Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Hồng Minh
lượt xem 46
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh thương mại và vận tải hồng minh', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Hồng Minh
- Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Hồng Minh 1
- LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của các Doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất – kinh doanh. Để đảm bảo cho Doanh nghiệp có lợi nhuận và phát triển lợi nhuân, từ đó nâng cao lơi ích của lao động, trong chính sách quản lý, các Doanh nghiệp phải tìm mọi cách tiết kiệm chi phí trong đó có chi phí tiến lương trên một đơn vị sản p hẩm. Hạch toán tiền lương là một công cụ quản lý của Doanh nghiệp mà thông qua việc cung cấp chính xác số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả của kế toán, các nhà quản trị có thể quản lý được chi phí tiến lương trong giá thành sản phẩm. Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các kho ản trích theo lương là một phần trọng yếu trong côgn tác tổ chức kế toán của Doanh nghiệp. Việc quản lý tốt tiền lương trong các Doanh nghiệp góp phần tăng tích luỹ trong x ã hội, giảm đI chi phí trong kinh doanh, khuyến khích tinh thần tự giác trong lao động của công nhân viên. Tiền lương cho họ quan tâm đến kết quả kinh doanh, thúc đẩy họ phát huy khả năng sángkiến cải tiến kỹ thuật nâng cao tay nghề, chuyên môn góp phần không nhỏ vào việc phồn vinh của Doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Ngày nay cuộc sống đang thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi nhu cầu sống ngày càng cao. Chính sự thay đổi đó làm cho tiền lương của công nhân viên trong b ất kỳ Doanh nghiệp nào cũng phải có một mức thù lao xứng đáng để phù hơp với cuộc sống hiện tại thì khi đó quản lý tiền lương là yếu tố cực kỳ cần thiết. Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là tiền lương và các kho ản trích lương trong quản lý chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp là vấn đề trọng yếu. Với những kiến thức đã được trang bị tại trường cùng với một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Hồng Minh. Em xin chọn đề tài:"Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cô ng ty TNHH thương mại và vận tải Hồng Minh” cho chuyên đề 2
- thực tập của mình. Nội dung của chuyên đề thực tập được chia làm 3 phần như sau: Phần I: N hững vấn đề lý luận chung về hach toán tiền lương và các kho ản trích theo lương trong các Doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Hồng Minh. Phần III: Một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý và hoàn thiện hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại Chi nhánh Công ty TNHH thương mại và vận tải Hồng Minh. 3
- PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. I. BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương: Quá trình kinh doanh là quá trình kết hợp đồng thời giữa các yếu tố cơ b ản (lao động, đối tượng lao động và tiêu thu lao động). Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình, Để bảo đảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải đ ược bồi ho àn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Về bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố sức lao động mà người sử dụng phải trả cho người cung ứng sức lao động. Tiền lương tuân theo các nguyên tắc cung, cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí vào của hoạt động kinh doanh. Còn đối với người cung ứng sức lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu. Mục đích của các nhà kinh doanh là lợi nhuận, còn mục đích lợi ích của người cung ứng sức lao động là tiền lương. Do vậy, tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí, mà nó đã trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới hay nói cách khác là nguồn cung ứng sức sáng tạo sức lao động và năng lực của người lao động trong quá trình kinh doanh. 4
- Đối với người lao động, tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Mặt khác, khi năng suất lao động tăng thì lợi nhuận Doanh nghiệp sẽ tăng, do đó nguồn phúc lợi của Doanh nghiệp mà người lao động đ ược nhận lại cũng sẽ tăng lên, nó là phần bổ sung thêm cho tiền lương làm tăng thu nhập và tăng lợi ích cho người cung ứng lao động. H ơn nữa, khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng các mức lương thoả đáng nó sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng những người lao động với mục tiêu và lợi ích của Doanh nghiệp xoá bỏ sự ngăn cách giữa chủ Doanh nghiệp với người cung ứng sức lao động, làm cho người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơn với các hoạt động của Doanh nghiệp. Một vấn đề mà các doanh nghiệp không thể không quan tâm đó là m ức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu do lượng giá trị sức lao động thông thường trong điều kiện làm việc bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản, với một khung giá các tư liệu sinh hoạt hợp lý. Đây là cái “ngưỡng” cuối cùng cho sự trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu được nhà nước quy định. Đồng thời doanh nghiệp phải tính toán giữa chi phí và doanh thu trong đó tiền lương là một chi phí rất quan trọng ảnh hưởng tới mức lao động sẽ thuê làm sao đó tạo ra đ ược lợi nhuận cao nhất. 2. C hức năng của tiền lương - Chức năng tái sản xuất sức lao động: Như đã phân tích quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua lương. Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện chất lượng một cách tốt nhất, còn bản chất tái sản xuất sức lao động là có một lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ, hoàn thành kỹ năng lao động. 5
- - Chức năng là công cụ quản lý của Doanh nghiệp: Trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, người sử dụng lao động bao giờ cũng đứng trước một vấn đề đó là làm thế nào để lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu đó họ phải kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách nghệ thuật các yếu tố trong kinh doanh. Thông qua việc trả lương cho người lao động người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi q uan sát người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Nhờ đó m à người sử dụng sức lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho sức lao động. - Chức năng kích thích sức lao động: Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say m ê hứng thú tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, tự học hỏi để nâng cao trình độ. Họ sẽ gắn trách nhiệm của mình với lợi ích của d oanh nghiệp nơi mà họ đang làm việc và công hiến. Một mức lương tho ả đáng sẽ là động lực thúc đẩy quá trình kinh doanh, tăng hiệu quả công việc. Do vậy tiền lương là công cụ khuyến khích vật chất, tạo ra sức có hiệu quả trong công việc của người lao động. 3. Nguyên tắc tính trả lương: Theo điều 55 Bộ luật lao động, tiền lương của người lao động do người lao động sử dụng lao động và người lao động thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương trong hợp đồng lao động phảI lớn hơn mức lương tối thiểu do nhà nước qui định (290.000 đ/tháng). Để điều tiết thu nhập giảm hố ngăn cách giữa người giầu và người nghèo, Nhà nước đã đ ề ra thuế thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao (theo mức thuế suất luỹ tiến). 6
- Theo NĐ/ 197 Cp ngày 31/12/1994: Làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó thông qua hợp đồng lao động và thoả ước tập thể. Đối với nhân viên văn phòng công sở thì cơ sở để xếp lương là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, đối với người phục vụ quản lý doanh nghiệp là tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo chế độ phức tạp về quản lý và hiệu quả kinh doanh. Việc trả lương phải theo kết quả kinh doanh và doanh nghiệp phải đảm bảo các nghĩa vụ đ ối với Nhà nước, không đ ược thấp hơn mức quy định hiện hành. II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG VÀ NỘI DUNG QŨY LƯƠNG 1. Hình thức trả lương: Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức tiền lưong theo thời gian. * Trả lương theo thời gian: Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ – kế toán … Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thàn thạo nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề, nghiệp vụ cụ thể có một thang lương riêng. Trong mỗi thang lương lại tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn mà chia thành nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương 7
- giờ: - Tiền lương tháng: Là tiền lương cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động, thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động có tính chất sản xuất. - Tiền lương tuần: Là tiền lương cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động, thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc các ngành ho ạt động không có tính chất sản xuất. Cách tính: Lương tháng Lương tuần = 4 - Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng . Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trược tiếp hưởng lương thời gian, tình trả lưong cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp Bảo hiểm xã hội. Mức lương ngày được tính bằng cách: Lương tháng Lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ - Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiểu chuẩn theo quy định của Luật Lao động (không quá 8 giờ/ ngày hoặc không quá 48 giờ/ tuần). Lương giơ không được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng theo sản phẩm. Nhìn chung hình thức tiền lương theo thời gian có mặt hạn chế là mang tính 8
