Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
lượt xem 5
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại, công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Vietcombank - CN Hà Nội trong bối cảnh mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VÂN ANH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ SÁU Phản biện 1: …………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …, Nhà …. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống ngân hàng thương mại với vai trò trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế đã có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế- xã hội của quốc gia. Thông qua việc huy động vốn, NHTM sẽ góp phần tập trung nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, qua đó phát huy hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế; góp phần đáp ứng vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dân cư giúp NHTW kiểm soát có hiệu quả lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Huy động vốn góp phần tạo tiền đề để NHTM kinh doanh an toàn và hiệu quả… Đối với các NHTM, vốn huy động là khâu mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy các NHTM đều rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Đối với các nước có thị trường tài chính phát triển thì các NHTM thường thuận lợi hơn trong huy động vốn bởi các ngân hàng có thể sử dụng nhiều công cụ huy động đa dạng trên các phân khúc thị trường khác nhau với chi phí vốn thấp. Trong khi đó, đối với những nước có thị trường tài chính phát triển thấp như Việt Nam hiện nay, huy động vốn thường gặp nhiều khó khăn do tiềm lực kinh tế nội tại không cao, thị trường tài chính thiếu đa dạng và linh hoạt khiến chi phí huy động vốn tăng lên. Điều này đặt các NHTM trước các thách thức trong kinh doanh. Từ các cuộc “chạy đua” tăng lãi suất huy động những năm trước đây cho thấy một thực tế là các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng cao của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh diễn biến rất phức tạp nên những rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn cao không chỉ ở danh mục các sản phẩm đầu ra mà tồn tại cả trong cả các sản phẩm đầu vào, bao gồm nguồn vốn huy động. Tính chất rủi ro diễn biến phức tạp cũng khiến cho các NHTM vừa khó khăn trong công tác huy động nguồn, vừa làm gia tăng chi phí huy động nguồn vốn, đặt ra yêu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai là bên cạnh việc tìm các biện pháp nhằm mở rộng huy động nguồn thì phải từng bước nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. 1
- Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội” để làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1.Các nghiên cứu trong nước Huy động vốn là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, giới chuyên môn và nhiều tác giả đề cập tới trong chiến lược phát triển ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực cho ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể: Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài: - “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thanh Dung năm 2011. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2006-2010, qua đó đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn trong thời gian tới: (1) Tăng cường quản trị rủi ro trong huy động vốn; (2)Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt; (3) Đa đạng hóa các hình thức huy động vốn; (4) Hoàn thiện chính sách khách hàng; (5) Phát triển mạng lưới giao dịch, đầu tư cơ sở vật chất; (6) Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên. Tuy nhiên, luận văn này chưa nghiên cứu kỹ các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng và chưa nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn của một số chi nhánh ngân hàng thương mại khác có cùng qui mô, đặc điểm hoạt động trên địa bàn để rút ra bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng. [20] - “Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhật Lệ viết năm 2013. Tác giả đã nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: (1) Xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp; (2) Xây dựng chiến lược Marketing; (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên; (4) Mở rộng đối tượng; (5) Mở rộng mạng lưới; (6) Đẩy mạnh các sản phẩm huy động sẵn có. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề chưa được công trình 2
- này đề cập và làm rõ như: các hình thức huy động vốn của NHTM, tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn, nhân tố ảnh hưởng đến HĐV của NHTM…[24] - “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Như Mai viết năm 2012. Luận văn đã đưa ra các khái niệm về vốn và hiệu quả huy động vốn NHTM, vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh nói chung tại NHTM và thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2012. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các nội dung mang tính chất khái quát, chung chung, khi gắn với đề tài về huy động vốn của các NHTM thì công trình này còn nhiều hạn chế như nhiều nội dung có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến huy động vốn và nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng này chưa được luận văn tập trung làm rõ. [26] - “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Thị Thu Hiền viết năm 2017. Luận văn đã đưa ra các khái niệm về vốn và hiệu quả huy động vốn NHTM, vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh nói chung tại NHTM và thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2014-2015. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau: (1) Giải pháp thu hút khách hàng, (2) Có kế hoạch, biện pháp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ và sử dụng hợp lý, tạo động lực khuyến khích người lao động, (3) Giải pháp về công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên, các vấn đề như kinh nghiệm trong huy động vốn của các NHTM chưa được đề cập, bên cạnh đó chưa có nghiên cứu mang tính khảo sát thực chứng để có những nhận xét mang tính khách quan. Số liệu trong giai đoạn 2014-2015 nên giá trị tham khảo ít nhiều cũng bị suy giảm do tính chất và đặc điểm kinh doanh ngân hàng tại các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có Vietcombank đã có nhiều thay đổi.[25] Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động huy động vốn, phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn đối với các đối tượng khác nhau và đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm phát triển hoạt động huy động vốn tại NHTM. Tuy nhiên, những công trình trên lại chưa đi sâu 3
- vào phân tích đối với việc nâng cao chất lượng công tác huy động vốn đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Vietcombank - CN Hà Nội) giai đoạn 2016 - 2018 trong tình hình mới. 2.2. Khoảng trống nghiên cứu Bên cạnh những nội dung đã được giải quyết, tổng thuật các công trình nghiên cứu liên quan cũng cho thấy một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, đó là: - Thiếu những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện cơ sở lý luận về huy động vốn và tăng cường huy động vốn của NHTM; - Thiếu những bài học kinh nghiệm từ các NHTM trong nước về huy động vốn; - Chưa có khảo sát, phân tích toàn diện về thực trạng huy động vốn và giải pháp tăng cường huy động của Vietcombank - CN Hà Nội, đặc biệt là giai đoạn 2016-2018 khi nền kinh tế và hoạt động của NHTM có nhiều biến động, làm cơ sở để đề ra các khuyến nghị chính sách phù hợp trong điều kiện phát sinh nhiều vấn đề mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, thực trạng huy động vốn và các biện pháp tăng cường huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục tăng cường huy động vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại, công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Vietcombank - CN Hà Nội trong bối cảnh mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động huy động vốn và các vấn đề tăng cường huy động vốn tại Vietcombank - CN Hà Nội. 4
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm hoạt động huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội trên các phương diện: phương thức huy động, qui mô và cơ cấu nguồn vốn, cân đối nguồn và sử dụng vốn. 4.3. Thời gian: Trên cơ sở số liệu của 3 năm gần nhất (2016-2018). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để phân tích được các cơ sở lý luận cũng như thực trạng và giải pháp huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội, tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý số liệu, Phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp điều tra khảo sát, cụ thể: 5.1. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Phương pháp này tập trung vào nghiên cứu các cơ sở lý luận về nhân lực, chất lượng nhân lực. Thu thập những thông tin khái quát về Vietcombank - CN Hà Nội, các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng chất lượng huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. Những số liệu được tác giả thu thập tại các phòng ban tổ chức có liên quan, các ấn phẩm, đề án, báo cáo, giáo trình, website… có liên quan đến huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn. Đối tượng điều tra, phỏng vấn gồm có khách hàng của Vietcombank - CN Hà Nội. Các thông tin sẽ thu thập bằng các câu trả lời trong phiếu phỏng vấn hợp lệ nhằm phân tích nguyên nhân còn hạn chế trong công tác huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra tại Vietcombank - CN Hà Nội với 10 câu hỏi (Phụ lục 1). Số lượng phiếu phát ra là 250 phiếu và số phiếu thu về hợp lệ là 245 phiếu. Bảng hỏi dành cho đối khách hàng của Vietcombank - CN Hà Nội bao gồm 10 câu hỏi xoay quanh mức lãi suất công bố đối với sản phẩm huy động vốn, chất lượng sản phẩm huy động vốn và các tiện ích đi kèm các sản phẩm huy động vốn; mức độ đa dạng của sản phẩm huy động vốn, chính sách khách hàng, cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên giao dịch của Vietcombank- CN Hà Nội.à 5
- Để tiến hành điều tra nội dung này, tác giả tiến hành gửi phiếu trực tiếp cho khách hàng của Vietcombank - CN Hà Nội. Trong khoảng thời gian 3 tuần, tác giả tổng hợp các số phiếu hợp lệ thu về để xử lý số liệu nhằm tổng hợp những đánh giá của khách hàng trong các khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. Đây là một trong những luận cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Từ những dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được, tác giả tiến hành xử lý số liệu. Đối với dữ liệu thứ cấp: Tác giả tổng hợp từ các nguồn như báo cáo, đề án, công trình nghiên cứu, các giáo trình, website… Đối với dữ liệu sơ cấp: Tác giả thu thập từ phiếu điều tra. Số phiếu hợp lệ sẽ được tập hợp để tính toán, phân tích và đánh giá. 5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích định lượng Dữ liệu sẽ được tính toán phân tích và đánh giá. Đây được xem như là cơ sở để đánh giá thực trạng qui mô và chất lượng huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. Phương pháp đối chiếu, so sánh và đánh giá Từ các tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh để phân tích thực trạng, đánh giá được những thành công hoặc tồn tại của nâng cao chất lượng huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. Đây là căn cứ để tác giả đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. 6. Những đóng góp mới của Luận văn Một là, đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với NHTM và đối với nền kinh tế. Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn của một số chi nhánh NHTM trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Vietcombank - CN Hà Nội. Ba là, trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động vốn, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra 6
- những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong việc tăng cường huy động vốn tại Vietcombank - CN Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018. Bốn là, căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Vietcombank - CN Hà Nội nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Vietcombank - CN Hà Nội. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả cao. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng, đánh giá kết quả, tồn tại, nguyên nhân của hoạt động huy động vốn tại Vietcombank - CN Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Vietcombank - CN Hà Nội. 7
- Chƣơng 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại Ở Việt Nam, cũng có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM: - Theo giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng của Học viện Ngân hàng: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. - Theo Luật các TCTD: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tóm lại, các định nghĩa ngân hàng thương mại trên tuy có cách diễn đạt khác nhau, song nhìn chung đã thể hiện được các đặc trưng cơ bản: Là một tổ chức được phép nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả; sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay, chiết khấu và đầu tư; thực hiện các khoản thanh toán và dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Những tổ chức tín dụng nào có đầy đủ ba đặc trưng trên mới được coi là NHTM. 1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng Là trung gian tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là những người có nhu cầu chi tiêu cần đi vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, bằng những biện pháp, chính sách và áp dụng những phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại Ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để phân bổ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán Khi NHTM ra đời và phát triển, trong quá trình làm trung gian tín dụng Ngân hàng đã thu hút được hầu hết các nhà kinh doanh có quan hệ buôn bán với nhau mở tài khoản tại Ngân hàng tạo cơ sở cho các Ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán theo lệnh của chủ tài khoản bằng cách trích số dư tiền gửi trên tài khoản của người mua chuyển sang tài khoản của người bán, tiến hành các nghiệp vụ này Ngân hàng trở thành là người thủ quỹ và là bộ máy kế toán đáng tin cậy của các nhà kinh doanh 8
- trong việc làm trung gian nhận và trả tiền theo yêu cầu của họ, kế toán và kết toán tài khoản cho họ. 1.1.2.3. Chức năng tạo phương tiện thanh toán Quá trình tạo tiền của NHTM bắt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tín dụng gắn liền với việc mở rộng thanh toán qua Ngân hàng. Qua việc thực hiện hai chức năng trên Ngân hàng đã thu hút được một lượng khách hàng và số lượng tiền gửi khá lớn tại Ngân hàng, bằng cách dùng tiền gửi của người này để cho người khác vay và người này lại tạo nên tiền gửi của người khác nằm trong cùng hệ thống Ngân hàng. 1.1.2.4. Chức năng cung ứng các dịch vụ tài chính Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại dịch vụ ngân hàng cũng phát triển và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Chưa bao giờ các dịch vụ tài chính ngân hàng lại phát triển như bây giờ, tỷ trọng thu nhập từ thu phí dịch vụ ở các ngân hàng hiện đại có thể chiếm tới 40 - 50% tổng thu nhập của ngân hàng. Đồng thời việc phát triển các dịch vụ này cũng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông do đó tiết kiệm được chi phí in ấn kiểm đếm tiền. 1.1.3 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Huy động vốn Các NHTM, với vai trò và vị trí của mình là một trung gian tài chính, đứng ra huy động tập trung nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, từ đó đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Để có nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu vốn vay ngày càng tăng lên từ phía khách hàng, các NHTM áp dụng nhiều biện pháp phong phú, đa dạng để huy động vốn. 1.1.3.2. Cho vay Đây là hoạt động sử dụng nguồn tiền mà NHTM đã huy động được trong nền kinh tế. Các NHTM thực hiện cho vay theo nhiều phương thức, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng. Cụ thể: Cho vay thương mại; Cho vay tiêu dùng; Tài trợ dự án; Tài trợ các hoạt động của Chính phủ; Bảo lãnh; Thuê mua. 1.1.3.3. Thanh toán Quá trình hoạt động, NHTM đưa ra các cơ chế thanh toán và thực hiện các cơ chế thanh toán đó, hay còn gọi là NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tại các nước, phần lớn công tác thanh toán được thực hiện thông qua séc và phần lớn séc thanh toán được thực hiện bằng thanh toán 9
- bù trừ thông qua hệ thống NHTM. Khi việc thanh toán bù trừ diễn ra giữa các ngân hàng thuộc các địa bàn khác nhau trong cả nước, thì việc thanh toán được thực hiện thông qua các ngân hàng đại lý hoặc bằng phương pháp thanh toán bù trừ qua NHTW. Hệ thống ngân hàng đại lý phát triển sẽ làm giảm đáng kể khối lượng thanh toán bù trừ qua NHTW. 1.1.3.4. Tài trợ ngoại thương Ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ các hoạt động nội thương, nhưng có sự khác nhau về hệ thống tiền tệ ở mỗi nước. Ngay từ khi ngoại thương xuất hiện và phát triển, các NHTM đã tiến hành cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với hoạt động ngoại thương như: chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, tín dụng thư, chuyển tiền, mua và bán séc du lịch... Khi tài trợ cho hoạt động ngoại thương, các NHTM còn góp phần vào quá trình tự do hóa ngoại thương giữa các nước với một chi phí hợp lý. Ngày nay do quá trình hội nhập, hợp tác và phân công lao động có tính chất quốc tế, nghiệp vụ tài trợ ngoại thương của các NHTM cũng tăng lên không ngừng. 1.1.3.5. Dịch vụ ủy thác Dịch vụ ủy thác là một trong nhiều dịch vụ được NHTM thực hiện, tách khỏi các tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng và như vậy không thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của các NHTM. Với dịch vụ ủy thác, NHTM có trách nhiệm sử dụng vốn để đầu tư và quản lý số vốn này, kể cả việc phân phối thu nhập theo các điều khoản của hợp đồng ủy thác. 1.1.3.6. Bảo quản vật có giá Các NHTM là nơi có kho tàng kiên cố dùng để bảo quản tiền bạc và vật có giá khác của ngân hàng, đồng thời có điều kiện để thực hiện chức năng bảo quản vật có giá của khách hàng. Để đảm bảo uy tín đối với khách hàng, hoạt động bảo quản vật có giá chỉ diễn ra ở các khách hàng lớn, nơi có điều kiện hình thành các kho riêng biệt, bảo đảm an toàn và chắc chắn. Bên cạnh những hoạt động chính vừa nêu ở trên các khách hàng hiện đại ngày nay còn bổ sung thêm vào danh mục hoạt động của mình những dịch vụ mới như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cung cấp kế hoạch hưu trí, dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán. 1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM 1.2.1. Khái niệm về huy động vốn của NHTM Huy động vốn của NHTM là việc NHTM thông qua công tác lập kế hoạch, lựa chọn sử dụng các phương thức và các công cụ khác nhau để tập 10
- trung các nguồn tiền tệ trong nền kinh tế cũng như việc tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm soát công tác huy động vốn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. 1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM 1.2.2.1 Phân loại căn cứ theo thời gian - Huy động ngắn hạn - Huy động trung hạn - Huy động dài hạn 1.2.2.2 Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động - Huy động vốn từ dân cư - Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác 1.2.2.3 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn - Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi - Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội - Huy động qua phát hành các công cụ nợ - Huy động vốn qua các hình thức khác 1.2.3 Vai trò hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.2.3.1 Đối với nền kinh tế 1.2.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM 1.2.4.1 Chỉ tiêu định tính 1.2.4.2 Chỉ tiêu định lượng 1.2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 1.2.5.1 Các nhân tố khách quan 1.2.5.2 Các nhân tố chủ quan 1.3 Kinh nghiệm về huy động vốn của một số NHTM Việt Nam và bài học cho Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội 1.3.1 Kinh nghiệm về huy động vốn của một số NHTM Việt Nam 1.3.1.1 Kinh nghiệm tại Vietinbank 1.3.1.2 Kinh nghiệm tại Agribank 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: 11
- Thứ nhất, cần đa dạng hóa các đối tượng huy động vốn trong đó bao gồm cả người nghèo, thu nhập thấp tại các vùng nông thôn thông qua đưa ra các sản phẩm huy động vốn rất linh hoạt, phù hợp với các kỳ hạn ngắn và thậm chí rất ngắn với chính sách lãi suất thực dương nhằm khuyến khích dân chúng tiết kiệm và đem gửi tiền vào ngân hàng, sản phẩm huy động tiền gửi này luôn đem lại hiệu quả cao cho các ngân hàng. Đồng thời, coi mỗi mạng lưới chi nhánh là một đơn vị huy động vốn tiết kiệm hiệu quả cho ngân hàng thông qua khuyến khích cán bộ nhân viên của ngân hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, kết hợp hiệu quả giữa sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với các SPDV khác của ngân hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng của dân chúng các vùng nông thôn. - Thứ hai, cần phân loại khách hàng gửi tiền từ đó đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng gửi tiền phù hợp, đặc biện chú ý tới đối tượng khách hàng gửi tiền lớn là các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế - hướng tới các đối tượng khách hàng này sẽ vừa giúp ngân hàng huy động được lượng tiền gửi lớn, song cũng giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí huy động nguồn. Bài học này cũng rất đáng chú ý đối với các nhà quản lý của ngân hàng bởi mạng lưới của Vietcombank bao trùm khắp cả nước với khách hàng rất đa dạng, nếu ngân hàng chú ý phát triển các khách hàng doanh nghiệp thì sẽ giúp ngân hàng tăng nhanh được lượng tiền gửi với chi phí được giảm thiểu. - Thứ ba, về kỳ hạn và lãi suất: cần chia nhỏ các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng với các mức lãi suất linh hoạt để hấp dẫn khách hàng trong việc quyết định lựa chọn kỳ hạn tiền gửi phù hợp. - Thứ tư, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ số, công nghệ mới gắn với cách mạng công nghệ 4.0 làm chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống theo xu hướng số hóa, giúp chi nhánh từng bước trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. - Thứ năm, cung cấp các gói sản phẩm thông minh, tích hợp trọn gói dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ hiện đại và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh. - Thứ sáu, mở rộng và phân bổ hệ thống mạng lưới rộng khắp các vùng miền trên cả nước, đặc biệt là những nơi có tiềm năng phát triển. 12
- Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Vietcombank Hà Nội) được thành lập ngày 01/03/1985 trên cơ sở là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Tổng quan hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và hoạt động của Vietcombank Hà Nội nói riêng trong những năm qua có nhiều diễn biến tích cực. Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực đổi mới, phát triển của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình triển khai đề án tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, lành mạnh hoá tình hình tài chính, đổi mới mô hình tổ chức gắn với chuẩn mực quốc tế và từng bước áp dụng các chuẩn mực ngân hàng hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Mô hình tổ chức của Chi nhánh Hà Nội bao gồm: Ban lãnh đạo: 01 Giám đốc, 03 Phó giám đốc; Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí thành 05 khối với 18 phòng. 2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội 2.1.3.1. Huy động vốn Qua số liệu cho thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng Vietcombank Hà Nội có sự tăng trưởng đều ở các năm từ năm 2016 đến năm 2018, đặc biệt là năm 2018. Tổng vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm có sự tăng trưởng rõ nét. Cụ thể năm 2017 tăng 2.093 tỷ đồng, tương đương tỉ lệ tăng 11%; Năm 2018 tăng so với năm 2017 là 2.310 tỷ đồng, tương đương tỉ lệ tăng 11%. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Do đặc thù là một ngân hàng thương mại Nhà nước từ khi mới thành lập và hiện nay là ngân hàng thương mại Nhà nước nắm quyền chi phối 13
- nên tỷ trọng cũng như dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước (SOE) luôn cao hơn nhiều so với nhóm ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên đã có sự chuyển dịch rõ ràng trong cơ cấu khách hàng với việc tỷ trọng dư nợ cho SOEs liên tục giảm từ 28,3% năm 2013 xuống còn 10,8% năm 2018, cùng lúc với gia tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ. Có 3 nguyên nhân chính cho sự chuyển dịch này: 1) Mục tiêu của chính phủ về việc thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước giúp giảm áp lực vay vốn ngân hàng; 2) Nhu cầu vay tiêu dùng tăng nhanh trong điều kiện thu nhập bình quân tăng; 3) Lợi suất tốt hơn khi chuyển dịch sang phân khúc khách hàng bán lẻ. 2.1.3.3. Kết quả kinh doanh Qua bảng cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Vietcombank Hà Nội tương đối tốt trong năm 2016 và 2017. Tuy nhiên trong năm 2018 kết quả kinh doanh của chi nhánh giảm sút đáng kể so với các năm trước và với các chi nhánh khác trong địa bàn Hà Nội, cụ thể: Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh (Thu nhập - Chi phí) của một số chi nhánh Vietcombank trên địa bàn Hà Nội Đơn vị tính: Tỷ đồng So với 09/2018 So với 12/2017 TT Tên chi nhánh T12/2017 T09/2018 T12/2018 (+/-) (+/-) (+/-) (+/-) 1 VCB - CN Hà Nội 437 424 311 -113 -0,27 -106 -0,24 2 VCB- SGD 1.701 1.796 2.449 653 0,36 748 0,44 3 VCB - Thăng Long 344 584 764 180 0,31 420 1,22 4 VCB - Ba Đình 279 293 385 92 0,31 106 0,38 5 VCB - Thành Công 368 315 422 107 0,34 54 0,15 6 VCB- Chương Dương 231 418 394 -24 0,06 163 0,71 7 VCB - Hoàn Kiếm 239 306 406 100 0,33 167 0,70 8 VCB - Hà Tây 93 102 152 50 0,49 59 0,63 9 VCB - Thanh Xuân 192 127 123 -4 -0,03 -69 -0,36 10 VCB - Tây Hồ 138 118 150 32 0,27 12 0,09 11 VCB - Sóc Sơn 36 38 54 16 0,42 18 0,50 12 VCB - Đông Anh 63 21 49 28 1,33 -14 -0,22 13 VCB - Hà Thành 152 128 162 34 0,27 10 0,07 14 VCB - Hoàng Mai 109 115 152 37 0,32 43 0,39 15 VCB - Nam Hà Nội 4.419 76 108 32 0,42 -4.311 0,98 Tổng cộng 8.801 4.861 6.101 1.240 0,26 -2.700 -0,31 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động các chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội Quý IV/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018. 14
- 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngân hàng Ngoại thƣơng - Chi nhánh Hà Nội 2.2.1 Các văn bản pháp quy về huy động vốn Về căn bản, các chính sách về huy động vốn của Vietcombank Hà Nội luôn phải bám sát hệ thống các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và NHNN ban hành. Bên cạnh đó, để phù hợp với đặc điểm hoạt động của NH, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội cũng đã ban hành một số văn bản chính sách về HĐV và quản lý vốn huy động. 2.2.2. Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội theo chỉ tiêu định lượng 2.2.2.1 Qui mô và cơ cấu vốn huy động - Quy mô và cơ cấu vốn huy động Bảng 2.3: Qui mô vốn huy động và quan hệ với tổng nguồn vốn tại Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng nguồn vốn 19.373 21.321 24.202 Vốn huy động 18.461 20.553 22.863 Tỉ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn 95% 96% 94% Tốc độ tăng trưởng của vốn huy động 9,53% 11,33% 11,34% Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Hà Nội Qua bảng có thể thấy vốn huy động của Vietcombank Hà Nội chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2016 chiếm 95% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2017 là 96% và năm 2018 vốn huy động chiếm 94% tổng nguồn vốn. Qui mô vốn huy động cũng liên tục tăng trưởng mạnh qua 3 năm: Năm 2016 là 9,53%, năm 2017 là 11,33%, năm 2018 là 11,34%. - Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội 15
- Bảng 2.5: Quy mô vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Tuyệt Tỉ lệ 2016 2017 2018 Tỉ lệ (%) Tuyệt đối đối (%) Tổng vốn huy động 18.461 20.553 22.863 2.092 111 2.310 111 Tiền gửi dân cư 13.996 15.731 16.123 1.735 112 392 102 Tiền gửi doanh nghiệp 4.465 4.822 6.740 357 108 1.918 140 Tiền gửi khác - - - - - - - (Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Hà Nội) Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng, % 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Chỉ tiêu Số tiền %/TVHĐ Số tiền %/TVHĐ Số tiền %/TVHĐ Tổng vốn huy động 18.461 100,0 20.553 100,0 22.863 100,0 A.Vốn huy động khách hàng cá nhân 13.996 24,0 15.731 76,5 16.123 70,5 {A=1+2+3} 1.Tiền gửi không kỳ hạn 1.970 11,7 2.580 12,6 2.756 12,1 Tỷ trọng 14% 16% 17% Tiền gửi thanh toán 1.576 8,8, 1.935 9,4 2.343 10,2 Tiền gửi tiết kiệm 394 2,9, 645 3,1 413 1,8 2. Tiền gửi kỳ 12 tháng 542 0,2 306 1,5 392 1,7 Tiết kiệm thường 542 0,2 306 1,5 392 1,7 Giấy tờ có giá - - Tiền gửi khác - Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Vietcombank Hà Nội 16
- Bảng 2.10: Quy mô và cơ cấu Vốn huy động theo kỳ hạn của khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Thực hiện 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Chỉ tiêu %/TV %/TVH Số tiền Số tiền Số tiền %/TVHĐ HĐ Đ Tổng vốn huy động 18.641 100,0 20.553 100,0 22.863 100,0 A.Vốn huy động khách hàng doanh nghiệp {A=1+2+3} 4.465 24,0 4.822 23,5 6.740 29,5 1.Tiền gửi không kỳ hạn 2.189 11,7 2.153 10,5 2.719 11,9% Tiền gửi thanh toán 1.641,8 8,8 1.830 8,9 2.175 9,5% Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 547 2,9 323 1,6 544 2,4% 2. Tiền gửi kỳ 12 tháng 40,5 0,2 194 0,9 251 1,1% Kỳ hạn trên 12 đến 24 tháng 40,5 0,2% 194 0,9 251 1,1% Kỳ hạn trên 24 đến 36 tháng 0 0 0 Kỳ hạn trên 36 đến 48 tháng 0 0 0 Kỳ hạn trên 48 tháng đến 60 tháng 0 0 0 Kỳ hạn trên 60 tháng 0 0 0 Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Hà Nội - Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo loại tiền gửi tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội Bảng 2.11: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2017/2016 2018/2017 TT Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tuyệt Tuyệt 2016 2017 2018 trọng trọng đối đối (%) (%) 1 Tổng vốn huy động 18.461 20.553 22.863 2.092 111% 2.310 111% 2 Huy động vốn ngoại tệ 3.745 3.853 4.682 108 3% 829 22% 3 Huy động vốn nội tệ 14.716 16.700 18.181 1.984 13% 1.481 9% Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Hà Nội 17
- 2.2.2.2 Chi phí huy động vốn tại Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội Bảng 2.12: Chi phí trả lãi thực tế và lãi suất bình quân đầu vào tại Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng 2017/2016 2018/2017 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Tuyệt Tỉ lệ Tuyệt Tỉ lệ 2016 2017 2018 đối (%) đối (%) Tổng vốn huy động 18.461 20.553 22.863 2.092 11 2.310 11 Tổng chi phí trả lãi thực tế 631 669 729 38 6 60 9 Lãi suất bình quân đầu vào 3.4% 3.3% 3.2% 0 -5 0 -2 Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Hà Nội 2.2.2.3 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội Bảng 2.13: Quan hệ giữa tổng vốn huy động và tổng sử dụng vốn tại Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2017/2016 2018/2017 TT Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tuyệt Tuyệt 2016 2017 2018 trọng trọng đối đối (%) (%) 1 Tổng vốn huy 18.461 20.553 22.863 2.092 111% 2.310 111% động 2 Tổng dư nợ 13.164 17.037 17.820 3.873 129% 783 105% Tỉ lệ sử dụng vốn 71% 83% 78% 3 (%) Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Hà Nội Bảng 2.14: Quan hệ giữa huy động vốn nội tệ và sử dụng vốn nội tệ tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Tỷ TT Tuyệt Tuyệt Tỷ trọng 2016 2017 2018 trọng đối đối (%) (%) 1 Tổng vốn huy động nội tệ 14.716 16.700 18.181 1.984 113% 1.481 109% 2 Tổng dư nợ nội tệ 11.530 15.451 15.821 3.921 134% 370 102% Tỉ lệ sử dụng vốn nội tệ 78% 93% 87% 3 (%) Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Hà Nội 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn