intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn “Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT và sự vận dụng thuế GTGT ở Việt Nam”

Chia sẻ: Nguyen Thi Ut | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

383
lượt xem
220
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế của mỗi nước chuyển sang một giai đoạn mới với những chủ trương, chính sách định hướng sự phát triển kinh tế thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải được cải cách cho thích hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn “Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT và sự vận dụng thuế GTGT ở Việt Nam”

  1. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại ĐỀ TÀI “Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT và sự vận dụng thuế GTGT ở Việt Nam” Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Trang 1
  2. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại PHẦN 1: ............................................................................................................................................ 2 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 3 MỤC LỤC ......................................................................................................................................... 4 PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 4 PHẦN 2: NỘI DUNG ........................................................................................................................ 4 Chương 1: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ GÌ ? .............................................................................. 4 1.Khái niệm và đặc điểm..................................................................................................................... 4 PHẦN 3: KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 4 PHẦN 2:NỘI DUNG......................................................................................................................... 5 Chương 1: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ GÌ? (GTGT) ............................................................. 5 1.1. Khái niệm:................................................................................................................................... 5 4.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT:........................................................................ 7 4.2. Căn cứ tính thuế......................................................................................................................... 9 4.2.1. Giá tính thuế GTGT ................................................................................................................ 9 Thuế GTGT trên số điều hoà đem đi biếu tặng là: 50 x 2.5 x 10% = 12.5trđ...................................... 10 Thuế GTGT đầu ra công ty A phải nộp là: 50 x 10% = 5trđ............................................................... 10 Giá tính thuế GTGT là : 1.500trđ ...................................................................................................... 10 Các hàng hoá không thiết yếu, cần thiết có mức thuế suất cao là 20% ............................................... 11 4.3. Phương pháp tính thuế: .......................................................................................................... 11 4.3.1 Phương pháp khấu trừ thuế:.................................................................................................. 11 4.3.2. Phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT:................................................................................ 12 Ví dụ 14: ........................................................................................................................................... 17 Biết: Cty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế................................................................ 17 Bài giải:............................................................................................................................................ 17 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ GTGT ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI ....................................... 21 PHẦN 3: .......................................................................................................................................... 25 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 25 NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 26 Trang 2
  3. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại PHẦN 1: MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế của mỗi nước chuyển sang một giai đoạn mới với những chủ trương, chính sách định hướng sự phát triển kinh tế thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải được cải cách cho thích hợp. Cuộc cải cách thuế nước ta từ năm 1990 đến nay được xem là một cuộc cải cách thuế toàn diện, sâu sắc. Qua bước 1 của cuộc cải cách (1990-1995), hệ thống thuế nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng như: thống nhất hệ thống thuế áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước, tăng thu NSNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cuộc cải cách thuế bước 1 vẫn còn một số hạn chế như: hạn chế khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, hạn chế về tính đơn giản, rõ ràng, chặt chẽ. Chính vì vậy, hệ thống thuế nước ta lại được tiếp tục cải cách ở bước 2. Việc áp dụng thuế GTGT thay thế thuế doanh thu (TDT) kể từ ngày 1/1/1999 là một trong những nội dung quan trọng của bước cải cách này. Việc ban hành thuế GTGT thay thế cho TDT là nhằm khắc phục những nhược điểm của TDT, kích thích sản xuất phát triển đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cũng như của các nhà đầu tư trong nước, thúc đẩy tăng cường công tác hạch toán kế toán, chứng từ hoá đơn của các doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, hạn chế thất thu thuế, đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên, lâu dài và ngày càng tăng cho NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, thuế GTGT cũng còn nhiều vấn đề như: thuế suất, phương pháp tính thuế, và đặc biệt là vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT và sự vận dụng thuế GTGT ở Việt Nam”. Do còn hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm và với lòng mong muốn được học hỏi, chúng em rất mong được thầy cô, bạn bè chỉ bảo. Nhóm chúng em rất chân thành cảm ơn Thầy Đại đã trực tiếp hướng dẫn chúng em làm đề tài này. Trang 3
  4. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ GÌ ? 1.Khái niệm và đặc điểm 1.1 Khái niệm thuế GTGT 1.2 Đặc điểm của thuế GTGT 2.Phạm vi áp dụng thuế GTGT 3. Vai trò của thuế GTGT 4. Nội dung cỏ bản của thuế GTGT 4.1.Đối tượng chịu thuế GTGT và đối tượng nộp thuế GTGT. 4.2 Căn cứ tính thuế 4.2.1 Giá tính thuế 4.2.2 Thuế suất thuế GTGT 4.3 Phương pháp tính thuế GTGT 4.3.1 Phương pháp khấu trừ thuế GTGT 4.3.2 Phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH HOÀN THUẾ GTGT 1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế gtgt 2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT 3. Trách nhiêm của đối tượng được hoàn thuế GTGT 4. Thẩm quyền và trình tự giải quyết hoàn thuế GTGT Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ GTGT ĐẾN KINH TẾ-XÃ HỘI 1. Tác động của giá cả và lạm phát 2. Tác động của thuế GTGT đến thu ngân sách của Nhà Nước 3. Tác động của thuế GTGT đến các doanh nghiệp PHẦN 3: KẾT LUẬN Trang 4
  5. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại PHẦN 2:NỘI DUNG Chương 1: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ GÌ? (GTGT) 1. Khái niệm và đặc điểm: 1.1. Khái niệm: Theo điều 1 của luật sửa đổi và bổ sung một số điều luật của thuế GTGT số 07/2003/QH 11 ngày 17/06/2003 của nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 có nêu rõ về thuế GTGT như sau: “Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất đến khâu lưư thông, tiêu dùng.” Thuế giá trị gia tăng tính trên giá bán chưa có thuế GTGT. Người sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm thu hộ và nộp hộ người tiêu dùng. Người tiêu dùng ma với sản phẩm có thuế GTGT, vì vậy người tiêu dùng chính là người chịu khoản thuế này. 1.2. Đặc điểm của thuế GTGT: Thuế GTGT đánh vào các giai đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính thêm vào mỗi giai đoạn. Vì thế, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Đối tượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ. Như vậy về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ. Tuy nhiên trên thực tế rất khó khăn để phân biệt đau là tiêu dùng cuối cùng và đâu là tiêu dùng trung gian vì thế cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Nếu tiêu dùng trung gian thì số thuế đó sẽ tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở giai đoạn sau. Bên cạnh đó, thuế GTGT còn có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản cộng thêm vào giá cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. như ta đã biết GTGT là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó được xác nhận bằng sự chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với tổng GTGT ở tất cả các giai đoạn luân chuyển có giá trị bằng giá bán của sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, nên việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn đảm bảo cho tổng số thuế thu được tương đương với số thuế tính trên giá bán trong gian đoạn cuối cùng. Chính vì thế quá trình tổ chức kinh tế và phân chia các chu trình kinh tế có diễn ra dài hay ngắn hay như thế nào đi nữa thì thuế GTGT cũng không bị ảnh hưỏng. Và Trang 5
  6. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại tổng số thuế ở các giai đoạn luôn khớp với số tính thuế trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít. Ờ nước ta thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách bước 1 (năm 19990) ban hành thành luật và được thông qua kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX ngày 12/05/1997 để chính thức áp dụng từ ngày 01/01/1999. 2. Phạm vi áp dụng thuế GTGT: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Vì theo nguyên lý đánh thuế theo điểm đến, việc đánh thuế tiêu dùng căn cứ vào nơi thực hiện hành vi tiêu dùng. Theo nguyên lý này, thuế đánh vào tất cả các hàng hoá, dịch vụ ở nơi người tiêu dùng cư trú, không phân biệt hàng hoá đó được sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu. Theo nguyên tắc, GTGT của hàng hoá được xem xét một cách liên tục từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Hàng hoá sản xuất ra có thể tiêu dùng trong nước, có thể để xuất khẩu và có những loại hàng hoá nhập từ nước khác để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước. Theo thông lệ quốc tế, đối với hàng hoá xuất khẩu mặc dù có thuế GTGT nhưng để khuyến khích và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thúc đẩu phát triển sản xuất trong nước thì các nước trên thế giới đều áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, đồng thời hoàn toàn bộ thuế GTGT đầu vào (thực chất là không thu thuế GTGT với hàng hoá xuất khẩu). Do bản chất của thuế GTGT là loại thuế gián thu điều tiết vào người tiêu dùng, mà đối tượng tiêu dùng hàng hoá xuất khẩu lại là các tổ chức, cá nhân nước nhập khẩu nên nước nhập khẩu phải thu thuế GTGT được chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu, đó chính là tính liên hoàn và tính khoa học của thuế GTGT. Việc thu thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu còn có ý nghĩa đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất tiêu dùng trong nước. Nếu không thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu thì người tiêu dùng sẽ chỉ mua hàng nhập khẩu (vì hàng này không có thuế GTGT nên giá rẻ hơn các hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước), quay lưng lại với hàng sản xuất trong nước. Vì vậy, thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu là thông lệ chung của các quốc gia trên thế giới. 3. Vai trò của thuế GTGT: Trang 6
  7. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau: - Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của nền kinh tế (điều tiết gián tiếp) thông qua điều tiết phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được đưa ra tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, qua đó điều tiết sản xuất, tiêu dùng, trên cơ sở đó điều tiết nền kinh tế. - Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước: Thuế giá trị gia tăng tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước. Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế GTGT ngày càng lớn cho NSNN. - Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trên mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian tới. - Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. - Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy doanh nghiệp hạch toán đầy đủ doanh số chưa có thuế, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào và thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ, hạch toán kế toán. Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT khắc phục nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế”. Thuế GTGT đã đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia áp dụng nó thông qua việc khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN. 4. Nội dung cơ bản của thuế GTGT: 4.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT: Trang 7
  8. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại * Đối tượng chịu thuế: Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thu hành luật thuế GTGT của Nhà nước qui định đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá và dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam. + Hàng hoá chịu thuế bao gồm: - Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất tiêu dùng ở Việt Nam - Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu để tiêu dùng trong nước - Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng nội bộ - Hàng hoá, dịch vụ được mua, bán dưới mọi hình thức, bao gồm cả trao đổi hiên vật Hiện nay, với nghị định của Chính Phủ mới ban hành số 158/2003/NĐ-CP thì đối tượng không chịu thuế GTGT được bổ sung đối với: - Sản phẩm thuỷ hải sản do các tổ chức, cá nhân trực tiếp đánh bắt bán ra, chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế thông thường - Thiết bị máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất cần được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ - Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, bán tài sản đảm bảo tiền vay để bồi thường cho các tổ chức tín dụng - Sách khoa học kỹ thuật ( bao gồm sách tham khảo dành cho giáo viên và học sinh phù hợp với chương trình giáo dục ), các loại sách, báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa dưới dạng dữ liệu điện tử - Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe điện - Dịch vụ bưu chính viễn thông, Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ - Sản phẩm là bộ phận nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận của người bệnh: nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dành cho người tàn tật. - Đối với hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế chỉ bao gồm: cung ứng nhiên liệu, nguyên vật liệu, phụ tùng, nước và các loại thực phẩm, suất ăn phục vụ hành khách, dịch vụ vệ sinh cho tàu biển, máy bay, tàu hoả quốc tế ( không bao gồm dịch vụ bốc xếp hàng hóa nhập khẩu ). - Đối với dịch vụ vận tải nếu cơ sở làm dịch vụ vận tải ký hợp đồng vận chuyển mà thuê các cơ sở khác vận chuyển thì doanh thu dịch vụ vận tải tính trên doanh thu thực thu của khách hàng, không phên biệt vận tải có doanh thu nội địa hay vận tải quốc tế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT Trang 8
  9. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại - Tổ chức cá nhân mua bán nhập khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá và dịch vụ này. * Đối tượng nộp thuế GTGT: Là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh, và các tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng từ nước ngoài. 4.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 4.2.1. Giá tính thuế GTGT -Đối với hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, giá tính thuế GTGT: Nếu là hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế là giá đã có thuế TTĐB Ví dụ 1: Cơ sở xuất suất Y sản xuất rượu, giá bán chưa có thuế TTĐB của lô hàng R 1.000 chai rượu là 100trđ, thuế TTĐB của rượu là 65%, thuế suất thuế GTGT là 10% - Giá tính thuế TTĐB là: 100trđ - Thuế TTĐB phải nộp là: 100 x 65% = 65trđ - Giá tính thuế GTGT: (100 + 65 ) = 165trđ - Thuế GTGT phải nộp là: 165 x 10% = 16,5trđ -Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu ( giá CIF ) cộng với thuế nhập khẩu ( nếu có ) cộng với thuế TTĐB ( nếu có ) Ví dụ 2: Cơ sở nhập khẩu, nhập khẩu 300 lít rượu ngoại, giá CIF là 30.trđ, thuế suất thuế NK là 20%, thuế suất thuế TTĐB là 65%, thuế suất thuế GTGT là 10%. - Giá tính thuế NK: 30trđ - Thuế suất thuế NK: 30 x 20% = 6trđ - Giá tính thuế TTĐB: 30 + 6 = 36trđ - Thuế suất thuế TTĐB: (36 +6) x 65% = 23,4trđ - Giá tính thuế GTGT: 36 + 23,4 = 59,4trđ - Thuế GTGT: 59,4 x 10% = 5,94trđ -Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế GTGT lá giá bán của hàng tính theo giá bán trả 1 lần không tính theo số tiền trả từng kỳ. Trang 9
  10. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại Ví dụ 3: Công ty kinh doanh xe máy bán xe honda loại 100cc giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 30,5trđ/chiếc. Trong đó giá bán xe là 30trđ, lãi trả góp là 0,5trđ.Như vậy giá tính thuế GTGT là: 30trđ -Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế GTGT lá giá gia công -Các trường hợp khác như: hàng hoá mang trao đổi, tặng biếu, sử dụng tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá cùng loại tương đối với hoạt động thuê tài sản, giá tính thuế là số tiền từng kỳ. Giá tính thuế đối với các hàng hoá, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Ví dụ 4: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán chưa có thuế GTGT của loại quạt này là 1 triệu đồng/chiếc. Thuế GTGT đầu ra phải nộp tính trên số quạt xuất tiêu dùng nội bộ là: 1tr x 50 x 10% = 5trđ Ví dụ 5: Công ty A biếu xí nghiệp X thuộc công ty A 50 máy điều hoà với giá chưa có thuế GTGT cùng thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi trên là 2,5trđ/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%. Thuế GTGT trên số điều hoà đem đi biếu tặng là: 50 x 2.5 x 10% = 12.5trđ Ví dụ 6: Công ty A hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài sản , cho doanh nghiệp Thanh Thuỷ thuê một thiết bị phục vụ cho sản xuất. Nguyên giá của tài sản là: 200trđ, cho thuê trong vòng một năm với giá cho thuê là 50trđ. Thuế GTGT đầu ra công ty A phải nộp là: 50 x 10% = 5trđ Ví dụ 7: Công ty xây dựng An Nguyên nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500trđ, trong đó giá vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000trđ Giá tính thuế GTGT là : 1.500trđ Ví dụ 8: Công ty xây dựng B nhận thầu công trình không bao thầu, giá trị vật tư xây dựng tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500trđ, giá trị nguyên vật liệu do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000trđ. Giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là: 1.500 – 1.000 = 400trđ 4.2.2 Thuế suất thuế GTGT Trang 10
  11. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại Luật thuế GTGT áp dụng ở Việt Nam phân biệt 4 mức thuế suất khác nhau: 0%, 5%, 10%, và 20% áp dụng đối với từng nhóm mặt hàng sản xuất hoặc nhập khẩu. Việc qui định các mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá dịch vụ. Trong điều kiện nước ta hiện nay, mặt bằng kinh doanh của các ngành nghề chưa đồng nhất, nên phân biệt mức thuế suất thuế GTGT khác nhau với từng nhóm mặt hàng là sự cần thiết. Hàng hoá nhập khẩu bao gồm tất cả hàng hoá gia công xuất khẩu ( xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu chế xuất ) được áp dụng mức thuế suất 0% nhằm thực hiện hoàn thuế đã thu ở khâu trước. Những mặt hàng thiết yếu , phục vụ trực tipế cho sản xuất và tiêu dùng được áp dụng mức thuế suất thấp là 5% Các hàng hoá không thiết yếu, cần thiết có mức thuế suất cao là 20% Các dịch vụ thông thường áp dụng mức thuế suất 10% căn cứ tính: + Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ chịu các mức thuế suất khác nhau thì phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu từng loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá riêng biệt. Nếu không hạch toán như vậy thì doanh thu phải tính thuế GTGT theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất kinh doanh trên tổng doanh thu của tất cả các loại hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ. 4.3. Phương pháp tính thuế: Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau: 4.3.1 Phương pháp khấu trừ thuế: * Đối tượng áp dụng: Các đon vị, tổ chức kinh doanh chấp hành tốt hạch toán và chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các tổ chức sản xuất kinh doanh khác, trừ đối tượng áp dung tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT * Thuế GTGT phải nộp được xác định như sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trang 11
  12. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại Theo phương pháp này người ta tính thuế trên toàn bộ hoá đơn bán ra sau đó trừ đi số thuế đã có trên các hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào để xác định số thuế phải nộp trong kỳ hạch toán. Trước hết cần xác định thuế GTGT đầu ra theo công thức sau đây: Thuế Giá tính thuế Thuế suất GTGT = của hàng hoá, dịch vụ x thuế GTGT đầu ra chịu thuế bán ra của hàng hoá đó * Phương pháp khấu trừ thuế: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ khi bán ra hàng hoá, dịch vụ phải tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn hàng hoá dịch vụ, sơ sở kinh doanh phải ghi rõ hàng hoá bán ra chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Riêng đối với hàng hoá đặc thù được dung loại chứng từ ghi giá thanh toán lá giá đã có thuế, thì giá chưa thuế và thuế đầu ra được xác định: Thuế Giá thanh toán GTGT = x Thuế suất thuế GTGT phải nộp 1 + % thuế suất Thuế GTGT đàu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. * Phương pháp khấu trừ có ưu điểm là: - Đơn giản hoá đước quá trình tính và thu thuế bằng cách chỉ cần tập hợp các hoá đơn bán và mua hàng đã tính sẵn số thuế đầu ra và thuế đầu vào trên đó - Đảm bảo được số thuế thu cần thiết ở người mua hàng cuối cùng vì đây thực chất là phương pháp trừ lùi số đã nộp để xác định số còn phải nộp. 4.3.2. Phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT: * Đối tượng áp dụng: - Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiên đầy đủ các điều kiện về kế toán, chứng từ căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ - Cơ sở kinh mua bán vàng bạc, đá quý ngoại tệ * Xác định thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT của hàng hoá, Thuế suất Trang 12
  13. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại GTGT = dịch vụ chịu thuế x thuế GTGT phải nộp bán ra của hàng hoá , dịch vụ đó GTGT của Giá thanh toán Giá thanh toán hàng hoá = của hàng hoá, - của hàng hoá, dịch vụ dịch vụ bán ra dịch vụ mua vào tương ứng - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên phải mua thanh toán cho bên bán gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu them mà bên mua phải trả. - Giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với hàng hoá dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào ( cả thuế GTGT ) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán doanh thu số hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số bán ra được xác định như sau: Giá thanh toán của hàng hoá, Giá trị hàng Giá trị hàng Giá trị hàng dịch vụ mua vào trong kỳ = tồn kho + mua vào - tồn kho tương ứng với số hàng hoá bán ra đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Ngoài ra GTGT còn xác định đối với một số ngành nghề cụ thể. Tuỳ vào kinh doanh của mỗi ngành có tính chất đặc thù khác nhau thì thuế VAT được xác định khác nhau. Bên cạnh đó, luật thuế GTGT còn xem xét đến vấn đề miễn giảm thuế và hoàn thuế GTGT như thế nào cho hợp lý. Luật quy định đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT tuỳ theo trường của cơ sở kinh doanh tương ừng và chế độ miễn giảm thuế GTGT phù hợp đề đảm bảo số thu cho NSNN nhưng cũng đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tích cực sản xuất kinh doanh. Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH HOÀN THUẾ GÍÁ TRỊ GIA TĂNG 1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế gíá trị gia tăng (GTGT) Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có lũy kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Ví dụ 9: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau: Trang 13
  14. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại (Đơn vị tính: triệu đồng) Tháng kê khai Tháng Tháng Tháng 06/2005 07/2005 08/2005 Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng 200 300 300 Thuế đầu ra phát sinh trong tháng 100 350 200 Thuế phải nộp -100 50 -100 Luỹ kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ -100 -50 -150 Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A lũy kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế là 150 triệu đồng. Trường hợp 2: Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được GTGT đầu vào riêng của chuyến hàng). Đối với hàng hóa ủy thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hóa đi ủy thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp 3: Đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản mới đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý. Ví dụ 10: Cơ sở kinh doanh mới được thành lập năm 1999, trong năm 1999 thực hiện đầu tư phần giá trị xây lắp là 6 tỷ đồng, giá trị máy móc,thiết bị là 2 tỷ. Thuế GTGT đầu vào của vật tư dùng trong xây lắp là 400 triệu. Thuế GTGT của máy móc, thiết bị là 200 triệu. Đến cuối năm 1999, công trình chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa có doanh thu nên chưa phát sinh thuế GTGT phải nộp. Sau khi lập báo cáo quyết toán thuế GTGT, năm 1999 xác định số thuế đầu vào 600 triệu, thì cơ sở làm hồ sơ đề nghị cơ quan thuế giải quyết hoàn số tiền thuế GTGT là 600 triệu cho cơ sở. Trang 14
  15. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại Trường hợp thuế đầu vào doanh nghiệp tổng hợp từng quý lớn hơn 200 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể đề nghị hoàn thuế từng quý. Trường hợp cơ sở mới đầu tư nhưng chưa thành lập doanh nghiệp hoặc đã thành lập doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa đăng ký nộp thuế thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định này. Trường hợp 4: Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT nộp thừa. Trường hợp 5: Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp 6: Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA như sau: - Chủ dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại mua hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp trong nước có thuế GTGT để sử dụng cho dự án này; - Nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trừ thuế sử dụng vốn ODA không hoàn lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hành hóa, dịch vụ mua trong trong nước có thuế GTGT. Ví dụ11: Công ty xây dựng A thực hiện xây dựng công trình của dự án B sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại theo giá thầu ký với chủ dự án, giá trị xây lắp không có thuế GTGT là 4 tỷ đồng. Chủ dự án B trực tiếp mua thiết bị trong nước để giao cho công ty A lắp đặt, giá mua thiết bị chưa có thuế GTGT là 1 tỷ đồng, thuế GTGT là 100 triệu đồng. Nếu công ty A được thanh toán theo giá nhận thầu không có thuế GTGT là 4 tỷ đồng thì công ty A được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, vật tư mua vào phục vụ cho xây dựng dự án công trình B. Chủ dự án B được hoàn thuế GTGT đầu vào của thiết bị mua trong nước là 100 triệu. Các dự án sử dụng vốn ODA vay hoặc vốn ODA hỗn hợp thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả toàn bộ hoặc một phần được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hoặc hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ các nhà cung cấp có thuế GTGT hoặc hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế GTGT. Trang 15
  16. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại Trường hợp chủ dự án giao thầu cho các nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cung cấp các hàng hóa, dịch vụ theo giá không có thuế GTGT cho dự án này thì nhà thầu chính không tính thuế GTGT đầu ra nhưng được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án này. Ví dụ 12: Công ty xây dựng M thực hiện xây dựng công trình của dự án C sử dụng nguồn vốn ODA vay, dự án thuộc đối tượng được Ngân hàng Nhà nước đầu tư không hoàn trả, giá trị xây lắp không có thuế GTGT là 5 tỷ đồng, thuế GTGT 5% là 250 triệu đồng. Chủ dự án B nhập khẩu thiết bị để giao cho Công ty M lắp đặt, giá nhập khẩu thiết bị chưa có thuế GTGT là 2 tỷ đồng, thuế GTGT là 200 triệu đồng. Chủ dự án B được hoàn thuế GTGT đầu vào là 450 triệu đồng. Các chủ dự án sử dụng nguồn vốn ODA hỗn hợp được Ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả khi nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế, cơ quan tài chính quản lý dự án tiến hành ghi tăng vốn cấp cho dự án. Khi tính kế hoạch vốn đối ứng hàng năm cho dự án không phải tính kế hoạch vốn đối ứng để nộp thuế GTGT. Trường hợp 7: Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng. Ví dụ 13: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 10 triệu đồng. Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo các trường hợp nêu trên phải là đối tượng lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Các trường hợp cơ sở đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được tính bù trừ với số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế nộp thiếu của tháng trước hoặc số thuế phát sinh của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế. Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế GTGT nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế GTGT nộp thừa vào số thuế GTGT được hoàn của thời gian xin hoàn thuế tiếp sau. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh lũy kế số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra từ Trang 16
  17. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại 03 tháng trở lên nhưng cơ sở không đề nghị hoàn thuế thì được tính khấu trừ vào các tháng tiếp sau, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở lập hồ sơ hoàn thuế. Ví dụ 14: Tại Cty Vô Duyên, trong tháng 10/2009 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (1)Xuất khẩu một lô háng A theo điều kiện Fob có trị giá 500trđ, TS thuế xuất khẩu 2% (2)Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm B cho một Cty Có Duyên trong nước, giá bán theo qui định chưa có thuế GTGT là 50.000đ/sp, hoa hồng được hưởng là 5% trên giá bán chưa thuế GTGT, trong kỳ Cty Có Duyên đã tiêu thụ được 10.000sp (3)Nhận xuất khẩu ủy thác một lô hàng C theo điều kiẹn Fob có trị giá 600trđ, hoa hồng được hưởng là 3% trên giá Fob 4)Bán cho doanh nghiệp Trẻ một lô hàng D với giá chưa thuế GTGT là 200trđ, thuế GTGT là 10%, nhưng khi viết hóa đơn kế toán đã ghi gộp giá bán 220trđ (không ghi tách riêng giá chưa thuế GTGT và thuế GTGT) (5)Dùng 100sp E để trao đổi với một cơ sở kinh doanh Già lấy sp F, giá bán chưa có thuế GTGT của sp E cùng thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi là 120.000đ/sp (6)Thuê một Cty ở nước ngoài sửa chữa một hệ thống sản xuất với giá thanh toán theo hợp đồng đổi ra VNĐ là 300trđ (7)Bán trả góp cho Cty Trung một lô hàng , giá bán trả góp chưa thuế GTGT là 300trđ trả trong vòng 3 năm, giá bán trả ngay là 250trđ Yêu cầu: Xác định thuế GTGT phải nộp trong tháng 10/2009 của Cty Vô Duyên Biết: Cty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Thuế suất thuế GTGT của các hàng hóa và dịch vụ là 10% Thuế GTGT đầu vào dược khấu trừ trong kỳ là 50trđ. Bài giải: (1) Xuất khẩu một lô hàng A Thuế GTGT đầu ra: 500tr * 0% = 0 trđ (2) Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm B: Thuế GTGT đầu ra: 10.000sp*50.000đ/sp*5%*10% = 2,5trđ (3) Nhận xuất khẩu ủy thác một lô hàng C: Thuế GTGT đầu ra: 600trđ*3%*10% = 1,8trđ (4) Bán cho DN Trẻ: Thuế GTGT đầu ra: 220trđ*10% = 22trđ Trang 17
  18. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại (5) Dùng 100sp E để trao đổi: Thuế GTGT đầu ra: 100sp*120.000đ/s*10% = 1,2trđ (6) Thuê một Cty ở nước ngoài sửa chữa một hệ thống SX: Thuế GTGT đầu ra: 300*10% = 30trđ (7) Bán trả góp cho Cty Trung một lô hàng: Thuế GTGT đầu ra: 250trđ*10% = 25trđ Vậy thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = (0 + 2,5 + 1,8 + 22 + 1,2 + 30 + 25) – 50 = 32,5trđ 2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT: 2.1 Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp 1, 2 và 3, 4,5: * Văn bản đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn theo mẫu số 10/GTGT. Để tiện việc đối chiếu và ký nhận số lượng hồ sơ trong bộ hồ sơ đề nghị hoàn giữa cơ sở và cơ quan thuế, cần lập riêng bảng liệt kê hồ sơ hoàn thay vì liệt kê trong văn bản đề nghị hoàn. Trường hợp hoàn thuế do trong tháng có hàng hóa xuất khẩu và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từ 200 triệu trở lên thì trong văn thư đề nghị hoàn thuế phải ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và số hợp đồng xuất khẩu (đối với trường hợp trực tiếp xuất khẩu) hoặc số hợp đồng ủy thác xuất khẩu (đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu). * Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại. * Bảng kê khai hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra (theo mẫu số 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT). Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp với bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp bảng kê khai hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế. Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế thì cơ sở phải kê khai số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra phát sinh từng tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do. 2.2 Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp 6: Bao gồm các hồ sơ quy định tại điểm 1 ở trên (đối với các chủ dự án đầu tư được hoàn thuế thì bảng kê tổng hợp chỉ kê khai tổng hợp thuế đầu vào được hoàn và lập bảng kê chi tiết Trang 18
  19. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT). Ngoài ra gửi bổ sung cho cơ quan thuế các hồ sơ sau (gửi lần đầu): * Quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của cơ sở). * Xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về dự án sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại (hoặc sử dụng nguồn vốn ODA vay thuộc diện được Ngân hàng Nhà nước đầu tư không hoàn trả) thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bản sao có xác nhận của cơ sở). * Trường hợp hoàn thuế cho nhà thầu chính, nhà thầu chính phải gửi bổ sung thêm (lần đầu) văn bản xác định của chủ dự án do trong giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính. 2.3. Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp 7: Bao gồm các hồ sơ quy định tại điểm 1 ở trên (trong đó bảng kê tổng hợp chỉ kê khai tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và lập bảng kê chi tiết hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT). Ngoài ra còn các hồ sơ sau: * Bản sao quyết định phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các tổ chức Đoàn thể) theo quy định tại điều 5 Quyết định số 28/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ (bản sao có xác nhận của cơ sở). * Văn bản xác nhận của Ban quản lý tiếp nhận viện trợ Bộ Tài chính về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó nêu rõ tên của tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý tiền viện trợ (bản sao có xác nhận của cơ sở). Hồ sơ hoàn thuế đối với các cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa gồm: * Văn thư đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa vào ngân sách Nhà nước. * Quyết định sáp nhập, hợp nhất , chia tách, giải thể, phá sản của cấp có thẩm quyền. * Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập giải thể. 3. Trách nhiệm của đối tượng được hoàn thuế GTGT 1. Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế. Hồ sơ hoàn thuế được quy định đối với từng trường hợp nêu trên. 2. Trường hợp hồ sơ không rõ ràng hoặc không đầy đủ, cơ quan thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc giải trình thì cơ sở đề nghị hoàn thuế phải cung cấp hồ sơ bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế. Trang 19
  20. Đề tài: Thuế GTGT GVHD:Huỳnh Minh Đại 3. Ngoài các hồ sơ phải gửi đến cơ quan thuế quy định như trên, các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế, các đối tượng được hoàn thuế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ sở. khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở, cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn. 4. Các đối tượng được hoàn thuế khi lập và gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan phải kê khai đúng, trung thực các số liệu kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu kê khai. Mọi trường hợp sai xót nếu kiểm tra, phát hiện đều bị xử lý truy thu về thuế. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ vi phạm còn bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Pháp luật. 4. Thẩm quyền và trình tự giải quyết hoàn thuế GTGT: 4.1 Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế: * Cục trưởng Cục thuế xem xét, ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng được hoàn thuế GTGT trong các trường hợp nêu trên. * Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng và trường hợp đặc biệt khác. 4.2 Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế: 1. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của các đối tượng nộp thuế. Bộ phận tiếp nhận ghi rõ ngày tiếp nhận và chuyển kịp thời tới bộ phận kiểm tra, xử lý. 2. Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, xác định số hoàn thuế: 3. Kiểm tra hồ sơ: Bảng kê khai tổng hợp số thuế đầu ra, số thuế đầu vào phát sinh được khấu trừ, đối chiếu với bảng kê khai chi tiết. 4. Xác định số thuế được hoàn. Trường hợp kiểm tra hồ sơ nếu thiếu hoặc kê khai không đúng hoặc chưa rõ thì yêu cầu cơ sở giải trình hoặc bổ sung hồ sơ. Cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét hồ sơ và giải quyết hoàn thuế cho cơ sở trong thời gian 15 ngày làm việc (03 ngày đối với đề nghị hoàn thuế theo trường hợp 6 và trường 7), kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của cơ sở gửi đến. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh hoặc cần bổ sung hồ sơ trước khi hoàn thuế thì thời gian tối đa là 30 ngày. Nếu cơ sở không lập đủ cơ sở, thủ tục hoàn thuế hoặc không đủ điều kiện được hoàn thuế phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở biết trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ (02 ngày đối với đề nghị hoàn thuế theo trường hợp 6 và trường hợp 7). 5. Lập quyết định hoàn thuế: Sau khi kiểm tra hồ sơ hoàn thuế đúng đối tượng, đủ thủ Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2