intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Trang Vui Ve | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

389
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây dựng, vai trò của các đơn vị trong quá trình thực hiện đầu tư và sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br /> <br /> Từ sau ngày giải phóng, để tạo dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh<br /> tế, văn hóa, xã hội thì nước ta đã tiến hành đầu tư xây dựng một cách mạnh<br /> mẽ. Thời kỳ đầu, do nguồn vốn eo hẹp, trình độ khoa học - kỹ thuật còn yếu<br /> nên các công trình chủ yếu là do Liên Xô và các nước Đông Âu giúp đỡ xây<br /> dựng. Bởi vậy, công tác quản lý đầu tư xây dựng trong thời gian đó chưa<br /> được quan tâm đúng mức. Sau này, khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh<br /> tế đất nước đã có những bước phát triển đáng kể cùng với đó là nguồn vốn<br /> đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một tăng. Vì vậy, công tác quản lý dự<br /> án đầu tư xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu<br /> quả trong sử dụng vốn, chất lượng công trình, tiến độ xây dựng công trình, an<br /> toàn lao động, bảo vệ môi trường, v.v…<br /> Nguồn vốn đầu tư chủ yếu trong xây dựng cơ bản là vốn ngân sách và<br /> vốn ODA. Vốn ODA thường đầu tư vào công trình quan trọng, có quy mô<br /> lớn, Còn nguồn vốn Ngân sách thường đầu tư vào các công trình có quy mô<br /> trung bình và nhỏ nhưng số lượng công trình nhiều. Vì các công trình thuộc<br /> nguồn Ngân sách thường do nhiều cấp ở địa phương quản lý nên việc quản lý<br /> đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn này rất phức tạp.<br /> Là một tỉnh có vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa,<br /> Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Bắc<br /> Miền Trung. Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVII, khóa 2010-1015, đã nêu rõ<br /> ưu tiên và chú trọng đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, công<br /> nghiệp, du lịch góp phần tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế khác. Vốn<br /> ngân sách giành cho chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh<br /> trong những năm gần đây tăng nhanh, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực,<br /> một số công trình trọng điểm như: Dự án cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp<br /> <br /> 2<br /> <br /> Vũng Áng, Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu khai thác mỏ sắt<br /> Thạch Khê, Hồ chứa nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang, Khu du lịch nghỉ dưỡng<br /> cao cấp biển Thiên Cầm và nhiều dự án giao thông, thuỷ lợi các cũng đã và<br /> đang xây dựng.<br /> Việc đầu tư xây dựng các dự án góp phần tạo nên sự thành công của<br /> tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã làm cho Hà Tĩnh có<br /> những bước chuyển mình đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả<br /> mà các dự án đầu tư mang lại trong những năm qua còn tồn tại nhiều tồn tại<br /> và bất cập cần phải khắc phục như: hiệu quả và chất lượng đầu tư một số lĩnh<br /> vực chưa cao, cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, năng lực sản xuất và kết<br /> cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng<br /> với lợi thế tiềm năng vốn có của tỉnh. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng<br /> công trình trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó nổi lên một số<br /> vấn đề như: hệ thống văn bản chồng chéo, chưa rõ ràng; trình độ cán bộ quản<br /> lý đầu tư còn hạn chế, chuyên môn không phù hợp; hệ thống cơ quan chuyên<br /> môn quản lý đầu tư xây dựng chưa thực sự hợp lý; nguồn vốn phân bổ chưa<br /> đều; còn quá nhiều thủ tục phải thực hiện; năng lực của các nhà thầu còn hạn<br /> chế…Vì vậy, cần hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng để đáp ứng<br /> lượng công trình xây dựng ngày càng nhiều và quy mô các công trình ngày<br /> càng lớn.<br /> Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số<br /> giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công<br /> trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:<br /> <br /> - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây<br /> dựng, vai trò của các đơn vị trong quá trình thực hiện đầu tư và sự cần thiết<br /> phải hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản lý thực hiện các dự án đầu tư<br /> xây dựng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.<br /> - Trên cơ sở nghiên cứu những mặt hạn chế, các nguyên nhân và đề<br /> xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các dự án đầu tư sử dụng vốn<br /> ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.<br /> 3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br /> <br /> Trên cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư xây dựng; hệ thống các văn<br /> bản, chế độ, chính sách hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và<br /> tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong những năm vừa<br /> qua. Đề tài áp dụng hương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phân<br /> tích so sánh để giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng.<br /> 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br /> <br /> Nghiên cứu các quá trình thực hiện một dự án đầu tư XDCB nói chung<br /> và các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà<br /> Tĩnh nói riêng trong những năm qua. Việc phân tích những khó khăn, bất cập<br /> vướng mắc trong quá trình thực hiện ở địa phương để đưa ra những giải pháp<br /> nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả đầu tư. Số liệu dùng trong nghiên cứu của<br /> các năm từ 2010 trở về trước.<br /> 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:<br /> <br /> Trên cơ sở lý luận và phân tích tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây<br /> dựng sử dụng vốn ngấn sách trên địa bàn tỉnh, đánh giá những kết quả đạt<br /> được và tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án. Đề tài tập trung<br /> nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án<br /> đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN:<br /> <br /> Luận văn được chia làm 4 chương như sau:<br /> Chương 1: Tổng quan về quản lý đầu tư xây dựng<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng ở tỉnh Hà Tĩnh<br /> Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu<br /> tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh<br /> Chương 4: Đánh giá hiệu quả một số giải pháp trong quản lý dự án đầu<br /> tư xây dựng công trình thủy lợi hồ chứa Xuân Hoa - Hà Tĩnh.<br /> <br /> 5<br /> <br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN<br /> 1.1. Một số vấn đề về đầu tư xây dựng<br /> 1.1.1. Khái niệm chung về đầu tư:<br /> Đầu tư là hoạt động bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình<br /> ở hiện tại để hình thành tài sản nhằm mục đích thu lại lợi ích trong tương lai.<br /> Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc<br /> tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của<br /> từng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo công ăn<br /> việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.<br /> 1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản<br /> Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt<br /> động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng<br /> bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo đà phát triển cho<br /> Đất nước.<br /> 1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách nhà nước<br /> 1. Khái niệm<br /> Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục<br /> đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm,<br /> lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.<br /> Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân<br /> sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ<br /> các nguồn thu trong nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của Chính phủ và<br /> vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ<br /> quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.<br /> 2. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB của Ngân sách nhà nước:<br /> - Một phần tích lũy trong nước từ thuế, phí, lệ phí;<br /> - Vốn viện trợ theo dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ;<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2