Luận văn hay: Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế
lượt xem 9
download
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là các TCT, có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, thành công của cải cách DNNN quyết định thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn hay: Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế
- 1 Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế
- 2 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là các TCT, có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, thành công của cải cách DNNN quyết định thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta. Trong hơn 20 năm đổi mới, cải cách vừa qua, mặc dù hệ thống DNNN ở nước ta đ ã đ ược tái c ơ cấu căn bản, số lượng doanh nghiệp phù hợp với sở hữu nhà nước hơn, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp với kinh tế thị trường nhiều h ơn, năng su ất lao động, sức cạnh tranh, hiệu q u ả… đều đ ược cải thiện một bước . Nhưng, nh ìn tổng thể, hệ thống DNNN vẫn còn nhiều yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh ch ưa đáp ứng yêu c ầu, sức cạnh tranh thấp, tiềm ẩn nguy c ơ đ ổ vỡ nếu không đ ược tiếp tục đổi mới hơn nữa. Chính vì thế, Đại hội đại biểu to àn quốc Đảng Cộng sản V iệt Nam lần thứ X đ ã nh ấn mạnh: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy hình thành một số Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối [18, tr.232]. Tổng công ty Hoá chất Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91. Trong những năm qua, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đã thực hiện nhiều nội dung đổi mới và phát triển như: Cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên, cải tiến cơ chế quản lý nội
- 3 bộ… Nhờ đó, TCT đ ã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước. Nhiều sản phẩm của TCT đã đáp ứng được nhu cầu của x ã hội và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. TCT góp phần lớn vào giá trị gia tăng của ngành hoá chất, đóng góp lớn cho ngân sách nhà n ước, cung cấp nhiều chỗ làm việc… Nhờ những thành tích đó TCT đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Tuy nhiên, với mô hình hoạt động như hiện nay, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: Quan hệ giữa TCT với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau thiếu tính gắn kết chặt chẽ, cơ cấu ngành kinh doanh chưa hợp lý, quy mô các doanh nghiệp thành viên còn nhỏ so với khu vực và quốc tế, trình độ công nghệ mới đạt ở mức trung bình và trung bình khá, trình độ tự động hoá chưa cao, lao động nhiều, sức cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh còn thấp... Đ ể khắc phục những hạn chế trên, cần tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý ở Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, đặc biệt là tìm mô hình tổ chức, quản lý hiệu quả. Tập thể lãnh đạo TCT có chủ trương xây dựng Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh. Song quá trình triển khai thực hiện chủ trương này còn gặp nhiều vướng mắc. Với mong muốn góp tiếng nói vào quá trình thực hiện chủ trương đó, đề tài “Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài luận văn, dưới nhiều góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình khoa học được công bố. Có thể lược qua một số công trình sau: - Nguyễn Đình Phan: Thành lập các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Nxb CTQG, H. 1996.
- 4 - Phạm Quang Trung: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2000. - Vũ Huy Từ: Mô hình Tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb CTQG, H. 2002. - Bùi Văn Huyền: Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, HVCTQGHCM, năm 2003. - Nguyễn Thị Phong Lan: Đ ịnh hướng và giải pháp chuyển một số Tổng công ty Nhà nước sang mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, HVCTQGHCM năm 2005. - Vũ Hà Cường: Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý Tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Học viện Ngân hàng năm 2006. - Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế - ứng dụng vào Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. Việc đổi mới tổ chức quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế hiện chưa có công trình nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là, trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý hiện tại của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo hướng hình thành Tập đoàn kinh tế. Phù hợp với mục tiêu đó, luận văn có nhiệm vụ: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh tế; tổng thuật một số kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới.
- 5 + Phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý hiện tại của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam + Đ ề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo hướng hình thành Tập đo àn kinh tế. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận và giải pháp thực tiễn của quá trình xây dựng Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thành Tập đo àn kinh tế. Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung vào giai đoạn từ khi thành lập Tổng công ty hoá chất Việt Nam (ngày 20/12/1995) đến nay và định h- ướng đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu trong luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp ngoại suy, phương pháp mô hình hoá để giải quyết các vấn đề đặt ra. Đồng thời, luận văn bám sát các quan điểm đổi mới về kinh tế được phản ánh trong đường lối, chủ trương của Đảng và được thể chế hoá bằng các luật, các văn bản dưới luật. 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hoá mô hình quản lý Tập đoàn kinh tế về phương diện lý thuyết. - Đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam phù hợp với định hướng phát triển thành Tập đoàn kinh tế. - Đ ề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế. 7. Kết cấu của luận văn
- 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết.
- 7 Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức, quản lý tổng công ty theo mô hình Tập đoàn kinh tế 1.1. Một số vấn đề chung về Tập đoàn kinh tế 1.1.1. Khái niệm, phân loại Tập đoàn kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế Ngày nay, thuật ngữ “Tập đoàn kinh tế (TĐKT)” được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế, nhất là trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, khó có thể tìm thấy một định nghĩa được thừa nhận chung về TĐKT trong giới học thuật. Một số nhà khoa học gọi TĐKT là tập đoàn kinh doanh. Chẳng hạn, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Tập đoàn kinh doanh là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, trong phạm vi một nước hay nhiều nước, tiềm lực kinh tế - tài chính mạnh, cơ cấu phức tạp, vừa kinh doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận [53, tr.99]. Đ ịnh nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh “Nhóm doanh nghiệp”, đặc trưng quy mô lớn và mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của TĐKT. Tuy nhiên, khía cạnh liên kết, nội dung chủ đạo của TĐKT lại được nêu khá mờ nhạt. Theo GS.TSKH Vũ Huy Từ thì: Tập đoàn kinh tế là m ột cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có quy mô lớn, nó vừa có chức năng sản xuất-kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ tập trung cao nhất các nguồn lực ban đầu (vốn, sức lao động, công
- 8 nghệ) để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tối đa hoá lợi nhuận [55]. Trong định nghĩa này, tác giả đ ã nêu đ ược các đặc trưng căn bản của TĐKT như: Kinh doanh đa dạng, quy mô lớn, cơ cấu phức tạp và nhấn mạnh tính liên kết, tính mục tiêu của TĐKT nhưng khía cạnh “Nhóm doanh nghiệp” lại không được nêu rõ. Trong Luật doanh nghiệp năm 2005, (Điều 146) TĐKT được coi là một hình thức của nhóm công ty với định nghĩa: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. Cách định nghĩa này quá nhấn mạnh nhóm công ty mà chưa nêu được các đặc trưng cơ bản khác biệt của TĐKT với các nhóm doanh nghiệp khác. Từ điển Thương mại Anh - Pháp - Việt dịch TĐKT từ thuật ngữ tiếng Anh là Group với nghĩa tổ hợp doanh nghiệp, trong đó gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay có tham gia. Mỗi công ty con, tự bản thân nó có thể kiểm soát công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác. Định nghĩa này mới chỉ nêu được một loại hình đ ặc biệt của TĐKT. Trên thực tế, ở các nước khác nhau, TĐKT cũng được gọi bằng các tên khác nhau. ở Anh, Đức và Pháp, Mỹ TĐKT được gọi là Cartel, Syndicate, Trust, Group, người ấn Độ gọi TĐKT là Business houses, ở Hàn Quốc TĐKT là Chaelbols, ở Nhật Bản TĐKT được gọi là Keiretsu, Trung Quốc dùng thuật ngữ Tập đoàn doanh nghiệp... Sở dĩ có nhiều cách hiểu và tên gọi khác nhau như thế là do tính đa dạng và khó định hình của TĐKT. Trong đời sống hiện thực, người ta khó xác định được giới hạn thị trường và tiềm lực kinh tế thực sự của một tập đo àn, mặc dù nó hiển hiện như một lực lượng kinh tế có sức chi phối thị trường, chi phối nhiều nền kinh tế. Có tình trạng phổ biến trên thế giới là TĐKT không đăng
- 9 ký kinh doanh dưới hình thức một doanh nghiệp thống nhất, do đó, dưới giác độ hệ thống, nhiều TĐKT không có tư cách pháp nhân. ở hầu hết các nước, về mặt pháp lý, trong quan hệ với các đối tác khác, mỗi doanh nghiệp thành viên của tập đo àn tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các nghĩa vụ tài chính của mình. Nhưng về mặt quản lý và lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau về nhiều phương diện như doanh nghiệp này đ ầu tư vốn vào doanh nghiệp kia, các doanh nghiệp chịu sự phân công chuyên môn hoá và hợp tác với nhau để cùng tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc cùng cộng đồng trách nhiệm, phụ thuộc nhau về thương hiệu, thậm chí phụ thuộc nhau về các cam kết ràng buộc theo kiểu hợp đồng... Do phụ thuộc lẫn nhau nên các doanh nghiệp trong TĐKT phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau, trong đó thường có một doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm. Đó thường là doanh nghiệp có thế lực và có ảnh hưởng nhất. Phương thức kiểm soát cũng vô cùng đa dạng, có thể chỉ là sự phối hợp giá, có thể là sự liên kết để độc chiếm thị trường, nhưng cũng có thể là sự liên kết sâu theo dây chuyền công nghệ hoặc chi tiết sản phẩm... Các doanh nghiệp có thể cùng quốc tịch, có thể khác quốc tịch. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào tham gia liên kết trong TĐKT cũng là lợi nhuận của khoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư. Do đó, trong TĐKT bao hàm cả nhu cầu hợp tác, cả nhu cầu thoát ly. Chỉ khi nào tất cả các doanh nghiệp tham gia liên kết đều có lợi hơn khi không tham gia liên kết, cũng như chỉ khi nào sự kiểm soát của trung tâm đủ mạnh thì TĐKT mới tồn tại ổn định và vững chắc. V ới cách hiểu TĐKT như thế, chúng tôi cho rằng, TĐKT là một nhóm doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập nhưng có mối liên kết chặt chẽ với nhau về vốn, công nghệ, thị trường nhằm mục tiêu tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận chung. Theo cách hiểu của chúng tôi, TĐKT không phải một pháp nhân, nhưng là một thực lực kinh tế có tổ chức vì
- 10 nó có ưu thế về quy mô sản phẩm, về tiềm lực công nghệ, vốn, về thị trường. Các TĐKT có khả năng tự bảo tồn sự liên kết khá lớn. Ngoài ra, để đảm bảo sự không ly tâm của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm có xu hướng nắm giữ phần vốn chi phối của doanh nghiệp thành viên. Chính vì thế, TĐKT có mô hình phổ biến là hình tháp tham dự, trong đó doanh nghiệp trung tâm đứng ở đỉnh hình tháp có vai trò là công ty mẹ giữ phần vốn chi phối ở công ty con, các công ty con sẽ giữ phần vốn chi phối ở công ty cháu. Bằng cách đó, TĐKT mở rộng phần đáy của mình phù hợp với xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hoá ngành nghề. 1.1.1.2. Các hình thức biểu hiện chủ yếu của Tập đoàn kinh tế Ngày nay TĐKT xuất hiện trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ theo các tiêu chí phân loại khác nhau, có thể xếp các TĐKT vào một trong các lo ại sau đây: Căn cứ vào mô hình tổ chức và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc TĐKT, người ta phân chúng thành ba loại: - TĐKT liên kết cứng: Trong các TĐKT loại này, các doanh nghiệp thành viên liên kết với nhau trong một tổ chức thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại. Sự kiểm soát của doanh nghiệp trung tâm được thực hiện qua vai trò cổ đông chi phối và mô hình tổ chức phổ biến của các doanh nghiệp thành viên là công ty cổ phần - TĐKT liên kết mềm: Các doanh nghiệp trong loại TĐKT này chủ yếu liên kết với nhau thông qua hiệp ước hoặc hợp đồng kinh tế về các vấn đề quy mô sản xuất, hợp tác nghiên cứu, định giá thị trường... Tập đoàn này có hình thành ban quản trị để điều hành hoạt động chung của tập đoàn, nhưng các doanh nghiệp thành viên có mức độ độc lập cao trong các quyết định tài chính, sản xuất và thương mại.
- 11 - TĐKT liên kết về tài chính: Đ ặc trưng của TĐKT loại này là các doanh nghiệp thành viên chủ yếu có mối quan hệ về tài chính với nhau thông qua ký kết các hiệp định về tài chính, hình thành công ty tài chính (Holding Company) thực thi vai trò của công ty mẹ. Loại TĐKT này thường kinh doanh đa dạng và các doanh nghiệp thành viên có quyền tự chủ cao. Nếu xét theo phạm vi liên kết, có các loại TĐKT sau: - Cartel: là nhóm các doanh nghiệp cùng ngành liên kết với nhau theo nguyên tắc thỏa thuận giá. Đây là liên kết ở mức thấp nhất. Trong TĐKT không có cơ quan điều phối chung. Các doanh nghiệp phối hợp với nhau theo nội dung hiệp ước đã ký kết. Ngày nay có rất ít các TĐKT loại này vì liên kết thoả thuận giá tất yếu dẫn đến độc quyền của TĐKT nên nhiều Chính phủ ngăn cấm. - Syndicate: Là hình thức liên kết phát triển cao hơn từ hình thức cartel. Trong TĐKT lo ại này thường xuất hiện một ban quản trị điều phối các doanh nghiệp thành viên thực hiện cam kết chung. Thậm chí, nhiều syndicate còn buộc các doanh nghiệp thành viên phải tiêu thụ sản phẩm thông qua văn phòng thương mại của tập đoàn. Vì thế, các doanh nghiệp thành viên mất quyền độc lập về thương mại. - Trust: đặc trưng của TĐKT loại này là hoạt động sản xuất và thương mại của các doanh nghiệp thành viên do một ban quản trị điều hành chung. Các doanh nghiệp thành viên trở thành cổ đông của TĐKT. Các tập đo àn kiểu này thường xuất hiện trong công nghiệp với mục đích độc chiếm nguồn nguyên liệu và công nghệ. - Consortium: là các TĐKT trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Mô hình tổ chức chung của cosortium là các mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên do một ngân hàng lớn đảm nhận thông qua các hình thức đầu tư vào sản xuất và chứng khoán để chi phối doanh nghiệp khác.
- 12 - Concern: là TĐKT được tổ chức theo mô hình CTM-CTC, trong đó vai trò điều hành chung thuộc về CTM. CTC có thể hoạt động trong rất nhiều ngành nghề khác nhau và có quyền độc lập trong kinh doanh rất cao. CTM chịu trách nhiệm điều phối các CTC theo mục tiêu và lợi ích chung của tập đoàn thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư. Đây là hình thức TĐKT phổ biến nhất hiện nay do nó vừa tận dụng được ưu thế của độc quyền, vừa tận dụng được khả năng linh hoạt, tự chủ của CTC và có thể hạn chế rủi ro cho cả tập đo àn. - Congromerate: Là TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực. Các doanh nghiệp thành viên, mặc dù chịu sự chi phối của doanh nghiệp trung tâm, nhưng có sự khác biệt nhau rất lớn về công nghệ. Thường CTM là công ty tài chính hoặc gắn với công ty tài chính. Sức mạnh của tập đoàn là sức mạnh của tiềm lực tài chính. Hiện nay, các TĐKT lớn trên thế giới đều tổ chức theo mô hình này. - TĐKT xuyên quốc gia, đa quốc gia: là các TĐKT hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau và có cổ đông thuộc các quốc tịch khác nhau. Đây là hình thức thích nghi của TĐKT trong điều kiện tự do hoá thương mại toàn cầu. Ngoài các loại TĐKT nêu trên, ngày nay các TĐKT thường kết hợp trong nó nhiều dạng thức rất khác nhau. Vì thế, vấn đ ề lựa chọn mô hình và cơ cấu tổ chức TĐKT thích hợp trở thành mối quan tâm hàng đ ầu của giới quản trị doanh nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Mặc dù các TĐKT mang nhiều sắc thái đa dạng, phong phú, nhưng có thể thấy chúng có một số đặc điểm chung sau: 1.1.2.1. Các Tập đoàn kinh tế đều có quy mô lớn về vốn, doanh thu, lao động, phạm vi hoạt động
- 13 Sự ra đời của các TĐKT là kết quả của sự liên kết, sáp nhập, thôn tính và tích tụ của số lượng lớn doanh nghiệp, nên, một cách tất yếu, nó có quy mô rất lớn về mọi chỉ tiêu. Trước hết là quy mô vốn lớn. Ví dụ: Năm 2005 giá trị thị trường của Coca- Cola là 105,5 tỷ USD, Microsof là 272,46 tỷ USD, của Intel là 391,63 tỷ USD [29]. Vốn của TĐKT được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như phát hành cổ phiếu, trái phiếu mới không chỉ trên thị trường tài chính quốc gia, mà còn trên thị trường tài chính thế giới, tái đầu tư lợi nhuận... Ngoài ra, TĐKT còn có thêm ưu thế vay tín dụng với quy mô lớn nhờ có khối tài sản khổng lồ để thế chấp cũng như có uy tín trong kinh doanh. TĐKT còn có khả năng điều chuyển vốn nội bộ... Nhờ tiềm lực vốn lớn nên TĐKT có thể đầu tư những dự án lớn, có khả năng chịu đựng thua lỗ ở một vài doanh nghiệp thành viên trong thời gian dài và do đó có khả năng chịu đựng các biến động lớn của thị trường. Đây là thế mạnh vượt trội của TĐKT so với các doanh nghiệp đơn lẻ khác. Thứ hai, các TĐKT thường có doanh thu khổng lồ và chiếm thị phần lớn cả ở quy mô quốc gia và quốc tế. Ví dụ: Năm 2006 doanh thu của Exxon Mobil là 339,938 tỷ USD; của Wal - Mart Stores là 315,654 tỷ USD [42]. TĐKT có được thị phần sản phẩm lớn, một phần là do quy mô sản xuất lớn, phần khác do các tập đoàn chuyên môn hoá cao nên có chi phí thấp và TĐKT rất chú trọng xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cắm chi nhánh ở nhiều quốc gia. Thị phần lớn còn là mục tiêu theo đuổi của nhiều TĐKT, nhất là dưới khía cạnh tạo độc quyền phân phối sản phẩm để thu lợi nhuận độc quyền. Ví dụ năm 1998, tập đoàn phần mềm của Microsoft của Hoa Kỳ chiếm 60 -70% thị phần dịch vụ phần mềm trên toàn thế giới. Hai tập đoàn Coca Cola và Pepsi chiếm khoảng 3/4 thị phần đồ uống có gas của thế giới. Nhờ doanh thu và thị phần lớn nên các TĐKT không chỉ có sức mạnh thị trường mà còn có thương hiệu mạnh. Ví dụ: Thương hiệu của BMW có giá thị trường là 17,126 tỷ USD.
- 14 Thứ ba, các TĐKT không chỉ có lực lượng lao động đông về số lượng mà còn mạnh về chất lượng do được tuyển chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt. Ví d ụ: Năm 2006, tập đoàn Fedex có 212.241 nhân công; tập đoàn Intel có 48.655 nhân công; tập đo àn P&G có trên 100.000 nhân công [37]. Ngoài ra, do hoạt động ở nhiều nước khác nhau, do có tiềm lực tài chính mạnh nên các TĐKT có ưu thế trong cạnh tranh thu hút nguồn lao động có chất lượng cao trên toàn thế giới. Thông thường, các doanh nghiệp trong TĐKT được chuyên môn hoá cao nên lao động cũng được chuyên môn hoá và đào tạo thống nhất. Tổ chức lao động trong TĐKT cũng được chuẩn hoá ở mức cao. Các doanh nghiệp thành viên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định công nghệ của tập đoàn. TĐKT cũng là nơi có lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học hùng mạnh và làm chủ số lượng lớn các phát minh, sáng chế có giá trị thương mại. Đây là một thế mạnh vượt trội nữa của các TĐKT. Thứ tư, phạm vi hoạt động của TĐKT thường vượt quá biên giới quốc gia. Ví dụ: Tập đoàn Dầu hoả Royal Dutch Shell có vốn đầu tư vào hơn 2000 công ty đ ặt tại 130 quốc gia; Intel có hơn 100 chi nhánh ở hơn 30 quốc gia; Tập đoàn sản xuất máy bay Boing của Mỹ đặt chi nhánh ở hơn 120 nước; Tập đoàn Mittal Steel của Mỹ đặt chi nhánh ở hơn 150 nước khắp 4 châu lục. Tập đoàn P&G có nhà máy sản xuất taị hơn 80 quốc gia trên thế giới... Ngày nay, phạm vi hoạt động của TĐKT càng có xu hướng mở rộng nhờ sự hỗ trợ của các thành tựu thông tin liên lạc hiện đại, phương tiện vận tải nhanh chóng. Các tập đoàn vừa tận dụng ưu thế của chuyên môn hoá trong sản xuất trên cơ sở sử dụng tối đa lợi thế so sánh của từng nước để đặt các chi nhánh tại nhiều nước trên thế giới, vừa mở rộng phạm vi hoạt động để tận dụng hiệu quả theo quy mô. Cách tổ chức như vậy làm tăng ưu thế của TĐKT trong cạnh tranh. 1.1.2.2. Hầu hết các Tập đoàn kinh tế đều kinh doanh đa ngành và đa lĩnh vực
- 15 Khác với đầu thế kỷ XIX, thời kỳ có nhiều TĐKT hoạt động đơn ngành, ngày nay, hầu hết các TĐKT đều hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực, nhưng có ngành chuyên sâu. TĐKT cần đa dạng hoá hoạt động để: 1) Có thể san sẻ rủi ro giữa các ngành với nhau sao cho tình trạng chung của tập đoàn luôn ổn định, hạn chế sự phụ thuộc vào biến động của thị trường ngành; 2 ) Tạo điều kiện sử dụng ưu thế của các doanh nghiệp khác nhau, tận dụng thế mạnh của công nghệ, tạo sự liên kết giữa cung ứng đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; 3) Dễ thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, thường thấy, mỗi tập đoàn đều có định hướng ngành mũi nhọn cho những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn nhằm xây dựng danh tiếng, tạo sự khác biệt hoặc phát huy thế mạnh công nghệ riêng có... Quá trình đ a dạng hoá hoạt động của các tập đoàn thường theo hai con đường: theo chiều dọc và theo chiều ngang. Đa dạng hoá theo chiều dọc liên quan đ ến mở rộng phạm vi hoạt động theo các ngành có công nghệ gần hoặc liên hệ lẫn nhau. Đa dạng theo chiều ngang là sự mở rộng phạm vi hoạt động theo các ngành khác nhau về công nghệ, nhưng bổ sung cho nhau: Bên cạnh những đ ơn vị sản xuất, mở thêm các đơn vị thương mại, các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, hay tạo dựng các viện nghiên cứu, trường đào tạo. Ngày nay, do thị trường thay đổi nhanh nên một TĐKT mạnh thường có cơ cấu sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành nghề, kể cả các ngành không có liên quan. Mô hình tập đoàn khá phổ biến hiện nay là TĐKT gồm một ngân hàng, một số công ty thương mại, các công ty sản xuất công nghiệp. Xu hướng chung là các tổ chức tài chính, ngân hàng và viện nghiên cứu ngày càng có vị trí quan trọng hơn trong TĐKT. Mỗi tập đoàn có chiến lược đa dạng hoạt động khác nhau. Ví dụ:Tập đoàn ITT ban đầu là một công ty xuyên quốc gia dẫn đầu về ngành điện tín,
- 16 điện thoại trên thế giới. Ngày nay, công ty đã bành trướng trong cả lĩnh vực thông tin liên lạc, ngân hàng, khai thác đáy biển, vũ trụ, bảo hiểm, máy tính. Tập đoàn Nippon (Nhật Bản), ban đầu kinh doanh thép, sau khi nghiên cứu nhu cầu thị trường và d ự đoán trong những năm tới nhu cầu thép sẽ không tăng nữa, tập đoàn chuyển hướng sang kinh doanh thực phẩm, khách sạn, ăn uống, phần mềm máy tính, công nghệ sinh học, thị trường chứng khoán. Hiện nay, cá biệt cũng còn tồn tại một số TĐKT chỉ kinh doanh trong một số ít lĩnh vực nhất định như ngân hàng, bảo hiểm..., nhưng bản thân các tập đoàn này cũng đang có định hướng đa dạng hoá. 1.1.2.3. Các Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp Thường cơ cấu tổ chức của TĐKT được xây dựng trên nền tảng văn hoá, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi tập đoàn. Song nhìn chung, cơ cấu TĐKT bao giờ cũng phức tạp hơn các doanh nghiệp đơn lẻ. Tính chất phức tạp không chỉ do TĐKT thường đa sở hữu, mà còn do mối quan hệ liên kết, do cấu trúc và do tính đa chức năng. Về đại thể, cơ cấu tổ chức nội bộ tập đoàn có thể là một trong ba kiểu phổ biến sau: - Cơ cấu tổ chức hình tháp: Đỉnh tháp là trung tâm quyền lực điều hành mọi hoạt động của tập đoàn. Sự phát triển theo nhánh từ trên xuống. - Cơ cấu tổ chức phân cấp: Các quan hệ thường được phân định và giới hạn theo cấp quản lý như: Cấp 1 chỉ quản lý cấp 2, cấp 2 chỉ quản lý cấp 3; cấp 1 không quản lý cấp 3... - Cơ cấu tổ chức quản lý theo mạng lưới: Các quan hệ đan xen, ban đầu là một trung tâm, phát triển theo kiểu “mạng nhện”, sau đó mỗi nhân tố trong mạng lưới lại có thể là một trung tâm để phát triển các mạng lưới đan xen khác. Ngoài kênh liên kết và kiểm soát chủ đạo qua đầu tư vốn, doanh nghiệp trung tâm còn kiểm soát doanh nghiệp vệ tinh thông qua chuyển giao một phần công nghệ, liên kết về giá, liên kết theo hình thức đại lý, gia công...
- 17 Tại tập đo àn các mối quan hệ chức năng mang tính chiến l ược, thị trường, công nghệ thường đ ược điều phối chung; các chức năng thương mại, sản xuất và tài chính thường được phân cấp mạnh cho các doanh nghiệp th ành viên. 1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của Tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường 1.1.3.1. Ưu điểm của Tập đoàn kinh tế - TĐKT tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp th ành viên. Tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, có doanh thu lớn, lợi nhuận cao, do vậy có lợi thế để đầu tư sản xuất kinh doanh, để nghiên cứu khoa học - công nghệ, để thực thi chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Hơn nữa, tập đoàn vừa có thương hiệu mạnh, vừa chiếm thị phần chi phối trên thị trường trong nước và khu vực, thậm chí là cả thế giới, nên các doanh nghiệp thành viên có thể được h- ưởng các ưu thế đó mà không cần chi phí ban đầu lớn, nhất là ở các tập đoàn có chiến lược quảng bá hiệu quả thương hiệu và có mục tiêu thâu tóm thị tr- ường. Các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn, nhờ thế mạnh của tập đo àn, mà có sức cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác. Ngoài ra đa phần TĐKT có chiến lược giá chung, có sự phân chia thị trường hợp lý giữa các doanh nghiệp thành viên, có sự hỗ trợ lẫn nhau nên sức mạnh cạnh tranh của từng doanh nghiệp chính là sức cạnh tranh của cả TĐKT mà doanh nghiệp đó là đại diện. - Các TĐKT có khả năng sử dụng chuyên môn hoá và hợp tác hoá đ ể sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao và chi phí th ấp hơn các doanh nghiệp đơn lẻ. Sản xuất của TĐKT được tổ chức chuyên môn hoá cả theo chiều dọc và chiều ngang nên tận dụng được yếu tố năng suất của từng thành viên. Hơn nữa, TĐKT thường bố trí cơ sở sản xuất của mình ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất từng loại sản phẩm, dịch vụ, thậm chí
- 18 cho chi tiết sản phẩm. Do đó, chi phí sản xuất của TĐKT là tổng hợp của các chi phí thấp của thế giới. Chi phí thấp là điều kiện vô cùng thuận lợi và có tính bền vững của lợi nhuận siêu ngạch của TĐKT. Đồng thời, do chuẩn hoá chất lượng sản phẩm ở trình độ quốc tế, do tiếp xúc với nhiều nền văn hoá với các phong tục và thị hiếu khác nhau của cư dân ở các quốc gia khác nhau, nên TĐKT có điều kiện thuận lợi để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đến mức hoàn hảo, vừa có khả năng và điều kiện cải tiến linh hoạt sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, do có chi nhánh ở khắp mọi nơi trên thế giới, TĐKT có khả năng nghiên cứu thị trường và cung ứng nhanh. Những lợi thế nêu trên tạo nên sức sống mạnh mẽ và bền vững cho TĐKT mà không doanh nghiệp đơn lẻ nào có thể có được, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay. - Các Tập đoàn kinh tế là trung tâm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật. Do có quy mô vốn và quy mô sản xuất lớn nên TĐKT có điều kiện tạo dựng ngay trong nội bộ tập đoàn các trung tâm nghiên cứu có trang bị kỹ thuật hiện đại không thua kém các trung tâm nghiên cứu của Nhà nước. So với các cơ sở nghiên cứu công, trung tâm nghiên cứu của TĐKT có hiệu quả hơn do luôn gắn liền với các yêu cầu của sản xuất, phân phối và nhận được sự hỗ trợ về phương tiện, máy móc, con người từ chính các thành viên của tập đoàn. Hơn nữa, các TĐKT đủ tiềm lực tài chính và có quyền hạn để trả lương cao, nên thường thu hút được giới tinh hoa trong các nhà khoa học làm việc cho họ. Một điểm mạnh nữa là quy mô ứng dụng các phát minh, sáng chế khoa học do TĐKT tạo ra rất lớn nên chi phí nghiên cứu khoa học trong giá thành sản phẩm của TĐKT không đáng kể. Sự chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp thành viên và giữa các chi nhánh của tập đoàn ở các nước dễ dàng hơn so với sự chuyển giao cho các doanh nghiệp ngoài tập đoàn. Chính vì những ưu điểm đó mà ngày nay các TĐKT đều trở thành các trung tâm khoa học ứng
- 19 dụng mạnh, nhiều TĐKT trở thành lực lượng đi đầu trong phát minh và ứng dụng công nghệ vào các ngành kinh tế. - TĐKT góp phần ổn định xã hội và tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia: V ới việc cung cấp khối lượng sản phẩm và tạo ra một khối lượng lớn việc làm cho xã hội, sự xuất hiện của các TĐKT sẽ làm thay đ ổi bộ mặt địa phương nơi nó hoạt động, tạo nên sự phồn vinh cho địa phương đó. Đồng thời, TĐKT cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên môn hóa các ngành nghề, thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế và làm tăng khả năng lớn mạnh của quốc gia. Có thể nói, xây dựng và vận hành thành công các TĐKT mang quốc tịch nước mình đã tạo nên sức mạnh của nền kinh tế quốc gia, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Nhiều Nhà nước còn kỳ vọng thông qua các TĐKT có thể kiểm soát và ổn định được thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi doanh nghiệp phát triển. - Các TĐKT có kim ngạch xuất khẩu lớn và có ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán của đất nước. Mục tiêu phát triển của tập đoàn là thống lĩnh không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Do vậy, tập đoàn không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, khai thác thị trường và tiếp thị sản phẩm cả trong và ngoài nước, theo đuổi mục tiêu đạt thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới. Do có kim ngạch xuất khẩu lớn, TĐKT ảnh hưởng lớn đến cán cân thương m ại, cán cân thanh toán của quốc gia, và thông qua đó ảnh hưởng đến vị thế quốc gia trên thị trường thế giới. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, TĐKT là lực lượng nòng cốt để hội nhập nền kinh tế quốc tế. Thông qua các TĐKT, quá trình hội nhập dã chuyển hoá từ quan hệ kinh tế giữa các hệ thống kinh tế tương đối khác biệt nhau thành mối quan hệ kinh tế đã được thống nhất và chuẩn hoá trong nội bộ tập đoàn. Đối với các nước còn lạc hậu và hội nhập sau, thì TĐKT là công cụ hữu
- 20 hiệu để hội nhập kinh tế nhanh, hiệu quả. Xét trên phạm vi toàn cầu thì các TĐKT mạnh của các quốc gia phát triển là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với các nước đang phát triển, TĐKT còn là những “tấm lá chắn” chống lại sự xâm nhập ồ ạt của những công ty nước ngoài và giúp cho sản xuất trong nước có thể đứng vững và v ươn ra thị trường khu vực, thế giới. Đồng thời, nhiều nước phát triển sau đã nỗ lực xây dựng TĐKT để tận dụng những lợi thế và khoa học công nghệ trên thế giới. Do vậy, TĐKT còn có thế mạnh trong việc giúp các nước đi sau thu hẹp dần khoảng cách với các nước có nền kinh tế phát triển. 1.1.3.2. Hạn chế của Tập đoàn kinh tế Bên cạnh các ưu thế vượt trội, TĐKT cũng bao hàm trong nó một số điểm yếu và hạn chế: - Hạn chế lớn nhất của TĐKT là nó có xu hướng tiến đến độc quyền để có thể kiểm soát quy mô, giá cả thị trường nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Độc quyền, gây tổn hại rất lớn cho x ã hội về nhiều phương diện như hạ thấp sản lượng cung ứng có thể, tăng giá sản phẩm một cách độc đoán, hạn c hế thông tin thị trường, hạn chế sự quảng bá khoa học kỹ t huật cho doanh nghiệp ngo ài tập đo àn... Đ ể hạn chế mặt tiêu cực n ày của TĐKT đến nền kinh tế quốc dân, Chính phủ ở các nước buộc phải thi hành các biện pháp kiểm soát TĐKT, chỉ cho phép tập đoàn kiểm soát một thị phần nhấ t định đi kèm với các quy định về nghĩa vụ thông tin về sản phẩm và thời gian sở hữu phát minh, sáng chế... - Hạn chế thứ hai của TĐKT là khả năng lũng đoạn nền kinh tế của giới chóp bu điều hành tập đoàn. Do có mức độ tích tụ và tập trung lớn nên các TĐKT có nguồn lợi nhuận khổng lồ. Chính vì thế TĐKT trở thành các thế lực tài chính lớn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho mình, thậm chí để vô hiệu hoá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án "Tuyển dụng là hoạt động then chốt của quản trị nhân lực trong mọi tổ chức"
30 p | 1977 | 1033
-
Luận văn "Tuyển dụng là hoạt động then chốt của quản trị nhân lực trong mọi tổ chức"
31 p | 1058 | 803
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải tại Đà Nẵng
71 p | 210 | 99
-
LUẬN VĂN:Cơ cấu tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp ở Việt Nam theo
42 p | 201 | 36
-
Luận văn: Marketing mix trong xuất khẩu hàng gia công may mặc tại các Cty Việt Nam vào thị trường chung Châu Âu - 1
32 p | 154 | 34
-
Luận văn đề tài: Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
98 p | 128 | 29
-
Luận văn:XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN TIỀN MẶT
69 p | 144 | 28
-
Luận văn hay: Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
97 p | 86 | 24
-
Luận văn hay: Tổ chức công tác kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH Nguyên Liên
52 p | 92 | 17
-
Luận văn hay nhất: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234
32 p | 75 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động đối xứng của sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam
83 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của sự đổi mới đến hiệu suất nhân viên
114 p | 25 | 6
-
Luận văn: Các hoạt động kinh tế đối ngoại và việc sử dụng các công cụ của kinh tế trong thúc đẩy phát triển (part 2)
34 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
106 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em từ 7 đến 11 tuổi
86 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em tiểu học từ 7 đến 11 tuổi
86 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm kiếm đối tượng vùng trong GIS véc tơ
73 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn