Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 5
lượt xem 26
download
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2002, việc mở rộng thêm doanh số cho vay của ngân hàng ở các mục đích vay nên phát sinh dư nợ mới, đồng thời với những khách hàng vay với thời hạn dài nên vẫn chưa tất toán được hợp đồng vay nên dư nợ bình quân tăng hơn so với năm 2001. Bên cạnh đó tỷ trọng nợ quá hạn bình quân ở các mục đích vay trong tổng nợ quá hạn bình quân ở 2 năm cũng thay đổi theo xu hướng tương tự doanh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 5
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2002 tăng 58,82% ứng với 1064 triệu đồng đạt 2873 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2002, việc mở rộng thêm doanh số cho vay của ngân hàng ở các mục đích vay nên phát sinh dư nợ mới, đồng thời với những khách hàng vay với thời hạn dài nên vẫn chưa tất toán được hợp đồng vay nên dư nợ bình quân tăng hơn so với năm 2001. Bên cạnh đó tỷ trọng nợ quá hạn bình quân ở các mục đích vay trong tổng nợ quá hạn bình quân ở 2 năm cũng thay đổi theo xu hướng tương tự doanh số cho vay và dư nợ bình quân. Nhưng điều đáng mừng là nợ quá hạn bình quân trong năm 2002 ở các mục đích đều giảm cả về số tương đối lẫn tuyệt đối so với năm 2001; Ở mục đích mua xe máy, điện máy giảm 36 triệu đồng tương đương với 64,28%, còn với mục đích mua nhà, sửa chữa nhà giảm 23 triệu đồng tương đương với 62,16%. Nợ quá hạn giảm thấp như thế là nhờ các cán bộ tín dụng đã chủ động ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh, phát hiện dư nợ có tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp chủ động xử lý, tạo nguồn để xử lý rủi ro do nợ quá hạn cũ tồn đọng. 5. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mối quan hệ giữa Qui mô vốn vay và Mức thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng vay. Vay tiêu dùng thực chất là việc sử dụng trước các khoản thu nhập sẽ được hình thành trong tương lai của người lao động, hình thức cho vay này được đảm bảo bằng chính thu nhập hàng tháng của họ. Chính vì vậy giưã thu nhập, nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài trợ bằng nguồn vốn vay ngân hàng quan hệ với nhau khá mật thiết. Do hạn chế về thời gian và điều kiện thống kê số liệu nên phần phân tích VTD theo mối quan
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hệ giữa thu nhập và qui mô vốn vay chỉ dừng lại ở việc phân tích doanh số cho vay tiêu dùng trong năm 2002. Theo qui định của ngân hàng, thu nhập tối thiểu của người lao động bình quân trong một tháng ở mức 800000 đồng mới được xét duyệt cho vay tiêu dùng với giá trị món vay tối đa là 10 triệu đồng. Chính vì vậy, nên ở mức thu nhập từ 800000 đến 1 triệu đồng thì cột doanh số cho vay (DSCV) với qui mô vốn vay từ 10 đến 15 triệu ở bảng 7 dưới đây không có giá trị. Khi thu nhập ở trong một mức nào đó thì sự tỷ lệ giữa thu nhập, tiêu dùng và nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tổng doanh số cho vay ở Mức thu nhập 1 là 2759 triệu đồng, chiếm 23% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, trong đó DSCV ở mức 5 triệu và trên 5 đến 15 triệu lần lượt là 1072 và 1687 triệu đồng. Ta nhận thấy khách hàng luôn có xu hướng muốn vay tối đa mình được vay nên ở mức thu nhập này DSCV ở mức từ 5 đến 15 triệu gấp 1,57 lần ở mức vay 5 triệu. Chiếm đến 42% trong tổng doanh số cho vay là của những khách hàng có thu nhập mức 2, đây là mức thu nhập mà số lượng khách hàng nhiều nhất và do đó DSCV cũng đạt mức cao nhất 5039 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là cho vay với mức vốn vay trên 15 đến 30 triệu đạt 2272 triệu đồng; ở mức từ trên 5 đến 15 triệu đồng có tổng DSCV là 2141 triệu, và mức vay từ 5 triệu trở xuống là 626 triệu đồng. Điều này cho thấy, khi thu nhập nằm trong một giới hạn nào đó thì nhu cầu vay vốn có xu h ướng tỷ lệ với thu nhập người đi vay. Với một mức thu nhập cao thì nhu cầu vay vốn của họ cũng cao tương ứng, và DSCV ở những mức vay thấp giảm sút hẳn đối với đối tượng có thu nhập cao. Còn ở Mức thu nhập 3, thì DSCV đạt cao nhất 2407 triệu đồng ở mức vốn
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com vay trên 15 đến 30 triệu; tiếp theo là qui mô vốn vay trên 5 - 15 triệu cũng đạt doanh số khá 1366 và 1666 triệu đồng; và thấp nhất hầu như rất ít khách hàng có thu nhập ở mức này vay vốn ở mức 5 triệu do đó doanh số cho vay ở đây chỉ có 126 triệu đồng. Khi con người có một mức thu nhập cao thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng được nâng lên, đồng thời họ cũng đòi hỏi sự thoả mãn cao hơn, vì thế mặc dù số lượng khách hàng có mức thu nhập cao đến vay vốn còn hạn chế nhưng do qui mô của món vay lớn nên cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay lên, chiếm đến hơn 35% trong tổng DSCV. Nếu ở mức thu nhập 1, DSCV đạt cao nhất là ở qui mô vốn vay từ trên 5- 10 triệu, thì thu nhập của người vay càng tăng, qui mô vốn vay cũng tăng dần lên tương ứng: ở khoản thu nhập từ trên 1 đến 1,8 triệu thì DSCV đạt cao nhất ở mức từ >5-15 triệu, và thu nhập trên 1,8 triệu là ở mức từ >15-30 triệu. Điều này cũng được giải thích bằng cách, trong khoản thu nhập từ 0,8 đến 1 triệu thì nhu cầu tiêu dùng của họ cũng có giới hạn, vì các khoản tiết kiệm hàng tháng của họ cũng tương đối nhỏ, hơn nữa họ lại không có sự tin tưởng về quỹ đầu tư cá nhân của chính mình trong tương lai, mặc khác còn do tâm lý lâu đời của người dân Việt Nam là thường bằng lòng với những gì mình có, không có nhu cầu chi tiêu gì ngay cả khi cuộc sống còn chưa đầy đủ, nhưng họ đã chấp nhận và bằng lòng với cuộc sống ấy. Và ngược lại, khi thu nhập tăng thì việc chi tiêu tăng lên tương ứng, từ đó làm tăng nhu cầu vay vốn ở mức cao. Việc phân tích các số liệu của bảng trên đã hình thành nên những tập khách hàng khác nhau đại diện của từng mức thu nhập. Tổng DSCV ứng với qui mô vốn vay từ 15 đến 30 triệu phần lớn thuộc tập khách hàng có mức thu nhập khá, đa phần là những khách
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng có sản xuất kinh doanh, có việc làm ổn định ở những doanh nghiệp lớn và có trình độ nhất định. Đây là tập khách hàng quan trọng có nhiều tiềm năng, ngân hàng cần đầu tư, chú trọng để mở rộng DSCV đối với tập khách hàng này. Một số đối tượng khách hàng thuộc tập khách hàng có mức vay vốn nằm trong khoản 5 đến 15 triệu, chủ yếu là những người có mức thu nhập trung bình, tập trung phần lớn ở tầng lớp công nhân, CBCNV trong các cơ quan hành chính. Với sự phát triển của nền kinh tế thì thu nhập của mọi người ngày càng nâng cao. Đây là thuận lợi cho ngân hàng để tăng qui mô vốn vay cho các đối tượng đảm bảo bằng tín chấp cũng như đối tượng đảm bảo bằng tài sản thế chấp vì khi đó thu nhập của họ đã tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng lớn hơn. Điều kiện vay vốn chỉ dừng lại ở qui mô vốn vay 10 triệu đồng khi mức thu nhập từ 0,8 đến 1 triệu sẽ không là điều ràng buộc nữa, từ đó qui mô vốn vay phải được điều chỉnh tăng lên cho thích hợp. Tuy nhiên những khái quát trên không phải luôn luôn đúng cho tất cả các đối tượng vay vốn, có nhiều trường hợp khách hàng có mức thu nhập cao, chính vì thế khả năng tích luỹ của họ tương đối lớn và nguồn vốn vay ngân hàng chỉ là nguồn phụ nhằm bổ sung một phần về tài chính để tài trợ cho việc mua sắm, tiêu dùng của họ mà thôi. Mức vốn vay thấp, không có nghĩa họ là những người có mức thu nhập trung bình. Nhưng để có được những giải pháp phù hợp riêng cho từng đối tượng khách hàng của mình thì việc phân loại các đối tượng khách hàng thành các nhóm theo một tiêu chí nào đấy là điều cần thiết, cho dù việc phân chia ở đây cũng chỉ là tương đối. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cho vay tiêu dùng ngoài mục tiêu kích cầu mang ý nghĩa xã hội còn là hoạt động góp phần nâng cao doanh số cho vay và phân tán rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá một cách tương đối kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng, ta dùng phương pháp phân bổ chi phí và thu nhập dựa trên mối quan hệ giữa các khoản mục của nghiệp vụ này trong tổng qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cũng như lợi nhuận thu được từ bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh khác, lợi nhuận cho vay tiêu dùng của ngân hàng được tính từ công thức: Lợi nhuận cho vay tiêu dùng = Doanh thu từ cho vay tiêu dùng - Chi phí từ cho vay tiêu dùng . Phân bổ từng khoản mục trên từ hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng cho hoạt động VTD, ta có được một kết quả tương đối về hoạt đông cho vay tiêu dùng qua 2 năm thực hiện như sau: Trong năm 2002 vừa qua, do sự gia tăng về doanh số cho vay và dư nợ bình quân của hoạt động cho vay tiêu dùng nên đã làm cho cả doanh thu và chi phí của hoạt động này gia tăng khá (trên 30%) so với năm 2001. Từ đó dẫn đến lợi nhuận tăng 32,17% tương ứng với số tuyệt đối 185 triệu đồng. Đây là kết quả mà ngân hàng đã có sự đầu tư đáng kể cho mảng tín dụng này mặc dù cho vay tiêu dùng không phải là lĩnh vực chủ đạo của ngân hàng; điều này được thể hiện rõ hơn khi mà ngân hàng đã bỏ ra một khoản chi phí lớn hơn năm 2001 là 41 triệu đồng. Với sự đầu tư này thì trong năm 2002 doanh thu VTD c ủa ngân hàng đạt 911 triệu đồng tăng 32,99% so với năm 2001. Vì vậy cho vay tiêu dùng đã góp phần vào việc làm tăng uy tín và mở rộng tên tuổi của ngân hàng trong dân chúng, điều này thực sự có ý nghĩa khi mà đa số người dân vẫn chưa quen giao dịch với ngân hàng và việc lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng nào hầu như là hoàn toàn ngẫu nhiên. Như vậy, nếu ngân hàng Á Châu mở rộng được VTD đến các doanh nghiệp, cá nhân trong thành phố, sẽ xây dựng được hình ảnh của ngân hàng mình trong dân chúng qua quá trình làm việc. Từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến sử dụng những dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này không những làm tăng lợi nhuận cho hoạt động của mảng Cho vay tiêu dùng mà còn góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của cả ngân hàng. PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG V À NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY TIÊU DÙNG T ẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. I. NHỮNG KẾT QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA. Trong năm 2002 vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, sự đầu tư đúng hướng trên địa bàn thành phố và sự nổ lực phấn đấu của các ngành, các cấp; tình hình sản xuất và an ninh xã hội ổn định, có chiều hướng chuyển biến tốt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 12,6%. Trong đó giá trị sản xuất Công nghiệp đạt 4814 tỷ đồng, tăng 44,1%; dịch vụ tăng 49,1%; ngành Nông nghiệp tăng 6,8%. Giá trị ngành Thuỷ sản và nông lâm đạt được trong năm 2002 là 573,6 tỷ đồng, đồng thời giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 282 triệu USD tăng 66,4%. Điều này đã góp phần làm bộ mặt của thành phố thay đổi đáng kể, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, góp phần làm cho thu nhập của người lao động tăng lên.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồng thời với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao đã cải thiện hơn nhiều cuộc sống của người dân thành phố. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được quan tâm và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Việc đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố không ngừng được chú trọng, biểu hiện bằng nhiều con đường đã được đầu tư sửa sang, nâng cấp, mở mới làm diện mạo đô thị ngày càng lộ rõ, đây là yếu tố làm tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân vào mục đích sửa nhà hay xây mới trên những con đường này. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG. 1. Những thuận lợi. Năm 1998 Ngân hàng ACB được tạp chí Tài chính Global Finance (Hoa Kỳ) bình chọn là ngân hàng hoạt động tốt nhất tại Việt Nam. Trước đó năm 1997 tạp chí Euro Money (Anh quốc) cũng bình chọn ngân hàng ACB là ngân hàng nội địa tốt nhất và gần đây trong năm 1999- 2000 ngân hàng tiếp tục được bình chọn là ngân hàng xuất sắc ở Việt Nam. Vì vậy, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đã có một thuận lợi là “được thừa hưởng một thương hiệu tốt và có được sự tín nhiệm cao của khách hàng”. Nhờ đó mà Chi nhánh dễ dàng thu hút khách hàng về phía mình và mở rộng cho vay tiêu dùng. Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao và rất năng động, có thể đảm nhận tốt các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó các cán bộ nhân viên ngân hàng luôn được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng kịp
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thời sự phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới. Đồng thời ngân hàng cũng thường xuyên mời các chuyên gia của The Fist East Bank qua giảng dạy và học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Đối tượng khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, đây là cơ sở để ngân hàng tạo ra món vay có chất lượng. Đồng thời hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, thể hiện qua dư nợ bình quân tăng trong khi nợ quá hạn giảm mạnh. Được đánh giá là một trong những ngân hàng áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động; tất cả các quá trình từ phát vay, quản lý và thu nợ đều xử lý bằng máy tính với phần mềm luôn được đổi mới cho phù hợp. Từ đó tăng khả năng quản lý của ngân hàng, rút ngắn được thời gian thu nợ gốc và lãi, nên giảm thời gian chờ đợi của khách hàng xuống mức thấp nhất. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Về số lượng thể hiện ở dư nợ bình quân của hoạt động cho vay tiêu dùng năm 2002 đã tăng 37,77%, trong khi về chất lượng thì nợ quá hạn bình quân giảm đến 63,44% so với năm 2001. Đây có thể nói là một lợi thế của ngân hàng, thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng rất có uy tín và đã tạo được niềm tin của khách hàng. 2. Những khó khăn, tồn tại. Việc cắt giảm lãi suất của NHNN và vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngân hàng quốc doanh trên địa bàn trong khi có ưu thế của mình là chủ động áp dụng lãi suất đối với từng chủ thể đi vay khác nhau, đã không ngừng điều chỉnh theo hướng giảm dần; thì ngân hàng Á Châu Đà Nẵng không có được điều đó. Mọi việc điều chỉnh lãi suất cho vay ở Chi nhánh ACB Đà Nẵng đều do ngân hàng TMCP Á Châu Hội sở quyết định. Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng là chi nhánh của ngân hàng Á Châu Hội sở, được thành lập sau so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Riêng đối với cho vay tiêu dùng là kết quả đi sau liền trong các quan hệ tài chính - tín dụng khác. Nghĩa là một khi mối quan hệ có tính chất lâu dài và bền chặt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thị cho vay tiêu dùng. Điều này lý giải tại sao các ngân hàng khác tiến hành hoạt động cho vay tiêu dùng sau ngân hàng Á Châu lại có thị phần tín dụng lớn. Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng còn hạn chế không phân bố trên các quận, huyện. Hiện nay, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng chỉ có trụ sở chính đặt tại 16 Thái Phiên, trong khi các ngân hàng khác trên địa bàn mởï nhiều Chi nhánh quận, huyện. Đây là tồn tại làm giảm khả năng hoạt động của ngân hàng, vì với xu thế hướng đến sự thuận tiện người dân không thể đi xa để gửi tiết kiệm hay sử dụng các dịch vụ khác, mà họ sẽ đến với những ngân hàng nào theo họ là thuận lợi nhất (gần nhất) để giao dịch mặc dù mức phí có thể “nhỉnh” hơn. Tâm lý vay ngân hàng là mắc nợ, là không tốt đang còn tồn tại rất nặng nề trong suy nghĩ người dân. Mặt khác, một bộ phận người lao động có thu nhập hàng tháng ở mức trung bình với điều kiện sống còn thiếu thốn, nhưng họ chấp nhận và bằng lòng với cuộc sống ấy, cộng thêm với tâm lý tiêu dùng còn tồn tại từ lâu trong dân ta: chưa đến
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thời điểm chưa chi- tích luỹ chưa đủ lượng thì cũng ít tiêu dùng. Hạn chế này đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho ngân hàng khi muốn mở rộng nghiệp vụ này. Đối với hình thức vay vốn bằng sự bảo lãnh của cơ quan, doanh nghiệp nơi người lao động làm việc, thì sự hợp tác nhiệt tình của thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp đó với ngân hàng là điều rất quan trọng. Người lãnh đạo vì lý do khách quan hay chủ quan của mình mà thường không “mặn mà” lắm trong quan hệ với ngân hàng nên dể dẫn đến xảy ra rủi ro. Nhất là trong trường hợp ban lãnh đạo không quản lý tốt lao động của mình nên dể xảy ra tình trạng ký nhận nhiều lần để họ có dư nợ tồn tại ở nhiều ngân hàng cùng một lúc. Hơn nữa khi có sự thay đổi về thu nhập, chỗ làm của người lao động đã được xác nhận để vay vốn thì Ban lãnh đạo đã không thông báo kịp thời cho ngân hàng biết để xử lý. Có nhiều tr ường hợp lãnh đạo ký xác nhận trên hợp đồng vay nhưng lại hoàn toàn không có trách nhiệm gì về sự xác nhận của mình cả, đây là rào cản đối với ngân hàng trong quá trình thực hiện cho vay tiêu dùng. 3. Những rủi ro tiềm ẩn. Từ quá trình phân tích thực trạng ở phần II, ta có thể kết luận rằng cho đến thời điểm này chưa có hợp đồng tín dụng nào xảy ra tình trạng Nợ khó đòi. Mặc dù trong năm qua ngân hàng vẫn còn nợ quá hạn, nhưng các khoản nợ này không đáng kể và đã được sự đồng ý của ngân hàng khi gia hạn nợ cho số khách hàng vay đang gặp khó khăn, nên đến thời điểm hiện tại chưa có rủi ro xảy ra là điều dể hiểu. Nhưng điều này không có nghĩa là xác suất xảy ra rủi ro hoàn toàn bằng không đối với nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu Đà Nẵng. Thời hạn vay càng dài thì xác suất rủi ro xảy ra càng cao, có những rủi ro khách quan hoàn toàn bất ngờ có thể xảy ra gây
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát huy vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
61 p | 608 | 341
-
LUẬN VĂN: Ngân hàng Thương mại và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
58 p | 556 | 148
-
Chuyên đề thực tập: Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
71 p | 995 | 147
-
Đề tài "TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TỪ THỰC TIỄN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á"
32 p | 306 | 98
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Sáp nhập, hợp nhất, mua bán (M&A) -Giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kì phục hồi kinh tế
92 p | 396 | 82
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Ba Đình
76 p | 267 | 72
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
65 p | 422 | 66
-
LUẬN VĂN:CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP
100 p | 227 | 61
-
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
86 p | 214 | 52
-
Luận văn tốt nghiệp: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại công thương Hưng Yên
65 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
103 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
102 p | 34 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
26 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Truyền thông marketing dịch vụ ngân hàng số của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
110 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Giải pháp marketing mix nhằm phát triển khách hàng cho dịch vụ App MBBank của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
100 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai
131 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Điện Biên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn
92 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang
116 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn