intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: “Phân tích hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội”

Chia sẻ: Minh Tuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

190
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phảI xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết chúng ta tìm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: “Phân tích hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội”

  1. Luận văn: “Phân tích hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội” 1
  2. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH I.1.KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phảI xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết chúng ta tìm hiểu kháI niệm, ý nghĩa của các thuật ngữ trên theo lý thuyết về quản lý kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được sau một thời gian hoạt động nhất định. Kết quả có thể là: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận (hoặc là thua lỗ), giá trị gia tăng... Trong đó, các chỉ tiêu kết quả cần phân biệt giữa kết quả trung gian và kết quả cuối cùng. Các kết quả trung gian là điều kiện cần thiết để thực hiện các bước tiếp theo cho đến khi chủ thể đạt được mục đích cuối cùng, và khi đó ta có kết quả cuối cùng. Như vậy, việc phân tích kết quả trung gian và kết quả cuối cùng phụ thuộc vào mục đích của chủ thể hoạt động. Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, còn đối với xã hội mục tiêu cuối cùng không phảI là lợi nhuận mà có thể là số việc làm, giá trị gia tăng... Định nghĩa: Hiệu quả là các đại lượng (chỉ tiêu) so sánh một cách tuyệt đối và tương đối giữa kết quả cuối cùng và các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra kết quả 2
  3. đó. Tong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận như mong muốn, doanh nghiệp phải đầu tư sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh. Do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự so sánh tương đối giữa doanh thu, lợi nhuận thu được và các nguồn lực (vốn, lao động, đất đai) đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có được lợi nhuận, doanh thu đó. Hiệu quả kinh tế là khái niệm phản ánh mức độ sử dụng có ích các nguồn lực khan hiếm, nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi người, đó là nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cũng là mục tiêu chung của toàn xã hội Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả tương ứng với toàn bộ nguồn lực phảI bỏ ra trong quă trình thực hiện một hoạt động nhất định (nhằm đạt mục đích nào đó) (theo định nghĩa của PGS.TS Nguyễn Văn Thụ - sách Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh - Nhà xuất bản Giao thông vận tải) Từ những khái niệm hiệu quả trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế được coi là hiệu quả nếu thoả mãn những yêu cầu chủ yếu sau: +Kết quả kinh doanh thu được phải là tối đa với chi phí bỏ ra phải là tối thiểu. Đây cũng chính là tính kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. +Sản phẩm xã hội thu lại nhiều nhất nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường và yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi nhưng với chi phí xã hội bỏ ra là nhỏ nhất. +Đảm bảo các yêu cầu về mặt xã hội (bên trong và bên ngoàI doanh nghiệp) và tác động tích cực đến môi trường sinh thái.  Đo lường hiệu quả Kết quả đầu ra 3
  4. Hiệu quả = --------------------- Yếu tố đầu vào Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu ra Kết quả đầu ra có thể là: doanh thu, lợi nhuận, số lượng sản phẩm sản xuất được ... Các chi phí hay yếu tố đầu vào có thể là: số lao động, số thời gian lao động đã sử dụng, số vốn hay chi phí sản xuất đã sử dụng ... Hệ thống chỉ tiêu biểu thị hiệu quả sản xuất kinh doanh Dt L Lđ Hlđ = Dt / Lđ Tlđ = L / Lđ Hiệu quả sử dụng lao động V Hv = Dt / V Tv = L / V Hiệu quả sử dụng vốn C Hc = Dt / C Tc = L / C Hiệu quả sử dụng chi phí Trong đó: Lđ : tổng lao động C : tổng chi phí V : tổng vốn Dt : tổng doanh thu L : tổng lãi T : tỷ suất lợi nhuận I.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SXKD Doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao phải xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả. Từ đó phát huy những nhân tố mạnh, khắc phục những nhân tố chưa mạnh. Ta phải xác định các nhân tố một cách riêng biệt, đồng thời phải xác định được mối tương quan qua lại giữa các nhân tố . I.2.1.Các nhân tố chủ quan 4
  5. Nhóm này gồm các nhân tố ảnh hưởng phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người, con người làm chủ các nhân tố sau:  Trình độ công nghệ kĩ thuật: Ngày nay, trong thời đại sản xuất công nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật là nhân tố quyết định đến năng suất , chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học kĩ thuật mới giúp doanh nghiệp giảm tiêu hao nguyên vật liệu, lao động ... từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.  Trình độ tổ chức quản lý đIều hành sản xuất Doanh nghiệp có đầy đủ các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, kỹ thuật, sức lao động, thiết bị, nguyên vật liệu, nhưng những yếu tố đó chưa đủ để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả sản xuất cao thì cần phải có một bộ máy tổ chức quản lý tốt, năng động, hiệu quả. Để quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp được tiến hành liên tục và có hiệu quả thì doanh nghiệp phải sử dụng và khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có của mình. Các yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh gồm hai nhóm: +Nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức quản lý +Nhóm các yếu tố thuộc về vật chất kĩ thuật. Trong đó, nhóm này được phân làm 3 yếu tố: .Các yếu tố về lao động: gồm số lượng và chất lượng lao động . Các yếu tố về trang bị và sử dụng tài sản cố định (thiết bị máy móc cho hoạt động sản xuất kinh doanh) .Các yếu tố phụ thuộc về cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu (tài nguyên cho sản xuất kinh doanh) Nếu doanh nghiệp có đầy đủ 3 yếu tố về vật chất kĩ thuật của sản xuất kinh doanh, và sử dụng, khai thác tất cả các yếu tố trên để tham gia kinh doanh 5
  6. một cách đồng bộ, thì doanh nghiệp sẽ tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh rất lớn. I.2.2.Các nhân tố khách quan: Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài sự chi phối của chủ thể quản lý. Nhóm nhân tố này bao gồm: +ĐIều kiện khí hậu, thời tiết. +Môi trường pháp lý (các chủ trương chính sách của nhà nước, địa phương) +Thị hiếu người tiêu dùng ... Với các nhân tố khách quan, người quản lý doanh nghiệp không thể thay đổi theo ý mình mà chỉ có thể tính toán, vận dụng, tìm cách tác động trong chừng mực nhất định. Tóm lại, việc xác định, nhận thức đúng đắn đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng tới hiêu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro, thiệt hại lớn, và nó có vai trò đặc biệt trong công tác quản lý. I.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH I.3.1.Khái niệm Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là quả trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng sản xuất kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác. Trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hiệu quả kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với đIều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. 6
  7. I.3.2.Ý nghĩa phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng, là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Thông qua phân tích doanh nghiệp ta mới thấy rõ nguyên nhân của các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp, từ đó mới đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phân tích sản xuất kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các đIều kiện về tài chính, vật tư, lao động... doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các đIều kiện tác động ở bên ngoài như : thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng ... từ đó doanh nghiệp có thể dự đoán những rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. I.3.3.Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Các phương pháp thường được dùng để phân tích trong kinh doanh gồm: a. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp hay được dùng trong việc phân tích kết quả kinh doanh. Việc so sánh được đánh giá qua hai chỉ tiêu có cùng đIều kiện: +Đồng nhất về nội dung phản ánh. +Thống nhất về phương pháp tính toán. +Các số liệu thu thập dùng để tính toán phải có thời gian tương ứng và cùng đại lượng biểu hiện. Với phương pháp so sánh có các kỹ thuật so sánh chủ yếu sau: 7
  8. +So sánh bằng số tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. +So sánh bằng số tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của hiện tượng kinh tế. +So sánh bằng số bình quân: là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc đIểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. b. Phương pháp thay thế liên hoàn Thực chất là phương pháp so sánh, nó được sử dụng khi phân tích chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Việc phân tích tiến hành bằng cách thay thế lần lượt các số liệu của nhân tố ảnh hưởng trong khi giữ nguyên các nhân tố khác để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chỉ tiêu đang xét. c. Phương pháp tính số chênh lệch Phương pháp này là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nhằm phân tích các nhân tố thuận ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế, là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Cho nên, phương pháp này tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn. Chúng chỉ khác ở chỗ là khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Như vậy, phương pháp tính số chênh lệch chỉ áp dụng được trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số, và cũng có thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ vối chỉ tiêu bằng thương số. d. Phương pháp phân tích chi tiết 8
  9. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được sau những quá trình hoạt động có thể xem xét, đánh giá chi tiết theo những hướng khác nhau +Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: kết quả kinh doanh tiêu thụ được chi tiết bao gồm doanh thu của nhiều mặt hàng tiêu thụ. +Chi tiết theo thời gian Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng cách thời gian nhất định. Mỗi khoảng cách thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh, từ đó có các giảI pháp hiệu quả trong từng thời gian. Ví dụ: trong sản xuất, lượng sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp được chi tiết theo từng tháng, từng quý. +Chi tiết theo địa đIểm và phạm vi kinh doanh Kết quả kinh doanh do nhiều bộ phận, theo phạm vi và theo địa điểm tạo nên. Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi, địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mạnh mặt và khắc phục những mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau. Ngoài những phương pháp phân tích đã nêu trên, còn có những phương pháp khác như: phương pháp sắc xuất, quy hoach tuyến tính ... Tuy nhiên, trong việc phân tích hiệu quả của doanh nghiệp, tuỳ theo từng chỉ tiêu và phụ thuộc vào mục đích của việc phân tích mà người ta dùng những phương pháp khác nhau cho phù hợp. I.3.4. Nội dung phân tích 9
  10. Nội dung của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông tin này thường không có sẵn trong các báo cáo kết quả tài chính hoặc bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có những thông tin này người ta phải thông qua quá trình phân tích. Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Nó không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu kinh tế. I.3.4.1. Các chỉ tiêu hiêu quả tổng hợp: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp và có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh phù hợp, các chỉ tiêu xây dựng phải phản ánh được sức sản xuất, xuất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn, và phải cùng thống nhất với công thức tính hiệu quả chung : Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh = --------------------- Các yếu tố đầu vào Công thức này có thể tính tổng hợp toàn bộ chi phí hoặc tính riêng theo từng yếu tố. Nó phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lời ) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào. Nó cho biết cứ một đồng chi phí sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng kết quả (lợi nhuận thuần) 10
  11. *Một số chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp chủ yếu: Lợi nhuận trước thuế Sức sinh lợi của nguồn vốn CSH = ----------------------------------------- Vốn chủ sở hữu bình quân Hệ số này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế Sức sinh lợi của tài sản = ----------------------------------- Tổng tài sản bình quân Hệ số này cho biết cứ một đồng nguyên giá tài sản bình quân thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là hai chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu kết quả cần phân tích: +Sản lượng +Lợi nhuận +Doanh thu +Nộp ngân sách +Chi phí I.3.4.2.Các chỉ tiêu thành phần a.Tài sản cố định: Để đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ ta có các chỉ tiêu sau: Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của TSCĐ = -------------------------------------- Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu thuần hoặc giá trị tổng sản lượng. Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp) 11
  12. Sức sinh lợi của TSCĐ = --------------------------------------- Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại máy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. -Để biết mức độ cũ mới của TSCĐ trong doanh nghiệp người ta dùng hệ số hao mòn TSCĐ. Tổng mức khấu hao TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = ----------------------------------- Nguyên giá TSCĐ Hệ số này càng gần tới 1 thì TSCĐ càng cũ và khi đó doanh nghiệp phải chú trọng việc đổi mới, hiện đại hoá TSCĐ. Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì TSCĐ trong doanh nghiệp còn mới chưa phải đầu tư ngay. -Để đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ ta dùng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Giá trị sản lượng sản phẩm Hiệu suất sử dụng TSCĐ = --------------------------------------- Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ trình độ sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp ngày càng tốt. Trong đó hiệu suất sử dụng TSCĐ là nhân tố phát triển sản xuất theo chiều sâu có thể tăng vô hạn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải chú trọng khâu quản lý, sử dụng thiết bị về các mặt, số lượng máy móc tham gia sản xuất kinh doanh, đặc biệt là số máy móc thực tế. Tận dụng tối đa công suất sử dụng của máy. Doanh nghiệp cũng cần có chế độ bảo quản, bảo dưỡng hợp lý để tuổi thọ của máy móc thiết bị càng cao, tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng suất máy. b.Tài sản lưu động: 12
  13. +Sức sản xuất vốn lưu động cho ta biết 1 đồng vốn lưu động đem lại máy đồng doanh thu. Tổng số doanh thu thuần Sức sản xuất của vốn lưu động = ---------------------------------- Vốn lưu động bình quân +Sức sinh lời của vốn lưu động phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp) Sức sinh lời của vốn lưu động = --------------------------------------- Vốn lưu động bình quân -Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: +Số vòng quay của vốn lưu động: cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả dụng vốn tăng và ngược lại. Tổng số doanh thu thuần Số vòng quay của vốn lưu động = --------------------------------- Vốn lưu động bình quân +Thời gian của 1 vòng (chu kỳ) luân chuyển: cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Tcủa chu kỳ phân tích Tmột vòng luân chuyển = ----------------------------------------------------- Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Thời gian 1 vòng càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng càng cao. 13
  14. +Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: cho biết để có 1 đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = --------------------------------- Tổng số luân chuyển thuần Trong đó: Tổng số Tổng số doanh Tổng số doanh Tổng số thu luân chuyển = thu thuần về tiêu + thu thuần hoạt + nhập thuần hoạt thuần thụ động tài chính động khác d.Về lao động: Lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động về các mặt số lượng, thời gian lao động, năng lực chuyên môn về các mặt của người lao động sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đó cũng chính là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng lao động và chất lượng lao động là một trong những yếu tố quyết định quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần có các biện pháp nâng cao năng suất lao động. Khối lượng sản phẩm Năng suất (W) = ---------------------- Thời gian lao động Năng suất lao động cho biết số sản phẩm mà 1 lao động sản xuất ra trong đơn vị thòi gian hao phí. Năng lực LĐ tham gia sản xuất 14
  15. Hệ số đảm nhiệm công việc = ------------------------------------------ của lao động Yêu cầu công việc của ca sx (Bậc công việc bình quân) Sau khi kiểm tra đánh giá, phân tích ở từng bộ phận, phân xưởng sản xuất, người quản lý đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời sao cho cân đối giữa yêu cầu sản xuất và năng lực lao động tạo thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra để công việc có hiệu quả hơn, người quản lý phải có những biện pháp kiểm soát giờ công, ngày công, kiểm tra đánh giá tay nghề. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích động viên về mặt vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. e.Cung ứng, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu (NVL) Nguyên vật liệu, năng lượng là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh. Đảm bảo cung ứng, dự trữ NVL đồng bộ, kịp thời và chính xác sẽ đảm bảo cho sản xuất liên tục. Bảo quản vật liệu có chất lượng tốt là điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, phân tích công tác cung ứng, sử dụng vật tư nhằm tìm ra những tồn tại để khắc phục. Với mục đích phải thu mua cung cấp đủ nguyên vật liệu về chủng loại, số lượng, chất lượng cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, với việc dự trữ nhỏ nhất vẫn đáp ứng được yêu cầu sản xuất sẽ tiết kiệm được vốn và chi phí bảo quản, mặt khác nên đầu tư nghiên cứu những nguyên vật liệu thay thế với giá thấp hơn để giảm chi phí sản xuất. -Mức độ đảm bảo khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm: 15
  16. Lượng NVL + Lượng NVL Hệ số đảm bảo dự trữ đầu kỳ nhập trong kỳ NVL cho sản xuất = ------------------------------------------------------- Lượng NVL cần dùng trong kỳ -Hệ số quay kho NVL được tính cho toàn bộ NVL cũng như tính riêng cho từng loại. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn thì hiệu quả sử dụng NVL càng cao ,và ngược lại hệ số quay nhỏ chứng tỏ dự trữ NVL không hợp lý, làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh. Giá thực tế NVL sử dụng trong kỳ Hệ số quay kho NVL = ---------------------------------------------- Giá thực tế NVL tồn kho bình quân Thời gian theo lịch Thời gian một = -------------------------- vòng quay Hệ số quay kho f.Chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh Phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để đề ra các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định có kiên quan đến lựa chọn mặt hàng kinh doanh; xác định giá bán; số lượng sản xuất, thu mua; thị trường tiêu thụ ...Những vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn trong một thị trường cạnh tranh. Mặt khác, phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm còn giúp cho các nhà quản lý nắm được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Từ đó, có các quyết sách đúng đắn để hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nội dung phân tích: 16
  17. -Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh: cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch về tổng chi phí kinh doanh trong kỳ cũng như mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh. Tổng chi phí kinh doanh thực tế Tỷ lệ % hoàn thành = ----------------------------------------- x 100 kế hoạch chi phí Tổng chi phí kinh x Tỷ lệ % hoàn thành kinh doanh doanh kế hoạch kế hoạch sản xuất Tỷ lệ  100%, chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch chi phí, ngược lại, nếu tỷ lệ > 100%, chứng tỏ doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch về chi phí . Mức chi phí tiết kiệm(-) Tổng chi phí Tổng chi Tỷ lệ % hoặc lãng phí(+)do sử = kinh doanh - phí kinh x hoàn thành dụng chi phí hợp lí hay thực tế doanh kế kế hoạch sản không hợp lí hoạch xuất Chỉ tiêu này cho biết, do sử dụng chi phí hợp lí (hay không hợp lí), doanh nghiệp đã tiết kiệm (hay lãng phí) một lượng chi phí cụ thể là bao nhiêu. -Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm: góp phần bổ sung làm rõ hơn tình hình quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trên tổng thể Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch  Q1iZ1i giá thành của toàn bộ sản = -------------- x 100 phẩm hàng hoá  Q1iZ0i Trong đó: + Q1i : số lượng sản phẩm i sản xuất kỳ thực tế + Z0i,Z1i : giá thành đơn vị công xưởng sản phẩm i kỳ kế hoạch, kỳ thực tế. Nếu tỷ lệ
  18. lại nếu kết quả tính ra lớn hơn 100%, chứng tỏ doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành sản phẩm đặt ra, đã lãng phí chi phí kinh doanh, làm giảm kết quả sản xuất. -Tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm M1 =  Q1i (Z1i -Zkti) M1 T1 = --------------------  Q1i Trong đó: M1 :Mức hạ giá thành thực tế Q1i :Số lượng sản phẩm i thực tế kỳ này Z1i, Zkti :Giá thành đơn vị công xưởng thực tế kỳ này, kỳ trước của sản phẩm i T1 :Tỷ lệ hạ giá thành thực tế của sản phẩm so sánh - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch một số khoản mục và yếu tố chi phí chủ yếu. * Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: +Thị trường và tiêu thụ sản phẩm +Cơ cấu sản phẩm +Chất lượng hàng hoá. Qua các phần trình bày ở trên ta thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có liên quan tới mọi yếu tố tham gia quá trình kinh doanh. Muốn kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải quan tâm tới tất cả các khâu cảu quá trình kinh doanh, từ đầu vào đến tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thanh toán công nợ... 18
  19. I.3.4.5. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh a.Đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi cơ cấu mặt hàng Để thích nghi với cơ cấu thị trường, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có chính sách đa dạng hoá sản phẩm luôn tự làm mới mình để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chú ý tới lợi nhuận do từng mặt hàng đem lại để có quyết định đúng đắn nên tập trung sản xuất tăng thêm loại hàng gì, giảm loại hàng gì, tức là thay đổi cơ cấu mặt hàng cho hợp lý, để lợi nhuận của doanh nghiệp là lớn nhất. b.Tìm kiếm và khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hàng hoá,ngoài việc áp dụng những biện pháp xúc tiến bán hàng, áp dụng chính sách giá cả phù hợp thì việc mở rộng và giữ vững thị trường cũng rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ chú trọng vào thị trường trong nước mà còn tiến tới xâm nhập thị trường nước ngoài, với mục đích tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước. c.Nâng cao chất lượng sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những biện pháp cơ bản để uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng truyền thống, đồng thời là cách quảng cáo tốt nhất đối với khách hàng tiềm ẩn, nhằm mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, doanh thu tăng, phát triển sản xuất. d.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm hàng hoá nhưng vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh ngừng trệ sản xuất và các tổn thất khác do sản xuất 19
  20. không liên tục, ngược lại nếu sử dụng quá nhiều vốn lưu động sẽ gây ra lãng phí vì doanh nghiệp phải trả thêm chi phí sử dụng vốn. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp cần có các giải pháp chi tiết đối với việc sử dụng vốn lưu động. e.Đầu tư áp dụng công nghệ mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật Đây là một biện pháp nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư công nghệ mới liên quan tới vốn kinh doanh, do vậy trước khi quyết định đầu tư doanh nghiệp phải có dự án nghiên cứu chi tiết, phân tích tính toán chặt chẽ, khoa học. f.Các biện pháp về quản lý. Công tác quản lý bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp có những kiến thức về khoa học quản lý mới giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có các biện pháp quản lý tốt. Như vậy mới sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, làm cho sản xuất đều đặn với chi phí thấp nhất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng và doanh thu. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần có những biện pháp về quản lý: +Tổ chức sắp xếp nhân sự phù hợp với quy mô sản xuất +Các biện pháp sử dụng lao động, máy móc thiết bị đạt hiệu quả +Các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn vật liệu, năng lượng.. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2