Luận văn: Ngoại hối và đổi mới chính sách ngoại hối ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 77
download
Sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường là nhu cầu khách quan có tính quy luật. Với vai trò như là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài, thì việc hình thành và phát triển thị trường ngoại hối một cách toàn diện và hiện đại theo trình độ quốc tế là rất cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Ngoại hối và đổi mới chính sách ngoại hối ở Việt Nam hiện nay
- LUẬN VĂN: Ngoại hối và đổi mới chính sách ngoại hối ở Việt Nam hiện nay
- Lời nói đầu Sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường là nhu cầu khách quan có tính quy luật. Với vai trò như là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài, thì việc hình thành và phát triển thị trường ngoại hối một cách toàn diện và hiện đại theo trình độ quốc tế là rất cần thiết. Thông qua các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối mà hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, dự trữ quốc tế... trở nên linh hoạt và hiệu quả. Trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và từng bước phát triển: chính sách quản lý ngoại hối đang dần dần được hoàn thiện phù hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; nhũng nhân tố thị trường ngày càng trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỉ giá hối đoái, bước đầu đã đưa một số giao dịch kinh doanh vào cuộc sống. Mặc dù mới ở những bước đầu phát triển, nhưng thị trường ngoại hối Việt Nam đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại hối cho các Ngân hàng Thương mại, đồng thời cung cấp những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với các công ty Xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối Việt Nam còn rất non trẻ và sơ khai xét về trình độ, quy mô thực hiện cũng như kĩ năng nghiệp vụ kinh doanh. Đặc biệt xung quanh vấn đề chính sách quản lý ngoại hối còn nhiều vấn đề phải xem xét và tiếp tục hoàn thiện. Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã chọn đề tài: “Ngoại hối và đổi mới chính sách ngoại hối ở Việt Nam hiện nay” Để nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của chính sách quản lý ngoại hối và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam.
- Chương I Lý luận cơ bản về chính sách quản lý ngoại hối và vai trò của đầu tư nước ngoài 1. Chính sách quản lý ngoại hối: Chính sách quản lý ngoại hối là một chính sách quan trọng đối với bất kì một quốc gia nào, nó có tác động đến sự thành công hay thất bại của các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của chính sách quản lý ngoại hối của một nước. Vì vậy, để có chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả trước hết ta phải làm rõ những vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này về mặt lý thuyết. 1.1 Ngoại hối Nhu cầu của sự phát triển và xu hướng thế giới đã dần dần làm cho các giao dịch này vượt qua biên giới một nước. Một nước muốn tồn tại và phát triển bạt buộc phải có quan hệ trai đổi với thị trường thế giới. Chính từ những giao dịch này mà phương thức thanh toán không ngừng phát triển, người ta không dùng vàng như trong phương thức thanh toán cổ điển mà còn sử dụng các công cụ thanh toán khác gọi là ngoại hối. Tuỳ theo những giác độ khác nhau mà người ta quan niệm ngoại hối khác nhau: + Trên giác độ kinh doanh ngoại hối, những nhà kinh doanh hiểu ngoại hối là những phương tiện thanh toán thể hiện dưới dạng ngoại tệ, nó bao gồm hối phiếu, séc bằng ngoại tệ (phải dư có trên tài khoản ngân hàng nước ngoài). + Trên giác độ quản lý và hoạch định chính sách, ngoại hối được hiểu là toàn bộ các loại tiền nước ngoài, các chứng từ, chứng khoán có giá trị bằng tiền nước ngoài, các kim khí, đá quý.
- 1.2 Chính sách quản lý ngoại hối Quản lý ngoại hối là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia, là công cụ vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế nhất là kinh tế đối ngoại. Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý những thể lệ của chính phủ trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc đá quý, quản lý các giấy tờ có giá trị ngoại tệ cũng như các quan hệ thanh toán tín dụng với nước ngoài. Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động về ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra có liên quan đến quan hệ ngoại thương cũng như những quan hệ khác bằng ngoại tệ, góp phần phát triển ngoại thương tạo sự cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế, ổn định giá trị đồng tiền, xây dựng được quỹ dự trữ ngoại hối hợp lý. Đối tượng quản lý ngoại hối: về phương diện quản lý đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh của chính sách ngoại hối bao gồm: “người cư trú” và “người không thường trú”. “Người cư trú” được hiểu là toàn bộ các tổ chức, các doanh nghiệp được thành lập theo luật hiện hành của mỗi nước, hoạt động trên lãnh thổ nước đó hoặc đặt đại diện ở nước ngoài. Ngoài ra, người cư trú còn bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo luật doanh nghiệp của nước ngoài nhưng được phép hoạt động tại nước đó. “Người không cư trú” được hiểu là các tổ chưc doanh nghiệp được thành lập theo luật hiện hành của một nước, không kinh doanh trong nước đó hoặc các tổ chức kinh doanh thành lập theo luật nước ngòai không kinh doanh trên lãnh thổ nước đó hay là các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, của các chính ohủ đặt tại nước đó. Dân cư là người không cư trú là những người mang quốc tịch nước ngoài đến nước đó không nhằm mục đích định dư. Với một chính sách quản lý ngoại hối quản lý được nguồn vốn ra vào một quốc gia luôn là vấn đề quan trọng, còn các vấn đề khác như sử dụng ngoại tệ, buôn bán kinh doanh ngoại hối thì được quy định tuỳ vào đặc điểm tình hình của từng thời kì cụ thể. Chính vì vậy, không phải chính sách ngoại hối của tất cả các nước đều
- giống nhau, mỗi nước đều có đặc trưng riêng của mình. Tuy nhiên, một chính sách quản lý ngoại hối thường nằm trong bốn giai đoạn sau: + Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối: Với chính sách này, nhà nước nắm trong tay mình hoạt động kinh tế đối ngoại, việc vay nợ nước ngoài. Nhà nước áp đặt tỷ giá một cách chủ quan cho việc chuyển đổi ngoại tệ ra bản tệ và ngược lại. Ngoài ra nhà nước còn nghiêm cấm toàn bộ mua bán, kinh doanh và tàn trữ ngoại hối. + Chính sách thắt chặt ngoại thương ngoại hối: Với chính sách này, nhà nước không nắm độc quyền ngoại thương ngoại hối nhưng toàn bộ việc xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các tổ chức cá nhân có ngoại tệ đều phải bán lại cho nhà nước qua hệ thống ngân hàng. Các tổ chức, cá nhân được phép mở tài khoản ngoại tệ phải chịu sự giám sát của ngân hàng. Khi họ muốn sử dụng thì phải có sự cho phép của cấp có thẩm quyền. + Chính sách nới lỏng ngoại thương ngoại hối: Chính sách này không quản lý chặt chẽ quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá, cũng như các luồng vận động ngoại hối. Nhà nước tác động vào tỷ giá hối đoái như là một thành viên của thị trường. Các tổ chức cá nhân có nguồn thu ngoại tệ dưới mọi hình thức đều được tự do mở tài khoản ở ngân hàng. Nhà nước sẽ mua lại khi cần thiết thông qua các công cụ về tỷ giá và lãi suất. + Chính sách tự do ngoại thương ngoại hối: Nội dung của chính sách này là thực hiện tự do hoá ngoại thương ngoại hối. Nhà nước không quản lý gắt gao hay hạn chế giao dịch ngoại hối. Các hàng rào thương mại bị bãi bỏ, sự dịch chuyển của các luồng hàng hoá dịch vụ là hoàn toàn do cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định. Trên đây là bốn loại hình của các chính sách quản lý ngoại hối. Tuỳ theo tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước và xu hướng chung của nền kinh tế thế giới mà mỗi quốc gia nên chọn một mô hình thích hợp. Sự cần thiết của chính sách quản lý ngoại hối được thể hiện ở sự tồn tại hiện nay trong nền kinh tế nước ta một khối lượng ngoại tệ khổng lồ. Nợ nước ngoài tính đến cuối năm 1997 của nước ta đã đạt đến con số báo động 10.159 triệu USD. Tổng số đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta tính đến hết năm 1997 đã thực hiện là 11.799 triệu USD trong tổng số 31.438
- triệu USD vốn đăng kí gần 3 tỷ vốn ODA đã được giải ngân trong tổng số gần 11 tỷ USD vốn cam kết. 2. Vai trò của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay: Theo dự đoán về tình hình kinh tế toàn cầu trong thời gian tới, IMF cho rằng với sự năng động vốn có của Châu á và đặc biệt là Đông Nam á thì khu vực này rõ là nơi có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi lại nằm trong khu vực năng động như vậy chắc chắn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của bên ngoài và thực tế Việt Nam đã và đang gây được sự chú ý của thế giới. Qua giai đoạn cải cách vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã tạm thời thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, tạo ra một ví trí vững chắc trong nền kinh tế khu vực còn là một vấn đề khó khăn và lâu dài. Việt Nam còn thiếu rất nhiều điều kiện như vốn, công nghệ, thiếu kiến thức kinh doanh, thiếu kinh nghiệm... mà ta cần tích luỹ dần bằng nhiều biện pháp khác nhau mà một biện pháp nhanh nhất phù hợp nhất mà các nước trong khu vực có điều kiện tương đối giống ta đã áp dụng đó là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức cá nhân n ước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh như theo quy định của luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. FDI là một thực tế kết quả có tính quy luật phát triển lâu dài cả về chiều rộng và chiều sâu bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá sâu sắc nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội, từ sự cuốn hút mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tự sự gia tăng tích luỹ tư bản và công nghệ, từ nhu cầu tái cấu trúc lại nền kinh tế quốc gia trước sức ép mãnh mẽ của cuộc cạnh tranh trên đường đua vào thế kỷ 21. Mở cửa và hoà nhập đó là xu thế chung của toàn thế giới không một nước nào có thể tồn tại và phát triển nếu không có giao lưu thương mại quốc tế. Bên cạnh đó lại tồn tại những quốc gia dư thừa vốn và họ nhận thấy rằng việc kinh doanh tại một quốc gia khác sẽ đem lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn việc kinh doanh tại chính quốc. Lợi nhuận đã đưa họ đến những vùng đất béo bở bên ngoài. Đó chính là lợi thế của các nước xuất khẩu tư bản, còn các nước nhận đầu tư thì sao?
- Các nước nhận đầu tư và đặc biệt là những nước đang phát triển và chậm phát triển sẽ có lợi vì họ sẽ có vốn cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, một yếu tố sống còn mà các nước này đang thiếu thốn. Mặc dù vốn có thể huy động bằng nhiều nguồn khác nhau như vay nợ chẳng hạn nhưng vốn FDI vẫn có ưu thế hơn hẳn vì vốn FDI không làm tăng khoản nợ nước ngoài của nước đó. Ngoài ra thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn giúp cho nước nhận đầu tư nhanh chóng tiếp thu được công nghệ tiên tiến của nước ngoài, học hỏi được kinh nghiệm quản lý kinh tế của các nước, những vấn đề mà chúng ta phải mất nhiều năm hoặc không có được. Với một chính sách thu hút vốn FDI hữu hiệu thì FDI sẽ có vai trò hỗ trợ đắc lực cho phát triển năng lực sản xuất xã hội, khai thác đầy đủ có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động. FDI có tác dụng rất đáng kể nhưng chúng ta cũng cần phải nhận thức đúng đắn tránh bất cứ mọi sự ảo tưởng nào vào tính màu nhiệm của FDI gắn cho nó một vai trò tích cực tự nhận thấy bất chấp các điều kiện bên trong của đất nước tách rời với những cố gắng chủ quan của con người trong vai trò quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh cải thiện tình hình thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Như chúng ta đã biết chính sách đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của đường lối đổi mới của nhà nước ta, thực hiện chính sách kinh tế mở. Đường lối đó là sự vận dụng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Do đó, cũng cần phải tránh quan điểm sai lầm coi chính sách về FDI như là một chính sách hướng ngoại (chỉ biết mở cửa với bên ngoài) trái lại đó là chính sách vừa mở cửa với bên ngoài vừa tạo điều kiện phát triển nội lức. Sau đây là một số yêu cầu quan trọng cho FDI: + Hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. “Bình đẳng cùng có lợi” nguyên tắc số một trong hợp tác theo cơ chế thị trường cũng cần áp dụng một cách nghiêm túc trong hợp tác đầu tư với nước ngoài.
- Hợp tác đầu tư giữa ta với nước ngoài thực tế là tìm ra điểm gặp nhau (trong đó hai bên cùng có lợi) để cùng sản xuất kinh doanh và chia sẻ kết quả, trên nguyên tắc thoả thuận, tự nguyện, không bên nào áp đặt cho bên nào. Hiệu quả kinh tế xã hội Đứng về lợi ích của các nhà đầu tư thì mục tiêu cao nhất đó là lợi nhuận thu được, đó chính là hiệu quả tài chính tính bằng thu nhập trừ đi tổng chi phí. Nhưng nhà nước xét tới một dự án không chỉ ở khía cạnh hiệu quả tài chính của nó (nhân tố làm tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội), mà điều không kém phần quan trọng đó là hiệu quả người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau: - Trước hết dự án đầu tư phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho mục tiêu đó, phù hợp nhiều hay ít với quy hoạch chung. - Dự án phải tạo được nhiều việc làm và nâng cao được mức sống cho người lao động với ít vốn đầu tư. - Dự án phải tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá tương đối lớn nhất là hàng xuất khẩu có chất lượng với giá cạnh tranh thông qua đổi mới công nghệ một cách hợp lý. - Dự án chi ít ngoại tệ nhưng có khả năng thu nhiều ngoại tệ, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước mà đồng bản tệ chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi. - Dự án có khả năng thu hút được nhiều ngành nghề khác trong nước có liên quan đến dự án. - Cuối cùng dự án phải đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước. Vấn đề lựa chọn hình thức đầu tư: Vấn đề lựa chọn hình thức hợp tác đầu tư với nước ngoài thực chất là vấn đề cơ cấu vốn trong nước và vốn nước ngoài sao cho có lợi nhất. Một số hình thức đầu tư quy định trong luật đầu tư nước ngoài đều có mặt mạnh và mặt yếu của nó, do vậy phải tuỳ theo điều kiện và yêu cầu cụ thể mà lựa chọn, không nên cứng nhắc coi một hình thức nào là ưu việt nhất. Thậm chí có
- trường hợp không nên sử dụng bất kỳ một hình thức nào có trong luật đầu tư nước ngoài mà chỉ sử dụng hình thức thương mại hoặc đầu tư trong nước. Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam: Tuy chỉ mới qua 11 năm hoạt động nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp được khá nhiều cho nền kinh tế Việt Nam. Theo nguồn tin của SCCT và ngân hàng nhà nước, hiện nay số vốn thực hiện của các doanh nghiệp đã lên tới 6 tỷ USD, đây là số vốn rất lớn đối với Việt Nam chiếm tới 1/3 GDP trong năm 1994 và gấp 2 lần kim ngạch xuất khẩu trong năm 1994. Số vốn này đã góp phần giải quyết những khó khăn về vốn cho công cuộc phát triển kinh tế đồng thời nó cũng hỗ trợ phần nào đối với sự thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động đã giải quyết được công ăn việc làm cho khoảng 16,5 vạn lao động trong đó 6,5 vạn là nhân viên trong các doanh nghiệp còn 10 vạn người làm các công việc xây dựng cơ bản ban đầu. Đây là đóng góp rất đáng khích lệ của các doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế xã hội của các dự án là khá lớn và trong tình trạng thất nghiệp rất nhiều của Việt Nam hiện nay. Tuy chỉ có số ít các doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động nhưng kim ngạch xuất khẩu đã được đánh giá là khả quan. Năm Kim ngạch xuất khẩu Nghĩa vụ thuế với NSNN 1993 170 triệu USD 120 triệu USD 1994 330 triệu USD 136 triệu USD Ta hãy thử hình dung hiện nay mới chỉ có một số doanh nghiệp đi vào hoạt động và kể cả những doanh nghiệp đã hoạt động cũng chỉ rất cầm chừng mà kết quả đã như vậy thì trong những năm tới khi mà có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động và hoạt động của họ đã được mở rộng thì đóng góp của các doanh nghiệp này sẽ như thế nào?
- Chắc chắn đóng góp của các doanh nghiệp này cho nền kinh tế là rất lớn và có thể đầu tư nước ngoài sẽ trở thành mũi nhọn, trở thành mẫu chốt cho công cuộc phát triển kinh tế, trong việc hoà nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Chương II
- Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 1. Thực trạng đầu tư nước ngoài trong những năm vừa qua: Sau 11 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài ở VIệt Nam với nỗ lực nhằm hoàn thiện dần hệ thống văn bản pháp lý về đầu tư, Việt Nam đã không ngừng củng cố quan hệ ngoại giao với các nước, cũng như cải thiện môi trường đầu tư trong nước nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn FDI, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Những kết quả đó thể hiện qua một số điểm sau đây: 1.1 Về số lượng dự án đầu tư và vốn đầu tư Mục đích của thực hiện đầu tư trực tiếp tại Việt Nam là thu hút vốn nước ngoài để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Do vậy dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất về kết quả đạt được của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đó là số lượng dự án và vốn đầu tư. Theo số liệu của NHNN và uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư, tính đến cuối tháng 4.1995 đã có hơn 200 nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam với hơn 700 công ty và tổng số vốn lên tới trên 14 tỷ USD. Nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư khá nhanh, vốn đầu tư của năm sau thường cao hơn nhiều so với năm trước. Quy mô một dự án cũng ngày một tăng, vốn trong năm 88-90 quy mô một dự án khoảng 3,5 triệu USD thì nay đã cao hơn nhiều, 5 tháng đầu năm 1995 quy mô một dự án đã tăng lên 18,4 triệu USD. Về phía đối tác nước ngoài, phần lớn các dự án do các công ty thuộc khu vực Đông á-Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu thực hiện. Những nước có vồn đầu tư lớn nhất là Đài Loan, Hông Kông, Nam Triều Tiên, Singapore, úc, Nhật, Pháp, Anh, Hà Lan... Như vậy, từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết tháng 12.199 nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2766 dự án đầu tư trực tiếp nước
- ngoài với tổng số vốn đăng ký là 37.055,66 triệu USD . Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp phép cho 230 dự án với mức 3.087,97 triệu USD vốn đăng ký. Bảng dưới đây cho ta thấy nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ 1988 tới 1995 cả về dự án cũng như số vốn đăng ký. Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng ký tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án lớn (hơn 3 tỷ USD/2 dự án). Như vậy, nếu xét trong thời kỳ 1988-1999 thì năm 1995 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
- Số liệu vốn đầu tư trực tiếp Vốn đăng ký (triệu USD) Số vốn năm trước (%) Năm Số dự án Tổng số Trung bình Vốn đăng ký Quy mô 1988 37 371,8 10,05 - - 1989 68 582,5 8,57 156,67 85,27 1990 108 839,0 7,77 144,03 90,67 1991 151 1322,3 8,67 157,60 112,74 1992 197 2165,0 10,99 163,73 125,46 1993 269 2900,0 10,78 133,95 98,09 1994 343 3765,6 10,98 129,85 101,86 1995 370 6530,8 17,65 173,43 160,75 1996 325 8497,3 26,15 130,11 148,16 1997 345 4649,1 13,48 54,71 51,55 1998 275 3897,4 14,17 83,83 105,12 1999 278 1534,7 5,52 39,38 38,96 Tổng 2766 37055,6 Từ 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có biểu hiện suy giảm, nhất là đến các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm đó càng rõ rệt hơn: Nếu năm 1998 chỉ bằng 79,71% thì năm 1999 chỉ bằng 80,58%. Số liệu tương ứng của vốn đăng ký là 83,83% và 33,01%. 1.2 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999. Có 785 dự án sau một thời gian triển khai đến nay có nhu cầu xin được tăng vốn mở rộng sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là 5.171 triệu USD (bằng 14% tổng số vốn đăng ký và bằng 28,4% số dự án được cấp giấy phép).
- 127 dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng (bằng 4,6% số dự án được cấp giấy phép), 466 dự án đã bị rút giấy phép (chiếm 16,8%). Như vậy, tính đến 31.12.1999 trên lãnh thổ Việt Nam còn 2173 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký của dự án còn hiệu lực là 36.086 triệu USD. 8000 7000 Tæ sè cam kÕ ng t 6000 Sè gi¶i ng©n 5000 4000 3000 2000 1000 0 1995 1996 1997 1998 1999 7500 5950 4450 4000 1980 Tæ sè cam kÕ ng t 2230 1980 2000 800 800 Sè gi¶i ng©n Đồ thị: Cam kết FDI và thực tế giải ngân (Đơn vị: triệu USD) Đến hết năm 1998 đã có 838 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng 33,68% tổng số dự án được duyệt) và 624 dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản (bằng 25,08% số dự án). Về cơ cấu lãnh thổ: Trước kia tỉ trọng rất chênh lệch giữa Bắc-Nam, giữa hai trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì tới nay khoảng cách này đã giảm dần. Cho đến nay tỉ trọng vốn đổ vào phía Bắc đã tăng lên 35% sự vươn lên của các tỉnh phía Bắc mà đặc biệt là Hà Nội một phần là do thế mạnh riêng của mỗi vùng nhưng cũng một phần do chính sách điều chỉnh của nhà nước.
- Về địa bàn đầu tư: Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế nên chính phủ đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Tuy vậy, cho đến nay vốn nước ngoài vẫn được đầu tư tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế xã hội. Vốn đầu tư vào các vùng được xếp theo thứ tự sau: Cơ cấu đầu tư theo vùng thời kỳ 1988-1999 (%) 1.Đông Nam Bộ 53,13 5.Đồng bằng sông Cửu Long 2,46 2.Đồng bằng sông Hồng 29,6 6.Bắc Trung Bộ 2,38 3.Duyên hải Nam Trung Bộ 7,64 7.Tây Nguyên 0,16 4.Đông Bắc 4,46 8.Tây Bắc 0,15
- Về cơ cấu theo ngành kinh tế thời kỳ 1988-1999 Ngành Số dự án (%) Vốn đăng ký (%) 1.Nông-Lâm nghiệp 10,6 3,59 2.Thuỷ sản 3,6 0,96 3.Công nghiệp 40,6 37,78 4.Xây dựng 10,3 12,37 5.Khách sạn, du lịch 7,8 13,13 6.Giao thông, vận tải, bưu điện 5,3 9,23 7.Tài chính, ngân hàng 1,1 0,54 8.Văn hoá, Y tế, Giáo dục 3,3 1,27 9.Các ngành dịch vụ khác 9,4 21,13 100 100 Tổng Số liệu trên cho thấy các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư, tiếp đến là các lĩnh vực khách sạn, du lịch và dịch vụ. Các ngành nông, lâm nghiệp có số dự án lớn nhưng vốn thấp hơn. Về hình thức đầu tư Hiện nay theo quy định luật đầu tư nước ngoài thì có các hình thức đầu tư nước ngoài như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác liên doanh. Liên doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các hình thức đầu tư, nó chiếm tới 64,6% số dự án, chiếm 65,3% vốn đăng ký. Đứng thứ 2 là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chiếm 27,1% số dự án và 17,5% vốn đăng ký. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 8,3% số dự án và 16,9% số vốn đăng ký. 2. Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Quản lý ngoại hối đã có từ lâu nên nó gắn với chính sách tiền tệ của quốc gia nhưng quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ thực sự tồn tại trong những năm gần đây. Là vấn đề quá mới nên những phát sinh, tồn tại đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và giải quyết là vấn đề bức bách và thường xuyên xảy ra. Sau đây là nghiên cứu thực trạng của việc quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2.1 Vấn đề mở tài khoản: 2.1.1 Mở tài khoản tại ngân hàng trong nước: Như quy định của ngân hàng nhà nước đã nêu ở trên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ được mở một tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại một ngân hàng thương mại ở Việt Nam, còn trong trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh ở địa phương khác doanh nghiệp có thể mở các tài khoản phụ tại các địa phương này để tiện cho hoạt động. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì thay bởi việc theo dõi nhiều tài khoản thanh toán khác nhau ngân hàng nhà nước chỉ phải theo dõi hoạt động tài khoản tại một ngân hàng duy nhất mà doanh nghiệp mở tài khoản. Tuy nhiên hiện nay quy định này đang gây sự phản ứng mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp này. Đặc biệt là sau công văn 67/CV-NH cho ngân hàng nhà nước gửi tới các ngân hàng thương mại yêu cầu phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo như thông tư số 06/TT-NH ban hành ngày 18.9.1993. Các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại cho rằng những khó khăn đó thể hiện như sau: - Các công ty 100% vốn nước ngoài và các liên doanh hướng dẫn chỉ được giao dịch với một ngân hàng, điều này giúp đơn giản hoá việc kiểm soát nhưng đồng thời cũng mang những hiệu quả bất lợi cho các doanh nghiệp liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài.
- - Các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh cho rằng bằng việc áp dụng quy định một ngân hàng, ngân hàng vô hình chung đã hạn chế lượng tiền mà các công ty này được phép hoặc mong muốn đi vay từ thị trường. - Nhu cầu đi vay của các doanh nghiệp là tất yêu và nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó làm giảm bớt các dự án đầu tư của một số công ty và có thể ảnh hưởng xấu đến dự án. Theo thông báo của ngân hàng ngoại thương Pháp BFCE tại ngân hàng đã có tới 4 dự án đình hoãn vô thời hạn. - Các ngân hàng cho rằng: Việc áp dụng quy định một ngân hàng dẫn đến rủi ro lớn trong việc cho vay của các ngân hàng do khó đáp ứng được tốt các khoản vay của các doanh nghiệp nhất là các khoản vay lớn. Thực tế là ở Việt Nam hiện nay các ngân hàng khó đáp ứng được nhu cầu vay lớn của các doanh nghiệp. Hơn nữa việc này làm giảm hiệu quả của các dịch vụ khách hàng của ngân hàng thương mại, các ngân hàng đều muốn các doanh nghiệp vay vốn phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng của họ. Những kiến nghị này là phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp và nền kinh tế thị trường nhưng nhìn chung họ đã chưa hiểu kĩ quan điểm của cơ quan quản lý. Trên thực tế, ngân hàng nhà nước chỉ hạn chế việc mở tài khoản thanh toán để dễ dàng hơn trong việc quản lý ngoại hối của các doanh nghiệp này ma không hạn chế việc mở tài khoản trong nước nhằm mục đích vay vốn. Các doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản thanh toán nhưng có thể nhiều tài khoản tiền vay. 2.1.2 Vấn đề mở tài khoản ngân hàng nước ngoài Ngân hàng nhà nước đã quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền mở tài khoản tại ngân hàng với mục đích: - Tiếp nhận vốn vay của nước ngoài - Gửi một phần doanh thu của doanh nghiệp trong phạm vi số tiền gốc và lãi của khoản vay đến hạn phải trả - Thanh toán các khoản chi phù hợp với hợp đồng vay vốn
- - Chi trả nợ và lãi đến hạn Qua thực tế kiểm tra và báo cáo của các doanh nghiệp, ngân hàng nhà n ước đã thấy có nhiều tài khoản mở hoặc có hoặc có nhiều khoản vay chưa được ngân hàng nhà nước xác nhận. Thực tế này cần phải được khắc phục nhanh chóng bởi vì với những tài khoản mở ở ngân hàng trong nước việc chuyển tiền và thanh toán vẫn nằm trong phạm vi quốc gia, ngân hàng nhà nước vẫn có thể tác động được khi cần thiết trong khi tài khoản mở ở nước ngoài thì nếu không quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ gây ra các tiêu cực hoặc ảnh hưởng bất lợi cho phía Việt Nam. 2.2 Vấn đề chuyển vốn vào: Nhìn lại sau 11 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 6 tỷ USD vốn thực hiện đó là điều đáng mừng. Tuy 6 tỷ USD vốn thực hiện chưa là gì đối với các nước khác nhưng đối với Việt Nam nó đã nói lên nhiều điều. Với 6 tỷ USD mà 16,5 vạn người đã có việc làm. Nhiều dây chuyền công nghệ mới đã được đưa vào Việt Nam tạo điều kiện sản xuất được những hàng hóa có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vốn chuyển vào cũng làm cải thiện phần nào cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam vốn đã thường xuyên thâm hụt. Vốn chuyển vào có tác động quan trọng như vậy nhưng nếu vốn chuyển vào không được kiểm soát chặt chẽ thì nó có thể gây ra những hậu quả xấu về sau này đòi hỏi ngân hàng phải quản lý được. Nhưng vốn ngoại tệ đưa vào nhiều có thể dẫn đến sự hợp lý của chính sách tiền tệ hiện tại, ngoài ra nó cũng có thể dẫn đến tăng lượng đôla trong điều kiện đồng Việt Nam chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi. Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì bên nước ngoài phải chuyển vốn pháp định vào Việt Nam theo đúng tiến độ góp vốn đã ghi trong hợp đồng. Quy định rất cụ thể nhưng trên thực tế các doanh nghiệp không thực hiện cam kết của mình trước đây. Họ chuyển vốn vào không theo lệnh góp vốn còn về phía ngân hàng nhà nước cũng không có điều kiện nắm được chắc chắn dòng vốn ngoại tệ
- chuyển vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và toàn bộ chính sách tiền tệ nói chung. Hơn nữa việc buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết về tiến độ chuyển vốn sẽ có lợi cho bên Việt Nam bởi một số nguyên nhân: -Vốn ngoại tệ chuyển vào là rất quý trong tình trạng thiếu ngoại tệ của ta hiện nay và trong điều kiện đồng Việt Nam chưa thể thành đồng tiền tự do chuyển đổi. -Số ngoại tệ chuyển vào lớn nên bên n ước ngoài có xu hướng chậm chuyển bởi chỉ cần chậm một ngày họ đã có lợi khá nhiều chứ chưa nói gì đến cả tháng, cả năm. Trong khi có những doanh nghiệp cần những khoản chi trong ngày hoặc thậm chí một vài ngày để thực hiện những công vụ cấp bách thì buộc bên nước ngoài thực hiện cam kết là cần thiết. Ví dụ, sau đây là một phương thức mà bên nước ngoài thường sử dụng do những sơ hở về phía Việt Nam. Khi thực hiện dự án A, hai bên cam kết bên Việt Nam đóng góp 30% vốn pháp định, bên nước ngoài đóng góp 70% vốn pháp định. Lịch đóng góp của phía nước ngoài được quy định như sau: 1 tháng sau khi nhận được giấy phép kinh doanh của SCCI, bên nước ngoài phải chuyển vào 25% vốn pháp định, 50% sẽ đóng góp sau một năm và 25% còn lại sẽ đóng góp sau 1 năm tiếp theo. Như vậy, phải sau 2 năm bên nước ngoài mới đóng góp đủ số vốn pháp định trong khi lợi nhuận họ được chia theo tỷ lệ 7/3 ngay từ năm đầu tiên, đó còn chưa kể đến tình trạng hiện nay đa số các doanh nghiệp lại không thực hiện việc góp vốn pháp định theo như cam kết. Chính vì vậy, ngân hàng nhà nước phải tìm biện pháp để kiểm soát được việc chuyển vốn của bên nước ngoài bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nước Việt Nam. Ngoài việc quản lý nguồn ngoại tệ chuyển vào một yêu cầu cấp thiết khác đó là quản lý vốn góp bằng máy móc thiết bị. Nó không phải là ngoại tệ nhưng liên quan đến lượng ngoại tệ mà bên nước ngoài được chuyển ra. Bởi vì theo như quy định của nhà nước các doanh nghiệp được
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển
90 p | 498 | 164
-
Luận văn: DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁ
148 p | 305 | 119
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam
108 p | 199 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và giải pháp
102 p | 199 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng Việt Nam
90 p | 152 | 34
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Đồng Nai
129 p | 227 | 29
-
Luận văn: Quan điểm và giải pháp thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thơng mại trong ASEAN
29 p | 135 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối ở các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 163 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
110 p | 129 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường bán buôn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
94 p | 93 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái đến thị trường ngoại hối Việt Nam – thực trạng và khuyến nghị
96 p | 43 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam
107 p | 49 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế
119 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
106 p | 42 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP Nam Á
88 p | 67 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của dự trữ ngoại hối đối với ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
12 p | 67 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế
26 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn