intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH

Chia sẻ: LA THIÊN PHI | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:60

238
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để có được những thành tựu như ngày nay, tạo được sự tín nhiệm của các khách hàng trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước, công ty đã phải trải qua gần 20 năm hoạt động. Trong thời gian này, đơn vị đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Nhưng nhờ có những chiến lược đúng đắn của các vị lãnh đạo và sự đoàn kết của toàn thể nhân viên mà công ty đã vượt qua những khó khăn và ngày càng phát triển hơn ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH

  1. LỜI CÁM ƠN  Trong suốt thời gian học tập dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Học Viện Bưu Chính Viễn Thông 2. Cùng v ới s ự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp cho em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, và đặc biệt là thầy Nguyễn Bảo Lâm. Thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp em nhận ra những sai sót và học hỏi được thêm nhiều điều trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập. Đặc biệt là các anh, chị ở Phòng Kinh doanh đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài báo cáo. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy cô có thể bỏ qua và góp ý chân thành để em nhận ra khuyết điểm và khắc phục. Kính chúc quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cũng như Ban giám đốc và cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống! Em xin chân thành cảm ơn!
  2. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, nắm bắt nhanh cơ hội thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình tr ệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Những năm gần đây thành tựu mà Việt Nam đạt được về xuất khẩu lúa gạo là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào. Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của mình, trong đó mặt hàng gạo chiếm phần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa… An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác khuyến nông, do đó lúa gạo là thế mạnh của tỉnh nói riêng và c ủa c ả Đ ồng bằng sông Cửu Long nói chung. Công ty TNHH Chấn Thành là một trong những công ty của tỉnh phát huy thế mạnh về nông sản thực phẩm với các hoạt động chính xuất khẩu gạo, nông sản với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc biệt là xuất khẩu gạo chi ếm gần 70% tổng doanh thu của công ty. Vì thế cho nên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty TNHH Chấn Thành” để hiểu thêm về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đã học.
  3. CHƯƠNG I PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH 1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Chấn Thành: Để có được những thành tựu như ngày nay, tạo được sự tín nhiệm của các khách hàng trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước, công ty đã phải trải qua gần 20 năm hoạt động. Trong thời gian này, đơn vị đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Nhưng nhờ có những chiến lược đúng đắn của các vị lãnh đạo và sự đoàn kết của toàn thể nhân viên mà công ty đã vượt qua những khó khăn và ngày càng phát triển hơn. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm các giai đoạn như sau: a. Giai đoạn 1992 – 2009: Tiền thân của công ty TNHH Chấn Thành là “Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành” được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số : 5301001428 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 15/9/1992. Chủ doanh nghiệp là ông Nguyễn Chấn Thành. Do tình hình trong nước thay đổi và có những yêu cầu mới đặt ra nên doanh nghiệp đã thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp hoạt động được 17 năm. b. Giai đoạn 2009 đến nay Ngày 02/12/2008 doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành được đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 1 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đ ầu tư tỉnh An Giang cấp với số đăng ký kinh doanh là 1600589092 và đổi tên thành “Công ty TNHH Chần Thành”. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Chấn Thành Tên giao dịch: CHANTHANH CO. Giấy phép thành lập: Quyết định thành lập số 2671/QĐ-UBND, ngày 20/11/2008 của UBND tỉnh An Giang Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận số 1600589092 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 02/12/2008 Vốn điều lệ: 25.265.100.000 đồng Mã số thuế: 1600197176 Trụ sở chính: ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Điện thoại: 076.3636348 Fax: 076.3636348 Email: chanthanhco@vnn.vn 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng phát triển của công ty:
  4. 1.2.1.Chức năng: Với lĩnh vực của công ty là xuất khẩu gạo nên chức năng chính là xay xát và chế biến lương thực xuất khẩu. Nói chung Công ty Chấn Thành có chức năng thu mua, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lương thực góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. 1.2.2. Nhiệm vụ: - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Công ty phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty th ực hiện. - Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật. - Công ty còn thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Theo cam kết của công ty, công ty sẽ cố gắng thực hiện tốt phương châm: “CHẤN THÀNH cung cấp những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống chất lượng”. Công ty luôn đặt uy tín của mình và lợi ích của khách hàng lên trên hết vì thế công ty sẽ không ngừng cải tiến chất lượng của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 1.2.3. Mục tiêu: Là một doanh nghiệp nằm trên địa bàn An Giang, trong vùng vựa lúa lớn nhất cả nước, giáp ranh nước bạn Campuchia đầy tiềm năng về lúa gạo, công ty Chấn Thành xác định: đa dạng hóa thị trường, gia tăng giá trị các mặt hàng có nguồn gốc từ lương thực là con đường kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của Chấn Thành phải hướng về khách hàng và cộng đồng để không ngừng gia tăng giá trị công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động, công ty thực hiện kinh doanh đúng pháp luật đã đề ra. 1.2.4. Định hướng phát triển của công ty Đầu tư thêm nhiều lĩnh vực như mở rộng kinh doanh sản phẩm mới, nâng dần tỷ trọng các ngành hàng dịch vụ ngoài mặt hàng gạo trong cơ cấu doanh thu của công ty, đặc biệt là ngành có công nghệ cao. Duy trì tốt ngành kinh doanh lương thực – thực phẩm, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, châu Á, tăng sản lượng ở thị trường châu Phi. Xuất khẩu gạo chất lượng cao sang những thị trường bán lẻ thích hợp, từng bước xây dựng thương hiệu cho gạo, để được là công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực thực phẩm ở năm 2020. Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống ISO 9001 – 2000. Nâng cao trình độ, tay nghề và thu nhập cho nhân viên, người lao động. 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
  5. GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Nhà Xưởng tổ kế kinh kho sản chức toán doanh xuất hành chính Hình 1 – Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Chấn Thành năm 2012 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2012 Đây là mô hình quản lý theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc công ty được sự giúp sức của các trưởng phòngtrưởng bộ phận ở các phòng ban chức năng. Các trưởng phòng, trưởng bộ phận được quyền quyết định trong phạm vi tổ chức của mình. Hình thức tổ chức theo mô hình này rất phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Vừa tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên, vừa tăng c ường chuyên môn hóa công việc, giảm thiếu những trùng lắp nhân viên, giúp tăng hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, cơ cấu quản lý này cũng có nhược điểm là Giám đốc phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty. Do vậy quyết định cần phải có thời gian. * Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty như sau: Giám đốc: Là người chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp các phòng ban, quyết đ ịnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và các mặt công tác khác trong công ty. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như: bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đ ề bạt hay kỷ luật. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn tổ chức thực hiện các công tác tổ chức hành chính như: tổ chức bảo vệ công ty, bảo vệ an ninh chính trị… Phòng kế toán: - Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất khẩu, và sổ sách kế toán của công ty (thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ nộp thuế đối với Nhà nước, theo dõi tỷ giá hối đoái…) quyết toán hàng quý, 6 tháng, 1 năm. - Tổ chức công tác kế toán, kế hoạch thống kê của công ty, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư hoặc kịp thời báo cáo lãi lỗ hàng tháng. - Đảm nhận công tác quản lý kiểm soát tài chính của công ty và ghi chép các
  6. hợp đồng, tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: - Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc trong các hoạt động mua bán hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. - Thực hiện các giao dịch kinh doanh với khách hàng nước ngoài, hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu và theo dõi thanh toán của khách hàng nước ngoài. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình Giám đốc xem xét… Xưởng sản xuất: - Chế biến gạo chuyên thực hiện thu mua gạo từ các nơi trong huyện Chợ Mới và các huyện lân cận theo hình thức hợp đồng với người cung ứng, sau đó chế biến thành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Nhận xét: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty tinh gọn, hoạt động khá linh hoạt và luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay công ty v ẫn chưa có phòng kế hoạch và phòng maketing - hai phòng ban quan trọng có nhiệm vụ nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, tìm hiểu khách hàng và xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển công ty trong tương lai… Các nhiệm vụ cơ bản của hai phòng ban này, hiện tại, được phòng kinh doanh đảm nhận. Do đó, các chức năng của hai phòng này không được chuyên sâu, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của phòng kinh doanh. 1.4. Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh của công ty Chấn Thành: 1.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài: 1.4.1.1. Môi trường vĩ mô: 1.4.1.1.1 Kinh tế Sự phát triển kinh tế trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Nhất là khi nền kinh tế trong nước phải chịu ảnh của cuộc suy thoái toàn cầu. Đã gây không ít khó khăn cho công ty Chấn Thành nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung. Mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời kỳ suy thoái đều trở nên khó khăn cả về thị trường, giá cả, và thanh toán. Tuy nhiên, các con số thống kê chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng quan tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy nền kinh tế phục hồi khá nhanh. Tất cả các ngành, các lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn t ốc đ ộ tăng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, khó khăn lớn nhất của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay vẫn là tiêu thụ và nhập siêu. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đ ầu năm tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là xuất khẩu vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn. Một khó khăn khác là nguy cơ lạm phát. Mặc dù theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, mức lạm phát không còn đáng lo, nhưng vẫn có thể cao lên vào những tháng cuối năm nay và đầu năm sau, khi có sự tác động của nhiều yếu tố cùng lúc. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam năm nay là kiểm soát lạm phát ở mức 9%. Từ những thực tế trên cho thấy, Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn mới có thể phát triển trong nền kinh tế đầy thử thách như hiện nay. Tuy vậy,
  7. nền kinh tế trong nước và thế giới cũng đang phục hồi trở lại là một trong những cơ hội cần phải nắm bắt để vực dậy và phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. 1.4.1.1.2 Chính trị - pháp luật: Tình hình chính trị ở nước ta khá ổn định so với các nước khác trong khu vực. Với một Đảng cầm quyền, giảm thiểu được sự tranh giành quyền lực, các cuộc lật đổ chính quyền, mất ổn định chính trị. Việt Nam đã và đang tạo được sự tin cậy trong mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đây được xem là một lợi thế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyến khích xuất khẩu, nên luật thuế trong nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. Hơn nữa, từ khi gia nhập WTO đến nay, chính phủ nước ta đang dần cải cách các thủ tục hành chính nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu, để phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tóm lại, tuy là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đang ngày càng hòa nhập hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Với chủ trương “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trongcộng đồng quốc tế”. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vươn xa hơn trong thị trường thế giới. 1.4.1.1.3. Công nghệ: Đối với gạo thì trên thế giới đã có các công nghệ như sau: * Đối với xay xát gạo thì: - Máy xay xát tự động. - Hệ thống điều hoà không khí. - Máy tách màu gạo. * Đối với thiết bị xấy khô: - Hệ thống sấy khô gạo. - Hệ thống dự trữ. - Bộ phận kiểm định chất lượng. * Đóng gói: - Thiết bị đóng gói tự động. - Hệ thống bảo đảm hạn sử dụng của gạo. * Chế biến gạo đặc biệt: - Máy chế biến bột gạo tự động. - Máy nhồi bột gạo thành bánh tự động. - Máy sấy chế biến gạo ăn liền. - Máy chế biến bánh snack gạo. * Chế biến sản phẩm phụ:
  8. - Hệ thống bảo quản cám. - Thiết bị ép dầu từ cám gạo để làm phân bón hay thức ăn gia súc. - Hệ thống đốt bằng vỏ gạo. - Hệ thống nghiền trấu. - Đặc biệt là hệ thống chế biến trấu thành các sản phẩm cứng có dạng khối (giống nguyên liệu gỗ) Ngoài ra, các nước tiên tiến còn xây dựng hệ thống quản trị sản xuất để quản lý tốt hơn chi phí, tăng lợi nhuận, … Trong khi đó, hệ thống công nghệ chế biến gạo của công ty cũng như hầu hết ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. chủ yếu là xay xát và đánh bóng, chỉ có năng lực bằng 67,5% năng lực xay xát gạo cả nước. Và các loại máy móc này đã có tuổi thọ cao. dần trở nên lạc hậu so với thế giới. Do đó, công nghệ thực sự là mối đe dọa đối với công ty. 1.4.1.1.4. Điều kiện tự nhiên: An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha , trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đ ổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác. Chính vì thế mà An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Đất phù sa màu mỡ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa và mùa khô, ôn hòa quanh năm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước. Giao thông vận tải thủy tại An Giang đang có hướng phát triển thuận lợi. Với sự hợp sức của Tân Cảng và Cảng Mỹ Thới, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm nhẹ chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa.. Ngoài nông nghiệp và thủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp nhẹ, chế biến, s ản xuất công nghiệp nặng, thương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành có tr ị giá gia tăng cao. - Tuy nhiên, An Giang lại là một tỉnh nằm trong vùng lũ, đây là 1 trong nh ững nguyên nhân gạo của An Giang không thể tồn trữ lâu, khó duy trì chất lượng ổn dịnh như các vùng khác. - Những năm gần đây khí hậu trên trái đất lại có xu hướng nóng lên gây tình trạng thiếu nước canh tác ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
  9. 1.4.1.1.5 Xã hội: An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu dân và 3,9 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Hàng năm, tổng mức bán lẻ dịch vụ đạt con s ố hơn 22 ngàn tỷ đồng. Đây là một thị trường không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp lớn. An Giang là vùng một vùng đất có mật độ dân cư cao, lao động đông đúc, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp không ngừng được mở rộng và ngày càng thu hút các nhà đầu tư. Các chính sách của tỉnh ngày càng phù hợp tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến để sản xuất, xuất khẩu. Lượng tàu thủy và xe cơ giới lưu thông ngày càng nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Tóm lại, An Giang là một thị tr ường tiềm năng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, xuất khẩu. 1.4.1.2. Môi trường vi mô: 1.4.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước: - Xác định phạm vi của nghành: Ngành được xác định bao gồm các công ty thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, có tới 15 nhà xuất khẩu gạo lớn đóng góp 89% khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước.Tình hình cạnh tranh gay gắt đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước. - Xác định đối thủ cạnh tranh: Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều công ty xuất khẩu lớn như: TIGIFOOD, AFEX, Công ty du lịch An Giang … đề này chỉ chọn 2 công ty làm đối thủ là Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt(Gentraco). + Công ty Angimex: - Điểm mạnh: Có kinh nghiệm quan hệ kinh doanh tốt do công ty hoạt động lâu năm. Hợp tác với công ty Nhật thành công ty Angimex- Kitosu cung cấp giống lúa Nhật và ký hợp đồng bao tiêu chất lượng cao với nông dân Long Xuyên, các đ ường như Bình Khánh, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa, Mỹ Thới. Vì thế công ty này có thể kiểm soát về nguồn nguyên liệu về giống lúa, sản lượng, có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng hoạt động chế biến xuất khẩu gạo. - Điểm yếu: Kho không đủ để chứa nguồn nguyên liệu đầu vào mùa cao điểm, nên phải mua nguồn nguyên liệu từ bên ngoài thêm. + Công ty Gentraco: Thành lập 1980, được cổ phần hóa 1998. Công ty đ ạt được chứng nhận về ISO 9001:2000 và HACCP vào tháng 11/2006. Công ty tham gia rất nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…Hoạt động xã hội giúp cho hình ảnh công ty dễ đi vào lòng khách hàng. - Điểm mạnh: Thị phần xuất khẩu lớn, có nguồn nguyên liệu đầu vào khá tốt, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm có khả năng chuyên môn cao trong kinh doanh và quản lý tốt.
  10. - Điểm yếu: Sức chứa kho nhỏ, nên phải thuê thêm bên ngoài nên chi phí cao. Công tác dự báo nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức. 1.4.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: - Các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới hiện nay vẫn là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ , Pakitan… - Ấn độ: Xuất khẩu chủ yếu là gạo đồ và gạo Basmati. Theo như dự báo của chính phụ họ thì gạo Ấn sẽ đạt 129 triệu tấn vào năm 2012, khi đó chỉ cần nâng sản lượng lên 3.000 kg/hécta so với trung bình 1.930 kg/hécta hiện nay. Chính phủ đặt mục tiêu sản xuất 129 triệu tấn gạo năm 2011 và 2012. Năm 2007/2008 nước này tiêu thụ khoảng 88,35 tấn gạo. Chính phủ Ấn độ đang thực hiện dự trữ gạo lại để phục vụ nhu cầu trong nước. Nên nước ta cũng có nhiều cơ hội hơn tại thị trường Châu Phi. - Thái Lan: Nước này được xem như là nước đứng đầu cả về số lượng l ẫn chất lượng gạo xuất khẩu. Gạo Thái Lan cạnh tranh với các nước chủ yếu dựa vào sự đa dạng về sản phẩm, chất lượng chế biến, vì công nghệ sản xuất của họ rất hiện đại và vùng nguyên liệu thì được quy định chặc chẽ. Nhưng hiện hay đồng Baht của Thái Lan tăng làm lợi nhuận từ xuất khẩu thấp. Làm gạo Thái đang giảm s ức cạnh tranh so với gạo Việt Nam. Vì giá trị VND/USD vẫn ổn định. - Pakistan: Đây là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu gạo, gạo xuất khẩu chủ yếu ở Pakistan là gạo JRRT và Basmati. Hiện nay, nước này đang xây dựng chiến lược xuất khẩu sang Trung Quốc và Indonesia. Trong thời gian tới đây sẽ là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nước ta, trên thị trường gạo cấp thấp, giá gạo 25% tấm của Pakistan năm 2007 và năm 2008 đều thấp hơn giá gạo ở Việt Nam. - Mỹ: Là một nước xuất khẩu gạo mạnh trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay thị trường gạo Mỹ xuất khẩu đã bớt sôi động, sản phẩm thị trường này xuất chủ yếu sang những thị trường khó tính: Nhật Bản, EU, Châu Âu …vì chất lượng gạo họ sản xuất ra luôn luôn đạt ở mức cao và đảm bảo đầy đủ những yêu cầu của khách hàng. 1.4.1.2.3. Sản phẩm thay thế: Hiện nay, gạo vẫn là nguồn lương thực chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, con người ngày càng bận rộn với công việc, cộng thêm xu hướng đô thị hóa đang diễn ra ở nhiều nước Châu Á. Sự thâm nhập của lối sống phương Tây, đang dần thay thế các bữa ăn trưa với cơm gạo bằng các tiệm ăn nhanh ở nhiều nơi trong thành phố các nước, hoặc các sản phẩm ăn liền có nguồn gốc từ khoai, bắp, lúa mì. Ở Châu Phi cũng có nhiều loại lương thực thay thế khác như kê, khoai, sắn. Khi giá lúa gạo quá cao, người dân sẽ chuyển sang tiêu dùng các loại lương thực có giá rẻ hơn, vì thu nhập của họ tương đối thấp. Đây là các nguyên nhân chính, ảnh hưởng đến lượng gạo tiêu thụ trong tương lai mà các nhà xuất khẩu gạo cần xem xét. 1.4.2. Phân tích môi trường bên trong: 1.4.2.1. Marketing: Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt. Công tác marketing do phòng Kế Hoạch- Xuất nhập khẩu và chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đảm trách.
  11. 1.4.2.1.1. Định giá: Hiện nay công ty định giá với khách hàng phụ thuộc vào giá cả trên thị trường và tham khảo giá do Hiệp Hội cung cấp. 1.4.2.1.2. Phân phối : Ở thị trường nội địa, công ty hiện nay chưa có hệ thống bán lẻ, còn khi xuất ra nước ngoài chủ yếu là cho các công ty nhập khẩu trung gian qua 3 hình thức: xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu. Nhìn chung, công ty chỉ có hệ thống phân phối là các đầu mối trung gian và các nhà kinh doanh sỉ. Như vậy là công ty chưa đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp. 1.4.2.1.3. Chiêu thị: Hằng năm công ty có đưa cán bộ- công nhân viên ra nước ngoài tìm hiểu th ị trường và khách hàng và công tác cập nhật thông tin về khách hàng khá tốt. Công ty đang triển khai mạng luới thông tin toàn công ty để thuận tiện trong việc cập nhật thông tin mới về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường, về chính sách mới,…Mạng lưới thông tin này luôn được cải thiện để bắt kịp nhịp độ thương mại. Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước nhưng chỉ ở mức độ tham khảo, chưa đưa ra hướng quảng cáo, khuếch trương công ty. Tóm lại, điều quan trọng nhất là sản phẩm của công ty đưa ra thị trường chưa có thương hiệu, gạo chỉ chứa trong những bao lớn, không in nhãn hiệu của công ty, chính vì vậy mà giá trị gạo của công ty chưa cao. Đây là vấn để cần giải quyết ngay trong bối cảnh hiện nay. 1.4.2.2. Nhân sự: Công ty rất chú trọng đến yếu tố nhân lực và xem đây là yếu tố quan tr ọng thành công. Trong các năm qua, công ty đã đưa nhiều cán bộ tham gia học t ập theo chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài tỉnh, khuy ến khích tự học. Bên cạnh đó, công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ - công nhân viên được tốt hơn, động viên được lòng nhiệt tình, sự tân tụy và tinh thần đoàn kết nhân lực, gắn bó với công ty. Bảng 1-TRÌNH ĐỘ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH NĂM 2012 Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 1 1.45 Đại học 12 17.4 Cao đẳng 2 2.9 Trung cấp chuyên nghiệp 26 37.7 Trình độ khác 28 40.6 Tổng cộng: 69 100 Hiện nay tổng số lao động của toàn công ty là 69 người. Trong đó nhân viên quản lý công ty là 14 người, số còn lại là các công nhân và lao động phổ thông ở các
  12. xí nghiệp. Số nhân viên có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm chiếm 60% trong tổng số nhân viên, có đủ năng lực quản lý sản xuất và kinh doanh.
  13. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chấn Thành trong giai đoạn 2009 – 6th/2010 2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 – 2011: Bảng 2 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH QUA 3 NĂM 2009 – 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329 Giá vốn hàng bán 153.026 247.857 185.622 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.393 59.851 10.707 Doanh thu từ hoạt động tài chính 4.730 12.275 10.284 Chi phí tài chính 1.514 4.956 2.221 - Trong đó: Chi phí lãi vay 843 3.912 1.999 Chi phí bán hàng 4.331 7.124 4.073 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.802 12.349 5.511 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 4.476 47.696 9.187 Thu nhập khác 823 2.246 22 Chi phí khác 80 239 181 Lợi nhuận khác 743 2.007 (159) Tổng lợi nhuận trước thuế 5.220 49.703 8.868 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.053 12.378 2.071 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.167 37.325 6.797 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Doanh thu: Nhìn chung, doanh thu của công ty qua ba năm có xu hướng tăng, đạt trên 162 tỷ năm 2009 đã tăng lên 196 tỷ năm 2011. Đặc biệt có sự tăng vọt trong năm 2010, với doanh thu đ ạt gần 308 t ỷ, tăng 90% so với năm 2009. Tổng doanh thu tăng trước hết là doanh thu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tăng cao trong thời gian này. Đến năm 2011, doanh thu của hoạt động xuất khẩu giảm mạnh trở lại nên tổng doanh thu cũng bị ảnh hưởng và giảm 36% so với năm 2010. Song giá cả các mặt hàng kinh doanh của công ty vẫn cao hơn năm 2009, nên doanh thu trong năm này vẫn cao hơn 162 tỷ đồng của năm 2009.
  14. Lợi nhuận trước thuế: Do ảnh hưởng từ khủng hoảng của kinh tế thế giới mà lợi nhuận công ty thu được trong thời gian này cũng bị ảnh hưởng. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt trên 5 tỷ đồng. Sang đến năm 2010, tuy tình hình kinh tế vẫn chưa phục hồi nhưng do ảnh hưởng từ sự khan hiếm lương thực toàn cầu, mà giá thu mua lúa gạo trên thế giới tăng cao đột biến so với năm 2009. Đem về lợi nhuận khá cao cho công ty trong năm đạt gần 50 tỷ đồng, tăng 8,5 lần so với năm trước. Đến năm 2011, tình hình giá cả ổn định trở lại, trong khi tình hình khủng hoảng kinh tế vẫn chưa phục hồi nên lợi nhuận trước thuế thu được vẫn thấp chỉ đạt gần 9 tỷ đồng, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012: Bảng 3 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TRONG 6th/2011 và 6th/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6th/2011 6th/2012 +/- % Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch 129.267 90.720 (38.546) (30) vụ Doanh thu thuần về bán hàng và cung 129.267 90.720 (38.546) (30) cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 122.006 84.060 (37.946) (31) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 7.261 6.660 (601) (8) dịch vụ Doanh thu từ hoạt động tài chính 6.513 9.803 3.290 51 Chi phí tài chính 1.407 1.553 147 10 - Trong đó: Chi phí lãi vay 1.266 1.426 160 13 Chi phí bán hàng 2.579 2.231 (348) (14) Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.490 3.353 (137) (4) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 6.298 9.326 3.028 48 Thu nhập khác 14 3.314 3.301 24.239 Chi phí khác 115 118 3 3 Lợi nhuận khác (101) 3.196 3.297 3.267 Tổng lợi nhuận trước thuế 6.197 12.522 6.324 102 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.312 2.755 1.443 110 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.886 9.767 4.881 100 Nguồn: Phòng kế toán, 2012 Trong sáu tháng đầu năm 2012, tình hình xuất khẩu gạo của Công ty vẫn không khả quan, sản lượng xuất khẩu trong thời gian này giảm mạnh so với cùng kỳ
  15. năm trước. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang bước vào giai đoạn cuối trong việc cổ phần hóa. Nên phần nào ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2011, lợi nhuận gộp cũng giảm 8%. Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động khác của công ty đ ều tăng sau đợt khủng hoảng vừa qua, đã kéo lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 102% so với cùng kỳ năm trước. 2.2. Phân tích tình hình thu mua 2.2.1. Tình hình thu mua gạo thành phẩm 2.2.1.1. Sản lượng thu mua a) Biến động sản lượng Trong giai đoạn 2010 – 6th/2012, chiếm tỷ trọng lớn trong đơn đặt hàng của Công ty là các mặt hàng gạo 5% tấm, 15% tấm, và 25% tấm. Các mặt hàng còn lại như gạo 10%, gạo thơm… chỉ chiếm khoảng 2% tỷ trọng. Nên ở đây chỉ xét 3 mặt hàng chính của Công ty, tình hình cụ thể như sau: Bảng 4 – SẢN LƯỢNG GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6th/2012 Đơn vị tính: tấn 6 6 Chênh lệch +/- Mặt 2009 2010 2011 tháng tháng hàng gạo 10/09 11/10 6th12/6th11 2011 2012 5% tấm 6.710 2.750 2.800 1.796 - -3960 50 -1.796 15% tấm 13.061 3.750 1.250 781 - -9.311 -2.500 -781 25% tấm 9.198 500 600 376 500 -8.698 100 124 Tổng: 28.969 7.000 4.650 2.953 500 -21.969 -2.350 -2.453 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Trong năm 2009, do chưa xây dựng xong hai nhà máy chế biến, nên công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm từ các kênh ngoài. Sang năm 2010, hai phân xưởng bắt đầu đi vào hoạt động, lượng gạo thành phẩm thu mua giảm dần qua các năm. Cụ thể: Gạo 5% tấm đã giảm từ 6.710 tấn trong năm 2009 chỉ còn 2.750 tấn, ứng với mức giảm 59%. Gạo 15% tấm giảm 71%, ứng với mức 9.311 tấn, chỉ còn 3.750 trong năm 2010. Gạo 25% tấm có mức giảm cao nhất, giảm 8.698 tấn ứng với 95%. Sang năm 2011, lượng gạo 5% tấm và 25% tấm thu mua tấm có xu hướng tăng nhẹ, do hợp đồng xuất khẩu của hai mặt hàng này tăng mạnh trong năm 2010, có thời
  16. điểm hai phân xưởng chế biến không đủ cung cấp, nên công ty phải thu mua thêm để giao hàng đúng thời hạn. Gạo 5% tăng 50 tấn với tỷ lệ 2% so với năm 2010. Gạo 25% tăng cao hơn với mức 100 tấn ứng với 20%. Riêng mặt hàng gạo 15% tấm lại tiếp tục giảm 67% ứng với mức 2500 tấn trong năm 2011. Vì hợp đồng xuất khẩu của mặt hàng trong năm này giảm so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2012, các phân xưởng chế biến cung cấp xấp xỉ l ượng gạo thành phẩm xuất khẩu nên công ty chỉ thu mua thêm 500 tấn của mặt hàng gạo 25%. Do các phân xưởng chế biến không đủ cung cấp sản lượng của mặt hàng này vào thời điểm giao hàng. b) Phân tích cơ cấu: Cơ cấu từng mặt hàng thu mua qua các năm có sự thay đổi tùy theo hợp đ ồng ký kết trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011. Trong đó: Mặt hàng gạo 5% tấm tuy có sản lượng thu mua giảm qua các năm nhưng mức giảm ít hơn so với 2 mặt hàng còn lại, nên cơ cấu của nó có xu hướng tăng. Chiếm 23% trong năm 2009 đã tăng lên 39% năm 2010. Và chiếm hơn phân nửa tổng sản lượng so với các mặt hàng còn lại trong năm 2011, với tỷ lệ 60%. Mặt hàng gạo 15% tấm tăng giảm không đều qua các năm. Tuy năm 2010 có sản lượng giảm khá mạnh nhưng có tỷ lệ giảm thấp hơn so với mặt hàng gạo 25% tấm. Nên về cơ cấu, mặt hàng này đã tăng từ 45% năm 2009 tăng lên 54% năm 2010, chiếm khoảng một nửa trong tổng số. Nhưng đến năm 2011, trong khi các mặt hàng khác có sản lượng thu mua tăng nhẹ, thì mặt hàng này lại giảm 67% về sản lượng, nên cơ cấu giảm xuống chỉ chiếm 27% trong tổng sản lượng. Mặt hàng gạo 25% thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng cơ cấu, do có sản lượng thu mua thấp nhất trong tổng các mặt hàng. Trong giai đoạn này lại tiếp tục giảm xuống từ 32% trong năm 2009 chỉ còn 7% năm 2010 do sản l ượng chịu s ự s ụt giảm đến 95%. Đến năm 2011, sản lượng thu mua của nó tăng nhẹ nên cơ cấu cũng tăng 6% so với năm 2010 và đạt 13% năm 2009.
  17. 100% 7% 13% 13% 90% 32% 80% 27% 26% 70% 54% 60% Gạo 25% tấm 50% 100% Gạo 15% tấm 45% Gạo 5% tấm 40% 30% 60% 61% 20% 39% 10% 23% 0% 2009 2010 2011 6th/2011 6th/2012 Hình 2 – Cơ cấu sản lượng gạo thành phẩm thu mua của công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012 Trong 6 tháng đầu năm 2012, do có thể tự cung cấp đủ lượng gạo thành phẩm xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% và 15% tấm, nên Công ty chỉ thu mua thêm mặt hàng gạo 25% tấm. Vì vậy, mặt hàng này chiếm 100% trong tổng sản lượng, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng còn lại vì không thu mua nên chiếm 0% trong cơ cấu 6 tháng đầu năm 2012. 2.2.1.2. Chi phí thu mua: Bảng 5 – CHI PHÍ THU MUA GẠO THÀNH PHẨM THU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6TH/2012 Đơn vị tính: triệu đồng 6 Chênh lệch % Mặt hàng 6 tháng 2009 2010 2011 tháng gạo 2011 10/09 11/10 6th12/6th11 2012 5% tấm 30.557 24.338 19.981 11.958 - -20 -18 15% tấm 56.606 29.813 8.188 5.160 - -47 -73 25% tấm 39.551 3.575 3.930 2.402 4.050 -91 10 69 Tổng: 126.715 57.725 32.009 19.521 4.050 -54 -45 -79 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Chi phí thu mua gạo thành phẩm qua các năm giảm dần, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2010 với mức 54%, chủ yếu là do sản lượng gạo thu mua giảm dần qua các năm. Trong đó:
  18. - Gạo 5% tấm giảm từ 30.557 triệu đồng năm 2009 còn 24.338 triệu năm 2010, giảm 6.220 triệu, tương ứng với mức 20%. Năm 2011 tiếp tục giảm thêm 4.446 triệu đồng chỉ còn 19.891 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Công ty đã ngừng thu mua mặt hàng này, nên giảm được chi phí thu mua trong kỳ. - Gạo 15% tấm có chi phí thu mua cao nhất trong năm 2009 với 56.606 triệu đồng đã giảm 47% trong năm 2010. Đến năm 2011 lại tiếp tục giảm mạnh với mức 73% chỉ còn 8.188 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2012, Công ty cũng đã ngừng thu mua mặt hàng này nên chi phí trong kỳ bằng 0. - Chi phí thu mua gạo 25% tấm có mức giảm cao nhất so với các mặt hàng còn lại, giảm đến 91% tương ứng 35.976 triệu đồng trong năm 2010, chỉ còn 3.575 triệu đồng. Đến năm 2011, mặt hàng này tăng nhẹ với mức 355 triệu là mặt hàng duy nhất Công ty thu mua trong 6 tháng đầu năm 2012, với chi phí 4.050 triệu đ ồng tăng 69% so với cùng kỳ năm 2011. 2.2.1.3. Tình hình giá cả thu mua: Bảng 6 – GIÁ GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 - 6TH/2012 Đơn vị tính: đồng/kg 6 6 Chênh lệch % Mặt 2009 2010 2011 tháng tháng hàng gạo 10/09 11/10 6th12/6th11 2011 2012 5% tấm 4.554 8.850 7.104 6.658 - 94 -20 15% tấm 4.334 7.950 6.550 6.607 - 83 -18 25% tấm 4.300 7.150 6.550 6.389 8.100 66 -8 21 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Giá thu mua bình quân của các mặt hàng gạo đều có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, do ảnh hưởng của giá gạo trên thế giới nên giá thu mua ở năm này cũng tăng mạnh. Trong đó: Giá gạo 5% tấm có mức tăng cao nhất, từ 4.554 đồng/kg đã tăng lên 8850 đồng/kg, tăng đến 94%. Kế đến là giá gạo 15% tấm tăng 83% ứng với mức tăng 3616 đồng/kg. Gạo 25% có mức tăng giá thấp nhất 66%, do giá trị gia tăng của mặt hàng này không cao so với các mặt hàng còn lại. Đến năm 2011, giá gạo thế giới tăng do tình hình thiên tai ở các nước, nh ưng giá trong nước giảm do người nông dân trúng mùa. Mức giảm trong năm 2011 không cao bằng mức tăng trong năm 2010 nên giá gạo thành phẩm thu mua vẫn cao hơn năm 2009. Chịu ảnh hưởng nhiều từ giá gạo thế giới, nên giá gạo 5% tấm biến động nhiều hơn so với hai mặt hàng gạo còn lại, cụ thể:
  19. Giá gạo 5% tấm đã giảm 1.746 đồng/kg ứng với 20% so với giá năm trước. Gạo 15% giảm 1400 đồng/kg ứng với 18% còn 6550 đồng/kg, mức giá này cũng tương đương với gạo 25% tấm sau khi giảm 8%. Sở dĩ gạo 25% tấm lại có giá thu mua bằng với gạo 15% tấm trong năm 2011 do đây chỉ là giá gạo trung bình của cả năm. Thực tế giá gạo trong nước còn có sự tăng giảm khác nhau qua từng thời điểm trong năm (như trái vụ hay sau thu hoạch) và phụ thuộc vào giá của từng nhà cung ứng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Công ty chỉ thu mua thêm gạo 25% tấm với giá 8100 đồng/kg. Tăng 1550 đồng/kg ứng với 24% so với năm 2011. Tuy nhiên, giá gạo thu mua tăng còn do tác động của tình hình l ạm phát trong nước, chỉ số giá tiêu dùng của năm sau luôn cao hơn năm trước. Do đó nếu giá gạo thị trường thế giới không biến động thì giá thu mua trong nước vẫn có xu hướng tăng qua các năm. 2.2.2. Tình hình thu mua gạo nguyên liệu: Từ năm 2009 trở về trước, Công ty chưa tham gia vào khâu chế biến gạo nên không thu mua gạo nguyên liệu. Nên các số liệu phân tích dưới đây chỉ nằm trong giai đoạn từ năm 2010 – 6th/2012. 2.2.2.1. Sản lượng thu mua: a) Biến động sản lượng: Do được đầu tư cao hơn nên công suất hoạt động của Xí nghiệp Thới Thạnh đều cao hơn phân xưởng An Bình qua các năm. Cụ thể năm 2008, xí nghiệp Thới Thạnh thu mua 18.224 tấn, cao hơn 3,8 lần so với phân xưởng An Bình. Sang năm 2009, khối lượng thu mua ở Thới Thạnh tăng thêm 755 tấn, trong khi đó An Bình lại giảm 1.548 tấn so với năm 2008. Tổng l ượng thu mua ở c ả hai phân xưởng đạt 22.179 tấn giảm 793 tấn, so với 22.972 tấn của năm 2008. Vì khối lượng gạo của hợp đồng xuất khẩu trong năm 2009 giảm so với 2008 nên lượng thu mua cũng giảm theo. Bảng 7 – SẢN LƯỢNG GẠO NGUYÊN LIỆU THU MUA CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010 – 6TH/2012 Đơn vị tính: tấn Địa điểm Năm Năm Chênh lệch +/- 6th/2011 6th/2012 thu mua 2010 2011 2011/2010 6th2012/6th2011 PX An 18.224 18.979 12.030 6.100 753 -5.930 Long PX Long 4.748 3.200 2.029 1.000 -1.548 -1.028 Thành Tổng 22.972 22.179 14.059 7.100 -793 -6.959 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản lượng thu mua giảm 49% so với cùng
  20. kỳ năm 2011. Chỉ đạt 6.100 tấn ở An Long giảm 5.930 tấn. Đạt 1.000 tấn ở Long Thành giảm 1.028 tấn. Do lượng hợp đồng trong thời gian này giảm nên Công ty cũng hạn chế thu mua. b) Phân tích cơ cấu: 120.0 100.0 14.4 14.9 14.1 20.7 80.0 PX Long Thành 60.0 PX An Long 40.0 85.6 85.1 85.9 79.3 20.0 0.0 2010 2011 6th/2011 6th/2012 Hình 3 - Cơ cấu sản lượng gạo nguyên liệu thu mua ở từng phân xưởng của công ty Chấn Thành từ năm 2010 – 6th/2012 Cơ cấu sản lượng thu mua gạo nguyên liệu ở hai phân xương trong thời gian vừa qua chỉ biến động nhẹ. Trong đó lượng gạo thu mua ở Xí nghiệp Thới Thạnh chiếm khoảng 79,3% năm 2008 tăng lên 85,6% năm 2009. Đến 6 tháng đầu năm 2010, chỉ tăng nhẹ đạt 85,9% cao hơn 0,08% so với cùng kỳ năm trước. Xí nghiệp An Bình có công suất thấp hơn nên chỉ thu mua 20,7% trong tổng lượng gạo thu mua năm 2008, và giảm còn 14,4% trong năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2010 lại tiếp tục giảm nhẹ còn 14,1%, giảm 0,08% so với 6 tháng đ ầu năm 2009. 2.2.2.2. Chi phí thu mua: Bảng 8 – CHI PHÍ THU MUA GẠO NGUYÊN LIỆU Ở HAI PHÂN XƯỞNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010 – 6TH/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Địa điểm Năm Năm Chênh lệch +/- thu mua 6th/2011 6th/2012 2010 2011 2011/2010 6th2012/6th2011 PX An 118.438 110.591 67.609 35.465 -7 -48 Long PX Long 30.544 18.144 11.257 6.425 -41 -43 Thành Tổng 148.982 128.735 78.865 41.890 -14 -47 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2