TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
“Xu hướng chung trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay là<br />
hướng đến một ngân hàng bán lẻ, tập trung mở rộng và tăng tỷ trọng khách hàng cá nhân.<br />
Trước đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống chỉ tập trung cho vay đối với khách<br />
hàng doanh nghiệp nhưng sự cạnh tranh khốc liệt đó khiến cho mức sinh lời giảm đi đáng<br />
kể, trái lại cho vay đối với khách hàng cá nhân có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và ngày<br />
một đem lại hiệu quả cao cho các ngân hàng.”<br />
“Không nằm ngoài xu thế chung đó, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam<br />
đã có định hướng rõ ràng trong lộ trình phát triển là lựa chọn dịch vụ giành cho khách<br />
hàng cá nhân làm chiến lược kinh doanh lâu dài.” “Nhất quán mục tiêu phát triển của<br />
toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch<br />
đang tập trung tìm mọi giải pháp để mở rộng cho vay đối với khác hàng cá nhân nhằm<br />
chiếm lĩnh thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động.” Tuy nhiên trước nhu cầu tín dụng<br />
cá nhân ngày một gia tăng, kèm với đó là sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các tổ chức tài<br />
chính khác, chính sách cũng như quy chế cho vay và khả năng mở rộng khách hàng của<br />
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch vẫn còn tồn đọng<br />
những vướng mắc gây ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng tín dụng, “việc mở rộng phát<br />
triển các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại<br />
Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ, tín<br />
dụng cá nhân vẫn hạn hẹp về quy mô, tỷ trọng một số sản phẩm cho vay chưa đáp ứng<br />
được tiềm năng vốn có, các sản phẩm cho vay vẫn chưa được chú trọng so với nhiều<br />
ngân hàng thương mại khác, tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ<br />
tín dụng vẫn ở mức rất thấp.”<br />
“Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với khách hàng<br />
cá nhân trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói chung cũng<br />
như tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch nói riêng,<br />
với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động CVKHCN, xây dựng một hệ<br />
thống khách hàng ổn định tại chi nhánh”, đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay đối với<br />
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Sở<br />
<br />
Giao dịch” đã được lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu của luận văn.<br />
“Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm<br />
những phần chính sau:<br />
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá<br />
nhân của Ngân hàng thương mại.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch.<br />
Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch.”<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI<br />
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng<br />
thương mại<br />
1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
“Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân có thể được hiểu là hoạt động tín<br />
dụng của ngân hàng cho các chủ thể là cá nhân và hộ gia đình, trong đó Ngân hàng tài trợ<br />
vốn cho cá nhân và hộ gia đình nhằm phục vụ việc sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng của<br />
cá nhân và hộ gia đình trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả<br />
đúng thời hạn cả gốc và lãi.”<br />
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
“Ngoài những đặc điểm vốn có của tín dụng nói chung thì CVKHCN có một số<br />
đặc điểm riêng: về đối tượng vay, về mục đích vay, hình thức cho vay có tính đa dạng<br />
cao, quy mô khoản vay thường nhỏ, yêu cầu cao về chất lượng, chi phí cao, mức độ rủi ro<br />
cao, tính thời điểm cao.”<br />
1.1.3 Phân loại hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
“Tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng, hoạt động<br />
CVKHCN được phân loại theo những cách khác nhau. Một số tiêu thức chủ yếu để phân<br />
loại hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng: căn cứ mục đich sử<br />
<br />
dụng vốn, căn cứ vào thời gian cho vay, căn cứ vào nguồn gốc hoàn trả khoản vay, căn<br />
cứ vào phương thức hoàn trả khoản vay…”<br />
1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
Tác giả nêu được vai trò của hoạt động CVKHCN đối với sự phát triển của nền kinh<br />
tế, đối với ngân hàng thương mại và đối với chính khách hàng.<br />
1.2 Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng<br />
mại<br />
1.2.1 Quan điểm về mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
“Mở rộng CVKHCN được hiểu là việc tăng lên về tỷ trọng của CVKHCN trong<br />
tổng tài sản Có của Ngân hàng, là việc Ngân hàng tăng số lượng khách hàng vay, tăng<br />
doanh số và dư nợ cho vay, mở rộng quy mô CVKHCN đồng thời phải gắn liền với việc<br />
tăng chất lượng khoản vay.”<br />
“Mở rộng CVKHCN không chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng theo chiều rộng của<br />
hoạt động này, mở rộng về quy mô, mà phải bao hàm cả sự đảm bảo chất lượng khoản<br />
vay nhằm đạt sự tăng trưởng và phát triển bền vững.”<br />
1.2.2 Sự cần thiết phải mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
“Tác giả đã đưa ra các lý do để mở rộng hoạt động CVKHCN như: CVKHCN có<br />
mức sinh lời ngày càng tăng, mở rộng hoạt động CVKHCN đảm bảo đáp ứng đầy đủ kịp<br />
thời nhu cầu vốn cho KHCN, mở rộng hoạt động CVKHCN đem lại nhiều lợi ích và tạo<br />
ra lợi thế cạnh tranh cho các NHTM, mở rộng hoạt động CVKHCN tăng cường khả năng<br />
cạnh tranh và làm lành mạnh thị trường tài chính, mở rộng hoạt động CVKHCN là xu thế<br />
chung của các NHTM.”<br />
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân<br />
“Tác giả đưa ra 4 nhóm chỉ tiêu đánh giá, nghiên cứu hoạt động mở rộng<br />
CVKHCN, bao gồm: nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay, nhóm chỉ tiêu phản ánh<br />
dư nợ cho vay, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay, nhóm chỉ tiêu phản<br />
ánh số lượng và số lượt khách hàng cá nhân vay vốn.”<br />
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá<br />
nhân<br />
Trong phần này, luận văn đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng<br />
hoạt động CVKHCN của Ngân hàng thương mại, bao gồm:<br />
<br />
“Một là, các nhân tố chủ quan như: Quy mô của ngân hàng; Mạng lưới hoạt động<br />
của ngân hàng; Quy trình, chính sách cấp tín dụng tại ngân hàng; Chất lượng và tính đa<br />
dạng của hình thức CVKHCN; Chất lượng đội ngũ nhân viên; Cơ sở vật chất và trình độ<br />
công nghệ; Chính sách Marketing của ngân hàng.”<br />
“Hai là, các nhân tố khách quan như: Chủ thể đi vay, Mức độ hài lòng của khách<br />
hàng cá nhân vay vốn; Đối thủ cạnh tranh; Môi trường pháp lý; Môi trường kinh tế; Môi<br />
trường văn hóa xã hội; Môi trường công nghệ”<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
“THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH<br />
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM<br />
– CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH”<br />
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Sở Giao<br />
dịch<br />
“Trong phần này, luận văn đã nêu khái quát về quá trình hình thành và phát triển,<br />
cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động của VCB-Sở Giao dịch trong những năm gần đây.”<br />
2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân<br />
hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Sở Giao dịch<br />
“Sau khi nêu lên cơ sở pháp lý của hoạt động CVKHCN và mở rộng hoạt động<br />
CVKHCN, các hình thức cho vay cũng như quy trình CVKHCN tại VCB-Sở Giao dịch,<br />
luận văn đi sâu phân tích thực trạng mở rộng hoạt động CVKHCN tại VCB-Sở Giao dịch<br />
trong thời gian qua (giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015).”<br />
“Thứ nhất, doanh số CVKHCN: doanh số CVKHCN đang có xu hướng tăng lên:<br />
Năm 2011, doanh số CVKHCN tại chi nhánh là 883 tỷ đồng, Năm 2012 là 956 tỷ đồng,<br />
Năm 2013 là 1.125 tỷ đồng, Năm 2014 là 1.310 tỷ đồng. Đến năm 2015, Doanh số<br />
CVKHCN đã tăng 34,65%% so với thời điểm cuối năm 2014 ở mức 1.764 tỷ đồng.”<br />
“Thứ hai, dư nợ CVKHCN: Cùng với sự tăng trưởng không ngừng về doanh số<br />
CVKHCN, Dư nợ CVKHCN cũng có những bước đi tích cực: Năm 2011 là 495 tỷ đồng,<br />
<br />
năm 2012 là 623 tỷ đồng, năm 2013 là 911 tỷ đồng, năm 2014 là 1.786 tỷ đồng và đến<br />
năm 2015 là 2.432 tỷ đồng, tăng hơn 36% so với năm 2014.”<br />
“Dư nợ của VCB-Sở Giao dịch tập trung chủ yếu ở các sản phẩm cho vay liên<br />
quan đến mục đích bất động sản, các sản phẩm khác dư nợ không đáng kể do đó dư nợ<br />
chủ yếu là dư nợ trung dài hạn.”<br />
“Thứ ba, hiệu quả hoạt động CVKHCN:<br />
-<br />
<br />
Mặc dù dư nợ tăng trưởng liên tục qua các năm gần đây nhưng thu lãi của toàn<br />
<br />
VCB-Sở Giao dịch và thu lãi từ CVKHCN không có biến động mạnh do mặt bằng lãi<br />
suất cho vay trong các năm qua có chiều hướng giảm.<br />
-<br />
<br />
Nhìn chung nợ xấu phát sinh trong các khoản CVKHCN mà Ngân hàng cấp ra<br />
<br />
đều không lớn, tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ CVKHCN ở mức thấp. Đến thời điểm<br />
năm 2015, nợ xấu CVKHCN chỉ còn 21,7 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng dư nợ CVKHCN.<br />
- Nhìn chung, VCB-Sở Giao dịch cũng có phát sinh một số khách hàng vi phạm<br />
và lập biên bản, tuy nhiên số lượng này không nhiều, những trường hợp này đều được<br />
VCB-Sở Giao dịch yêu cầu trả nợ trước hạn.”<br />
“Thứ tư, số lượng và số lượt khách hàng cá nhân quan hệ tín dụng với VCB-Sở<br />
Giao dịch: Trong các năm qua, nhìn chung số lượng và số lượt KHCN của VCB-Sở Giao<br />
dịch tăng trưởng tương đối tốt.”<br />
2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại<br />
Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Sở Giao dịch<br />
“Với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo cùng các cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cán<br />
bộ làm công tác CVKHCN, hoạt động CVKHCN tại VCB-Sở Giao dịch trong thời gian<br />
qua đã đạt được một số kết quả như: doanh số và dư nợ CVKHCN ngày một tăng cả về<br />
tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng doanh số và tổng dư nợ nói chung, VCB-Sở Giao<br />
dịch đã quan tâm nhiều hơn đến công tác tiếp thị phát triển khách hàng, đưa tư duy bán<br />
hàng chủ động đến từng cán bộ, VCB-Sở Giao dịch đã tạo được sự hài lòng với khách<br />
hàng cá nhân vay vốn … Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động cho vay KHCN vẫn còn tồn<br />
tại những hạn chế cần khắc phục như:”<br />
- Tăng trưởng dư nợ CVKHCN còn chậm, hoạt động mở rộng CVKHCN chưa<br />
thực sự tốt;<br />
- Cơ cấu CVKHCN tại VCB-Sở Giao dịch chưa thực sự đồng đều;<br />
<br />