Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 7
lượt xem 25
download
Nhất thiết là những doanh nghiệp có ký kết hợp đồng lao động với người lao động, có tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp họ. Vì chính những khoản bảo hiểm này của người lao động mới thực sự là nguồn thu nợ của ngân hàng khi các cá nhânVTD không trả được nợ do bất kỳ nguyên nhân nào. Và thực sự món vay này có tỷ lệ an toàn tín dụng rất lớn, vì đây là DN với 100% vốn nước ngoài có qui mô lớn nên hoạt động rất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 7
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com người lao động cao. Nhất thiết là những doanh nghiệp có ký kết hợp đồng lao động với người lao động, có tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp họ. Vì chính những khoản bảo hiểm này của người lao động mới thực sự là nguồn thu nợ của ngân hàng khi các cá nhânVTD không trả được nợ do bất kỳ nguyên nhân nào. Và thực sự món vay này có tỷ lệ an toàn tín dụng rất lớn, vì đây là DN với 100% vốn nước ngoài có qui mô lớn nên hoạt động rất có hiệu quả. Bên cạnh những điều kiện trên thì ngân hàng nên lựa chọn khách hàng của mình là những người có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp đó một thời gian dài đủ để quỹ bảo hiểm của họ đạt ở một mức tài chính nhất định. Ngoài ra độ dài thời gian làm việc, thời sống tại nơi cư trú cũng là những thông tin rất quan trọng đối với cán bộ ngân hàng khi xét vay tiêu dùng, vì các kho ản thời gian trên càng dài thì chứng tỏ cuộc sống của người đó càng ổn định, ngược lại nếu xét duyệt cho một người thường xuyên thay đổi chổ làm và chổ ở sẽ là yếu tố bất lợi cho ngân hàng trong quá trình cho vay. Tiêu biểu cho mẫu doanh nghiệp này hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng như doanh nghiệp tư nhân Gạch Đồng Tâm. Đồng thời ngân hàng nên thực hiện một dịch vụ mới, đó là dịch vụ chi trả lương hàng tháng cho người lao động, thay vì họ nhận lương từ doanh nghiệp thì sẽ đến ngân hàng nhận lương. Kết hợp giữa hình thức này với việc vay tiêu dùng cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đó trong quá trình phát vay, thu nợ, sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Với sự kết hợp này, hàng tháng thay vì người lao động phải đến ngân hàng nộp gốc và lãi thì sẽ được bù trừ trực tiếp vào tài khoản tiền lương hàng
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tháng của họ, chính vì thế không tốn thời gian cho việc trả nợ, công việc thu nợ của nhân viên ngân hàng cũng đơn giản hơn, không mất thời gian cho việc kiểm đếm tiền. 4. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng. a. Trường hợp xảy ra những rủi ro dẫn đến giảm sút thu nhập hay mất việc làm của người vay vốn. Để phòng tránh rủi ro trên, trước khi thực hiện cho vay tiêu dùng ngân hàng phải có được những thông tin đầy đủ và đúng nhất về lợi nhuận của doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân của CBCNV, xu hướng phát triển trong tương lai, thị trường cạnh tranh và tiềm năng phát triển... Qua đó có thể lựa chọn những doanh nghiệp tốt nhất để tiến hành cho vay tiêu dùng. Đồng thời nhằm hạn chế tổn thất cho ngân hàng do rủi ro trên xảy đến với doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh trong khi đã tiến hành cho vay tiêu dùng, trong từng trường hợp cụ thể ngân hàng có những phương án xử lý như: - Khi thu nhập người lao động bị giảm sút làm khả năng trả nợ của người vay bị ảnh hưởng, cán bộ ngân hàng sẽ làm việc trực tiếp với từng cá nhân cụ thể. Dựa trên mức thu nhập đã điều chỉnh, kết hợp với các nguồn thu nhập khác nếu có, cán bộ tín dụng sẽ xây dựng phương án trả nợ mới phù hợp cho người đó. Tạo điều kiện để họ có thể tiếp tục trả nợ cho ngân hàng, nhưng vẫn đảm bảo cho cuộc sống. - Khi người lao động bị mất việc làm thì khả năng thu nợ của ngân hàng là rất thấp chính vì nguồn đảm bảo cho việc trả nợ đã mất. Trong trường hợp ngoài lương, người vay còn có những khoản thu nhập thường xuyên khác đủ khả năng trả nợ cho ngân
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng thì cán bộ tín dụng làm việc với người đó để họ vẫn duy trì việc trả nợ cho ngân hàng, bên cạnh đó bắt buộc thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tài sản như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu người lao động không còn nguồn thu nhập nào khác ngoài lương thì do quá trình đóng BHXH trước đó nên khi người lao động nghỉ việc sẽ được hưởng một khoản trợ cấp từ quỹ BHXH, đây sẽ trở thành nguồn để ngân hàng có thể thu hồi được món nợ vay đó. Trong thời gian sắp đến, khi hoạt động của Quỹ trợ cấp thất nghiệp được triển khai thì đây sẽ là nguồn thu nợ chính của ngân hàng trong trường hợp này. Mặc dù vẫn có thể thu hồi được nợ, nhưng hiệu quả của việc thu nợ thể hiện ở cách thức thu như thế nào, nên tốt hơn hết ngân hàng phải phòng tránh những rủi ro trên ngay từ đầu bằng việc xem xét về tiềm năng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp đó trong tương lai để có được các món vay tiêu dùng thật sự có chất lượng. b.Trường hợp xảy ra các rủi ro khách quan dẫn đến ốm đau, tai nạn, hay thiệt hại đến tính mạng của người vay vốn. Trong trường hợp này tầm quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất, vì chính họ là những người nắm thông tin đầy đủ nhất về lao động làm việc cho mình. chính vì vậy trong biên bản thoả thuận giữa ngân hàng và người đại diện doanh nghiệp phải có điều khoản về trách nhiệm doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến tình hình vay tiêu dùng một cách kịp thời cho ngân hàng biết để xử lý nếu có rủi ro xảy ra. - Nếu người vay bị ốm đau, tai nạn ở mức nhẹ thì cán bộ tín dụng không cần điều chỉnh lại phương án trả nợ vì sự mất cân bằng về tài chính này chỉ xảy ra trong thời
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com gian ngắn, và họ đã có 75% lương làm nguồn trả nợ nên không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng . Trong trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, thu nhập của người vay trong thời gian dài thì ngân hàng phải có phương án điều chỉnh kỳ hạn cũng như số tiền trả nợ cho phù hợp dựa trên thu nhập thực tế tại doanh nghiệp và cụ thể số tiền trợ cấp từ Quỹ bảo hiểm. Người bị rủi ro sẽ được hưởng từ Quỹ bảo hiểm số tiền trợ cấp 1 lần từ 4-12 tháng lương nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 5-30% và được hưởng mức trợ cấp hàng tháng từ 0,4-1,6 tháng lương tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động là từ 31-100%. - Trường hợp thiệt hại tính mạng người lao động do rủi ro khách quan đem lại, thì nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là từ Quỹ BH của người đó, ngoài ra ở một số doanh nghiệp còn có các quỹ tại doanh nghiệp khác hình thành từ thâm niên, tiền thưởng của người lao động, đây là nguồn thu nợ của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Lãnh đạo doanh nghiệp phải có trách nhiệm khi xác nhận cho người lao động vay vốn ngân hàng bằng việc thông tin nhanh nhát cho ngân hàng về rủi ro xảy ra và cùng phối hợp với ngân hàng để giải quyết tronh trường hợp này. Ngoài số tiền tuất của người đó, Quỹ BHXH sẽ trợ cấp thêm số tiền bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu. Số tiền này và số tiền trích từ các quỹ của người lao động tại doanh nghiệp được dùng để thanh toán hết các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Và lãnh đạo doanh nghiệp là người có nghĩa vụ trích tất cả các khoản thu mà người đó được để thanh toán trong trường hợp này. Tuỳ vào thương lượng của doanh nghiệp và ngân hàng mà ngân hàng
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chỉ thu số tiền gốc còn lại thôi, không thu tiền lãi đối với khoản vay đó. Xem như đây là sự chia sẻ từ phía ngân hàng trong rủi ro không may này. c. Trường hợp xảy ra rủi ro từ phía chủ quan của người đi vay. - Trường hợp người vay cố tình không trả nợ: đi kèm với hồ sơ vay vốn có sự xác nhận của doanh nghiệp, nên có thêm phần cam kết bắt buộc người đi vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, nếu không sẽ chịu các hình thức xử phạt về lợi ích vật chất tại doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp với tư cách là người đại diện chấp nhận cho CBCNV của mình vay vốn phải có những qui định cụ thể về việc xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng tiêu dùng giữa người vay với ngân hàng và đã có sự chấp nhận từ phía người vay, ví dụ: + Qui định các CBCNV nào có tên trong danh sách không trả nợ nữa và ngân hàng được báo về đơn vị sẽ bị cắt thưởng của tháng đó. Thông thường đây là những người không trả nợ vay từ 3 tháng trở lên. + Trường hợp nặng hơn, nếu người đó tiếp tục không trả nợ và ngân hàng đã gởi giấy báo về nhiều lần thì người đó sẽ bị cắt thi đua của quí hay của năm đó. + Ở một số doanh nghiệp, đơn vị khi mà giá trị tiền thưởng không lớn hay yếu tố thi đua không được coi trọng, thì doanh nghiệp nên áp dụng phương thức “giam lương” của người đó cho đến khi họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Đây là hình thức có thể nói phù hợp nhất trong việc xử lý các loại rủi ro như thế này. - Nếu trường hợp người vay tiêu dùng nghỉ việc tại doanh nghiệp đó và chuyển sang làm việc tại đơn vị mới thì doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm thông báo với ngân hàng về danh sách số người này, đồng thời doanh nghiệp chỉ ký chấp nhận đơn xin
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chuyển công tác nếu người đó chứng minh được là đã hoàn thành xong việc trả nợ cho ngân hàng. Ta thấy rằng trong trường hợp này, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của đơn vị với ngân hàng. Hoạt động tín dụng này thực sự có hiệu quả xuất phát từ sự đóng góp không nhỏ của phía lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là điều mà ngân hàng cần chú trọng để có thể tiếp tục phát huy những mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp. - Trong trường hợp người vay nghỉ hay bỏ việc bất th ường, không có sự đồng ý của lãnh đạo doanh nghiệp thì người đại diện doanh nghiệp phải có trách nhiệm với món vay đó. Người đại diện cho đơn vị hoàn toàn có quyền ký chấp nhận để trích quỹ bảo hiểm của người mang nợ đó trả nợ cho ngân hàng. Vì theo điều 4 Điều lệ BHXH thì quyền hưởng BHXH của người lao động có thể bị đình chỉ hoặc cắt giảm hoặc huỷ bỏ khi người lao động vi phạm pháp luật. d. Trường hợp xảy ra rủi ro do tình hình biến động kinh tế. Khi những nguyên nhân khách quan như biến động về bất động sản, làm cho giá của các tài sản mà người vay thế chấp cho ngân hàng khi vay giảm thấp so với tại thời điểm ngân hàng định giá tài sản. Và vào lúc này người vay không trả nợ thì dẫu cho ngân hàng phát mại tài sản cũng không thu hồi đủ nợ của người đó. Đây là rủi ro rất hiếm xảy ra, nhưng để tránh trường hợp này xảy ra thì ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay như: xem xét giấy tờ sở hữu tài sản của người vay, tình hình tài chính của người bảo lãnh, định giá tài sản đó. Nhưng nếu trường hợp này đã xảy ra rồi thì tiền thu được do phát mại tài sản thế chấp thanh toán theo thứ tự
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sau: Trả nợ gốc và lãi vay, trả các chi phí bảo quản, phát mại, tố tụng; phần còn thiếu mà ngân hàng chưa thu đủ thì tiếp tục tìm các nguồn khác để trả nợ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát huy vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
61 p | 608 | 341
-
LUẬN VĂN: Ngân hàng Thương mại và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
58 p | 554 | 148
-
Chuyên đề thực tập: Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
71 p | 992 | 147
-
Đề tài "TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TỪ THỰC TIỄN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á"
32 p | 306 | 98
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Sáp nhập, hợp nhất, mua bán (M&A) -Giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kì phục hồi kinh tế
92 p | 396 | 82
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Ba Đình
76 p | 267 | 72
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
65 p | 422 | 66
-
LUẬN VĂN:CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP
100 p | 227 | 61
-
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
86 p | 213 | 52
-
Luận văn tốt nghiệp: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại công thương Hưng Yên
65 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
103 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
102 p | 34 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
26 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Truyền thông marketing dịch vụ ngân hàng số của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
110 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Giải pháp marketing mix nhằm phát triển khách hàng cho dịch vụ App MBBank của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
100 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai
131 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Điện Biên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn
92 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang
116 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn