Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, Năng suất, phẩm chất của một số dòng, giống lúa nhập nội từ nhật bản tại trường đại học nông lâm Thái Nguyên
lượt xem 31
download
Chọn tạo và phát triển các giống cây trồng nông nghiệp, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với các điều kiện bất lợi, thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau trên cơ sở khai thác, bảo vệ, phát triển tài nguyên di truyển bản địa và nhập nội từ nước ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, Năng suất, phẩm chất của một số dòng, giống lúa nhập nội từ nhật bản tại trường đại học nông lâm Thái Nguyên
- ®¹i häc th¸i nguyªn tr-êng ®¹i häc n«ng l©m -------------------------- LƢU THỊ CÚC Nghiªn cøu ®Æc ®iÓm sinh tr-ëng, ph¸t triÓn, N¨ng suÊt, phÈm chÊt cña mét sè dßng, gièng lóa nhËp néi tõ nhËt b¶n t¹i tr-êng ®¹i häc n«ng l©m th¸i nguyªn luËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp Th¸i Nguyªn, th¸ng 6 n¨m 2009 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ®¹i häc th¸i nguyªn tr-êng ®¹i häc n«ng l©m -------------------------- LƢU THỊ CÚC Nghiªn cøu ®Æc ®iÓm sinh tr-ëng, ph¸t triÓn, N¨ng suÊt, phÈm chÊt cña mét sè dßng, gièng lóa nhËp néi tõ nhËt b¶n t¹i tr-êng ®¹i häc n«ng l©m th¸i nguyªn chuyªn ngµnh: trång trät M· sè: 60.62.01 luËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. TS. NguyÔn ThÕ Hïng 2. TS. §Æng Quý Nh©n Th¸i Nguyªn, th¸ng 6 n¨m 2009 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Lưu Thị Cúc 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Khoa Nông học, Trung tâm thực hành thực nghiệm, Phòng thí nghiệm Sinh lý - Sinh hóa, Phòng thí nghiệm trung tâm, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình. Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc t ới thầy giáo TS. Nguyễn Thế Hùng - Phó Trưởng phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - người hướng dẫn khoa học thứ nhất và thầy giáo TS. Đặng Quý Nhân - Giáo viên Khoa Nông h ọc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - người hướng dẫn khoa học thứ hai đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Khoa Nông học, Trung tâm thực hành thực nghiệm, Phòng thí nghiệm Sinh lý - Sinh hóa, Phòng thí nghiệm trung tâm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thiện đề tài và có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Lưu Thị Cúc 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Nội dung STT Trang M Ở ĐẦ U 1 Đặ t vấ n đ ề 1 1 Mục tiêu của đề tài 2 2 Yêu cầu của đề tài 3 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 Cơ sở khoa học 1.1 3 Tình hình sản xuât và nghiên cứu lúa trên thế giới 1.2 6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới 1.2.1 6 Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới 1.2.2 13 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu lúa ở Việt Nam 1.3 21 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa 1.3.1 21 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nước 1.3.2 29 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 2.1 39 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 39 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.2 40 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2 40 Nội dung nghiên cứu 2.2.1 40 Phương pháp nghiên cứu 2.2.2 40 40 2.2.2.1 Đất đai nơi thí nghiệm 40 2.2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm Kỹ thuật chăm sóc 2.3 42 Ngâm, ủ và làm mạ 2.3.1 42 Làm đất, cấy 2.3.2 42 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc 2.3.3 42 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.4 43 Chỉ tiêu chất lượng mạ 2.4.1 43 Chỉ tiêu về hình thái 2.4.2 43 Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển 2.4.3 44 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chỉ tiêu sinh lý 2.4.4 45 Các chỉ tiêu năng suất 2.4.5 45 Tính chống đổ 2.4.6 46 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 2.4.7 46 Đánh giá chất lượng các giống lúa 2.4.8 49 Phương pháp sử lý số liệu 2.4.9 50 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51 Đặc điểm thời tiết khí hậu nơi nghiên cứu 3.1 51 Nhiệt độ 3.1.1 51 Lượng mưa 3.1.2 53 Ẩm độ 3.1.3 54 Tình hình sinh trưởng phát triển của mạ 3.2 54 Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa thí nghiệm 3.3. 56 Chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm 3.4 59 Khả năng đẻ nhánh của các dòng giống lúa 3.5 62 Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm 3.6 64 Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống lúa 3.7 66 Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống lúa thí nghiệm 3.8 68 Khả năng chống chịu của các dòng, giống lúa thí nghiệm 3.9 71 Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 3.10 74 Năng suất thực thu 3.11 78 Chất lượng gạo 3.12 80 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 83 Kết luận 1. 83 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 1.1 83 Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa 1.2. 83 Khả năng chống chịu của các dòng giống 1.3 83 Năng suất 1.4 84 Chỉ tiêu về chất lượng 1.5 84 Đề nghị 2. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 Tiếng Việt I 86 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiếng Anh II 89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU §VT §¬n vÞ tÝnh Đ/c Đối chứng Bảo vệ thực vật BVTV Thời gian sinh trưởng TGST Năng suất lý thuyết NSLT Năng suất thực thu NSTT PTNT Ph¸t triÓn n«ng th«n Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới FAO Viện Nghiên cứu Cây trồng cạn á nhiệt đới ICRISAT IRRI ViÖn nghiªn cøu Lóa Quèc tÕ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải KHKTNNDHNTB Nam Trung bộ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Bảng Nội dung Trang Tổng quan tài liệu nghiên cứu Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn Thế giới giai đoạn từ 1.1 6 năm 1961 đến năm 2007 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản lượng lúa 1.2 7 hàng đầu Thế giới năm 2007 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn từ năm 1.3 24 1961 đến năm 2007 Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nguồn gốc, loại hình canh tác của các dòng, giống lúa 2.1 tham gia thí nghiệm Kết quả và thảo luận Thời tiết khí hậu năm 2008 ở Thái Nguyên 3.1 52 Tình hình sinh trưởng mạ của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 3.2 55 Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa tham gia 3.3 58 thí nghiệm Chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm qua các thời kỳ 3.4 61 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông của các dòng, giống lúa tham 3.5 63 gia thí nghiệm Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm (m2 lá/m2 đất) 3.6 65 Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống lúa (tạ/ha) 3.7 67 Đặc điểm hình thái các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 3.8 69 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa 3.9 72 tham gia thí nghiệm, Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các dòng, 3.10 75 giống lúa tham gia thí nghiệm. Năng suất thực thu của của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 3.11 79 Chất lượng gạo của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 3.12 81 Đồ thị Nội dung Trang Năng suất thực thu của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân 3.1 80 và vụ mùa năm 2008 PHỤ LỤC Kết quả xử lý số liệu vụ xuân 2008 1 91 Kết quả xử lý số liệu vụ mùa 2008 2 101 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lúa gạo là một trong những cây lương thực quan trọng đối với con người. Diện tích dành cho gieo trồng lúa gạo hàng năm trên thế giới khoảng 150 triệu ha, sản lượng gạo trên 600 triệu tấn. Trong đó Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ đến 90% sản lượng gạo trên thế giới. Trong tương lai xu thế sử dụng lúa gạo để ăn sẽ còn tăng hơn vì đây là loại lương thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho năng lượng khá cao. Tổng giám đốc FAO Jacques Diouf (2008) [26] phát biểu: đến năm 2050 sản lượng lương thực của thế giới phải tăng gấp đôi mới có thể đáp ứng nhu cầu lương thực khi dân số thế giới gia tăng từ 6 tỉ người lên 9 tỉ người. Hiện nay trên thế giới có trên một trăm nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục (IRRI, 1996) [51]. Vì lúa gạo là cây lượng thực chính góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Theo FAO, năm 2008 [58] cả thế giới sản xuất được 651,7 triệu tấn. Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan (hàng năm xuất khẩu từ 7- 8 triệu tấn), thứ hai là Việt Nam (hàng năm xuất khẩu khoảng 4 - 5 triệu tấn), còn lại là các nước Mỹ, Pakistan, Ấn Độ... hàng năm xuất khẩu ước khoảng 4 triệu tấn. Việt Nam có nghề truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, mặc dù diện tích đất trồng lúa không lớn nhưng nước ta không những sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn vươn lên thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt Nam còn thấp nên giá gạo xuất khẩu thấp hơn so với giá gạo của Thái Lan. Nguyên nhân do trình độ sản xuất của nước ta chưa cao, trước đây chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất mà chưa chú ý nhiều đến vấn đề chất lượng. Do yêu cầu về điều kiện sinh thái, đặc biệt về nhiệt độ, Loài O. sativa gồm 2 loài phụ: Loài phụ Indica thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- đới, có thân cao, dễ đổ, đẻ nhánh nhiều, lá cong và ít xanh, kháng được nhiều sâu bệnh nhiệt đới, hạt gạo dài hoặc trung bình năng suất kém hơn lúa Japonica; loài Japonica thường được trồng ở những vùng ôn đới hoặc những nơi có độ ển), có thân ngắn, chống đổ tốt, lá xanh đậm, thẳng đứng, đẻ nhánh ít, hạt gạo thường tròn, ngắn hoặc trung bình, chất lượng cơm rất ngon và mềm dẻo vì ít chất tinh bột.[28] Lúa Japonica được trồng nhiều ở các nước vùng Đông Bắc Á, đặc biệt là ở Nhật Bản. Điều đó chứng tỏ nguồn gen lúa Japonica của Nhật là nguồn gen tốt làm vật liệu khởi đầu cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới. Để nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam đồng thời có thể khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng trung du, miền núi phía Bắc (vùng có mùa đông lạnh khá dài) ngoài tác động các biện pháp kỹ thuật thâm canh như bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý thì việc nghiên cứu sử dụng giống lúa có chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng là cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của một số dòng, giống lúa nhập nội từ Nhật Bản tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Thí nghiệm nhằm góp phần đánh giá và chọn ra được giống lúa mang nhiều đặc tính tốt của lúa Japonica có chất lượng cao, phù hợp với vùng để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của nước ta đặc biệt là của các tỉnh miền núi phía Bắc - nơi có mùa đông lạnh. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 3. Yêu cầu của đề tài Đánh giá khả năng của sinh trưởng, năng suất, và chất lượng của các dòng, giống lúa thí nghiệm. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chƣơng I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học Ngày nay, quan niệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã không còn phù hợp nữa. Nếu xếp giống vào hệ thống các khâu kỹ thuật canh tác thì giống tốt phải được xếp vào vị trí trung tâm. Trong những năm gần đây, sản lượng lương thực ở một số nước tăng lên khá nhanh, chủ yếu nhờ áp dụng trên quy mô lớn các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp thích hợp mà chủ yếu là cải tiến giống. Vì giống lúa là một trong những điều kiện quyết định đến năng suất và phẩm chất của sản phẩm thu hoạch. Nhập nội giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Nhập nội giống không những làm cho tập đoàn giống ngày càng phong phú mà còn tăng thêm nguồn gen quý để phục vụ trong công tác lai tạo, gây đột biến, từ đó tạo nguồn vật liệu khởi đầu tốt cho chọn giống. Vì vậy Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm đến vấn đề nhập nội giống. Các giống lúa nhập nội như: IRI 352, Q5, Khang Dân 18, Bắc Thơm 7, Nhị Ưu 63, Nhị Ưu 838, Bác Ưu 903… đều là những giống lúa thuần, lúa lai cao sản được lựa chọn cho sản xuất đại trà ở hầu hết các địa phương (Nguyễn Văn Hoan, 2006)[21]. Giống lúa mới được coi là tốt thì phải có độ thuần cao và cần thoả mãn một số yêu cầu sau: - Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và điều kiện canh tác tại địa phương. - Cho năng suất cao, ổn định qua các năm trong giới hạn biến động của thời tiết. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - Có kh ả năng ch ống ch ịu t ốt v ới đi ều ki ện ngo ại cảnh b ất thu ận và sâu b ệnh. - Có chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng. Muốn phát huy hết tiềm năng năng suất của một giống tốt đó phải sử dụng chúng hợp lý, phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội của vùng đó. Trong sản xuất, lưu thông và tiêu thụ lúa gạo thì chất lượng gạo quyết định phần lớn giá cả trên thị trường. Theo IRRI (1996) [13] thì những yếu tố quyết định chất lượng gạo bao gồm: - Diện mạo chung: Các yếu tố cấu thành diện mạo của hạt gồm kích thước và hình dạng hạt, độ đồng đều, độ bóng, độ bạc bụng, màu sắc hạt, tỷ lệ hạt bị hư, bị gãy ... được đánh giá chủ quan bằng mắt thường. - Đặc điểm của hạt gạo: Loại hình của hạt được dựa trên 3 tiêu chuẩn là: Dài, rộng và khối lượng. Mỗi giống có thể căn cứ 3 tiêu chuẩn này để xếp loại. Kích thước và hình dạng hạt là tiêu chuẩn chất lượng đầu tiên mà những nhà chọn lọc giống quan tâm trong phát triển giống mới. Sự chọn lọc giống mang tính di truyền cao nhằm loại trừ những đặc tính không mong muốn của hạt. - Nội nhũ, độ bóng và độ bạc bụng: Độ bạc bụng là đặc điểm không mong muốn, nó làm giảm năng suất xay trà bởi những hạt bạc bụng thường yếu và dễ vỡ. Độ bạc bụng gạo ở nước ta thường phụ thuộc vào một số yếu tố như: Thu hoạch ở độ ẩm quá cao, chín không đều trên cùng bông lúa, nhiệt độ cao trong lúc lúa chín và một phần là do những yếu tố di truyền của giống. - Màu sắc: Màu sắc được sử dụng như là một tiêu chuẩn chất lượng gạo ở Mỹ. Gạo sẽ mất tính hấp dẫn khi thấy những hạt màu xám hoặc đỏ làm màu sắc hoặc diện mạo chung của gạo thay đổi. - Chất lượng xay trà: Đây là tiêu chuẩn quan trọng của gạo, giá trị của năng suất xay trà là tỷ lệ gạo nguyên, gạo gãy và tấm; trong đó tỷ lệ gạo gãy và tấm chiếm khoảng 30 - 50% khối lượng toàn bộ hạt. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - Chế biến: Những đặc điểm về xay trà và nấu ăn có tính quyết định hầu hết giá trị kinh tế của gạt gạo. Chất lượng cơm ngon liên quan đến mùi thơm, độ dẻo, vị ngọt, độ sáng của cơm. Đó chính là tiêu chuẩn cho sự đánh giá phẩm chất hạt gạo. * Hệ thống chỉ tiêu đánh giá về chất lượng gạo của Thế Giới và Việt Nam (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2000) [3] đề cập đến 4 loại chất lượng: - Chất lượng xay xát: Là tỷ lệ gạo lật và gạo sát tính theo % khối lượng thóc; Tỷ lệ gạo nguyên tính theo % khối lượng của gạo sát. - Chất lượng thương trường: Được xem xét các chỉ tiêu như hình dáng, độ bóng và độ trong của hạt. - Chất lượng nấu nướng: Một trong những chỉ tiêu quan trọng của chất lượng nấu nướng là độ hoá hồ của tinh bột gạo. Ngoài hàm lượng amyloza là chỉ tiêu xác định chất lượng nấu nướng và chất lượng công nghệ của hạt. Các giống có hàm lượng amyloza thấp = 20 %, trung bình từ 20 - 25 % , và ≥ 25 % là hàm lượng amyloza cao. - Chất lượng dinh dưỡng của lúa gạo: Hàm lượng protein là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của lúa gạo, tỷ lệ protein trong hạt gạo biến đổi từ 7% - 10% tuỳ thuộc vào giống và điều kiện gieo cấy. Lúa Japonica đã thích ứng với vùng ôn đới hoặc những vùng có độ cao trên 1000 mét, có khả năng chịu lạnh tốt, thấp cây, có khả năng chống đổ, góc lá đứng, hạt gạo thơm, tròn, ngắn, dẻo khi nấu. Để nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam nhằm đẩy mạnh giá trị xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của một số thị trường khó tính trên thế giới, đồng thời có thể khai thác triệt để tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng Trung du miền núi phía Bắc (vùng có mùa đông lạnh khá dài), đề tài là cơ sở ban đầu để có thể tìm ra một kiểu gen tốt, một kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong những phạm vi nhất định của ngoại cảnh. Vì vậy, trước tiên cần phải 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- nghiên cứu, đánh giá toàn diện rồi kết hợp các đặc tính riêng để tìm ra các dòng, giống lúa tốt. 1.2. Tình hình sản xuât, tiêu thụ và nghiên cứu lúa trên thế giới 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới Cây lúa là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua một quá trình biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, do khả năng thích nghi rộng nên cây lúa được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Hiện nay có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục, với tổng diện tích là 156,95 triệu ha. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng (FAOSTAT, 2008) [58]. Trong đó Ấn Độ là nước có diện tích thu hoạch lúa lớn nhất (khoảng 43 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc (khoảng 29 triệu ha) (Ghosh, R.L, 1998) [47]. Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên toàn Thế giới giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2007 thể hiện qua Bảng 1.1 Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn Thế giới giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2007 Diện tích Năng suất Sản lƣợng Năm ( triệu ha ) ( tạ/ha) ( triệu tấn) 1961 115,50 18,7 215,65 1970 133,10 23,8 316,38 1980 144,67 27,4 396,87 1990 146,98 35,3 518,23 2000 154,11 38,9 598,97 2001 151,97 39,4 598,03 2002 147,69 39,1 577,99 2003 149,20 39,1 583,00 2004 151,02 40,3 608,37 2005 153,78 40,2 618,53 2006 156,30 41,21 644,1 2007 156,95 41,50 651,7 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nguồn: FAOSTAT, 2008 [58] Qua Bảng 1.1 ta thấy về diện tích canh tác lúa có xu hướng tăng. Song tăng mạnh nhất là vào các thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX sau đó tăng chậm dần và có xu hướng ổn định vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Về năng suất lúa trên đơn vị diện tích cũng có chiều hướng tương tự. Trong 4 thập kỷ cuối của thế kỷ XX năng suất lúa tăng gấp 2 lần từ: 18,7 tạ/ha năm 1961 lên 38,9 tạ/ha năm 2000, sau đó năng suất lúa vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm dần. Điều này cho thấy “cuộc cách mạng xanh” từ giữa thập niên 60 đã ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của thế giới nói chung và của châu Á nói riêng. Những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, việc sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu, bệnh là rất phổ biến. Sang những năm đầu của thế kỷ XXI, người ta có xu hướng hạn chế sử dụng các chất hoá học tổng hợp trong thâm canh lúa, chú trọng chỉ tiêu chất lượng hơn là số lượng làm cho năng suất lúa có xu hướng chững lại hoặc tăng không đáng kể. Tuy nhiên, ở những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, năng suất lúa vẫn cao hơn hẳn. Điều này được chứng minh qua số liệu thống kê của 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu trên thế giới (FAOSTAT, 2008) [58]. Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu Thế giới năm 2007 Diện tích Năng suất Sản lƣợng Tên nƣớc (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Trung Quốc 29,49 63,41 187,04 Ấn Độ 44,00 32,07 141,13 Inđônêxia 12,16 46,89 57,04 Băngladesh 11,20 38,84 43,5 Việt Nam 7,30 48,68 35,56 Thái Lan 10,36 26,91 27,87 Myanma 0,82 39,76 32,61 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và công nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm Sò vua (pleurotus eryngii) và nấm Vân chi (trametes versicolor) ở Việt Nam
213 p | 541 | 244
-
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ốc bươu vàng Pomacea canaliculata Lamarck (Mesogastropoda: Ampullariidae) và biện pháp quản lý tại Văn Giáo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang vụ thu đông năm 2012
75 p | 452 | 87
-
luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN SƠ SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
74 p | 381 | 84
-
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính
80 p | 492 | 73
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và công nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm Sò vua (pleurotus eryngii) và nấm Vân chi (trametes versicolor) ở Việt Nam
27 p | 327 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm và vai trò của Lactobacillus acidophilus trong chế phẩm probiotic
98 p | 317 | 61
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (Penaeus Monodon)
0 p | 223 | 38
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BỔ SUNG THỨC ĂN NHẰM NÂNG CAO SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GIỐNG LỢN MƯỜNG KHƯƠNG NUÔI TẠI LÀO CAI
106 p | 181 | 34
-
luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HỒNG VIỆT CƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
99 p | 150 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học: Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch cộng đồng của công ty cổ phần đào tạo và dịch vụ Huetourist
22 p | 164 | 26
-
luận văn:NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN
83 p | 150 | 25
-
Nghiên cứu đặc điểm chuyễn hóa Glucose hồng cầu, khả năng chống oxy hóa ở người nhiễm chì, bệnh nhân tan máu và mẫu bảo quản
119 p | 136 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu đặc điểm địa kỹ thuật khu vực Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phát triển giao thông ngầm
189 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học và thử nghiệm nhân giống loài Lùng (bambusa longissima) tại BQL Rừng phòng hộ Sông Lò, Thanh hoá
99 p | 25 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho nhóm hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh Quảng Trị
86 p | 40 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai
97 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biểu hiện của các gen GJB2, SLC26A4, GJB3, MT-RNR1 ở trẻ điếc bẩm sinh có chỉ định cấy điện cực ốc tai
92 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn