intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Phân tích chất lượng vi sinh tại công ty cổ phần sữa Việt Nam - Nhà máy nước giải khát

Chia sẻ: Tran Tien Tung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

322
lượt xem
123
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với xu thế phát triển của thế giới, công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của các ngành khoa học công nghệ cao với ứng dụng ngày càng sâu rộng. Trong những năm gần đây nhà nước đặc biệt ưu tiên phát triển cho khối ngành công nghệ cao trong đó có CNSH đó là một lợi thế phát triển không ngừng, khi mà một thực thế là những gì mà CNSH mang lại rất lớn.Tại Việt Nam, Vinamilk là một trong những công ty đi đầu về ứng dụng CNSH vào công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Phân tích chất lượng vi sinh tại công ty cổ phần sữa Việt Nam - Nhà máy nước giải khát

  1. Luận văn Phân tích chất lượng vi sinh tại công ty cổ phần sữa Việt Nam - Nhà máy nước giải khát  
  2. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 1. M Ở ĐẦU Cùng với xu thế phát triển của thế giới, công nghệ sinh học đã trở thành những ngành mũi nhọn của các ngành khoa học công nghệ cao với ứng dụng ngày càng sâu rộng. Trong những năm gần đây nhà nước đặc biệt ưu tiên phát triển cho khối ngành công nghệ cao trong đó có CNSH đó là một lợi thế phát triển không ngừng, khi mà một thực thế là những gì mà CNSH mang lại rất lớn.Tại Việt Nam, Vinamilk là một trong những công ty đi đầu về ứng dụng CNSH vào công nghiệp sản xuất thực phẩm như các sản phẩm lên men: sữa chua, nước giải khát,… Không chỉ với những mặt hàng truyền thống như: sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường để có những sản phẩm nước giải khát có chất lượng và an toàn. Trong đó nhà máy sản xuất nước giải khát Việt Nam, nhãn hiệu Vfresh là một đơn vị mới thành lập với những sản phẩm mới và có chất lượng trên thị trường nước giải khát việt Nam. Lĩnh vực sản xuất nước quả ép không ga thuộc về lĩnh vực thực phẩm, đây là lĩnh vực được mọi người tiêu dùng và toàn xã hội quan tâm vì nó liên quan đến vấn đề sức khỏe con người. Đối với Vfresh mọi vấn đề trong kinh doanh, trong quản lý sản xuất đều liên quan đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế trong quá trình sản xuất Nhà Máy Nước giải khát đã thực hiện tốt việc quản lý sản xuất, thực hiện tốt các yêu cầu trong quá trình sản xuất như: bảo vệ tài nguyên, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống ô nhiễm và các tác động có hại, xử lý nước, phục hồi môi trường, phòng chống cháy nổ. Qua quá trình thực tập tại Nhà Máy Nước giải khát , em nhận thấy để làm tốt các yêu cầu trên thì công tác quản lý sản xuất phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ. Việc quản lý phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới với các phương án thực thi hiệu quả nhất. Với mục đích tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế ở doanh nghiệp, vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý công nghiệp của doanh nghiệp. Đặc biệt là khâu kiểm nghiệm chất lượng vi sinh của các sản phẩm. Page 1 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  3. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 2. TỔNG QUAN 2.1 Giới Thiệu Nhà Máy Sản Xuất Nước Giải Khát Việt Nam  Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company Đơn vị thực tập: nhà máy Nước Giải Khát Vinamilk, nhãn hiệu vfresh  Trụ sở nhà máy: Lô A, Đường NA7, Khu Công Nghiệp Mỹ Phước II, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.  ĐT: (84.650) 355 6839  Fax: (84.650) 355 6890  Email: vinamilk@vinamilk.com.vn  Website: www.vfresh.com.vn 2.2 Lịch sử hình thành và phát triển Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa, các sản phẩm từ sữa và nước giải khát các loại. - Năm 1976 tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. - Năm 1978 Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh kẹo I. - Năm 1988 lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. - Năm 1991 lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam. Page 2 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  4. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát - Năm 1992 Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. - Năm 1994 Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. - Năm 1996 liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Binh Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. - Năm 2000 Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. - Năm 2003 chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. - Năm 2004 mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. - Năm 2005 mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 6 năm 2005. - Năm 2006 Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. - Năm 2010 Công ty nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài để đầu tư vào Công ty Miraka Limited tại New Zealand. Vinamilk chiếm 19.3% vốn cổ phần của dự án. Đây là dự án Nhà máy chế biến nguyên liệu sữa chất lượng cao tại trung tâm Đài Bắc của New Zealand. Nhà máy sẽ hoạt động chính thức từ tháng 8/2011. Page 3 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  5. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát - Tháng 8/2010 Công ty tổ chức động thổ xây dựng Nhà máy sữa Việt Nam tại Khu công nghiệp Mỹ phước tỉnh Bình Dương. Đây là nhà máy chế biến sữa lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á với mức độ tự động tối đa hóa đang được áp dụng hiện nay trên thế giới. Tổng vốn đầu tư ban đầu của nhà máy vào khoảng 120 triệu USD. - Nhà máy nước giải khát Việt Nam chính thức hoạt động vào tháng 8/2010. 2.3 Các sản phẩm của nhà máy 2.3.1 Các loại nước ép - Nước cam ép có đường chai pet và ly - Nước táo ép có đường chai pet và ly Hình 1.1 Nước cam ép và táo ép chai pet 350 ml và ly 200 ml 2.3.2 Các loại trà - Trà atiso - Trà xanh hương chanh - Trà bí đao thạch - Trà bí đao hương chanh Hình 1.2 Trà atiso ,trà xanh, trà bí đao thạch, trà bí đao hương chanh Page 4 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  6. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 2.4 Sơ đồ tổ chức - bố trí nhân sự - mặt bằng nhà máy 2.4.1 Trưởng ban đảm bảo chất lượng sản phẩm : - Tổ chức triển khai, giám sát, quản lý hoạt động kiểm tra đảm bảo các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và các sản phẩm sản xuất trong nhà máy đáp ứng các yêu cầu của hệ thống ISO, HACCP; sản phẩm trong thời hạn bảo hành, các qui trình kiểm soát chất lượng cho sản phẩm mới, cho qui trình sản xuất mới.Giám sát việc thực hiện qui trình công nghệ, qui trình sản xuất đảm bảo chất lượng tại phân xưởng sản xuất. - Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các công việc về kiểm tra chất lượng từ nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất đến sản phẩm xuất xưởng và sản phẩm lưu trong thời hạn bảo hành.Phối hợp phân xưởng sản xuất triển khai sản xuất thử sản phẩm mới hoặc thử nghiệm nguyên liệu mới theo yêu cầu của Công ty. Đề xuất, cải tiến sản phẩm về chất lượng, và đa dạng hóa sản phẩm. - Kiểm soát việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh các thiết bị sản xuất. Page 5 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  7. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát - Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. - Tham gia nghiệm thu kỹ thuật các công nghệ sản xuất mới, nghiên cứu sản phẩm mới. - Theo dõi việc chấp hành các quy trình công nghệ sản xuất, xem xét, cập nhật hoặc đề xuất cải tiến quy trình công nghệ của Nhà máy. Tham gia nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới khi có yêu cầu. - Kiểm tra và xác định sản phẩm không phù hợp. - Cung cấp thông tin các sự không phù hợp trong sản xuất; phối hợp với các bộ phận liên quan xác định nguyên nhân tiềm ẩn của sự không phù hợp cùng triển khai thực hiện hoạt động khắc phục và phòng ngừa.Tham gia với các ban, phân xưởng sản xuất xử lý các sự cố về công nghệ chế biến, tổng hợp kết luận, làm rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục, lưu hồ sơ và phổ biến rút kinh nghiệm . - Tham gia đánh giá nhà cung ứng 2.4.2 Phòng Vi Sinh Phòng vi sinh trực thuộc trong ban QA có nhiệm vụ: - Đánh giá và kiểm tra vi sinh từ nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất đến sản phẩm xuất xưởng và sản phẩm lưu trong thời hạn bảo hành đáp ứng các yêu cầu của hệ thống ISO, HACCP. - Đánh giá và kiểm tra vi sinh thiết bị sản xuất, nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất và môi trường xưởng sản xuất đáp ứng các yêu cầu của hệ thống ISO, HACCP. - Kiểm tra chất lượng vi sinh nước thải đáp ứng các yêu cầu của hệ thống ISO, HACCP. Page 6 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  8. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 3. VẬT LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KIỂM NGHIỆM 3.1 Tổng quan về các chỉ tiêu phân tích Sản phẩm nước giải khát phải trải qua rất nhiều công đoạn từ nguyên liệu đầu vào cho đến các khâu trong quy trình sản xuất cuối cùng là thành phẩm. Vì vậy ở tất cả các khâu đều có khả năng nhiễm VSV làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy cần phải thực hiện xác định các chỉ tiêu Vi sinh xem có đảm bảo yêu cầu sản xuất hay không để có biện pháp xử lý. 3.1.1 Các vi sinh Vật thường gặp trong các mẫu nước giải khát Có rất nhiều vụ ngộ độc hay các bệnh gây ra do thực phẩm đã và đang diễn ra, mặt dù có các luật về an toàn vi sinh thực phẩm đã được ban hành và ngày càng chặt chẽ và được sự quan tâm của cộng đồng. Cho đến nay vẫn còn có những cách hiểu và phân biệt không thống nhất về khái niệm các bệnh gây ra do thực phẩm hay ngộ độc thực phẩm. Song để phân biệt hai vần đề này thông thường dựa vào các khái niệm này như sau: - Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh do tiêu thụ thực phẩm có chứa số lượng lớn vi sinh vật, chúng nhân lên nhanh trong quá trình chế biến hay bảo quản. Các vi sinh vật có thể hiện diện một số lượng rất ít ban đầu trong thực phẩm hay nhiễm vào do sự tiếp xúc qua quá trình chế biến. - Các bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm do tiêu thụ những thức ăn chứa các vi sinh vật hay sản phẩm của chúng, không phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít do đó không phụ thuộc vào sự chế biến hay bảo quản. Để có thể gây ngộ độc thực phẩm, vi sinh phải hiện diện với số lượng tế bào lớn và phụ thuộc liều lượng của từng chủng loại nhiễm vào, thực phẩm phải có các đều kiện lý hoá thích hợp cho vi sinh vật đó phát triển, nhiệt độ và thời gian phải thích hợp cho quá trình tăng trưởng của chúng từ khi chúng nhiễm vào cho đến khi tiêu thụ để vi sinh vật nhân lên đến đủ liều lượng hay sản xuất đủ lượng độc tố gây hại. Dưới đây là các VSV thường gặp trong thực phẩm và gây hại cho sức khỏe con người: Page 7 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  9. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 3.1.1.1Salmonella Số lượng Salmonella đủ để gây ngộ độc là khi chúng hiện diện cả triệu tế bào trong một gam thực phẩm. Các triệu chứng do Salmonella gây ra thường là tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn. Thời gian ủ bệnh cho đến khi các triệu chứng biểu hiện thường sau 12-36 giờ kể từ khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm. Salmonella Triệu chứng thường kéo dài ít nhất từ 2-7 ngày. Không phải tất cả mọi người khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm Salmonella điều có biểu hiện bệnh, ngược lại một số người không có triệu chứng lâm sàng khi tiêu thụ phải thực phẩm nhiễm vi sinh vật này khi đó chúng được bài tiết ra ngoài. Các loại thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm Salmonella như thịt gia cầm, sản phẩm thịt, trứng và các sản phẩm của trứng, thủy sản. Nguồn nhiễm vi sinh vật vào các loại thực phẩm thường có nguồn gốc từ đường ruột của người và các loài động vật, chúng có thể được nhiễm gián tiếp hay trực tiếp. Salmonella gây nên bệnh sốt thương hàn thuộc các serotype Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A, B, C. các dòng này thường không gây bệnh cho các loài động vật. 3.1.1.2 Clostridium perfringens Quan niệm về sự ngộ độc thực phẩm do Clostridium perfringens gây ra đã có những thay đổi trong những năm gần đây. Theo những quan niệm trước đây cho rằng các dòng C.perfringens kháng nhiệt, tạo bào tử và không làm tan máu mới có thể gây ngộ độ thực phẩm. Nhưng trong những năm gây Clostridium perfringens đây các dòng nhạy cảm với nhiệt, không làm tan máu cũng được tìm thấy trong các vụ ngộ độc do vi sinh vật này gây nên. Vì các bào tử của C. perfringen kháng nhiệt nên chúng thường sống sót qua quá trình nấu chín. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nhiệt. Nếu những bào tử sống sót, khi gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ nẩy mầm và nhân lên. Khi đun nấu thức ăn ở nhiệt Page 8 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  10. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát độ thấp và thời gian ngắn có thể làm cho các dòng kháng nhiệt tồn tại vì thế chúng sẽ gây tái nhiễm sau khi bảo quản. Các nguồn thực phẩm có thể gây ngộ độc với các vi sinh vật này thường là thịt gia cầm, nhất là các loại gia cầm lớn đông lạnh sâu, thịt trong các hầm chứa. C. perfringens cũng được tìm thấy trong đất, trong phân người và trong các loại thực phẩm khác. Các triệu chứng do vi sinh vật này gây ra thường là đau thắt vùng bụng, tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh từ 12-24 giờ. Các triệu chứng lâm sàng gây nên do độc tố của chúng. 3.1.1.3 Streptococci faecal - Streptococci faecal là những vi khuẩn gram dương có hình cầu, thường nối thành đôi hoặc chuỗi ngắn. - nhóm này bao gồm các vi khuẩn chủ yếu sống trong đường ruột của động vật như Streptococcus bovis và S. equinus; một số loài có phân bố rộng hơn hiện diện cả trong đường Streptococci faecal ruột của người và động vật nhu S. faecalis và S. faecium hoặc có 2 biotype (S. faecalis var liquefaciens và loại S. faecalis có khả năng thủy phân tinh bột). Các loại biotype có khả năng xuất hiện cả trong nước ô nhiễm và không ô nhiễm. - Streptococci faecal được xem là vi sinh vật chỉ thị sự ô nhiễm. 3.1.1.4 Coliform Coliform và Feacal coliform được xem là vi sinh vật chỉ thị, bởi vì số lượng của chúng hiện diện trong mẫu chỉ thị khả năng có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác trong thực phẩm. Các nhà nghiên cứu cho rằng số lượng Coliform cao trong thực phẩm Coliform thì khả năng hiện diện các vi sinh vật gây bệnh khác cũng rất lớn. Tuy vậy mối liên hệ giữa số lượng vi sinh vật chỉ thị và vi sinh vật gây bệnh còn đang được tranh cải về khoa học. Cho đến nay mối liên hệ này vẫn không được sự thống Page 9 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  11. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát nhất trong các hội đồng khoa học. Theo định nghĩa, nhóm Coliform bao gồm cả những vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí tuỳ nghi, có Gram âm, không sinh bào tử, cò hình que, lên men đường lactose và sinh hơi trong môi trường nuôi cấy lỏng. Căn cứ vào nhiệt độ vi sinh vật có thể phát triển để chia nhóm Coliform thành hai nhóm. Nhóm Coliform có nguồn gốc từ phân của các loài động vật và, nhóm này được gọi là Coliform phân và nhóm không có nguồn gốc từ phân động vật. Trên thực tế, các phương pháp kiểm nghiệm chỉ xác định Coliform phân là xác định nhóm coliform có nguồn ngốc từ ruột người và các động vật máu nóng bao gồm các giống như Escherichia; Klebsiella và Enterobater. Một câu hỏi được đặt ra là có phải tất cả các thành viên của nhóm Coliform phân có ý nghĩa chỉ thị vệ sinh như nhau hay không? Cho đến nay vấn đề này vẫn còn đang được bàn luận, tuy nhiên trong các thành viên của nhóm này thì E. coli là loài được sự quan tâm nhiều nhất của vần đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.1.1.5 Escherichia coli (E.coli) E. coli là vi sinh vật hiếu khí phổ biến trong đường tiêu hoá của người và các loài động vật máu nóng. Hầu hết các dòng E. coli tồn tại một cách tự nhiên và không gây hại trong đường tiêu hoá, ngược lại chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định Escherichia coli (E.coli) sinh lý đường tiêu hoá. Tuy nhiên có ít nhất 4 dòng sau đây có thể gây bệnh cho người và một số loài động vật: Enterobathogenic E. coli (EPEC) Enterotocigenic E. coli (ETEC) Enteroinvasive E. coli (EIEC) Enterohaemorrhagic E.coli (EHEC)/ verocytocin E.coli (VTEC) hay Ecoli O157: H7 Rõ ràng E.coli có thể phân lập được dễ dàng ở khắp nơi trong môi trường có thể bị ô nhiễm phân hay chất thải. Vi sinh vật này có thể phát triển và tồn tại rất lâu trong môi trường. Trong những năm gần đây các nhà nhiên cứu cũng chứng minh rằng E. coli cũng có thể phân Page 10 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  12. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát ập được từ những vùng nước ấm, không bị ô nhiễm hữu cơ. Với sự phân bố rộng rãi như vậy, E.coli cũng dễ dàng phân lập được từ các mẫu thực phẩm do nhiễm vào từ nguyên liệu hay hông qua nguồn nước. Các dòng E. coli gây bệnh khi chúng xâm nhiễm vào người qua con đường thực phẩm có hể gây nên các bệnh rối loạn đường tiêu hoá, các biểu hiện lâm sàng biến động có thể từ nhẹ đến rất nặng, có thể đe doạ mạng sống của con người phụ thuộc vào liều lượng, dòng gây nhiễm và khả năng đáp ứng của từng người. 3.1.1.6 Staphilococcus aureus Staphylococcus aureus là VSV có khả năng sản sinh một số loại độc tố đường ruột bền nhiệt, không bị phân huỷ khi đun ở 100oC trong khoảng 30 phút. Khi vi sinh vật này xâm nhiễm vào trong thực phẩm, chúng tiết độc tố vào trong sản phẩm và gây độc. Khi con người tiêu thụ loại thực phẩm có chứa độc tố này, sau 4-6 giờ ủ Staphilococcus aureus bệnh sẽ bộc phát các triệu chứng lâm sàng như tiêu chảy, nôn mữa, các triệu chứng này kéo dài từ 6-8 giờ. Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao thường có nguy cơ nhiễm vi sinh vật này như jambon, kem tổng hợp, nước soup… vì các loại thực phẩm này ít khi được xử lý ở nhiệt độ cao hơn 40oC. Các loại thuỷ sản hay thực phẩm đóng hộp cũng thường hay bị nhiễm loài vi sinh vật này. Các nguồn lây nhiễm vào thực phẩm chủ yêu từ các khâu chế biến trong nhà bếp. Trong tự nhiên các vi sinh vật này thường tình thấy trên da, mũi, tóc hay lông của các loài động vật máu nóng. 3.1.1.7 Pseumonas aeruginosa Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh), là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, hình que với khả năng di chuyển một cực.[2] Ngoài việc một là mầm bệnh cơ hội cho Pseumonas aeruginosa Page 11 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  13. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát con người, P. aeruginosa còn được biết đến như là mầm bệnh cơ hội cho thực vật.[3] P. aeruginosa là loài điển hình thuộc giống Pseudomonas (Migula). Thường tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới. Vi khuẩn không chỉ phát triển trong môi trường không khí bình thường, mà còn có thể sống trong môi trường có ít khí ôxy, và do đó có thể cư trú trong nhiều môi trường tự nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này dinh dưỡng bằng rất nhiều các hợp chất hữu cơ; ở động vật, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho phép nó lây nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch. Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể như phổi, đường tiết niệu, và thận, sẽ gây ra những hậu quả chết người;[1] vì vi khuẩn này phát triển tốt trên các bề mặt bên trong cơ thể. Vi khuẩn cũng được phát hiện trên các dụng cụ y khoa bao gồm catheter, gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân lông. 3.1.1.8 Nấm men, mốc Nấm men là các loài nấm đơn bào, với một số ít các loài thường được sử dụng để lên men bánh mì hay trong sản xuất các loại đồ uống chứa cồn, cũng như trong một số mẫu tế bào nhiên liệu đang thử nghiệm. Phần Nấm men lớn các loài men thuộc về ngành Nấm túi (Ascomycota), mặc dù có một số loài thuộc về ngành Nấm đảm (Basidiomycota). Một số ít các loài nấm, chẳng hạn như Candida albicans, có thể gây ra nhiễm độc nấm ở người (Candidiasis). Trên 1.000 loài men đã được miêu tả. Loài nấm men được con người sử dụng phổ biến nhất là Saccharomyces cerevisiae, nó được dùng để sản xuất rượu vang, bánh mì và bia từ hàng nghìn năm trước. Nấm mốc thuộc nhóm vi nấm, có kích thước hiển vi. Khác với nấm men, không phải là những tế bào riêng biệt mà là một hệ sợi phức tạp, đa bào có màu sắc phong phú. Nấm mốc có cấu tạo hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi Page 12 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  14. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát chằng chịt phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay hệ sợi nấm. Chiều ngang của khuẩn ti thay đổi từ 3 - 10 mm. Nấm mốc cũng có 2 loại khuẩn ti: khuẩn ti khí sinh mọc trên bề mặt môi trường, từ đây sinh ra những cơ quan sinh sản. Khuẩn ti cơ chất mọc sâu vào môi trường. Mốc Nấm mốc cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người. Trong hàng ngàn loại mốc tồn tại, một số được biết đến như là chất gây dị ứng (làm xấu đi hoặc gây ra những vấn đề trên da, mắt hoặc hô hấp), và một số loại mốc tạo ra chất độc Mycotoxin có thể gây những vấn đề nghiêm trọng. Nhưng tất cả các loại mốc, ở đúng điều kiện nào đó và đủ điều kiện đậm đặc có thể gây hại cho sức khoẻ con người. 3.1.1.9 Vi sinh vật hiếu khí Gồm những loài vi sinh vật sinh sống và phát triển trong môi trường có xoy phân tử. Trong điều kiện không có không khí (môi trường yếm khí, kỵ khí) chúng sẽ chết hoặc không phát triển tốt.Tổng số vi sinh vật hiếu khí hiện diện trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm, đánh giá chất lượng của mẫu về vi sinh vật, nguy cơ gây hư hỏng, thời gian bảo quản của sản phẩm, mức độ vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm. 3.1.1.10 Baccillus cereus Baccillus cereus là trực khuẩn, gram dương, tạo nội bào tử. Kích thước 0,5–1,5 x 2-4 µ. Vi khuẩn không tạo giáp mô, không có khả năng di động. Được phát hiện đầu tiên trong một ca nhiễm độc thực phẩm vào năm 1955. từ Bacillus cereus những năm 1972 đến 1986 có tới 52 trường hợp trúng độc thực phẩm do Baccillus cereus được phát hiện và báo cáo chiếm khoảng 2% số ca bệnh thực phẩm, trên thực tế con số này lớn hơn rất nhiều. Page 13 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  15. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 3.2 Vật liệu – Thiết bị: Các Thiết bị được sử dụng trong phòng kiểm tra vi sinh: (Vì các lý do bảo mật của công ty nên sinh viên thực tập không được chụp ảnh. Các hình ảnh dưới đây chỉ mang tính chất minh họa cho các thiết bị. Nguồn ảnh được lấy từ Internet.) 3.2.1 Phòng vi sinh Phòng phải đạt chuẩn về diện tích và các thiết bị như điện, nước, đèn UV, nơi chứa các dụng cụ và luôn đảm bảo sạch sẽ theo các tiêu chuẩn ISO. 3.2.2 Nồi hấp: Sử dụng để hấp khử trùng trong nuôi cấy vi sinh Nguồn ảnh: Internet 3.2.3 Tủ ấm: Sử dụng để ủ trong quá trình nuôi cấy VSV Page 14 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  16. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 3.2.4 Tủ sấy Dùng sấy khô các thiết bị và Sấy vô trùng đĩa petri 3.2.5 Tủ lạnh Dùng chứa các hóa chất đặc biệt, các môi trường dư sau khi cấy và 1 số mẫu phân tích: Page 15 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  17. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 3.2.6 Tủ cấy Thao tác cấy vi sinh vật đểu thực hiên trong tủ cấy vô trùng 3.2.7 Bể điều nhiệt Giữ cho các loại môi trường luôn ở nhiệt độ ổn định 3.2.8 Lò vi sóng Rã đông các môi trường cũ, làm tan agar khi pha chế 1 số loại môi trường bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn vô trùng ma không phải qua hấp tiệt trùng. Page 16 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  18. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát 3.2.9 Bộ lọc chân không Lọc vi sinh vật đối với những mẫu quá loãng 3.2.10 Các dụng cụ chuyên dụng cho nuôi cấy vi sinh Đĩa petri, ống nghiệm, pipette thường, pipetteman và đầu típ, ống đuham, đo nhiệt độ, que stick swap để lấy mẫu... 3.2.11 Các thiết bị khác Ngoài ra còn 1 số các loại vật liệu và thiết bị khac như túi nilon, bồn rửa, nước rủa chén, cây lau nhà, sọt rác, túi đựng rác, dụng cụ chứa đĩa, giá đỡ ống nghiệm... 3.3 Quy trình phân tích 3.3.1 Lấy mẫu 3.3.1.1 Những mẫu cần kiểm nghiệm vi sinh : - Nguyên liệu : nước sản xuất, nước ép táo đậm đặc, nước cam ép cô đặc, chất chống oxy hóa, dung dịch trà xanh cô đặc, đường tinh luyện, các loại thảo mộc.... - Bán thành phẩm : các loại nước giải khát trước khi qua hệ thống khử trùng UHT (Ultra Hight Temperature) và đóng gói. - Thành phẩm : các sản phẩm nước giải khát chuẩn bị xuất hàng. - Môi trường: xung quanh khu vực sản xuất. - Nước thải: nước thải của nhà máy trước và sau khi qua hệ thống xử lý. - Thiết bị. Page 17 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  19. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát - Công nhân bỏ muỗng, công nhân đóng gói, công nhân phòng vô hộp và đóng gói, công nhân đổ bột, công nhân xay đường, công nhân xay bánh, công nhân tổ lon. - Bao bì : Lon, túi, muỗng nhựa, thùng tôn. 3.3.1.2 Phương pháp lấy mẫu và đồng hóa mẫu: 3.3.1.2.1 Nguyên liệu: - Đối với nguyên liệu rắn: trước khi lẫy mẫu phải dung cồn 700 sát trùng xung quanh vùng lấy mẫu và dụng cụ lấy mẫu. dụng máy dập mẫu để đồng hóa mẫu vào 1 dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó đem pha loãng với các nồng độ theo phương pháp MPN. - Nguyên liệu ở dạng dung dịch thì chỉ cần pha loãng theo phương pháp MPN. 3.3.1.2.2 Mẫu bán thành phẩm và thành phẩm: - Sử dụng trực tiếp các bán thành phẩm để kiểm tra các chỉ tiêu. Tuy nhiên nếu sau khi kiểm tra nhận thấy mật độ vi sinh vật quá cao thì cần phải pha loãng (thường thì mật độ vi sinh vật trong bán thành phẩm không quá cao (các nguyên liệu đã kiểm tra, đạt chất lượng mới đem đi phối trộn nên mật độ vi sinh không quá cao, không cần thiết phải pha loãng). - Trực tiếp sử dụng các sản phẩm đã đóng gói cuối cùng trước khi đêm đi tiêu thụ để kiểm tra chất lượng. Các mẫu lấy thường không cần phải pha loãng vì mật độ vi sinh vật không nhiều (thường không có) do đã qua thiết bị tiệt trùng UHT. 3.3.1.2.3 Kiểm tra môi trường, thiết bị, Lấy mẫu không khí xung quanh khu vực sản xuất bằng 1 dụng cụ thủy tinh có nắp đậy đặt gàn khu các khu vực cần kiểm tra ( khu vực phối trộn, đóng gói, khu chứa nguyên liệu…) sau đó đậy nắm đem về phòng vi sinh. Dùng nước muối sinh lý tráng đều dụng cụ sau đó đi phân tích. Nếu mật đọ vi sinh vật qua cao thì phải pha loãng theo MNP. 3.3.1.2.4 Thiết bị, bao bì, công nhân: Sử dụng que stick vô trùng trên đầu có quấn bong gòn quét đều trong long ống dẫn của các thiết bị sau đó đem đi pha loãng theo MPN. Sử dụng làm que cấy để cấy rải trên đĩa petri. Làm tương tự với tay và quần áo công nhân Page 18 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
  20. Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Nhà Máy Nước Giải Khát Bao bị cho chạy qua máy đóng gói nhưng không cho sản phẩm vào (chứa không khí) đã qua hệ thống tiệt trùng UHT. Sử dụng nước muối để tráng đều bao bì, sau đó đem đi làm mẫu phân tích. 3.3.1.2.5 Nước thải: Dùng chai thủy tinh có nắm để lấy mẫu nước trước và sau khi qua hệ thống xử lý nước thải. Đem pha loãng mẫu để kiểm tra vi sinh. 3.2.3 Các bước chuẩn bị môi trường - dung dịch pha loãng: - Pha môi trường theo hướng dẫn trên nhãn của mỗi loại môi trường. - Tính số lượng mẫu để cân đối môi trường cần pha - Cân và pha môi trường với nước cất vào các lọ 250mL để pha lõang mẫu. - Các đầu pipetman rửa sạch, sấy khô cho vào ca Inox và đậy kín nắp. Chỉ sử dụng các đầu pipetman có đầu còn nguyên vẹn. - Bông gòn để kiểm tra tay công nhân, thiết bị, thùng tole được cắt nhỏ, vửa dùng, thấm nước, vắt khô rồi cho vào đĩa petri, gói giấy. - Tất cả được tiệt trùng bằng Autoclave ở 1210C – 1 atm trong 20 phút. - Sau khi tiệt trùng cho môi trường vào bể điều nhiệt ở 450C – 500C đối với môi trường dùng liền. Nếu môi trường chưa dùng liền để nguội cho vào tủ lạnh, khi dùng đem đun cách thủy cho đến khi thạch tan hòan tòan, làm nguội đến 450C - 500C trước khi sử dụng. - Đối với nước cất pha lõang mẫu sau khi tiệt trùng phải cho nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ của mẫu thử để tránh làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật do thay đội nhiệt độ đột ngột. 3.2.4 Chuẩn bị mẫu cấy: - Sắp xếp mẫu theo thứ tự thời gian, độ sạch đến dơ; bán thành phẩm theo thứ tự số thùng, từ mẫu sạch đến dơ; nguyên liệu theo thứ tự ngày nhập và độ sạch đế n d ơ . - Sắp xếp các lon mẫu, lọ mẫu theo thứ tự, ghi tên mẫu trên lọ mẫu - Sắp xếp các đĩa petri và ghi ký hiệu mẫu trên đĩa petri theo thứ tự - Vệ sinh phòng, bật đèn cực tím để thanh trùng phòng trong 30 phút Page 19 SVTH: Trần Đỗ Khoa Tiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2