- bình quân, nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động thực tế của người lao động. Vì vậy, chỉ những trường hợp nào chưa đủ điều kiện thực hiện hình thức tiền lương theo sản phẩm mới phải áp dụng tiền lương theo thời gian. 2. Một số chế độ khác khi tính lương: * Chế độ thưởng: Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động kinh doanh. Tiền thưởng thực chất là tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao động thì tiền lương có tính ổn định, thường xuyên, còn tiền thưởng chỉ là phần thêm và phụ thuộc vào các chỉ tiều thưởng, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Nguyên tắc thực hiện chế độ thưởng: o Đối tượng xét thưởng: - Lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở lên. - Có đóng góp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. o Mức thưởng: Mức thưởng của một năm không thấp hơn m ột tháng lương theo nguyên tắc sau: - Căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp thể hiện qua năng suât, chất lượng công việc. - Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp, người có thời gian nhiều thì đ ược thưởng nhiều hơn. - Chấp hành nội quy kỷ luật của doanh nghiệp. Các loại tiền thưởng: - Tiền thưởng trong kinh doanh (thường xuyên): hình thức này có tính chất lương, đây thực chất là một phần quỹ lương được tác ra để trả cho người lao động dưới hình thức tiền thưởng theo một tiêu chí nhất định. 9
- - Tiền thưởng thi đua (không thường xuyên): Loại tiền thưởng này không thuộc quỹ lương mà được trích từ quỹ khen thưởng, khoản tiền thưởng này được trả đưới hình thức phân loại hình thức phân loại trong một kỳ (quý, nửa năm, năm). - Tiền thưởng được lấy từ quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp: Quỹ tiền lưởng đ ược trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức, thanh toán các kho ản tiền phạt, công nợ … tối đa không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp. Để tiền thưởng trở thành công cụ khuyến khích vật chất, phải kết hợp chặt chẽ các hình thức và chế độ thưởng. Đồng thời trước khi chi trả cần xác định rõ tiền thưởng hiện có của doanh nghiệp. * Chế độ phụ cấp: Theo điều 4 thông tư liên bộ số 20/LB – TT ngày 2/6/1993 của liên bộ lao động – Thương binh xã hội – Tài chính có 7 loại phụ cấp: - Phục cấp làm đêm: Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm (từ 22h đến 6h sáng) thì ngoài số tiền trả cho những giờ làm thêm còn hưởng phụ cấp làm đêm. Tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ 30% hoặc Số giờ X X tháng (kể cả phụ cấp công việc) làm đêm 40% Phụ cấp = làm đêm Số giờ tiêu chuẩn quy định trong tháng Trong đó: + 30% đối với những công việc không thường xuyên làm việc về ban đêm. + 40% đối với những công việc thường xuyên làm việc theo ca (chế độ làm việc ba ca) hoặc chuyên làm việc ban đêm. 10
- - Phụ cấp lưu động : Phục cấp lưu động nhằm bù đ ắp cho những người làm m ột hoặc một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định và nhiều khó khăn. Loại phụ cấp này chỉ áp dụng với nghề và công việc tính chất lao động chưa xác định tromg mức lương. Nghề hoặc công việc lưu đ ộng nhiều, phạm vi rộng, địa bàn hình phức tạp và khó khăn thì được hưởng phụ cấp cao. Gồm có 3 mức: 0,6; 0,4; 0,2 so với mức lương tối thiểu. Được trả theo số ngày thực tế lao đ ộng và được tính trả cùng kỳ với trả lương. Đối với doanh nghiệp, phụ cấp lưu động được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông. - Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người thực hiện vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đ ạo bổ nhiệm hoặc những người là công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương. Gồm có 3 mức: 0,1; 0,2; 0,3 so với mức lương tối thiểu tuỳ thuộc vào công tác quản lý của mỗi lao động. Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương tháng. Đối với doanh nghiệp khoản phụ cấp này được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông. - Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và vác đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Gồm có 5 mức: 20%; 30%; 50%; 70% tính trên lương cấp bậc, chức vụ, lương chuyên môn nghiệp vụ. 11
- Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm tuỳ thuộc vào thực tế điều kiện sinh hoạt khó khăn dài hay ngắn của từng vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền. Cách tính: Lương cấp bậc công việc Phục cấp thu hút % phụ cấp được hưỏng (kể cả phụ cấp công việc) - Phụ cấp đắt đỏ: Áp dụng với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt (lương thực, thực phẩm. dịch vụ) cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân của cả nước từ 19% trở lên. - Phụ cấp khu vực: Áp dụng với những nơi xa xôi, hẻo lánh, có nhiều điều kiện khó khăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Có 7 mức phụ cấp với hệ số: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu. - Phục cấp độc hại: Áp d ụng cho các doanh nghiệp có điều kiện độc hại hoặc nguy hiểm chứa các đ ịnh trong mức lương. Có 4 mức phụ cấp với các hệ số: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu. * Chế độ trả lương ngừng việc: Theo thông tư số 11/ LĐ - TT ngày 14/4/1962 của Bộ Lao Động, chế độ này được áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên, buộc phải ngừng làm việc do nguyên nhân khách quan (như bão lụt, mưa to, mất điện, máy hỏng, thiều nguyên vật liệu, do bố trí kế hoạch ….), do người khác gây ra hoặc khi chế nguyên tử, sản xuất thử sản phẩm mới. Cách tính: Tính thông nhất cho tất cả mọi người lao động theo phần trăm trên mức 12
- lương cấp bậc công việc kể cả phụ cấp: + 70% lương khi không làm việc. + ít nhất 85% lương nếu phải làm việc khác có mức lương thấp hơn. + 100% lương khi làm việc, do chế thử, sản xuất thử. * Chế độ trả lương làm thêm giờ: Theo định định 26/ CP ngày 23/3/1993 những người làm việc trong thời gian ngoài giờ làm việc theo quy định trong hợp đồng lao động được hưởng tiền lương làm thêm giờ. Cách tính: Tiền lương cấp bậc ho ặc chức vụ tháng 150% Tiền lương Số giờ (kể cả các khoản phụ cấp lương nếu có) hoặc làm thêm giờ làm thêm - x 200% Số giờ quy định trong tháng - Làm thêm giờ vào ngày thường được trả 150% tiền lương của giờ làm việc tiêu chuẩn. - Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, ngày Tết được trả bằng 200% tiền lương của giờ làm việc tiêu chuẩn. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày lễ không trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì ngoài số tiền trả cho những giờ làm thêm còn hưởng của ngày nghỉ lễ theo quy định chung. 3. N ội dung quỹ lương: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho toàn bộ lao động doanh nghiệp quản lý. Nói cách khác đó là toàn bộ các kho ản tiền lương và thưởng thưởng xuyên mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Cụ thể như sau: - Tiền lương tháng, ngày theo hệ thống các tháng, bảng lương của Nhà nước. 13
- - Tiền lương trả theo sản phẩm. - Tiền lương công nhận cho lao động ngoài biên chế. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết bị, máy móc ngừng hoạt động vì các nguyên nhân khách quan. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hay huy động đi làm nghĩa vụ Nhà nước và xã hội. - Tiền lương trả cho người đi hoặc theo chế độ nhưng vẫn thuộc biên chế. - Các loại tiền thưởng thường xuyên. - Các phụ cấp theo chế độ quy định và các phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương. Trong quan hệ với quá trình kinh doanh, kế toán phân loại qui tiền lương của doanh nghiệp thành hai loại cơ bản: + Tiền lương chính: Là các khoản tiền lương và có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong thời gian họ thực tế tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh theo nhiệm vụ được phân công. + Tiền lương phụ: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời g ian ngừng sản xuất. Quỹ tiền lương bổ sung là quỹ tiền lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng lương cho người lao động (chính và phụ trợ) gồm: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, nghỉ theo chế độ lao động nữ, hội họp và làm công tác xã hội …. Q uỹ tiền lương thực hiện Tổng doanh thu trừ (-) tổng chi Đơn giá theo tổng doanh thu (-) tổng = phí thực hiện (chưa có tiền X tiền lương lương) chi phí 14
- Lợi nhuận thực hiện để xác định quỹ tiền lương thực hiện theo lợi nhuận được tính theo công thức sau: Tổng doanh thu thực hiện - Tổng chi phi thực hiện (chưa có tiền lương) 1 + Đơn giá tiền lương Q uỹ tiền lương thực hiện Đơn giá tiền Q uỹ tiền lương thực hiện = x theo lợi nhuận lương theo lợi nhuận Tổng doanh thu thực hiện nói trên phải trừ yếu tố tăng, giảm do nguyên nhân khách quan. III. NỘI DUNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm x ã hội là một chính sách kinh tế – xã hội quan trọng của Nhà nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ xã hội. Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh tế cho người lao động và gia đình họ. Bảo hiểm xã hội chỉ thực hiện chức năng đảm bảo khi người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản, tuổi già, tại nạn lao động, thất nghiệp, chết …. Bảo hiểm x ã hội là một hình tượng x ã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu an toàn về đời sống kinh tế của người lao động và gia đình. Theo công ước 102 về Bảo hiểm xã hội của tình chất lao động quốc tế, Bảo hiểm xã hội gồm: + Chăm sóc y tế + Trợ cấp ốm đau + Trợ cấp thất nghiệp + Trợ cấp tuổi già 15
- + Trợ cấp tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp + Trợ cấp gia đình + Trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp một người nuôi nấng. Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện Bảo hiểm xã hội các khoản sau: + Trợ cấp ốm đau + Trợ cấp thai sản + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp + Trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tàn tật Trong các doanh nghiệp đi đôi với quỹ mặt tiền lương là quỹ Bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội dùng để đài thọ cán bộ công nhân viên có đóng góp vào quỹ trong trường hợp: + Người lao động mất khả năng lao động: hưu trí, trợ cấp thôi việc, tiền tuất. + Những người lao động mất khả năng lao động tạm thời: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội thống nhất quản lý. Khi các doanh nghiệp trích đ ược Bảo hiểm x ã hội theo quy định phải nộp hết cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Sau khi nộp, được cơ quan Bảo hiểm xã hội ứng trước 3% để chỉ tiêu Bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp. Cuối kỳ tổng hợp chi tiêu Bảo hiểm xã hội lập báo cáo gửi cơ quan bảo hiểm cấp trên duyệt. 2. Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế thực chất chất là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ phần nào đó trang trải tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí, thuốc thang … Mục đích của Bảo hiểm y tế tập hợp một mạng lưới bảo vệ sức khẻo cho toàn cộng đồng bất kể địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp. Quỹ Bảo hiểm y tế được hình thành bằng các trích 3% trên số thu nhập phải trả cho người lao động trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2% tính vào chi 16
- phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của người lao động). Quỹ Bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Khi tính được mức trích Bảo hiểm y tế các doanh nghiệp phải nộp hết 3% cho cơ quan Bảo hiểm y tế. 3. Kinh phí công đoàn: Khi kinh phí công đoàn quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Đây là nguồn đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Công đoàn (như trả lương cho Công đoàn chuyên trách, chi tiêu cho hội họp). Khi phí công đoàn được hình thành bằng cách trích 3% theo lương của người lao động tron đó: - Doanh nghiệp chịu 2% (tính vào chi phí). - Người lao động chịu 1% Khi trích được kinh phí công đoàn trong kỳ, một nửa doanh nghiệp nộp cho Công đoàn cấp trên, một nửa đ ược sử dụng để chi tiêu công việc. IV. N ỘI DUNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP: 1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp: Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản trợ cấp. Kiểm tra việc sử dụng lao động và chấp hành chính sách, chế độ về lao động tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội và việc sử dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội. 17
- Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội vào chi phí kinh doanh theo từng đối tượng hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp, thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ của Nhà nước ban hành. Lập báo cáo về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội để phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ bảo hiểm xã hội. Đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, vi phạm về chính sách chế độ lao động. 2. Tổ chức hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp: Hạch toán chính xác và hợp lý tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ tạo ra sự công bằng cho người lao động. Chi phí tiền lương là m ột phần trong giá thành sản phẩm, do vậy để có kết quả kinh doanh chính xác đòi hỏi phải chính xác ngay từ khâu hạch toán tiền lương. Tổ chức tốt công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, đ ảm bảo việc trả lương, trợ cấp theo đúng nguyên tắc chế độ, kích thích người lao động hăng say làm việc. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nhiệm vụ của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm: - Xác định trình tự tính toán tổng hợp mức tuyệt đối của tiền công cho từng người lao động trong kỳ hạn phải thanh toán. - Phải tính toán cách chia lương hợp lý cho từng người lao động. - Lựa chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng chịu chi phí kinh doanh. - X ây d ựng các quan hệ ghi sổ tài khoản theo nội dung thanh toán và tính toán tiền lương phù hợp với yêu cầu thông tin về đối tượng kế toán. 2.1. Tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương: 2.1.1. Hạch toán số lương lao động: 18
- Số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên sổ sách dựa vào số lao động hiện có của doanh nghiệp bao gồm số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp công việc và theo trình độ tay nghề, cấp bậc kỹ thuật, bao gồm cả số lượng lao động dài hạn và số lao động tạm thời, cả lực lượng lao động trực tiếp, gián tiếp và lao động thuộc lĩnh vực khác ngoài sản xuất. Hạch toán số lượng lao động là việc theo dõi kịp thời chính xác tình hình biến động tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao động trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động. Số lương lao động tăng thêm khi doanh nghiệp tuyển thêm lao động và số lượng lao động giảm đi trong doanh nghiệp có sự thuyên chuyển công tác, thôi việc, nghỉ hưu… Việc hạch toán số lượng lao động được phản ánh trên sổ “Danh sách lao động” của Doanh nghiệp và sổ “Danh sách lao động” ở từng bộ phận. Sổ này do phòng tổ chức lao động lập theo quy định và được chia thành 2 bản: + 1 b ản do phòng lao động doanh nghiệp quản lý ghi chép. + 1 b ản do phòng kế toán quản lý. Căn cứ để ghi vào sổ danh sách này là các hợp đồng lao động (Khi doanh nghiệp tuyển thêm lao động) và các quyết định của các cấp có thẩm quyền duệt theo quy định của doanh nghiệp (Khi chuyển công tác thôi việc …). Khi nhận được chứng từ trên phòng lao động, phòng kế toán phải ghi chép kịp thời đầy đủ và sổ sách lao động của doanh nghiệp đến từng bộ phận phòng ban, tổ sản xuất trong đơn vị. Việc ghi chép này là cơ sơ đ ầu tiên để lập báo cáo lao động và phân tích tình hình biến về lao động trong doanh nghiệp vào cuối tháng, cuối quý tuỳ theo yêu cầu quản lý cấp trên. 2.1.2. Hạch toán thời gian lao động: Hạch toán thời gian lao động là việc ghi chép kịp thời chính xác thời gian lao động của từng trên cơ sở đó tính tiền lương phải trả cho người lao động đ ược 19
- chính xác. Hạch toán thời gian lao động phản ánh số ngày công, số giờ làm việc thực tế, nghỉ việc của từng người lao động, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Chứng từ hạch toán thời gian lao động bao gồm “Bảng chấm công”, “Phiếu làm thêm giờ”, “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”. Bảng chấm công được lập hàng tháng, theo dõi từng ngày trong tháng của từng cá nhân, từng bộ phận. Tổ trưởng cục phòng ban hoặc những người được uỷ quyền ghi hàng ngày theo quy định. Cuối tháng căn cứ theo thời gian lao động thực tế (Số ngày công), số ngày nghỉ để tính lương, thưởng và tổng hợp thời gian lao động của từng người lao động trong từng bộ phận. Bảng chấm công cần phải được treo công khai để mọi người kiểm tra và giám sát. Phiếu làm thêm giờ (hoặc phiếu làm thêm) được hạch toán chi tiết cho từng người theo số người làm việc. “Phiếu nghỉ hưởng BHXH” dùng cho trường hợp ốm đau, con ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động. Chứng từ này do y tế cơ quan (nếu được phép) hoặc do bệnh viện và được ghi vào bảng chấm công. 2.1.3. Hạch toán kết quả lao động Hạch toán kết quả lao động là việc ghi chép kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng sản phẩm của từng công nhân hoặc từng tập thể công nhân để từ đó tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế, tính toán xác định năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ phận và cả doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào loại hình và đ ặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau. Các chứng từ có thể sử dụng là: “Bảng kê khối lượng công việc ho àn thành”, “Bảng giao nhận sản phẩm”, “Giấy giao ca”…… Chứng từ kết qủa lao động phải do người lập ký, cán bộ kế toán kiểm tra xác nhận, lãnh đạo duyệt y. Sau đó chứng từ được chuyển phòng kế toán cho kế toán tiền lương phân xưởng tổng hợp kết quả lao động của toàn đơn vị. Sau đó 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
67 p | 722 | 203
-
Luận văn: "Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương ở Công ty Vật tư - Vận tải - Xi măng "
73 p | 443 | 182
-
Luận văn - Hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất đồ dùng học cụ huấn luyện X55
74 p | 393 | 165
-
Luận văn: “Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương“
55 p | 409 | 143
-
Luận văn Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà 8
66 p | 383 | 119
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ Micco
78 p | 352 | 73
-
Luận văn - Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu với việc tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu Công ty cơ khí oto 1-5
72 p | 155 | 52
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
81 p | 207 | 42
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cp tư vấn và đầu tư xây dựng Á Châu
97 p | 177 | 40
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài tại Công ty TNHH TM Âu Á - Chi nhánh Hà Nội
73 p | 233 | 31
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt
26 p | 127 | 16
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX
111 p | 135 | 15
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội
89 p | 121 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Văn phòng khu vực Bắc Trung Bộ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
27 p | 84 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam
99 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Kiên Giang
100 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
127 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn