intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long

Chia sẻ: Hồ Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

472
lượt xem
222
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Luận văn: Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1 giới thiệu Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt. Chương 2 và Chương 3 trình bày Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long

  1. LuËn v¨n tèt nghiÖp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đề tài: Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  2. LuËn v¨n tèt nghiÖp Lời nói đầu Trong xu thế phát triển chung của đất nước và quá trình hội nhập với thế giới, ngành ngân hàng đóng góp một vai trò hết sức to lớn. Để đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế, ngân hàng đã từng bước củng cố, cải tiến và phát triển trong toàn bộ hệ thống. Thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng là một dịch vụ phong phú, đa dạng và liên tục phát triển, đáp ứng được một phần lớn yêu cầu của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp việc tập trung và phân phối vốn được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn giúp Nhà nước quản lý vĩ mô một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Người viết hy vọng rằng qua việc nghiên cứu đề tài : “Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long” sẽ cho một cái nhìn tổng quan về thực trạng của việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long nói riêng và ở các ngân hàng thương mại nói chung hiện nay. Để từ đó phân tích nguyên nhân cũng như đề ra giải pháp mở rộng dịch vụ này. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt. - Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  3. LuËn v¨n tèt nghiÖp - Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long. Đề tài hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Cao Cự Bội, cùng các cán bộ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long trong suốt thời gian em thực tập, làm luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  4. LuËn v¨n tèt nghiÖp Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt I.Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức thanh toán tiền, hàng hóa dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng bằng cách trích từ tài khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt thông thường gồm có 4 bên: - Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng. - Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch. - Bên bán, tức là bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ. - Ngân hàng phục vụ bên bán, tức Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch. II.Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  5. LuËn v¨n tèt nghiÖp Thanh toán không dùng tiền mặt là một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Đó là sự đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, luôn đòi hỏi phải có những thay đổi trong phương tiện thanh toán, mua bán hàng hóa: Từ việc trao đổi hàng hóa thông qua chính bản thân hàng hóa đó, rồi đến vật ngang giá (những sản phẩm có tính phổ biến, dễ chấp nhận : đồng tiền kim loại như vàng , bạc). Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa, thì việc sử dụng tiền vàng có rất nhiều bất tiện (nặng, khó vận chuyển khi mua một khối lượng hàng hóa lớn, Nhà nước phải dự trữ một khối lượng vàng lớn). Do vậy tiền giấy đã ra đời, rất tiện cho việc chia nhỏ, lưu thông, cất giữ. Đây cũng là hình thức tiền tệ hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, nó chính là tiền pháp định của mỗi quốc gia. Nhưng khi nền kinh tế trên thế giới đã có những thay đổi lớn như hiện nay, cả thế giới như một nền kinh tế khổng lồ, thống nhất, không giới hạn về danh giới địa lý, trong đó mỗi quốc gia “không thể” tự tách mình ra khỏi. Sự gắn kết đó có được là nhờ một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cụ thể là mạng Internet toàn cầu. Do vậy đòi hỏi phải có hình thức tiền tệ mới, thỏa mãn yêu cầu: gọn nhẹ, bảo đảm, an toàn, dễ dàng trong thanh toán ở mọi lúc mọi nơi, mà lại sinh lời. Đó chính là hình thức “thanh toán kín bằng điện tử“ hay còn gọi bởi thuật ngữ “thanh toán không dùng tiền mặt“. Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt có trong lưu thông, giảm chi phí trong các khâu in ấn, kiểm đếm, vận chuyển giảm được chi phí lao động xã hội, đảm bảo cho các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội được tập trung và phân phối nhanh, đáp ứng có hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  6. LuËn v¨n tèt nghiÖp 2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay: - Thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội, bởi tiền tệ vừa là khởi đầu và cũng vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất. - Thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông. - Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu thông của nền kinh tế. -Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. 2.1.Đối với Ngân hàng Cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng và nền kinh tế tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ. Từ đó thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các ngân hàng thương mại, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Đồng thời kích thích các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến. Đây cũng chính là điều kiện để thu hút, hấp dẫn khách hàng quan hệ với ngân hàng. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  7. LuËn v¨n tèt nghiÖp Thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng nắm được những thông tin về tình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng, là những thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng. 2.2.Đối với khách hàng Than toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm…) từ đó, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn, và bảo mật cho khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán ngày càng cao. Cụ thể: Chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản, một giao dịch có thể được thực hiện ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online. Đây là tiện ích dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay. Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán (nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  8. LuËn v¨n tèt nghiÖp 2.3.Đối với nền kinh tế Hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang tính vĩ mô, có ý nghĩa kinh tế - xã hội cao: - Tạo điều kiện cho các TCTD khai thác tốt chức năng trung gian thanh toán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế. - Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa. - Góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường, hạn chế lạm phát, lưu thông tiền tê, ổn định giá trị đồng tiền; tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ, kiểm soát các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng khác hệ thống, thường xuyên nắm được khối lượng chu chuyển tiền tệ không bằng tiền mặt, nâng cao hiệu lực thi hành chính sách tiền tệ quốc gia. III.Điều kiện thực hiện và nguyên tắc thanh toán 1. Điều kiện thực hiện Các cá nhân và đơn vị muốn thực hiện thanh toán qua ngân hàng cần phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Tài khoản tiền gửi có đủ số dư để chi trả. Chấp hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  9. LuËn v¨n tèt nghiÖp 2.Nguyên tắc thanh toán Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 ban hành : “ Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt” thì việc thanh toán không dùng tiền mặt phải tuân theo các quy định chung sau: - Các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. - Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo Quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành. - Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước là phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật. - Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm: + Thực hiện các ủy nhiệm thanh toán của chủ tài khoản bảo đảm chính xác, an toàn, thuận tiện, hàng; chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản. + Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi thực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  10. LuËn v¨n tèt nghiÖp đủ tiền, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của hai bên khách hàng. + Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo pháp luật. - Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan ngoài ngành khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu phí theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng chịu tác động của nhiều nhân tố: Kinh tế, tập quán khách hàng, công nghệ thông tin…việc nghiên cứu các nhân tố này sẽ giúp Ngân hàng đưa ra được các giải pháp thích hợp để mở rộng hoạt động thanh toán của mình: 1.Môi trưòng kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: Mức độ tiền tệ hoá, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát…thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển và ổn định của các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để phát huy các chức năng thanh toán của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong việc đẩy mạnh các hoạt động thanh Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  11. LuËn v¨n tèt nghiÖp toán qua ngân hàng.Bởi khi đó sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, nhu cầu trao đổi mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường xuyên hơn, chi tiêu thực tế của dân cư tăng nhanh đòi hỏi công tác TTKDTM phải phát triển kịp thời, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện môi trưòng kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng phải tập trung củng cố “năng lực cạnh tranh” của mình và phải bắt đầu nghiên cứu kỹ kưỡng các đối thủ, cũng như các khách hàng của họ. Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động TTKDTM. Khi đó nhu cầu của khách hàng được thoả mãn ở mức cao nhất đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng. 2.Môi trưòng văn hoá-xã hội Môi trường văn hoá-xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trình độ văn hoá-xã hội cao sẽ giúp hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại. Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh toán. Một xã hội, người dân có thói quen tiêu tiền mặt, việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. 3.Phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực thanh toán, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Không ai có thể phủ nhận đóng Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  12. LuËn v¨n tèt nghiÖp góp của nền khoa học kỹ thuật đối với các lĩnh vực đời sống nói chung và lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng nói riêng. Hầu như các Ngân hàng thương mại hiện nay đều có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và chính xác nhu cầu thanh toán của khách hàng thông qua mạng điện tử Internet toàn cầu. Kỹ thuật công nghệ là sức mạnh mãnh liệt nhất của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó đã đem đến những điều kì diệu của nghiệp vụ thanh toán như chuyển tiền nhanh, máy gửi, rút tiền tự động ATM, thanh toán tự động, card điện tử, ngân hàng tự động, ngân hàng Internet…Việc thay thế các chứng từ giấy bằng các chứng từ điện tử đã mang lại những cải biến rõ rệt về thời gian thanh toán, khối lượng thanh toán và chất lượng thanh toán. Quá trình thanh toán được đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng kịp thời sẽ khiến dân cư và các tổ chức kinh tế tích cực tham gia hoạt động thanh toán qua ngân hàng. 4. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán Nếu các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có mạng lưới rộng khắp cả nước sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến giao dịch thanh toán. Nói cách khác, với mạng lưới chân rết càng rộng Ngân hàng thương mại sẽ thực hiện chức năng trung gian thanh toán của mình một cách dễ dàng và chính xác hơn. Đồng thời với chính sách đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp ngân hàng đạt được mục tiêu an toàn, sinh lợi. Khách hàng được cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích sẽ tích cực tham gia sử dụng TTKDTM. Kinh doanh các dịch vụ mới với mạng lưới rộng khắp sẽ tăng thu nhập cho các ngân hàng từ việc thu phí dịch vụ. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể giảm phí suất thanh toán, tạo điều kiện cạnh tranh và do vậy khuyến khích hoạt động TTKDTM phát triển mạnh mẽ. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  13. LuËn v¨n tèt nghiÖp 5. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể thanh toán yên tâm và tham gia tích cực vào quá trình thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. Việc hoàn thiện bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác TTKDTM ngày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục thanh toán được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Hệ thống các văn bản về TTKDTM quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán; giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán; các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng. V.Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt Hiện nay, các đơn vị, cá nhân thanh toán qua Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước được áp dụng các thể thức sau: 1. Thanh toán bằng Séc (Cheque) thanh toán 1.1.Khái niệm Theo Hội đồng dự trữ liên bang của Hoa Kỳ: “ Séc là một hối phiếu hoặc một lệnh ký phát cho ngân hàng hay một nhà ngân hàng có mục đích rút Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  14. LuËn v¨n tèt nghiÖp một số tiền gửi để chi trả cho một người có tên trên đó hoặc theo lệnh của người này hoặc cho người cầm phiếu và trả ngay khi yêu cầu “ (Jerry M. Rosenberg – Dictionary of Banking 1993, tr.60). Theo Nghị định của Chính phủ số 159/CP ngày 09 tháng 05 năm 1996 ban hành quy chế phát hành séc và sử dụng séc : “ Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, ra lệnh cho người thanh toán (ngân hàng, người cung ứng dịch vụ thanh toán) trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc trả theo lệnh của người thụ hưởng”. Séc là công cụ thanh toán ra đời khá sớm và được sử dụng khá phổ biến, được dùng cho cá nhân. Séc thông thường được áp dụng theo nguyên tắc ghi nợ trước, ghi có sau. Theo quy định, đơn vị phát hành séc chỉ được phép phát hành séc trong phạm vi số dư tiền gửi của mình. Phải chấp hành các thủ tục quy định về séc, chịu phạt khi phát hành quá số dư. 1.2.Các loại séc thông dụng 1.2.1.Phân loại theo tính chất chuyển nhượng Séc vô danh hay séc người cầm ( Cheque to Bearer ): Là loại séc không ghi tên người được hưởng lợi, mà chỉ ghi là “trả cho người cầm séc ”. Do vậy bất cứ ai cầm séc này cũng có thể nhận được số tiền trên tờ séc ở Ngân hàng. Loại séc này được tự do chuyển nhượng cho người khác bằng hình thức trao tay. Séc đích danh ( Norminal cheque ): Là séc ghi rõ tên người được hưởng lợi. Để chi trả riêng cho người thụ hưởng, ngân hàng không trả cho ai khác ngoài người thụ hưởng. 1.2.2.Phân loại theo thời gian luân chuyển chứng từ Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  15. LuËn v¨n tèt nghiÖp Séc chuyển khoản hay séc tài khoản người thụ hưởng (Account Payee cheque): Là séc mà người ký phát hoặc người cầm séc không muốn Ngân hàng trả tiền mặt mà muốn trả vào tài khoản người thụ hưởng bằng cách viết ngang qua mặt tờ séc những chữ “Trả vào tài khoản” hoặc những chữ có nội dung tương tự như “Tài khoản người thụ hưởng mà thôi” . Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng. Điều kiện: Người bán không tin tưởng người mua về phương diện thanh toán. Phạm vi thanh toán: - Thanh toán cùng một NHTM (Bên chi trả và thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một NHTM). - Thanh toán khác NHTM có tham gia thanh toán bù trừ. Quy trình thanh toán của Séc chuyển khoản: - Trường hợp 1: Các khách hàng cùng mở tài khoản tại một NHTM (1) Bên thụ hưởng Bên chi trả séc (ký phát séc) (2) (3) (4) NHTM nơi hai bên cùng mở tài khoản (1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. (2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  16. LuËn v¨n tèt nghiÖp (3) Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê vào NHTM. (4) NHTM hạch toán “Có” vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. - Trường hợp 2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NTHM cùng tham gia thanh toán bù trừ (1) Bên thụ hưởng Bên chi trả séc (ký phát séc) (2) (3) (6) (4) NHTM phục vụ NHTM phục vụ bên thụ hưởng bên chi trả (5) (1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. (2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. (3) Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê nộp séc vào NHTM. (4) NHTM phục vụ bên thụ hưởng chuyển tờ séc cùng 1 liên bản kê nộp séc sang NHTM phục vụ bên chi trả trong phiên thanh toán bù trừ. (5) NHTM phục vụ bên chi trả hạch toán “Nợ” vào tài khoản bên chi trả và gửi một liên bản kê thanh toán bù trừ sang NHTM phục vụ bên thụ hưởng trong phiên thanh toán bù trừ. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  17. LuËn v¨n tèt nghiÖp (6) NHTM phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” vào tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. Séc bảo chi hay séc chứng thực (Certified cheque): Séc bảo chi là séc được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác nhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ. Người phát hành séc phải lưu trước số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng để ngân hàng làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho khách hàng. Ngân hàng chẳng những chứng thực người ký phát có đủ tiền ở tài khoản chi trả séc mà còn có trách nhiệm phong tỏa số tiền đó cho người thụ hưởng trong thời gian luật định tùy theo luật pháp của mỗi nước. Điều kiện: ở đây người bán cũng không tin tưởng người mua về phương diện thanh toán. Phạm vi áp dụng: - Thanh toán trong cùng một NHTM. - Thanh toán khác NHTM có tham gia thanh toán bù trừ (thuộc cùng địa bàn). - Thanh toán khác NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ (không cùng thuộc địa bàn). Quy trình thanh toán của séc Bảo chi: - Trường hợp 1: Khách hàng cùng mở tài khoản tại cùng NHTM Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  18. LuËn v¨n tèt nghiÖp (1) Bên thụ hưởng Bên chi trả séc (ký phát séc) (2) (3) (4) NHTM nơi 2 bên mở tài khoản (1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. (2) Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. (3) Bên thụ hưởng nộp séc Bảo chi cùng 3 liên bản kê nộp séc vào NHTM. (4) NHTM hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. - Trường hợp 2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NTHM cùng tham gia thanh toán bù trừ (1) Bên thụ hưởng Bên chi trả séc (ký phát séc) (2) (3) (4a) NHTM phục vụ NHTM phục vụ (4b) bên thụ hưởng bên chi trả (1), (2), (3) giống như Trường hợp 1. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  19. LuËn v¨n tèt nghiÖp (4) NHTM phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. Đồng thời lập 3 liên bản kê thanh toán bù trừ và gửi 1 liên cùng séc Bảo chi cho NHTM phục vụ bên chi trả trong phiên thanh toán bù trừ. - Trường hợp 3: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ Tương tự như trường hợp 2 nhưng ở bước (4b) thay vì lập bản kê thanh toán bù trừ, NHTM phục vụ bên thụ hưởng lập giấy báo liên hàng. Sổ séc định mức: Sổ séc định mức là sổ séc có ấn định một số tiền nhất định cho việc phát hành séc, được áp dụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo quy định của ngân hàng. Về phạm vi: sổ séc định mức được sử dụng thanh toán giữa các khách hàng cùng chi nhánh hoặc khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống ngân hàng hay không cùng hệ thống, nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Muốn sử dụng sổ séc định mức, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng, tiền lưu ký không được hưởng lãi. Về thời hạn: sổ séc định mức có thời hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày mở. Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc phụ thuộc vào thời hạn chung của sổ séc. Khi thanh toán séc, người phát hành phải xuất trình sổ séc để người thụ hưởng kiểm tra số dư của sổ séc. Nếu tờ séc định mức quá số dư khi nộp vào ngân hàng, thì người phát hành séc bị phạt như trường hợp quá số dư của séc chuyển khoản. Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
  20. LuËn v¨n tèt nghiÖp Về nguyên tắc thanh toán, séc định mức khi nộp vào ngân hàng, sẽ được ghi có ngay cho người thụ hưởng sau đó ghi nợ tài khoản tiền lưu ký sổ séc định mức. Nội dung thanh toán séc định mức được mô tả như mô hình của séc bảo chi. Séc du khách ( Travelers cheque ): Là séc do một ngân hàng phát hành bán cho du khách mua khi ra nước ngoài mang theo để chi dùng thay cho ngoại tệ. Khi mua séc du khách tại ngân hàng ký phát, du khách phải ký tên của mình trên tất cả các tờ séc có in sẵn số tiền để khi ra nước ngoài, muốn lãnh tiền mặt tại ngân hàng đã liên lạc với ngân hàng ký phát trong nước, du khách phải ký tên trên séc một lần nữa trước mặt nhân viên ngân hàng. Nhân viên này chi trả tiền khi thấy hai chữ ký giống nhau. 2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền 2.1.Thanh toán bằng ủy nhiệm chi Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền được chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng ấn hành, yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng. Uỷ nhiệm chi được sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền. Điều kiện: Người bán hoàn toàn tín nhiệm người mua về phương diện thanh toán, và cho phép người mua khi nhận hàng rồi mới thanh toán, sự tin tưởng được thể hiện ở cả số tiền và thời hạn thanh toán. Trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ đơn vị trả tiền phải hoàn tất lệnh chi đó hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng phải ghi Sinh viªn: L­¬ng ThÞ Hång Liªn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2