệu lực. Chưa kể đ ến các doanh nghiệp tư nhân, mà ngay cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng ch ưa thấy sự cần thiết và ích lợi trực tiếp khi tuân theo sự h ưóng dẫn của kế hoạch. Rõ
- ràng là hệ thống kế hoạch còn cần phải hoàn thiện h ơn rất nhiều để có thể hoàn thành được chức năng định hướng sự phát triển của nó. Với tư cách là người điều chỉnh, ngày nay ở mọi n ước bất kể có thể chế chính trị và xã hội nh ư thế nào, Nhà nước đều tác động vào cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội, tất nhiên với mức độ và phạm vi khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, về mặt lý thuyết thì tốt nhất Nhà nước không trực tiếp đ iều khiển hoạt động của các doanh nghiệp, mà tạo ra những đ iều kiện và môi trường chứa đựng nh ững mục tiêu mà nhà nước muốn đạt tới, nhưng để các doanh nghiệp tự chủ hoạt động tính toán được kết quả và những tác động kinh tế xã hội mà hoạt động của chúng mang lại và tự quyết định cách ứng xử thích hợp trong khuôn khổ môi trường đó. Thị trường sẽ trở thành một hệ thống trao đổi mà trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh đồng thời hợp tác với nhau nhằm thực hiện các lợi ích của chúng trong bối cảnh lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên trong thực tế mô hình như vậy chắc chắn còn xa mới trở thành hiện thực. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, các quan hệ thị trường chưa nằm ở trình độ phát triển đồng đều trong phạm vi cả nước, các kết cấu hạ tầng kỹ thuật và điều kiện pháp lý chưa đảm bảo có được hạ tầng kỹ thuật và đ iều kiện pháp lý chưa đảm bảo có được môi trường lý tưởng như trên, thì những khuyêt tật của thị trường tác động rõ rệt tới đời sống xã hội. Vì vậy, trong những thời kỳ nhất định một số Nhà nước không né tránh việc can thiệp vào c ơ chế thị trường để hạn chế các khuyết tật vốn có của nó bàng cách quy định giá cả, hạn ngạch sản xuất và buôn bán đối với một số mặt hàng. Những biện pháp này thông thường mang tính chất giải pháp tình thế và phải được theo dõi thường xuyên để sớm thu hẹp và chấm dứt khi không còn tác động tiêu cực của thị trường và đời sống của dân cư. Mặt khác, nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi cũng thực hiện một số hình thức hỗ trợ cho các lĩnh vực, mà Nhà n ước muốn ưu tiên phát triển. chính sách tác động này đã được sd có hiệu quả ở Nhật Bản và các nền kinh tế công nghiệp mới châu á trong thời kỳ công nghiệp hoá, và đã được nhiều nhà phân tích coi như là một yếu tố quyết định tạo nên sự phát triển thần kỳ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
luận văn:thực trạng và Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
64 p | 117 | 37
-
Luận văn: "Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay"
40 p | 164 | 37
-
LUẬN VĂN: Định giá quyền chọn vàng – thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng
65 p | 138 | 34
-
Luận văn "Bảo mật mạng LAN không dây ứng dụng tại trường ĐHDL Hải Phòng'
111 p | 169 | 33
-
LUẬN VĂN:Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay
56 p | 132 | 31
-
LUẬN VĂN THẠC SỸ HẢI DƯƠNG HỌC " PHÂN TÍCH SỐ SỐ LIỆU VIỄN THÁM NHẰM TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CỦA CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI VÙNG BIỂN XA BỜ MIỀN TRUNG "
57 p | 135 | 27
-
Luận văn thạc sĩ: Bảo mật thông tin sử dụng cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI)
122 p | 110 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
117 p | 106 | 24
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
102 p | 100 | 22
-
Luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan hàng tiêu dùng nhập khẩu tại Hải quan Hải Phòng
98 p | 58 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống chứng thực số và ứng dụng
28 p | 95 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cho một số tuyến đường ngập lụt trên địa bàn thành phố Hội An
26 p | 65 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc
99 p | 49 | 5
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Tái tạo bề mặt lưới tam giác đều dựa trên các phương pháp AFT và delaunay
26 p | 92 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Hóa thạch Hai mảnh vỏ Devon sớm vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và ý nghĩa địa tầng của chúng
100 p | 18 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại Bảo Minh trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông
25 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại Bảo Minh trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa Tỉnh ĐăK Nông
111 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn