Luận văn: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin
lượt xem 21
download
Thị trường cổ phiếu quốc tế thời gian qua đang chao đảo trước sự sụt giảm liên tục của hàng loạt các chỉ số lớn và việc giảm điểm liên tục trong các phiên giao dịch tại các trung tâm giao dịch lớn như New York, Tokyo, Hồng Kông Các thông tin (Phụ lục chỉ số Dự báo chỉ số NASDAQ , Dự đoán chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản) giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các chuyên gia tài chính tỏ ra không mấy lạc quan về một tương lai tốt đẹp của các thị trường chứng khoán lớn trên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin
- Luận văn Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin
- _* MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ .......... 1 CHƯƠNG I: TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ VỚI RỦI RO QUỐC GIA ...................... 3 1.1 Trái phiếu quốc tế ................................ ................................ ................................ 3 Khái niệm ................................ ................................ ................................ .. .... 3 1.1.2 Phân loại ................................ ................................ ................................ ........ 3 1.1.2 Ưu, nhược điểm của trái phiếu quốc tế................................ ........................... 4 1.2.3 Thị trường trái phiếu quốc tế - một hướng đi mới ................................ .......... 6 1.2 Lịch sử thị trường trái phiếu quốc tế ................................ .............................. 6 1.2.1 Những công cụ chủ yếu trên thị trường trái phiếu quốc tế .............................. 7 1.2.2 Lựa chọn đồng tiền phát hành ................................ ................................ ........ 9 1.2.3 Cách thức phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường ................................ .....10 1.2.4 Rủi ro quốc gia ................................ ................................ ............................. 11 1.3 Khái niệm ................................ ................................ ................................ .....11 1.3.1 Các thành phần của rủi ro quốc gia ................................ .............................. 11 1.3.2 1.3.2.1 Theo Standard and Poor’s(S&P) ................................ .......................11 1.3.2.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) ................................ 12 Các mô hình đánh giá rủi ro quốc gia ................................ ...........................13 1.3.3 1.3.3.1 Theo Standard and Poor’s(S&P) ................................ .......................13 1.3.3.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) ............................... 14 Mối liên hệ giữa rủi ro quốc gia và phát hành trái phiếu quốc tế ..................15 1.3.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................ ................................ .....16 1.4 CHƯƠNG II: VIỆT NAM PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM Thực trạng nền kinh tế Việt Nam và rủi ro quốc gia thời gian qua .................19 2.1 Xuất nhập khẩu ................................ ................................ ............................. 19 2.1.1
- Thu hút vốn đầu tư................................ ................................ ........................21 2.1.2 2.1.3 Những hạn chế trong nền kinh tế ................................ ................................ ....21 2.1.3.1 Chính sách tài khóa ................................ ................................ .........21 2.1.3.2 Chính sách tiền tệ ................................ ................................ ............23 2.1.4 Đánh giá của Standard & Poor’s ................................ ................................ .....24 Nhu cầu vốn đầu tư & thực lực của nguồn tài chính chủ yếu của 2.2 Việt Nam hiện nay ................................ ................................ ..........................25 2.2.1 Các nguồn tài chính tại Việt Nam hiện nay ................................ .....................25 2.2.1.1 Nguồn lực tài chính trong nước ................................ ........................25 2.2.1.2 Nguồn lực tài chính bên ngoài ................................ ..........................26 2.2.2 Nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế ................................ .............................. 29 2.2.2.1 Hạn chế của nguồn vốn trong nước ................................ ..................29 2.2.2.2 Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài ................................ ..................30 Thực trạng hoạt động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của 2.3 Việt Nam trong thời gian qua ................................ ................................ ........32 Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005 .............................. 32 2.3.1 2.3.2 Thấy gì qua đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005? ................................ 34 2.3.3 Việt Nam quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế như thế nào?.......34 Tại sao Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin lại 2.3.4 được ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế? ................................ ........................34 2.3.5 Giới thiệu khái quát vế Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy ViệtNam(Vinashin)................................ ................................ ......................... 35 2.3.6 Vinashin đã sử dụng vốn vay như thế nào? ................................ ................... 36 2.4 Lịch sử nợ quốc gia và khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam.........40 2.4.5 Nợ nước ngoài ................................ ................................ ............................... 40 2.4.6 Nợ trong nước ................................ ................................ ............................... 43 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẦN ĐỀ 3.1 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế ................................ ................................ .........................44
- 3.2 Lựa chọn những tổ chức tư vấn, hỗ trợ phát hành trái phiếu chuyên nghiệp ........45 3.3 Lựa chọn thị trường phát hành phù hợp ................................ .............................. 45 3.4 Lựa chọn đồng tiền hiệu quả ................................ ................................ ...............47 3.5 Lựa chọn kỳ hạn khối lượng trái phiếu phát hành ................................ ...............47 3.6 Sử dụng vốn vay hiệu quả ................................ ................................ ...................48 3.7 Tạo sức mạnh cho thương hiệu Việt Nam ................................ ...........................49 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ .............50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC BẢNG CHỈ SỐ, BIỂU ĐỒ
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thị trường cổ phiếu quốc tế thời gian qua đang chao đảo tr ước sự sụt giảm liên tục của hàng loạt các chỉ số lớn và việc giảm điểm liên tục trong các phiên giao dịch tại các trung tâm giao dịch lớn như New York, Tokyo, Hồng Kông Các thông tin (Phụ lục chỉ số Dự báo chỉ số NASDAQ , Dự đoán chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản) giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các chuyên gia tài chính tỏ ra không mấy lạc quan về một tương lai tốt đẹp của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Rõ ràng sự trì trệ kinh tế của các quốc gia lớn, đặc biệt là Mỹ đã kéo theo sự suy giảm trong các chỉ số. Mặc dù Cục Dự Trữ liên bang Mỹ (FED) đã mạnh tay cắt giảm lãi suất từ tháng 5 năm 2008 xuống còn 2% nhằm mục đích vực dậy nền kinh tế Mỹ nhưng xem ra công cụ này chưa tỏ rõ sức mạnh mà Mỹ mong muốn. Đồng đôla Mỹ không còn giữ vị trí thống trị như những năm vừa qua khiến việc nắm giữ các cổ phiếu của các công ty Mỹ cũng giảm sức hút đi một phần. Bên cạnh đó, cơn bão khủng hoảng tài chính do các biến động trong thị trường tài chính thứ cấp bắt đầu từ Mỹ đã lan ra một số nền kinh tế khác kéo theo chỉ số niềm tin vào thị trường chứng khoán thế giới nói chung sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán xuống dốc là một khó khăn cực kỳ to lớn đối với những công ty, những tổ chức tài chính muốn thông qua thị trường này để huy động vốn cho các dự án đầu tư của mình. Phát hành cổ phiếu lúc này trở nên một quyết định nhiều rủi ro khiến các công ty đau đầu. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát gia tăn g quá mức cùng với sự khủng hoảng về tiền mặt tại các ngân hàng làm cho việc vay vốn đầu tư kinh doanh của khu vực các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn.
- Chính lúc này thì thị trường trái phiếu tỏ ra l à một lựa chọn thích hợp, đặc biệt là thị trường trái phiếu quốc tế do những ưu điểm của thị trường này đem lại cho nhà đầu tư và những tồ chức muốn huy động vốn. Tuy Chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên năm 2005 nhưng nhìn chung thì loại hình huy động vốn này vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều người. Thông qua đề tài này, tác giả mong muốn giúp mọi người có được những khái niệm cơ bản và có cái nhìn cận cảnh hơn về việc phát hành trái phiếu quốc tế trong bối cảnh Việt Nam. Đây thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả mà Chính phủ và các doanh nghiệp nên tìm hiểu và tận dụng để phục vụ cho nhu cầu phát triển. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các loại hình trái phiếu trên thị trường tài chính thế giới( các khái niệm, cách thức phát hành…), ưu điểm , nhược điểm của phát hành trái phiếu quốc tế, thực tế phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt Nam: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin, các giải pháp đẩy mạnh việc phát h ành trái phiếu quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai… 3. Phạm vi nghiên cứu: Vì những hạn chế nhất định về mặt thời gian, những khó khăn trong quá tr ình tìm kiếm tài liệu nên đề tài không đi vào phân tích tình hình trái phiếu quốc tế trên thế giới mà chủ yếu xoáy vào việc nghiên cứu những khái niệm cơ bản cần phải nắm vững về trái phiếu quốc tế, các vấn đề của Việt Nam khi thực hiện, đặc biệt xem xét kỹ cuộc phát hành trái phiếu quốc tế của Vinashin, từ đó tìm hiểu các ưu điểm, các hạn chế nhằm làm rõ mục tiêu của đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu thông qua các giáo trình chuẩn của các bộ môn kinh tế liên quan đến trái phiếu, thông tin từ các tạp chí kinh tế, từ các trang web chính thức có uy tín về t ài chính, trang web chính thức của công ty nghiên cứu, các báo cáo, phân tích của các tổ chức như World Bank, IMF…Phân tích các biểu đồ, biểu mẩu, các công thức tính toán tài chính có liên quan…
- 5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm ba phần: Chương 1: Trái phiếu quốc tế với rủi ro quốc gia. Chương 2:Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế- Những vấn đề cần quan tâm. Chương 3: Giải pháp cho vấn đề. TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CHƯƠNG I: VỚI RỦI RO QUỐC GIA 1.1 TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 1.1.1 Khái niệm Để dễ hiểu trái phiếu quốc tế là gì thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem trái phiếu là gì: “Trái phiếu (bond) là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của một tổ chức phát hành đối với người sở hữu (trái chủ) trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ k èm theo tiền lãi trong một thời hạn nhất định.” Trái phiếu quốc tế (international bond) cũng l à trái phiếu nhưng có đặc điểm là được bán ra bởi chính phủ, các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổ chức tài chính quốc tế trên thị trường vốn quốc tế (không phải trên thị trường nội địa của tổ chức phát hành). 1.1.2 Phân loại trái phiếu quốc tế Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm hai bộ phận: trái phiếu nước ngoài (foreign bonds) và trái phiếu châu Âu (Eurobonds). Trái phiếu nước ngoài: là trái phiếu do một tổ chức nước ngoài phát hành trên thị trường vốn của một quốc gia và mệnh giá trái phiếu được ghi bằng đơn vị tiền tệ của
- quốc gia mà trái phiếu được phát hành. Ví dụ: Công ty Việt Nam phát hành trái phiếu tại Mỹ thì trái phiếu sẽ có mệnh giá bằng USD hay ngược lại một công ty Mỹ phát hành trái phiếu tại Việt Nam thì trái phiếu đó phải có mệnh giá ghi bằng VND. Trái phiếu nước ngoài thường được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường vốn nội địa mà chúng được phát hành, được đặt tên gọi thông dụng theo thị trường mà chúng được cung cấp. Bởi vì những nhà đầu tư mua trái phiếu nước ngoài thường là những cư dân của những quốc gia tại đó trái phiếu được phát hành, họ thấy trái phiếu nước ngoài hấp dẫn vì họ có thể đưa chúng vào danh mục đầu tư của mình mà không cần phải thêm vào chi phí hoán đổi chúng thành đồng nội tệ. Trái phiếu nước ngoài còn bao gồm trái phiếu bulldog, trái phiếu matilda và trái phiếu samurai. Trái phiếu châu Âu: là trái phiếu được bán ở những nước khác với nước có đồng tiền định danh trái phiếu đó. Thông thường trái phiếu châu Âu được phát hành bởi những nghiệp đoàn quốc tế và được xếp loại phụ thuộc vào đồng tiền ghi trên mệnh giá. Một trái phiếu châu-Âu-đôla có nghĩa là nó có mệnh giá ghi bằng đôla Mỹ và được phát hành tại Nhật bởi một công ty Úc có thể là một ví dụ điển hình cho trái phiếu châu Âu. Công ty Úc trong ví dụ này có thể phát hành trái phiếu châu-Âu-đôla tại bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ nước Mỹ. Trái phiếu châu Âu là một công cụ tài chính hấp dẫn đối với các nhà phát hành bởi vì chúng đem lại cho các nhà phát hành sự linh hoạt trong việc lựa chọn quốc gia phát hành trái phiếu tùy thuộc vào sự ép buộc điều tiết của quốc gia đó. Họ thường định danh trái phiếu châu Âu của mình theo đồng tiền mà họ yêu thích. Trái phiếu châu Âu hấp dẫn các nhà đầu tư vì chúng có giá trị danh nghĩa nhỏ và có thanh khoản cao. 1.2.3 Ưu và nhược điểm của trái phiếu quốc tế
- Ưu điểm: Lợi thế lớn nhất mà ta có thể nhận thấy được từ trái phiếu quốc tế là tổ chức phát hành trái phiếu có toàn quyền trong việc sử dụng vốn vay và không chịu sự ràng buộc nào từ phía các nhà đầu tư. Đây là một ưu điểm vượt trội hơn so với việc phát hành cổ phiếu. Nếu như các cổ đông có quyền tham gia vào các quyết định định đầu t ư cũng như cách thức sử dụng vốn, và đôi khi vì mâu thuẫn trong lợi ích nhận được từ các quyết định đầu tư mà các cổ đông sẽ ngăn cản, thậm chí bác bỏ các dự án đầu t ư mặc dù chúng sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty; thì ngược lại, các trái chủ hoàn toàn đứng ngoài các quyết định này. Bên cạnh đó, khối lượng vốn huy động và thời hạn của trái phiếu đều do tổ chức phát hành quyết định. Điều này tỏ ra có hiệu quả tốt, nhất là trong các trường hợp phát hành trái phiếu trung và dài hạn. So với việc đi vay ngân hàng thì phát hành trái phiếu có chi phí thấp hơn nếu xét về lâu dài, khi đã có được sự tin tưởng của thị trường thì càng về sau lãi suất huy động có thể giảm. Một ưu điểm nữa so với việc vay vốn ngân hàng là phát hành trái phiếu không đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm hay thế chấp. Điều đó giúp các công ty chủ động hơn trong việc sử dụng tài sản của mình trong kinh doanh. Phát hành trái phiếu quốc tế không chỉ là một phương thức huy động vốn đơn thuần mà nó còn là một cách khẳng định uy tín của tổ chức phát hành trên thị trường vốn quốc tế. Quan trọng hơn nữa, nếu như các khoản nợ và lãi vay được thanh toán đúng hạn, cũng như vốn vay được sử dụng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho công ty thì sẽ làm gia tăng uy tín và kéo theo việc nâng bậc hệ số tín nhiệm, một chỉ số rất quan trọng m à các nhà đầu tư thường tham khảo khi muốn đầu tư vào một công ty. Một khi công ty được đánh giá cao thì lãi suất vay cho những lần phát hành sau sẽ giảm hơn lần trước.
- Về phía các nhà đầu tư, khi mua các trái phiếu quốc tế họ cũng th ường tham khảo thêm chỉ số tín nhiệm của tổ chức phát hành do các tổ chức có uy tín lâu năm xếp hạng. Để có thể đưa ra các chỉ số này thì các tổ chức xếp hạng đã phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố quan trọng như tình hình tài chính, doanh s ố, các dự án… của công ty. Điều đó có nghĩa là các tổ chức xếp hạng đã đảm bảo một phần cho sự an toàn khi đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức đó. Riêng tại Mỹ, chính phủ Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất đối với nhà đầu tư nước ngoài khi mua trái phiếu nội địa của Mỹ. Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài thích nắm giữ trái phiếu châu Âu hơn vì nó không thuộc đối tượng bị đánh thuế. Nhược điểm: Phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản chút nào. Các tổ chức phát hành phải tuân thủ chặt chẽ các thông lệ quốc tế về trình tự, thủ tục phát hành và cách thức thanh toán trái phiếu. Những thủ tục này tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được chuẩn bị chu đáo về cơ sở pháp lý, kinh tế, các kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp như lựa chọn thị trường, loại tiền tệ, hình thức phát hành, lựa chọn người bảo lãnh, đại lý thanh toán, tư vấn pháp lý. Tất cả các nghiệp vụ này đều yêu cầu phải được tiến hành thận trọng bởi những chuyên gia có kinh nghiệm. Chi phí cho đợt phát hành trái phiếu đầu tiên là khá cao do phải thanh toán các chi phí phí đại lý, phí dịch vụ pháp lý, phí cho lễ ký kết, phí giao dịch, in ấn t ài liệu, chi phí quảng cáo… Việc thanh toán nợ gốc và lãi vay bắt buộc phải đúng hẹn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của công ty. Nếu đợt phát hành trước trái phiếu bị thanh toán chậm hoặc thiếu hụt thì sẽ gây ra tâm lý nghi ngại cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư thêm lần nữa vào trái phiếu của công ty đó. Do vậy, nếu muốn huy động được số vốn mong muốn buộc công ty phải trả một lãi suất cao hơn hoặc phải đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi hơn.
- Đối với những trái phiếu càng dài hạn thì rủi ro tiềm ẩn càng cao. Khi đầu tư vào các trái phiếu này các nhà đầu tư đứng trước nguy cơ đối mặt với các rủi ro về khủng hoảng kinh tế, thay đổi lãi suất, tỷ giá hay khả năng thanh toán của tổ chức phát h ành. Điều đó buộc các tổ chức phát hành phải có những cam kết vay chặt chẽ với những điều khoản khắt khe hơn để tạo lòng tin nơi các nhà đầu tư. 1.2 THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ - MỘT HƯỚNG ĐI MỚI 1.2.1 Lịch sử thị trường trái phiếu quốc tế Từ những năm 1820, các nhà phát hành trái phiếu người nước ngoài, thường là các chính phủ hay các công ty đường sắt, đã bắt đầu xuất hiện tại thị trường tài chính châu Âu. Từ nửa sau thế kỷ 19 đến hết chiến tranh thế giới lần thứ nhất th ì Paris và London đã trở thành hai trung tâm tài chính với các thị trường trái phiếu lớn bắt đầu xuất hiện. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, New York trở thành một thị trường trái phiếu quốc tế hùng mạnh và vị trị này cũng phù hợp với nền tài chính của nước Mỹ lúc bấy giờ. Theo một ước tính, có khoảng 14 tỷ trái phiếu nước ngoài bằng đôla đã được phát hành vào thị trường từ năm 1946 đến 1963. Trong suốt những năm 1980, thị trường trái phiếu nước ngoài bằng yên Nhật và frăng Thụy Sỹ cũng mở rộng nhanh chóng. Riêng thị trường trái phiếu châu Âu, vào những năm 1900 đã ghi nhận có đến ¾ thị trường là trái phiếu quốc tế. Mặc dù đến nay vẫn còn một số quan điểm bất đồng nhưng hầu hết mọi người đều công nhận là nguồn gốc của thị trường trái phiếu châu Âu là từ những năm 1960. 1.2.2 Những công cụ chủ yếu của thị trường trái phiếu quốc tế Phát hành trái phiếu có lãi suất cố định đường thẳng (Straight fixed-rate bond): là
- trái phiếu có ngày đáo hạn cố định mà vốn gốc của trái phiếu đ ược cam kết sẽ được chi trả. Trong suốt vòng đời của trái phiếu, việc thanh toán lãi suất cố định sẽ là số phần trăm của mệnh giá được ghi trên trái phiếu và được thanh toán cho trái chủ. Đây chính là loại trái phiếu chủ yếu. Trái phiếu châu Âu có lãi suất cố định chủ yếu là trái phiếu vô danh và trả lãi hàng năm. Phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating-rate notes – FRNs): là loại trái phiếu trung hạn chủ yếu với lãi suất phụ thuộc vào một vài lãi suất tham chiếu nhất định. Lãi suất thông thường được sử dụng là lãi suất LIBOR 3 hoặc 6 tháng của đôla Mỹ. Việc thanh toán lãi suất của FRNs thường là hàng quý hoặc nửa năm một lần, và căn cứ theo lãi suất tham chiếu. Phát hành trái phiếu khả hoán ( Convertible bond): cho phép nhà đầu tư hoán đổi trái phiếu lấy một con số xác định trước vốn cổ phần của người phát hành. Giá sàn của trái phiếu khả hoán chính l à giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định. Trái phiếu khả hoán thường được bán tại mức chênh lệch giá giữa phần lớn hơn của nợ có lãi suất cố định và giá trị chuyển đổi của chúng. Thêm vào đó, các nhà đầu tư thường sẵn sàng chấp nhận một lãi suất thấp hơn lãi suất cố định bởi vì họ nhận thấy có những đặc tính hấp dẫn. Trái phiếu có bảo đảm về vốn có thể được xem như trái phiếu có lãi suất cố định kẻm theo một quyền chọn mua (hoặc một sự bảo đảm). Sự bảo đảm cho phép các trái chủ đổi trái phiếu khả hoán lấy một số lượng cụ thể vốn cổ phần tại giá chưa xác định trước thời hạn hoán đổi. Trái phiếu lãi suất bằng không ( Zero coupond bonds) được bán ở một mức giá thấp hơn mệnh giá và không được thanh toán bất kỳ một lãi suất nào trong suốt dòng đời của nó. Đến ngày đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được toàn bộ mệnh giá của trái phiếu. Một dạng khác của trái phiếu lãi suất bằng không là trái phiếu tách rời. Trái phiếu tách rời là một trái phiếu có lãi suất bằng không, là kết quả của việc tách rời lãi suất và vốn gốc của một trái phiếu lãi suất thông thường. Kết quả là hàng lọat trái phiếu lãi suất
- bằng không được đại diện bởi việc thanh toán riêng lẽ tiền lãi và vốn gốc. Trái phiếu gồm hai loại tiền tệ là trái phiếu lãi suất cố định thẳng hàng được phát hành bằng một đồng tiền và trả lãi cũng bằng loại tiền tệ ấy. Đến ngày đáo hạn, vốn gốc sẽ được hoàn trả bằng loại tiền thứ hai. Lãi suất của loại trái phiếu này thường cao hơn lãi suất của trái phiếu lãi suất cố định. Việc thanh toán số lượng đôla vốn gốc vào ngày đáo hạn được tiến hành như quy định ban đầu, thông thường, số lượng đó cho phép một số khả năng nâng giá trị chúng thông qua các tỷ giá của một đồng tiền mạnh hơn. Theo viễn cảnh mà các nhà đầu tư mong muốn, một trái phiếu gồm hai loại tiền tệ bao gồm một hợp đồng kỳ hạn dài hạn. Trái phiếu kếp hợp các loại tiền tệ: là loại trái phiếu định danh bằng một rổ tiền tệ, như là SDRs hay ECUs, thay vì chỉ duy nhất một loại tiền tệ. Chúng th ường xuyên được gọi là trái phiếu hỗn hợp tiền tệ. Chúng chính là những loại trái phiếu lãi suất cố định điển hình. Sự kết hợp nhiều loại tiền tệ chính là một danh mục các loại tiền tệ: khi mà một số đồng tiền bị mất giá trong khi một số khác lại tăng giá, do đó lợi ích thu được thấp hơn giá trị biến đổi xét về tổng thể. Tình huống giả định: Nếu bạn là một ngân hàng đầu tư và bạn đang tư vấn cho một ngân hàng châu Âu về một dự định phát hành trái phiếu quốc tế mới mà họ đang cân nhắc. Phần tiền thu được sẽ được dùng tài trợ cho các khoản nợ cho các khoản nợ bằng đôla châu Âu của các ngân hàng khách hàng. Vậy bạn sẽ đề nghị ngân h àng đó sử dụng công cụ trái phiếu nào cho việc phát hành? Giải pháp: Vì ngân hàng châu Âu mong mu ốn sử dụng phần tiền thu đ ược từ trái phiếu để điểu tiết các khoản nợ bằng đôla châu Âu, là những khoản nợ với lãi suất thả nổi, ngân hàng đầu tư nên đề nghị ngân hàng đó phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi (FRNs), là loại trái phiếu có lãi suất thay đổi. Bởi vì sẽ có mối quan hệ tương tác giữa lãi suất ngân hàng trả cho các ngân quỹ và lãi suất mà nó nhận được từ các khoản cho vay của mình. Ví dụ, nếu một ngân hàng thường xuyên cho vay các khoản căn cứ theo
- lãi suất LIBOR 3 tháng, nó có thể muốn phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, và thường là dựa vào LIBOR 3 tháng. 1.2.3 Lựa chọn đồng tiền phát hành Một điều dễ nhận thấy rằng các đợt phát hành trái phiếu bằng đồng tiền mạnh luôn chiếm một con số áp đảo hơn so với những đợt phát hành bằng những đồng tiền yếu. Việc pha trộn các loại tiền tệ thường hiểu là do ảnh hưởng của các mức lãi suất khác nhau, với những đợt phát hành bằng đồng tiền đem lại lợi ích cao hơn luôn nhiều hơn và còn do ảnh hưởng của số lượng trái phiếu phát hành. Hai nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền cho đợt phát h ành trái phiếu là phương thức quản lý rủi ro có liên quan và chi phí đi vay. Liên quan đến việc quản lý rủi ro, người đi vay muốn đồng tiền mà họ dùng để thanh toán lãi vay và nợ gốc phải tuơng đương với đồng tiền của dòng tiền vào ròng mà họ mong muốn nhận được trong suốt dòng đời của trái phiếu, trong khi nhà đầu tư muốn có được một khoản lợi nhuận trên số tài sản ở hiện tại phải tương đương với chi phí bỏ ra trong tương lai. Riêng trái phiếu gồm hai loại tiền tệ là loại trái phiếu có lãi suất cố định được phát hành bằng một đồng tiền và trả lãi cũng bằng đồng tiền đó. Đến ngày đáo hạn, vốn gốc sẽ được hoàn trả bằng lọai tiền thứ hai. Lãi suất của loại trái phiếu này thường cao hơn lãi suất của trái phiếu lãi suất cố định. Việc thanh toán số lượng đôla vốn gốc vào ngày đáo hạn được tiến hành như quy định ban đầu, thông thường, số lượng đó cho phép một số khả năng nâng giá trị chúng thông qua các tỷ giá của một đồng tiền mạnh hơn. Theo viễn cảnh mà các nhà đầu tư mong muốn, một trái phiếu gồm hai loại tiền tệ bao gồm một hợp đồng kỳ hạn dài hạn. Nếu đồng tiền thứ hai tăng giá trong suốt dòng đời của trái phiếu, thì sự thanh toán vốn gốc sẽ là tiêu tốn nhiều hơn việc thanh toán vốn gốc bằng đồng tiền phát hành (đồng tiền thứ nhất). Tuy nhiên, nếu đồng tiền thanh toán giảm giá, nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu một khoản lỗ do thay đổi tỷ giá. Trái phiếu gồm
- hai loại tiền tệ có sức hấp dẫn đối với các Công ty đa quốc gia (MNC) đang tìm kiếm nguồn tài chính để hình thành hoặc mở rộng hoạt động tại quốc gia có đơn vị tiền tệ là đồng tiền thanh toán trên trái phiếu (đồng tiền thứ hai). Trong suốt những năm đầu tiên, việc thanh toán lãi suất sẽ được tiến hành bởi công ty mẹ ở quốc gia phát hành trái phiếu (đồng tiền thứ nhất). Đến ngày đáo hạn, các MNC đã tính toán trước số vốn gốc sẽ được hoàn trả từ nguồn lợi nhuận kiếm được từ các công ty con. MNC có thể phải chịu đựng một khoản lỗ do tỷ giá gây ra nếu các công ty con khôn g thể thanh toán nợ gốc và đồng tiền thanh toán tăng giá so với đồng tiền phát h ành. Do vậy, cả nhà phát hành và nhà đầu tư phải chịu rủi ro về tổn thất do thay đổi tỷ giá hối đoái gây ra từ trái phiếu bao gồm hai loại tiền tệ. 1.2.4 Cách thức phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường Một tổ chức dự định tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu châu Âu vào thị trường vốn sẽ liên hệ với các ngân hàng đầu tư và sẽ yêu cầu họ làm nhà quản lý chính của một nghiệp đoàn bảo lãnh sẽ phát hành trái phiếu vào thị trường. Nhà quản lý chính thường sẽ mời thêm các ngân hàng khác kết hợp tạo thành một nhóm quản lý để giúp thương thảo với tổ chức muốn phát hành trái phiếu, xác định các điều kiện thị tr ường quản lý việc phát hành. Hầu hết các nhà bao tiêu, cùng với các ngân hàng khác, sẽ là một phần của một nhóm chuyên bán trái phiếu vào thị trường đầu tư công chúng. Rất nhiều thành viên của nhóm bao tiêu sẽ nhận được một phần chia của phí bao tiêu (thường là từ 2% đến 2.5% của lượng phát hành), dựa trên số lượng và loại trái phiếu. Nhà quản lý chính sẽ nhận được đầy đủ phí bao tiêu, và ngân hàng hoạt động chỉ như là thành viên của một nhóm bán trái phiếu thì nhận được phần nhỏ hơn. 1.3 RỦI RO QUỐC GIA 1.3.1 Khái niệm rủi ro quốc gia Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. Rủi ro quốc gia cũng bao gồm là khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước ngoài của chính phủ, việckiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ hay mất giá, phá giá tiền tệ.
- 1.3.2 Các thành phần của rủi ro quốc gia 1.3.2.1 Theo STANDARD & POOR’S (S & P) Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức có uy tín trong việc xếp hạng tín nhiệm nhằm đánh giá rủi ro quốc gia khi quốc gia đó phát hành trái phiếu quốc tế. Trong đó phải kể đến Standard & Poop’s (S&P), Flitch, Moody, International Country Risk Guide (ICRG)…. Ờ đây chúng ta đề cập đến hai phương thức đánh giá rủi ro khá quen thuộc là S&P và ICRG. Khi xếp hạng tín nhiệm nhằm đánh giá rủi ro của một quốc gia, S&P tập trung phân tích vào mức độ rủi ro về chính trị và kinh tế. Đối với rủi ro về chính trị, S&P tập trung vào các thành phần chủ yếu như tính ổn định hệ thống chính trị (hình thức của chính phủ, sự kế thừa trong lãnh đạo cũng như khả năng thích nghi của tổ chức này); các vấn đề về lao động, mức sống và phân phối thu nhập được xếp vào môi trường xã hội và cuối cùng là mối quan hệ với các quốc gia khác. S&P đã xếp rủi ro kinh tế và rủi ro về tài chính vào cùng một nhóm rủi ro chung gọi là rủi ro về kinh tế. Trong rủi ro kinh tế, S&P đánh giá trạng thái nợ n ước ngoài (bao gồm quy mô, cơ cấu, nghĩa vụ trả nợ hàng năm và dự trữ quốc tế), cán cân thanh toán quốc tế, tăng trưởng kinh tế, quản lý và triển vọng tăng trưởng kinh tế. 1.3.2.2 Theo INTERNATIONAL COUNTRY RISK GUIDE (ICRG) Theo ICRG thì rủi ro quốc gia đuợc phân loại gồm 22 biến số và chia thành 3 loại: Rủi ro chính trị: đây là loại rủi ro được đánh giá dựa trên 100 điểm được chia thành 12 loại xếp từ A đến L bao gồm cả chính trị và xã hội. Rủi ro kinh tế: là rủi ro được đánh giá dựa trên 50 điểm bao gồm GDP trên đầu người, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát hàng năm, phần trăm cán cân ngân sách trên GDP, phần trăm tài khoản vãng lai trên GDP.
- Rủi ro tài chính: là rủi ro được đánh giá dựa trên 50 điểm. Mục đích của việc phân loại rủi ro này là để đánh giá khả năng thanh toán của một quốc gia. Thực chất đây là hệ thống đo lường khả năng tài chính của một nước, về nghĩa vụ của nước đó đối với thương mại, mua bán nợ, nợ nước ngoài. Bảng 1: Các thành phần trong Rủi Ro Chính Trị Thứ tự Nội dung Điểm (tối đa) Sự ổn định của chính quyền 12 A Điều kiện kinh tế xã hội 12 B Tiểu sử đầu tư 12 C Xung đột bên trong 12 D Xung đột bên ngoài 12 E Sự tham nhũng 6 F Sự tinh nhuệ của quân đội 6 G Tình trạng tôn giáo 6 H Luật pháp 6 I Sự căng thẳng dân tộc 6 J Tính dân chủ 6 K Nạn quan liêu 4 L Tổng cộng 100 (Nguồn: ICRD Methodology) Bảng 2: Các thành phần trong Rủi Ro Kinh Tế Thứ tự Nội dung Điểm (tối đa) GDP bình quân đầu người 1 5 Tỷ lệ tăng trưởng thực 2 10 Tỷ lệ lạm phát hàng năm 3 10 Cân bằng ngân sách 4 10 Cán cân vãng lai % của GDP 5 15 Tổng cộng 50 (Nguồn: ICRD Methodology)
- Bảng 3: Các thành phần trong Rủi Ro Tài Chính Thứ tự Nội dung Điểm (tối đa) Nợ nước ngoài % của GDP 1 10 Dịch vụ nợ % trên xuất khẩu 2 10 Tài khoản vãng lai % trên xuất khẩu 3 15 Dự trữ chính thức tính theo tháng nhập khẩu 5 4 Sự ổ định của tỷ giá hối đoái 5 10 Tổng cộng 50 (Nguồn: ICRD Methodology) 1.3.3 Các mô hình đánh giá rủi ro quốc gia 1.3.3.1 Theo STANDARD & POOR’S Bảng 4: Thứ hạng trái phiếu quốc tế HẠNG NỘI DUNG Là thứ hạng được đánh giá cao nhất. - Khả năng trả nợ gốc và lãi là mạnh nhất - AAA Chỉ xếp sau AAA - AA Khả năng trả nợ gốc và lãi rất cao - Là thứ hạng được đánh giá là có khả năng thanh toán gốc - và lãi vay mặc dù nó cũng có phần chịu ảnh hưởng bởi A những thay đổi bất lợi trong những điều kiện kinh tế,
- Là thứ hạng được đánh giá là có khả năng thanh toán gốc - và lãi vay. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, khi môi trường hoặc kinh - BBB tế thay đổi theo chiều h ướng xấu thì khả năng trả nợ của nó trở nên yếu đi so với các thứ hạng trên. Là các thứ hạng được đánh giá có tính chất đầu cơ. - BB là thứ hạng đầu cơ thấp nhất - CC là thứ hạng đầu cơ thấp nhất - BB, B Tuy những khoản nợ này có những nét đặc trưng phù hợp - CCC, C vế chất lượng và khả năng được bảo vệ nhưng các thứ hạng này có mức độ không chắc chắn và rủi ro cao khi hoàn cảnh thay đổi trở nên bất lợi. Là thứ hạng bị đánh giá là không trả lãi đuợc - C Là thứ hạng chỉ mức độ vỡ nợ. - D Dấu (+) hoặc (-): dấu cộng hoặc trừ dành cho các thứ hạng từ AA đến BB để chỉ vi thế trong tứng thứ hạng. (Nguồn: Security Analysis and Portfolio Management, trang 327) 1.3.2.2 Theo INTERNATIONAL COUNTRY RISK GIUDE (ICRG)
- Phương pháp để tính toán cho việc phân loại và sắp xếp các rủi ro về chính trị, kinh tế và tài chính đến nay vẫn không thay đổi. Rủi ro về chính trị quyết định 50% của việc phân loại này trong khi rủi ro về kinh tế, tài chính mỗi loại chỉ quyết định 25% Công thức được dùng để tính tổng thể cho việc kết hợp của ba rủi ro này: CR (country X) = 0.5 (PR+FR+ER) Tổng hạng mức rủi ro tổng hợp CR (Composite Risk) : Tổng hạng mức rủi ro chính trị PR (Political Risk) : Tổng hạng mức rủi ro tài chính FR (Financial Risk) : Tổng hạng mức rủi ro kinh tế ER (Economic Risk) : Với tổng số điểm đạt đ ược nếu là 100 điểm thì rủi ro được đánh giá là đang ở mức thấp nhất, ngược lại rủi ro bị đánh giá là cao nhất khi số điểm bằng 0. Rủi ro cao nhất 00.0 đến 49.5 điểm Rủi ro cao 50.0 đến 59.5 điểm Rủi ro vừa phải 60. đến 69.5 điểm Rủi ro thấp 70.0 đến 79.5 điểm Rủi ro rất thấp 80.0 đến 100 điểm (Nguồn: ICRD Methodology) 1.3.4 Mối liên hệ giữa phát hành trái phiếu quốc tế với rủi ro quốc gia Khi nói đến vay nợ dù ở một mức độ thấp nhất là giữa hai cá thể thì người cho vay luôn cân nhắc giữa hai lựa chọn là cho vay hay không cho vay thông qua uy tín, khả năng trả nợ của người đi vay kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, lãi suất đi vay và đặc biệt là sự đánh đổi giữa rủi ro và lãi suất. Một khi muốn phát hành trái phiếu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HỆ THỐNG IDS/IPS
84 p | 430 | 129
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIAO THỨC THANH TOÁN QUA MẠNG CÔNG KHAI
62 p | 147 | 42
-
LUẬN VĂN:Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân
124 p | 160 | 41
-
Luận văn nghiên cứu kiến trúc an ninh mạng xây dựng giải pháp an ninh, bảo mật hệ thống mạng thông tin diện rộng của các cơ quan đảng tỉnh Phú Yên
26 p | 153 | 34
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu một số bài toán an toàn thông tin trong giai đoạn đăng kí bỏ phiếu điện tử
75 p | 132 | 32
-
Luận văn nghiên cứu: Chế độ Tổng thống hợp chúng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển
97 p | 108 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu Đ (1954-1975)
173 p | 166 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Một số ý kiến về đánh giá hiệu quả trong khoa học xã hội "
12 p | 120 | 21
-
Luận văn:NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG SA THẢI VÀ KHÔI PHỤC PHỤ TẢI HỆ THỐNG ĐIỆN HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
26 p | 96 | 17
-
Luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật phát hiện ảnh có giấu tin trên miền dữ liệu ảnh
54 p | 101 | 14
-
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: “Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU”
21 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học triết học: Tư tưởng Hồ Chính Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
92 p | 62 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
175 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
18 p | 98 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
20 p | 41 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng bài tập về các lý thuyết chủ đạo nhằm phát triển cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống
161 p | 26 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nhân sinh quan Phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay
119 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn