intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

63
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu một cách toàn diện nguồn TLHN về KHNA, bao gồm: Đặc điểm văn bản, giá trị nội dung cũng như việc bảo tồn, phát huy giá trị tư liệu đó đối với công tác khuyến học, khuyến tài hiện nay. Từ đó, luận án góp phần tìm hiểu giá trị của di sản Hán Nôm nói chung, TLHN về KHNA nói riêng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU HƢƠNG NGHIÊN CỨU TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU HƢƠNG NGHIÊN CỨU TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN Ngành: Hán Nôm Mã số: 9 22 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học GS. TS. Đinh Khắc Thuân PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cƣờng HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Bản Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Đinh Khắc Thuân và PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cƣờng, chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác. - Luận án đã đƣợc tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã đƣợc tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án. Tác giả Lê Thị Thu Hƣơng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy cô đang giảng dạy, công tác tại Học viện Khoa học xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đinh Khắc Thuân và PGS. TS. Nguyễn Tuấn Cƣờng là hai thầy hƣớng dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các bậc nghiên cứu tiền bối, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và luôn động viên khích lệ trong quá trình học tập và viết luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong Hội đồng đánh giá luận án. Kính nhận những góp ý của quý thầy cô để giúp cho nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu đạt đƣợc kết quả tốt. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Lê Thị Thu Hương
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT EFEO Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp KHNA Khuyến học của Nghệ An KHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản t. tờ TLHN Tƣ liệu Hán Nôm tr. Trang TTKHXH Thƣ viện Viện Thông tin Khoa học xã hội UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa thông tin VNCHN Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH TRONG LUẬN ÁN Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng văn bản tục lệ Hán Nôm ............................................41 Bảng 2.2. Tƣ liệu đăng khoa lục đại khoa và số ngƣời đỗ đại khoa của Nghệ An ...45 Bảng 2.3. Tƣ liệu địa chí Nghệ An và số lƣợng ngƣời đỗ đại khoa của Nghệ An ...47 Bảng 2.4. Bảng thống kê tên phủ chép ở bìa sách và tờ 1a trong sách tục lệ ...........55 Bảng 2.5. Sự phân bố về mặt niên đại các văn bản tục lệ khuyến học của Nghệ An ......58 Bảng 2.6. Niên đại Cảnh Hƣng ngụy tạo trong văn bia khuyến học của Nghệ An ..60 Bảng 2.7. Niên đại Vĩnh Thịnh ngụy tạo trong văn bia khuyến học của Nghệ An ..61 Bảng 2.8. Thống kê tỷ lệ % văn bia có ghi soạn giả/không ghi soạn giả .................63 Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng văn bản tục lệ Hán Nôm ............................................41 Bảng 2.2. Tư liệu đăng khoa lục đại khoa và số người đỗ đại khoa của Nghệ An ...................................................................................................................................45 Bảng 2.3. Tƣ liệu địa chí Nghệ An và số lƣợng ngƣời đỗ đại khoa của Nghệ An ...46 Bảng 2.4. Bảng thống kê tên phủ chép ở bìa sách và tờ 1a trong sách tục lệ .......55 Bảng 2.5. Sự phân bố về mặt niên đại các văn bản tục lệ khuyến học của Nghệ An ...................................................................................................................................58 Bảng 2.6. Niên đại Cảnh Hƣng ngụy tạo trong văn bia khuyến học ........................60 Bảng 2.7. Niên đại Vĩnh Thịnh ngụy tạo trong văn bia khuyến học của Nghệ An ..61 Bảng 3.1. Bảng thống kê sự xuất hiện của các nội dung khuyến học ……………107 Ảnh 4.1. Lễ tuyên dƣơng học sinh giỏi quốc tế, quốc gia do Tỉnh ủy - UBND tỉnh Nghệ An tổ chức………………………………………………………………… 129 Ảnh 4.2. Hòm khuyến học đặt tại nhà thờ dòng họ Nguyễn Phùng xã Xuân Tƣờng, huyện Thanh Chƣơng……………………………………………………………..132 Ảnh 4.3. Thực trạng khu di tích đình xã Võ Liệt…………………………………137 Ảnh 4.4. Cán bộ Ban quản lý Di tích giới thiệu sản phẩm tƣ liệu Hán Nôm đƣợc phục chế sau số hóa……………………………………………………………….139
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI n1.1. Khái niệm khuyến học, tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An ...... 7 1.1.1. Khái niệm khuyến học ......................................................................................7 1.1.2. Khái niệm tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An .............................10 1.2. Khái lƣợc quá trình phát triển của khuyến học ..………………………… 18 1.3. Giới thiệu về địa giới hành chính tỉnh Nghệ An …………………………...17 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài……………………..18 1.4.1. Tình hình nghiên cứu khuyến học ở một số nƣớc phƣơng Đông ...................18 1.4.2. Tình hình nghiên cứu khuyến học ở Việt Nam ...............................................22 1.4.3. Nghiên cứu về khuyến học của Nghệ An ...................................................... 31 1.5. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..……………………..35 1.6. Định hƣớng nghiên cứu của luận án .............................................................. 37 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 38 Chƣơng 2 KHẢO SÁT NGUỒN TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN 2.1. Thực trạng nguồn tƣ liệu................................................................................. 39 2.1.1. Nguồn tƣ liệu thƣ tịch .....................................................................................39 2.1.2. Nguồn tƣ liệu văn bia ......................................................................................52 2.2. Một số đặc điểm văn bản tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An ... 53 2.2.1. Định dạng văn bản ..........................................................................................53 2.2.2. Niên đại ...........................................................................................................57 2.2.3. Tác giả .............................................................................................................62 2.2.4. Văn tự ..............................................................................................................65 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 66 Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN 3.1. Nội dung khuyến học qua tƣ liệu Hán Nôm của Nghệ An ........................... 67 3.1.1. Dựng trƣờng, mở lớp.......................................................................................67 3.1.2. Chế độ khen thƣởng ........................................................................................76 3.1.3. Chế tài xử phạt ................................................................................................96 3.2. Đặc điểm nội dung tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An ...........104 3.2.1.Khuyến học của Nghệ An gắn liền với nền giáo dục khoa cử Nho học, trọng Nho học truyền thống………………………………………………………..……102 3.2.2. Nội dung khuyến học đa dạng, phong phú……………………………….. 104 3.2.3. Nội dung khuyến học mang tính linh hoạt, phù hợp với thời cuộc…….…..109 3.2.4. Nội dung khuyến học mang tính đặc điểm vùng …………………………...….110 Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………………. 114
  8. Chƣơng 4 GIÁ TRỊ TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TƢ LIỆU ĐỐI VỚI KHUYẾN HỌC HIỆN NAY 4.1. Giá trị tƣ liệu Hán Nôm về nghiên cứu khuyến học của Nghệ An ............115 4.1.1. Những giá trị nhân văn của tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An.115 4.1.2. Một số hạn chế về tƣ tƣởng khuyến học của Nghệ An xƣa trong bối cảnh hiện nay.... 125 4.2. Bảo tồn và phát huy giá trị tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An đối với khuyến học hiện nay .................................................................................128 4.2.1.Thực trạng khuyến học và việc bảo lƣu nguồn tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học Nghệ An hiện nay....................................................................................................128 4.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An trong xã hội hiện nay………………………………….138 Tiểu kết chƣơng 4………………………………………………………………..146 KẾT LUẬN………………………………………………………………………147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………151 PHỤ LỤC LUẬN ÁN
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển giáo dục nƣớc nhà, khuyến học, khuyến tài là động lực quan trọng trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời. Khuyến học là một nhu cầu thực tiễn trong đời sống văn hóa giáo dục của ngƣời dân Việt Nam. Không chỉ có thời nay, mà từ xa xƣa, khuyến học đã ra đời, tồn tại và phát triển, luôn đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm. Khuyến học giai đoạn 1075-1919, gắn liền với nền giáo dục khoa cử Nho học, góp phần tạo ra truyền thống hiếu học cho dân tộc Việt Nam. Nghệ An, một tỉnh nằm ở phía Bắc của Trung Bộ, nổi tiếng là đất học, nơi đây đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng, góp phần vào sự nghiệp dựng nƣớc và bảo vệ đất nƣớc. Qua nhiều thế hệ, vùng đất Nghệ An luôn dẫn đầu phong trào khuyến học từ dòng họ, thôn, xã, đến huyện, tỉnh và đƣợc ghi chép cụ thể trong các tƣ liệu Hán Nôm (TLHN). Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) hiện lƣu trữ nhiều thƣ tịch và thác bản văn bia, có giá trị nghiên cứu về các lĩnh vực nhƣ văn học, lịch sử, địa lý, tôn giáo, giáo dục, khoa cử nói chung và khuyến học nói riêng. Qua tìm hiểu kho sách Hán Nôm và kho thác bản văn bia tại VNCHN, Thƣ viện Thông tin Khoa học xã hội (TTKHXH), Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện tỉnh Nghệ An và tại địa phƣơng, chúng tôi thấy một trữ lƣợng không nhỏ TLHN có nội dung khuyến học của Nghệ An (KHNA). Việc tìm hiểu, nghiên cứu phông tƣ liệu này một cách hệ thống, không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động khuyến học hiện nay, cùng với việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Nội dung nguồn TLHN về KHNA thể hiện rõ những quy định mang tính chính sách về khuyến học, có giá trị về mặt tinh thần và vật chất mà ngƣời dân Nghệ An đã thực hiện trong quá khứ. Những chính sách đó đã góp phần tạo động lực, lan tỏa tinh thần hiếu học, truyền thống khoa bảng; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu hiệu đối với chính sách giáo dục cũng nhƣ phát triển nguồn nhân lực của Nghệ An nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An để thực hiện luận án Tiến sĩ ngành Hán Nôm. 1
  10. Những kết quả nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm TLHN, cũng nhƣ giá trị nội dung KHNA, hy vọng sẽ làm phong phú thêm nội dung khuyến học ở Việt Nam; từ đó, có thể làm rõ hơn vai trò của nghiên cứu Hán Nôm trong việc kết nối văn hóa truyền thống giữa quá khứ và hiện tại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu một cách toàn diện nguồn TLHN về KHNA, bao gồm: đặc điểm văn bản, giá trị nội dung cũng nhƣ việc bảo tồn, phát huy giá trị tƣ liệu đó đối với công tác khuyến học, khuyến tài hiện nay. Từ đó, luận án góp phần tìm hiểu giá trị của di sản Hán Nôm nói chung, TLHN về KHNA nói riêng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa nguồn TLHN có nội dung KHNA một cách đầy đủ nhất từ trƣớc đến nay. Nguồn tƣ liệu này gồm thƣ tịch và bi kí, hiện lƣu trữ tại VNCHN, TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và tại cơ sở địa phƣơng. - Nghiên cứu đặc điểm văn bản theo các phƣơng diện: định dạng văn bản (bản in, bản viết tay, văn khắc), sự phân bố theo thời gian và không gian, văn tự (chữ Hán, chữ Nôm), tác giả… - Giới thiệu nội dung khuyến học đƣợc ghi chép trong TLHN (thƣ tịch và bi kí), với các nội dung chủ yếu nhƣ: dựng trƣờng mở lớp; chế độ khen thƣởng (lƣu danh khoa bảng, vinh quy bái tổ, lễ cầu khoa, tạ khoa, miễn sƣu sai tạp dịch, biếu phần, lễ cầu khoa); chế tài xử phạt (ngƣời lƣời học, mƣợn danh đi học, coi thƣờng Nho học, khoa bảng) nhằm đem lại hiệu quả học tập. Từ đó nêu ra những đặc điểm nội dung TLHN về KHNA (đa dạng, phong phú; linh hoạt, phù hợp với thời cuộc, thiên về Nho học, mang tính đặc điểm vùng). - Nghiên cứu giá trị nội dung khuyến học, đề xuất những biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị TLHN về KHNA trong xã hội hiện nay. - Phiên dịch một số TLHN có nội dung khuyến học mang tính tiêu biểu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
  11. Toàn bộ TLHN có nội dung khuyến học của tỉnh Nghệ An lƣu trữ tại VNCHN, TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và tại địa phƣơng (gồm 96 kí hiệu thƣ tịch và 100 đơn vị bi kí). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu TLHN về KHNA chúng tôi tập trung vào một số vấn đề: xác định các khái niệm cơ bản; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến khuyến học ở Nghệ An, Việt Nam và một số nƣớc đồng văn nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; khảo sát, hệ thống hóa nguồn tƣ liệu; nghiên cứu đặc điểm văn bản; nội dung khuyến học và đặc điểm nội dung TLHN về KHNA; giá trị nội dung khuyến học và đề xuất những biện pháp bảo tồn và phát huy nguồn TLHN về KHNA trong xã hội đƣơng đại. 3.3. Phạm vi sử dụng tư liệu Phạm vi tƣ liệu chủ yếu của luận án là thƣ tịch (tục lệ, đăng khoa lục, địa chí, gia huấn, gia phả, sách sử…) và bi ký có nội dung về KHNA trong giáo dục Nho học lƣu trữ tại VNCHN, TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và tại cơ sở địa phƣơng do chúng tôi khảo sát, đƣợc tính đến thời điểm hiện nay (2019) làm nguồn tƣ liệu chính trong nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các bộ sách công cụ nhƣ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu do Trần Nghĩa và François Gros đồng chủ biên, Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (Bổ di, quyển Thƣợng, Hạ) do Trần Nghĩa chủ biên, Thư mục hương ước của TTKHXH, Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam do Trịnh Khắc Mạnh chủ biên…; các luận văn, luận án, sách đã xuất bản; các bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành về khuyến học nói chung, khuyến học Nghệ An nói riêng. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận - Xác định cơ sở lý thuyết dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong việc sƣu tầm, bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Vận dụng những tri thức về Ngữ văn Hán Nôm, văn bản học, văn tự học, thƣ tịch học, văn hóa học, nghiên cứu liên ngành đã đƣợc vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học trong luận án. 3
  12. - Kế thừa thành quả nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc từ các công trình khoa học đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp văn bản học: là phƣơng pháp đầu tiên và quan trọng đối với những ngƣời làm công tác Hán Nôm nói riêng, các ngành khoa học liên quan đến văn bản cổ nói chung. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu văn bản TLHN về KHNA, luận án luôn đặt nhiệm vụ xác định đƣợc thiện bản làm tiêu chí hàng đầu, từ đó nghiên cứu giá trị nội dung văn bản, đảm bảo độ tin cậy khoa học cao. - Phƣơng pháp phiên dịch học: đó là quá trình chuyển ngữ văn bản từ chữ Hán và chữ Nôm sang tiếng Việt. Việc biên dịch các văn bản Hán Nôm là hết sức quan trọng, đòi hỏi sự công phu đảm bảo “tín, đạt, nhã”; giúp chúng ta thấu hiểu văn bản, minh giải sâu văn bản và là cơ sở tƣ liệu cho quá trình phân tích, nghiên cứu. - Phƣơng pháp thống kê, định lƣợng: việc thống kê, định lƣợng với con số cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý tƣ liệu. Những số liệu thống kê, định lƣợng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về các mặt nhƣ: số lƣợng thƣ tịch, số lƣợng bi ký có nội dung khuyến học; tổng số các điều ƣớc khuyến học; sự phân bố về không gian, thời gian các văn bản tục lệ khuyến học, v.v... Qua đó có thể thấy đƣợc nét khái quát, hình thức cũng nhƣ nội dung của nguồn tƣ liệu. - Phƣơng pháp giáo dục học: là khoa học về giáo dục con ngƣời, nhằm nghiên cứu bản chất, hoạt động giáo dục con ngƣời; cùng những mục đích, nội dung và tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của xã hội. Thông qua nội dung khuyến học trong TLHN của Nghệ An tìm hiểu cách thức sử dụng nguồn lực trong giáo dục, việc xây trƣờng mở lớp, các hình thức khuyến khích để giáo dục ngƣời học. - Phƣơng pháp liên ngành: để tìm hiểu và vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau nhƣ sử học, văn hóa dân gian, dân tộc học, v.v... nhằm đánh giá toàn diện nhất giá trị TLHN về KHNA. - Phƣơng pháp điều tra điền dã: tiến hành sƣu tầm bổ sung các thƣ tịch tại địa phƣơng Nghệ An, đọc và in rập tại thực địa một số văn bia để giải quyết những nghi vấn về mặt văn bản, bổ sung một số thác bản văn bia VNCHN hiện chƣa có thác bản, phỏng vấn những ngƣời phụ trách trách KHNA trong giai đoạn hiện nay. 4
  13. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Nghiên cứu TLHN về KHNA có giá trị về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn đối với công tác giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đóng góp cụ thể của luận án nhƣ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về khuyến học nói chung, KHNA nói riêng. - Lần đầu tiên hệ thống hóa nguồn TLHN có nội dung KHNA hiện đang lƣu trữ tại VNCHN, TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và tại cơ sở địa phƣơng. - Triển khai nghiên cứu TLHN về KHNA một cách toàn diện, mang tính hệ thống từ đặc điểm văn bản cho đến giá trị nội dung. Về văn bản: nêu những đặc điểm văn bản của TLHN về KHNA nhƣ: loại hình văn bản, phân bố về không gian và thời gian, xác định thiện bản, v.v... Về nội dung khuyến học: thể hiện ở những chính sách, nhƣ: dựng trƣờng mở lớp, chế độ khen thƣởng và chế tài xử phạt. - Nghiên cứu những đặc điểm nội dung TLHN về KHNA: thể hiện tính chủ động trong công tác khuyến học với những hình thức đa dạng, phong phú; linh hoạt, phù hợp với thời cuộc; đề cao tinh thần Nho giáo. - Nêu lên thực trạng khuyến học ở Nghệ An trên cơ sở kế thừa truyền thống khuyến học, từ đó đề xuất việc bảo tồn và phát huy giá trị nguồn TLHN về KHNA trong giai đoạn hiện nay. - Phần phụ lục trích dịch một số văn bản thƣ tịch và bi kí có nội dung khuyến học tiêu biểu. - Luận án sẽ là hƣớng mở cho các công trình nghiên cứu liên quan đến khuyến học ở các địa phƣơng và trên cả nƣớc nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án Trong suốt chiều dài lịch sử của nền giáo dục khoa cử Nho học, khuyến học là chính sách quốc gia, là động lực trong chiến lƣợc phát triển nhân tài đất nƣớc, đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào nội dung KHNA qua TLHN. Nội dung khuyến học qua TLHN của Nghệ An giúp chúng ta thấy đƣợc những chính sách khuyến học mà ngƣời dân Nghệ An thực hiện trong quá khứ, rộng khắp từ thôn xóm đến hội giáp. Những chính sách đó mang lại những giá trị vô cùng quý 5
  14. giá, nhƣ đề cao tinh thần tự học, coi trọng việc học, đề cao giá trị của Nho học truyền thống, tác động tích cực đến thành tựu khoa bảng của Nghệ An. Nêu ra những mặt tích cực cũng nhƣ những điểm còn hạn chế về mặt tƣ tƣởng của khuyến học xƣa, liên hệ với thực tiễn, đƣa ra những giải pháp, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của nguồn tƣ liệu; góp phần đƣa công tác khuyến học, khuyến tài của Nghệ An nói riêng, cả nƣớc nói chung đạt đƣợc những kết quả tốt nhất. 7 . Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án: Nêu khái quát chung về tình hình nghiên cứu khuyến học nói chung ở các nƣớc đồng văn (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu TLHN về khuyến học, cùng sự nghiên cứu về TLHN về KHNA, từ đó định hƣớng nghiên cứu của luận án. Chƣơng 2: Khảo sát nguồn tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An: Khảo sát, thống kê thƣ tịch và bi kí có nội dung KHNA tại VNCHN, TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và cơ sở địa phƣơng; nêu một số đặc điểm văn bản của nguồn tƣ liệu này. Chƣơng 3: Nội dung và đặc điểm tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An: Giới thiệu nội dung khuyến học đƣợc thể hiện bằng những chính sách cụ thể nhƣ: dựng trƣờng mở lớp, chế độ khen thƣởng và chế tài xử phạt. Qua đó thấy đƣợc đặc điểm nội dung TLHN về KHNA: đa dạng, phong phú về mặt chính sách, chủ động linh hoạt phù hợp với thời cuộc, mang tính đặc điểm vùng, nội dung khuyến học gắn liền với giáo dục khoa cử Nho học. Chƣơng 4: Giá trị tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị tƣ liệu đối với khuyến học hiện nay: Thông qua những những giá trị tích cực cũng nhƣ những hạn chế về mặt tƣ tƣởng khuyến học, luận án tìm hiểu thực trạng hoạt động KHNA, tính kế thừa từ truyền thống đến hiện tại, đƣa ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị tƣ liệu đó trong giai đoạn hiện nay. 6
  15. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Khuyến học là chính sách, là nhu cầu thực tiễn trong đời sống văn hóa giáo dục, trải qua nhiều thời đại, ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, khuyến học nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả trong nƣớc cũng nhƣ một số nƣớc phƣơng Đông. Trong chƣơng này, chúng tôi chọn một số tác phẩm tiêu biểu về khuyến học làm cơ sở triển khai nội dung ở các chƣơng tiếp theo. Nhận thức đƣợc giá trị của khuyến học, các học giả Việt Nam và một số nƣớc phƣơng Đông đã để tâm nghiên cứu, công bố nhiều công trình khoa học liên quan đến khuyến học. Trƣớc khi tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi xác định khái niệm về khuyến học, khái niệm TLHN về KHNA. 1.1. Khái niệm khuyến học, tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An 1.1.1. Khái niệm khuyến học Ở Trung Quốc Từ điển Từ nguyên 辭源 giải thích: 勸學: 鼓勵勤於學習 (khuyến học: cổ vũ, khích lệ chăm chỉ học tập). [306. tr.208]. Khuyến học: thời cổ đại nên tách làm hai từ: “khuyến” có nghĩa là khuyên giải, khích lệ, “học” đƣơng nhiên là học tập; hai từ đó hợp lại, là thuyết phục và khích lệ ngƣời khác nỗ lực học tập. Xã hội Trung Quốc từ cổ đại đến nay, học tập luôn là vấn đề trọng yếu đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, thậm chí là điều kiện mang tính quyết định, “học giỏi thì làm quan” luôn là mục tiêu lý tƣởng của ngƣời đi học, nên khuyến học trở thành một hiện tƣợng văn hóa, một loại tƣ tƣởng truyền thống kéo dài liên tục”. [316, tr.6]. Cũng theo tác giả Tống Tƣờng “Khuyến học là phƣơng thức giáo dục đặc sắc của Trung Quốc cổ đại, hình thành tƣ tƣởng khuyến học một cách hệ thống, có tác dụng tƣơng đối lớn trong quá trình bồi dƣỡng nhân tài thời kỳ cổ đại. Trong xã hội hiện đại, đặc biệt đối với giáo dục cơ sở, khuyến học vẫn có tác dụng chỉ đạo và gợi mở rất lớn”. [317, tr.136]. 7
  16. Ngô Dân Tƣờng và Lộ Thế Bằng cho rằng: “Khuyến học là thuyết phục, khích lệ, động viên ngƣời khác nỗ lực học tập”. [318, tr.77]. Trƣơng Thứ Đệ đƣa ra quan niệm về khuyến học Nho gia: “Khuyến học trong văn hóa Nho gia là chỉ Nho gia Trung Quốc cổ đại dùng một hình thức nhất định để cổ vũ, khích lệ cá nhân hoặc tập thể thực hiện lòng nhân, tu lễ, chú trọng đạo đức, học tập, bao gồm hai phƣơng diện là hình thức khuyến học và nội dung khuyến học”. [309, tr.28]. Điền Kiến Bình cho rằng: “Tuân Tử viết thiên “Khuyến học” nổi tiếng, dốc tâm sức khuyên mọi ngƣời cố gắng nỗ lực tìm tòi học vấn. Bản thân khuyến học thực ra không phải mục đích, mục đích là bồi dƣỡng, giáo dục nhân tài. Rõ ràng, Tuân Tử cho rằng, chỉ có thông qua khổ học mới có thể trở thành tài, không học thì chắc chắn không thành ngƣời tài đƣợc”. Trong “khuyến học” chữ khuyến là trọng tâm, Tuân Tử cho rằng “khuyên từ đầu đến cuối, khuyên mãi khuyên hoài không chán, khuyên đi khuyên lại, sử dụng hết ví dụ này đến ví dụ khác, hết lời khuyên bảo, tuần tự tăng tiến, ân cần dạy bảo, mục đích là khuyên mọi ngƣời học tập”. [314, tr.95]. Ở Việt Nam Từ điển tiếng Việt viết: “Khuyến học: khuyến khích việc học”. Từ “khuyến khích” đƣợc từ điển này giải thích thêm: khuyến khích: tác động đến tinh thần để gây phấn khởi, tin tƣởng mà cố gắng hơn; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn. [133, tr.540]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Khuyến học là việc cổ vũ và nâng đỡ việc học”. [174, tr.473]. Ghi chép về hoạt dộng khuyến học đƣợc nhà sử học Phan Huy Chú ghi chép cụ thể trong Lịch triều hiến chương loại chí, mục Khoa mục chí, với các nghi thức: xƣớng danh Tiến sĩ; ban mũ, áo, cân đai; ban yến và lễ vinh quy bái tổ đời Lê Trung hƣng, có giá trị khuyến học sâu sắc. [15, tr.55-59]. Quan điểm của các nhà Nho Việt Nam về việc học, khuyến học đƣợc ghi chép trong các thƣ tịch cổ. Thám hoa Nguyễn Đức Đạt trong Cần kiệm vựng biên 勤儉彙 編 (mục Cần học) đã viết: “Việc học giỏi bởi chuyên cần, không chuyên cần thì 8
  17. chẳng khác gì không học. (Hiểu biết) sâu rộng hay hạn hẹp, há chơi đùa mà có thể có đƣợc sao. Học mà để làm quan, làm quan để mà học, khác lối cùng đƣờng”.1 Tiến sĩ Hồ Phi Tích trải qua cuộc sống nghèo cùng, nhƣng ông vẫn nỗ lực trong việc học “ Cái nghèo không thay đổi đƣợc niềm vui của ta, thà chịu nghèo mà đƣợc biết sự vất vả của việc đọc sách; cái cùng càng làm cho lòng ta thêm vững, không lìa bỏ chí hƣớng cao xa”2 . Sách Lê triều Nguyễn tướng công gia huấn ca 黎朝阮相八家訓歌3 có Bài ca khuyên học trò phải chăm học: “Bậc thánh hiền ấy không dám ví/ Song làm ngƣời có chí thì nên/ …Sớm khuya ở chốn văn phòng/ Bút nghiên, giấy mực bạn cùng chân tay/ Bài kinh nghĩa cùng bài văn sách/ Tinh phú, thơ, mọi vẻ văn chƣơng/ Một đèn, một sách, một giƣờng/ Rèn đèn, mài sắt nên gang có ngày”4. Cao Xuân Dục trong tác phẩm Nhân thế tu tri 人世須知, mục Vụ học tổng hợp những lời nói hay, những tấm gƣơng tốt trích trong các sách Kinh, Sử, Tử, Tập về việc học, hiếu học, nhƣ: “ Phàm những ngƣời hiếu học tuy chết đi, nhƣng tinh thần vẫn còn, ngƣời không học thì dẫu còn cũng chỉ là cái thây đi, cục thịt chạy mà thôi”. Hay “Thuyết Uyển: nhỏ mà ham học nhƣ mặt trời mới ló, lớn mà ham học nhƣ trời sáng ban ngày, già mà ham học nhƣ ánh sáng ngọn đuốc” 5. Sổ tay khuyến học của Hội Khuyến học Việt Nam định nghĩa: “Khuyến học là khuyến khích học tập. Cụ thể nó là một khái niệm dùng để chỉ những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất của cá nhân hay tổ chức để khích lệ, giúp đỡ ngƣời học nghe theo, làm theo cùng nhau thúc đẩy việc học tập”. [47, tr.1]. Trong cuốn Cấu trúc của mô hình xã hội học tập ở Việt Nam của Hội Khuyến học Việt Nam diễn giải về “khuyến học” nhƣ sau: “Khuyến học là sự khuyên bảo, 1 “學精於勤、不勤不如勿學、博之約之豈嬉而能獲哉. 學而仕、仕而學、異徑同術”, 勤儉彙編,VHv.708, t.17a. 2 “然貧不改樂、寕知黄卷之勞、窮且貧堅、不堕青雲之志”窮達家訓 , A.3076, tr.46b. 3 黎朝阮相公家訓 歌 Lê triều Nguyễn tướng công gia huấn ca, kí hiệu AB.406 là một tập hợp 6 bài ca theo chủ điểm giáo dục gia đình. Xem thêm Hoàng Văn Lâu.1984, “Ai viết gia huấn ca”, Tạp chí Hán Nôm, số 1, tr.112-120. 4 “堛聖賢𧘇空監啻、雙 爫𠊛固志時𢧚 (…) 𣋽虧 於准文房、筆硯絏墨伴共蹎拪、排精 義共排文策、精賦詩每𨤔文章、沒畑沒冊沒床、鍊畑𥕄鉄𢧚鋼固𣈗”, 黎朝阮相八家訓歌, AB.406. tr.23b, 24a 5 “拾遺記:夫人好學雖死若存, 不學者雖存謂之行尸走肉耳”; “ 說苑:少而好學如日出 之, 陽壯而好學如日中之 , 老而好學如炳燭之明”, 人世須知, VHv.352/4, t.11b, 12a. 9
  18. hƣớng dẫn, khích lệ, giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân để ngƣời ta hứng thú nghe theo, làm theo, cùng nhau thúc đẩy việc học tập và vận động các nguồn lực để tạo cơ hội và điều kiện cho mọi ngƣời đƣợc học và tự học. Học thƣờng xuyên, học suốt đời; học chữ, học nghề, học làm ngƣời, học để biết, để làm việc, để làm ngƣời, để chung sống và phát triển ở cộng đồng, góp phần xây dựng cả nƣớc trở thành một xã hội học tập…”. [48, tr.100]. Qua một số định nghĩa và quan niệm về khuyến học nêu trên, theo chúng tôi, khái niệm khuyến học đƣợc xác định nhƣ sau: Khuyến học là hoạt động hoặc chính sách trong lĩnh vực giáo dục, nhằm cổ vũ, khích lệ cá nhân hoặc tập thể nỗ lực học tập, cụ thể là những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất của cá nhân hay tổ chức để ngƣời học hứng thú cùng nhau thúc đẩy việc học tập; vận động các nguồn lực để tạo cơ hội và điều kiện cho mọi ngƣời đƣợc học, góp phần xây dựng một xã hội học tập. 1.1.2. Khái niệm tư liệu Hán Nôm về khuyến học Nghệ An: TLHN về KHNA là những loại hình tƣ liệu đƣợc viết bằng chữ Hán và chữ Nôm có nội dung về khuyến học của tỉnh Nghệ An. Luận án tập trung khai thác những thông tin của TLHN về KHNA qua các nguồn tƣ liệu nhƣ tục lệ, đăng khoa lục, gia phả, gia huấn, địa chí và bi ký, các nguồn tƣ liệu này gắn liền với nền giáo dục khoa cử Nho học cho đến những năm đầu thế kỷ XX, khi khoa cử Nho học kết thúc và mở đầu của giai đoạn cải lƣơng hƣơng chính (1919-1921). Đặc biệt khai thác sâu nội dung tƣ liệu, nhƣ tƣ liệu đăng khoa lục, từ thông tin về đăng khoa lục thấy đƣợc ý nghĩa khuyến khích và nêu gƣơng, truyền thống đỗ đạt của địa phƣơng, bổ sung những thông tin hữu ích để chỉnh lý những sự kiện, nhân vật khoa bảng cho chính xác hơn. 1.2. Khái lƣợc quá trình phát triển của khuyến học Ở Trung Quốc Thời nhà Chu, khuyến học Nho gia trở thành một trong những hệ thống biểu đạt kết hợp giữa tƣ tƣởng với thực tiễn, ngƣời sáng lập là Khổng Tử. Khổng Tử đại biểu cho khuyến học Nho gia thời kỳ sớm nhất, nội dung khuyến học chủ yếu là nhấn mạnh nhân và đức. Trong tác phẩm Luận ngữ, Khổng Tử đã dùng chính cuộc đời mình để khái quát về việc học “ta 15 tuổi mới chuyên tâm vào việc học, ba mƣơi tuổi mới tự lập, bốn mƣơi tuổi mới thấu hiểu mọi sự lý trong thiên hạ, năm 10
  19. mƣơi tuổi mới hiểu đƣợc mệnh trời, sáu mƣơi tuổi mới có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để có thể phán đoán ngay đƣợc mọi sự lý và nhân vật, mà không thấy có điều gì chƣớng ngại khi nghe đƣợc, bảy mƣơi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ đạo lý”. [309, tr.28]. Muốn đạt tới khả năng nhận thức và thực hành, ở mỗi lứa tuổi ngƣời ta phải đƣợc giáo dục và tự mình chuyên tâm vào việc học, học liên tục ngay từ khi còn trẻ cho đến lúc tuổi già. Khuyến học Khổng Tử rất coi trọng việc “lấy mình làm gƣơng”, với việc học “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?” (học mà thƣờng xuyên luyện tập, chẳng vui lắm sao?”, “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (học mà không chán, dạy ngƣời mà không thấy mệt). Thời Chiến quốc, khuyến học của Mạnh Tử phát triển có tính sáng tạo, lấy phƣơng thức đề cao nhân cách cá thể để dẫn dắt chính trị quốc gia. Để thuận lợi cho việc thực thi khuyến học, Mạnh Tử thẳng thắn cho rằng cần phải tham gia vào chính trị quốc gia, tức làm quan, làm thầy đế vƣơng. Thời Tiên Tần không ít ngƣời đề xƣớng việc học tập, nhƣng phải đến thiên “Khuyến học”của Tuân Tử mới lƣu lại dấu ấn lịch sử sâu sắc. Khuyến học của Tuân Tử là tƣ tƣởng khuyến học tiêu biểu thời kỳ đó, lấy “việc học để cầu tài năng” làm mục tiêu học tập. Thời nhà Hán, khuyến học Nho gia là một biểu hiện của đời Hán, tƣ tƣởng Nho gia trở thành tƣ tƣởng chính trị thống trị quốc gia, Nho học trở thành quan học, đúng với thực tế tên gọi. Hán học lấy phƣơng thức cổ vũ, khích lệ, kêu gọi mọi ngƣời thông hiểu kinh sử, lấy quan chức để khuyến học, thời kỳ đó dẫn đến không khí Nho học rất sôi nổi. Khuyến học Nho gia thời nhà Hán lấy hình thức chính trị hóa quốc gia nên cổ vũ ngƣời học thông Nho học, Nho điển. Nho sĩ cũng muốn thông qua kinh điển để đƣợc trọng dụng, đƣợc tham gia vào hoạt động chính trị. Thời Minh Thanh, giáo dục nhà trƣờng và khảo thí khoa cử có sự kết hợp mật thiết, đó là biểu hiện chế độ khoa cử giáo dục quốc gia, của khuyến học Nho gia. [309, tr.29-32]. 11
  20. Ở Việt Nam So với các nƣớc chịu ảnh hƣởng của giáo dục Nho học Trung Hoa, khuyến học ở Việt Nam có ảnh hƣởng lâu dài và liên tục. Tuy nhiên, thể chế, biện pháp khuyến học có sự thay đổi, phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại và tình hình giáo dục khoa cử nƣớc nhà. Thời Bắc thuộc, vào thế kỷ VIII và IX, chữ Hán đƣợc học và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, ngƣời Việt sử dụng chữ Hán nhƣ chữ viết của mình. Nhờ tinh thần hiếu học, không ít ngƣời Việt có trình độ học vấn cao và thi đỗ trong các kì thi do triều đình phƣơng Bắc tổ chức, nhƣ: Phùng Đái Trí, Khƣơng Công Phụ, Khƣơng Công Phục, Liêu Hữu Phƣơng, v.v... [121, tr.135], những tấm gƣơng đó có tác dụng cổ vũ, khuyến khích học tập đối với hậu thế. Triều Lý, năm 1070, triều đình cho dựng Văn miếu ở kinh thành Thăng Long thờ Khổng Tử và các vị Thánh hiền và là nơi học tập của Hoàng thái tử “Năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng Tám dựng Văn miếu, đắp tƣợng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tranh Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế, Hoàng thái tử đến học ở đây”. [17, tr.275]. Nhƣ vậy, ngoài chức năng thờ tự các bậc Tiên Thánh, tiên sƣ của đạo Nho, Văn miếu còn mang chức năng của một trƣờng học hoàng gia. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trƣờng Quốc tử giám ở bên cạnh Văn miếu, có thể coi đây là trƣờng đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu trƣờng chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc quyền quý, sau vua Trần Thái Tông đổi Quốc tử giám thành Quốc học viện cho mở rộng thu nhận cả con các nhà thƣờng dân có sức học xuất sắc. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại, nhà Lý trong 200 năm trị vì đã tổ chức đƣợc 7 kỳ thi tuyển, đó là: khoa Minh kinh Bác học và thi Nho học tam trƣờng vào các năm Ất Mão, niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075); khoa Bính Dần năm Quảng Hựu thứ 2 (1086); khoa Nhâm Ngọ năm Đại Định thứ 23 (1162); khoa Nhâm Dần năm Trinh Phù thứ 7 (1182); khoa Ất Tỵ năm Trinh Phù thứ 10 (1185); khoa Quý Sửu năm Thiên Tƣ Gia Thụy thứ 8 (1193) và khoa Ất Mão năm Thiên Tƣ Gia Thụy thứ 10 (1195). [17, tr.277-330]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2