Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015
lượt xem 37
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn:phân tích và đánh chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2011-2015', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015
- MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) Hanoi Intake 3 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Lớp MBA-EV9-HN Subject code (Mã môn học): MGT510 Subject name (Tên môn học): Quản Trị Chiến Lược Assignment No: Student Name (Họ tên học viên): Mai Khánh Toàn Student ID No. (Mã số học viên): E0900070 1
- HELP TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn √ MBA Họ tên học viên : Mai Khánh Toàn Lớp : MBA EV9, HN Môn học : Quản Trị Chiến Lược Mã môn học : MGT510 Họ tên giảng viên Việt Nam : Nguyễn Văn Minh Tiểu luận số : Hạn nộp : 10/01/2011 Số từ :8669 CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra. Ngày nộp bài: ……………..................... Chữ ký: LƯU Ý • Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký • Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên 2
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TÊN ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN - TS NGUYỄN VĂN MINH HỌC VIÊN: MAI KHÁNH TOÀN LỚP: MBA - EV9 - HÀ NỘI LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN CHƯƠNG 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiện cứu của đề tài CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HÀLÝ THUYẾT NỘI, NĂM 2010 1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược 3
- LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN CHƯƠNG 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược 1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược 1.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược 1.3. Các nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược 2. Công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược 2.1. Mô hình cơ bản của quản trị chiến lược 2.2. Hai công cụ cơ bản của quản trị chiến lược 2.2.1. Mô hình Delta Project 2.2.2. Bản đồ chiến lược 2.2.3. Các công cụ hỗ trợ khác 2.2.4. Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Delta Projec và Bản đồ chiến lược CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu 2. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp 2.2. Tìm kiếm dữ liệu sơ cấp 3. Phương pháp xử lý số liệu 3.1. Cách xử lý dữ liệu thứ cấp 3.2. Cách xử lý dữ liệu sơ cấp 4. Phân tích và đánh giá số liệu, sử dụng một số công cụ hỗ trợ 4.1. Mô hình PEST được sử dụng để phân tích môi trường vĩ mô 4.1.1. Sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh 4.1.2. Phân tích môi trường bên trong – Phân tích SWOT 5. Những hạn chế, khó khăn khi thực hiện phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) THEO MÔ HÌNH DELTA PROJECT 1. Giới thiệu về BIDV 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV 4
- 1.2. Các sơ đồ về tổ chức, lĩnh vực hoạt động chính 2. Định vị chiến lược của BIDV 2.1. Lựa chọn chiến lược 2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh 2.3. Phương châm hành động 2.4. Giá trị cốt lõi 2.5. Sử dụng mô hình PEST để phân tích môi trường hoạt động của BIDV Việt Nam 3. Đánh giá chiến lược hiện tại của BIDV thông qua các yếu tố của mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược 3.1. Định vị tam giác chiến lược 3.2. Sứ mệnh, mục tiêu của BIDV 3.3. Cơ cấu ngành và xác định vị trí cạnh tranh của BIDV trong ngành ngân hàng – tài chính 3.4. Khách hàng mục tiêu 3.5. Kế hoạch kinh doanh 3.6. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV những năm vừa qua 3.7. Hàng năm có đổi mới và cải tiến những gì 3.8. Vẽ mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược hiện tại của BIDV Việt Nam CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BIDV 1. Bình luận chiến lược kinh doanh của BIDV 2. Tính hiệu quả của chiến lược cạnh tranh của BIDV Việt Nam 3. Những khó khăn ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược của BIDV CHƯƠNG 6.ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHO BIDV VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 1. Đề xuất chiến lược kinh doanh của BIDV đến năm 2015 2. Kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh của BIDV Việt Nam CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số mô hình Phụ lục 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Phụ lục 3: Phần phân tích thêm 5
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam á GDP Tổng sản phẩm quốc nội NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHTM CP Ngân hàng Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 6
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu; ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn và giúp đỡ của các Thầy cô giáo trong suốt khoá học. Cho phép tôi được cảm ơn tới các giảng viên trường Đại học Help, Malaysia và các Thầy cô giáo của khoa Quốc tế - trường Đại học Quốc gia, các Thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã truyền thụ cho tôi kiến thức của khoá học này, đặc biệt là Giảng viên Nguyễn Văn Minh đã giúp hướng dẫn tôi rất nhiều trong việc làm đồ án tốt nghiệp. Tôi xin được cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng BIDV đã tạo điều kiện giúp tôi tiếp cận tìm hiểu tài liệu, mặc dù vào dịp cuối năm công việc rất bận để tôi có thể hoàn thành đồ án này. Tôi cũng xin được bầy tỏ sự biết ơn đến gia đình, những người thân đã hết sức tạo điều kiện để tôi có thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả Mai Khánh Toàn 7
- TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN Hội nhập Quốc tế mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - lĩnh vực được coi là "huyết mạch của nền kinh tế". Để cạnh tranh được thành công, mỗi ngân hàng cần xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế cạnh tranh, tạo sự khác biệt, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Hoạt động trong bối cảnh hội nhập với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế và điểm yếu cơ bản. Với mục tiêu chuyển đổi thành một Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa năng đa lĩnh vực, ngang tầm với các Tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên tiến trong khu vực Châu Á, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có một chiến lược phát triển thích hợp. Mục đích nghiên cứu của đồ án là dựa vào lý thuyết cơ bản về quản trị chiến lược, nghiên cứu tiếp cận chiến lược hiện tại của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, dựa vào mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược đánh giá thực trạng chiến lược của BIDV đang thực hiện có phù hợp với nội lực hay chưa, việc thực hiện chiến lược đó có tận dụng được các điều kiện bên ngoài và những cơ hội, thách thức; từ đó phân tích và bình luận chiến lược phát triển của BIDV, phân tích rõ thêm về các vấn đề như: các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, phân tích khách hàng và các sản phẩm, dịch vụ…qua đó đưa ra đề xuất xây dựng chiến lược phát triển của BIDV từ năm 2011- 2015 theo mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược, đồng thời đưa ra lộ trình thực hiện chiến lược đó. 8
- CHƯƠNG 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt nam đã, đang và sẽ tích cực hội nhập toàn diện với thị trường khu vực và quốc tế. Các hoạt động hội nhập mở ra nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong xu thế đó, với tư cách là một trong các tổ chức trung gian tài chính mang tính huyết mạch của nền kinh tế, các ngân hàng nhận thức sâu sắc vị trí quan trọng của công tác quản lý, điều hành có phương pháp và hệ thống. Chính vì điều đó, quản trị chiến lược là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn của Việt Nam với quy mô rộng lớn về mạng lưới và quy mô vốn lớn. Với xu thế cạnh tranh lành mạnh trong ngành tài chính ngân hàng về cung cấp các dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng trong nước bao gồm cả ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài có sự cạnh tranh mạnh mẽ để mở rộng mạng lưới, mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Chính vì điều đó khiến cho nhiệm vụ quản trị chiến lược tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam càng trở nên cần thiết và quan trọng để tìm ra con đường đi tốt nhất, là kim chỉ nam cho hành động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để thực hiện mục tiêu là ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mở rộng phát triển ra quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài: "Phân tích và đánh giá chiến lược phát triển tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam" làm đề tài viết đồ án tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Thông qua việc nghiên cứu lý luận chung về quản trị chiến lược phân tích thực trạng chiến lược phát triển tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồ án nghiên cứu đề xuất những giải pháp, nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, đồ án cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ thứ nhất: 9
- Nghiên cứu, tìm hiểu các công cụ lý thuyết mà ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang áp dụng. Sử dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để đánh giá chiến lược của đơn vị này. Nhiệm vụ thứ hai: Khảo sát thực tiễn, tìm hiểu số liệu hiện tại của đơn vị này đã phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế hay chưa? Trong một số trường hợp cần thiết, tôi sẽ tiến hành tự khảo sát tại đơn vị này, phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo đơn vị, đồng thời tham khảo thêm các ý kiến thảo luận nhóm trong bài viết của mình, qua đó đưa ra những nhận xét khách quan về chiến lược phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nhiệm vụ thứ ba: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tôi sẽ đánh giá chiến lược của đơn vị này, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu để đề xuất cải tiến chiến lược phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ 2011 đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đồ án là chiến lược phát triển tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, về thời gian từ năm 2007 đến năm 2009 và những tháng đầu năm 2010. 10
- CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT Để có được sự hiểu biết toàn diện nhất về chiến lược và thực trạng chiến lược kinh doanh của BIDV, tác giả xin đề cập tới các cơ sở lý thuyết cơ bản về quản trị chiến lược. 1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược Trong phần này tôi sẽ nghiên cứu tìm hiểu một số khái niệm chính về quản trị chiến lược và các khái niệm mang tính đặc thù của ngành. 1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý. Quản trị chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược của tổ chức, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch này (Giới L.T, 2009, Trang 10) 1.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược Quản trị chiến lược phải toát lên đặc trưng cơ bản là lấy hoạch định chiến lược làm hạt nhân của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa quản trị chiến lược còn bao hàm cả nghĩa tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách toàn diện theo tầm nhìn chiến lược. Như vậy, nội hàm của quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn: Hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá hoàn chỉnh chiến lược. * Chiến lược kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. * Điều kiện môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi nhanh. Những biến đổi nhanh thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 11
- * Hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra chiến lược kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tăng sự liên kết của các nhân viên với các nhà quản trị trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. * Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất. Với toàn bộ những lý do trên có thể khẳng định việc hoạch định chiến lược kinh doanh tốt trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. 2. Công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược 2.1. Mô hình cơ bản của quản trị chiến lược Hình 1: Mô hình cơ bản của quản trị chiến lược 2.2. Hai công cụ cơ bản của quản trị chiến lược 2.2.1. Mô hình Delta Project (phụ lục 1) Điểm mới trong mô hình Delta Project đó là tam giác phản ánh 3 định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp khách hàng; Chi phí thấp; Khác biệt hóa. 12
- Mục tiêu: Mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác định sản phẩm tốt (Chi phí thấp hay Khác biệt hóa) không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công. 2.2.2. Bản đồ chiến lược (phụ lục 1) Bản đồ chiến lược được phát triển trên cở sở Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – công cụ chuẩn hóa giữa chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp), mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả rõ ràng. Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển. Với Bản đồ chiến lược, tất cả các thông tin (về 4 phương diện: tài chính, khách hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển) sẽ được tác giả tổng hợp trên một trang giấy, điều này giúp quá trình giao tiếp trao đổi dễ dàng hơn. 2.2.3. Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Delta project và Bản đồ chiến lược Khi sử dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để phân tích chiến lược phát triển hiện tại của ngân hàng BIDV, để xem xét giữa nội lực bên trong và các yếu tố bên ngoài, vị thế cạnh tranh của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Định vị của BIDV trên thị trường hiện như thế nào? Các vấn đề trong chiến lược của BIDV đang phải đối mặt là gì? Chiến lược mà BIDV đang thực hiện có phù hợp với các yếu tố nội lực hiện có tại BIDV hay không? 13
- CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Khảo sát thực Bình luận, đánh Soạn thảo và các công cụ trạng chiến lược giá chiến lược kế hoạch hỗ trợ thực của BIDV qua hiện tại và đề và lịch hiện nghiên mô hình Delta xuất chiến lược trình thực Kết cứu chiến lược Project và bản của BIDV qua hiện chiến luận kinh doanh của đồ chiến lược. mô hình Delta lược kinh BIDV Project và Bản doanh đến đồ chiến lược năm 2015 Hình 2: Sơ đồ nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của BIDV Trên cơ sở kiến thức môn học Quản trị chiến lược, đặc biệt qua mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công vụ hỗ trợ khác tôi tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của BIDV và đưa ra những đề xuất đến năm 2015. 2. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm của BIDV. Các dữ liệu này được thu nhập từ các Ban chức năng của BIDV như: Ban Tài chính; Ban Kế hoạch phát triển; Ban Đầu tư bao gồm: - Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của BIDV (nguồn cung cấp: Ban Tài chính – Kế toán). - Báo cáo dự báo tăng trưởng của ngành ngân hàng (nguồn cung cấp: Ban Kế hoạch phát triển). - Báo cáo kế hoạch nhân lực của BIDV (nguồn cung cấp: Ban Tổ chức cán bộ). 2.2. Tìm kiếm dữ liệu sơ cấp Do thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương pháp đó là phỏng vấn sâu: • Phương pháp phỏng vấn: tác giả đã tiến hành phỏng vấn Bà Phan Thị Chinh – Phó tổng Giám đốc BIDV; Ông Lê Đào Nguyên – Phó tổng Giám đốc BIDV; Ông Hoàng Huy Hà – Phó tổng Giám đốc BIDV về các lĩnh vực chủ yếu: Tài chính, khách hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển. 14
- Nội dung phỏng vấn sẽ chuyên sâu vào trong bốn tiêu chí: Tài chính; Khách hàng; Nội bộ; Đào tạo và phát triển. Thời gian phỏng vấn vào cuối buổi làm việc, thời lượng phỏng vấn: 15-20 phút. 3. Phương pháp xử lý số liệu 3.1. Xử lý số liệu thứ cấp: Thu thập, tổng hợp đưa vào bài viết các nội dung, số liệu từ các báo cáo, bài viết của BIDV. 3.2. Xử lý số liệu sơ cấp: Chủ yếu ghi chép nội dung và dùng phần mềm Excel để tổng hợp đánh giá. 4. Các công cụ hỗ trợ Tác giả sẽ dựa vào một số mô hình để phân tích như: -Mô hình PEST được sử dụng để phân tích môi trường vĩ mô; -Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M. PORTER để phân tích môi trường ngành ngân hàng; -Phân tích môi trường bên trong của BIDV sử dụng phân tích SWOT từ đó để khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội vượt qua những thách thức, khắc phục điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh. 5. Những hạn chế, khó khăn khi thực hiện phương pháp nghiên cứu Do hạn chế về thời gian trong quá trình nghiên cứu đề tài (2 tháng) lại vào cuối năm, thời điểm này các phòng ban của BIDV rất bận. Phân tích và đánh giá chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng BIDV chủ yếu dựa vào tài liệu thứ cấp. Ngoài ra, vì thời gian thực hiện nghiên cứu ngắn nên không thể tiến hành điều tra, thu thập tài liệu và thông tin từ toàn bộ đối tượng nghiên cứu; do đó khó có thể phân tích toàn diện chiến lược phát triển hiện tại của BIDV. CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 1. Giới thiệu về BIDV 15
- 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV BIDV là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, phi ngân hàng theo quy định của pháp luật. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Tên tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Viet Nam Viết tắt: BIDV Địa chỉ giao dịch: 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác gồm: -Tài chính-ngân hàng; -Bảo hiểm; -Chứng khoán. 1.2. Các sơ đồ về tổ chức, lĩnh vực hoạt động chính của BIDV (phụ lục số 2) 2. Đánh giá chiến lược hiện tại của BIDV thông qua các yếu tố của mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược 2.1. Nguồn số liệu phục vụ đánh giá Để đánh giá thực trạng chiến lược của BIDV tôi đã tập trung tiến hành thu thập tài liệu qua hai nguồn “thứ cấp” và “sơ cấp”, cụ thể: Nguồn thứ cấp: • Để biết được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của BIDV tôi tiến hành lấy ở trang tin giới thiệu BIDV (www.BIDV.com.vn) và các tài liệu chính thức của BIDV. • Các tài liệu nói về kế hoạch, thực hiện kế hoạch hàng năm, tình hình tài chính của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tôi thu thập tài liệu ở Ban Kế hoạch chiến lược và Ban Tài chính – Kế toán BIDV. • Các tài liệu đề cập đến phân tích đối thủ cạnh tranh, tình hình đầu tư, thị trường ngành ngân hàng tài chính tôi tập hợp được ở Ban Kế hoạch chiến lược ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. • Các tài liệu liên quan đến nguồn nhân lực, đào tạo tôi thu thập được ở Ban Tổ chức cán bộ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nguồn tài liệu sơ cấp: 16
- Tôi đã tiến hành phỏng vấn các Phó Tổng giám đốc Phụ trách các lĩnh vực: Tài chính; Đầu tư – Thị trường; Kinh doanh để biết và làm rõ hơn về các vấn đề liên quan như: các lĩnh vực kinh doanh, khách hàng mục tiêu, hiệu quả hoạt động, các sáng kiến, đổi mới, cải tiến của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể: • Phỏng vấn Bà Phan Thị Chinh – Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về: - Kế hoạch phân bổ nguồn vốn; - Kế hoạch tham gia góp vốn vào các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; - Nhận xét tình hình tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện tại; - Các ý kiến về hướng tái cơ cấu nguồn vốn cho chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV tới đây. • Phỏng vấn Ông Hoàng Huy Hà – Phó Tổng giám đốc phụ trách về Đầu tư, kế hoạch chiến lược của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về: - Tình hình thực hiện chiến lược hiện tại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; - Những khó khăn khi thực hiện tại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. • Phỏng vấn Ông Lê Đào Nguyên – Phó Tổng giám đốc thường trực của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về: - Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; - Năng lực vượt trội của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam so với các ngân hàng trong ngành; - Các thách thức về cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh; - Hướng cải tiến, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào lĩnh vực xây dựng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Qua quá trình thu thập tài liệu, phân tích định tính và định lượng các tài liệu đó, một số ý kiến tổng hợp có thể khái quát sau đây về BIDV. 2.2. Định vị trong tam giác chiến lược 17
- Qua nghiên cứu các tài liệu và các ý kiến phỏng vấn thì hiện tại BIDV với chiến lược không rõ ràng là tập trung định vị vào hệ thống, giải pháp khách hàng toàn diện hay sản phẩm tốt nhất vì BIDV đi vào rất nhiều lĩnh vực như: đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, ngoại hối, tư vấn tài chính, kinh doanh tiền tệ tiền tệ, mỗi lĩnh vực lại có những định hướng khác nhau. 2.3. Sứ mệnh và mục tiêu Sứ mệnh: BIDV trở thành Ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu: đến năm 2015, BIDV sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa năng đa lĩnh vực, ngang tầm với các Tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên tiến trong khu vực Châu Á, hoạt động với hai trụ cột chính Ngân hàng - Bảo hiểm, tập trung trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. 2.4. Cơ cấu ngành và xác định vị trí cạnh tranh Là tổ chức trung gian tài chính, là cầu nối giữa những người dư thừa vốn gặp những người có nhu cầu vay vốn tạo ra sự phát triển của nền kinh tế. Theo lộ trình mở cửa, hệ thống ngân hàng trong cam kết của Việt Nam khi ra nhập WTO, kể từ ngày 01/4/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập cùng với sự ra đời của một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài như: HSBC, ANZ, Standerd Chaterd Bank, Hongkong Bank, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng bung ra phát triển, nhất là tại các đô thị và thành phố lớn, tại ra sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. 2.5. Khách hàng mục tiêu Hiện tại BIDV đáp ứng đa dạng nhiều loại khách hàng khác nhau, trên nhiều lĩnh vực hoạt động; Chưa xác định khách hàng mục tiêu, dàn trải khách hàng trong toàn hệ thống. 2.6. Đánh giá thực trạng chiến lược Điểm mạnh: 18
- Với thế mạnh về mạnh lưới, con người và đặc biệt là uy tín thương hiệu được tích tụ qua nhiều năm, BIDV triển khai tốt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn và cho vay. BIDV có tiềm năng lớn và đang chứng tỏ những ưu thế cạnh tranh tuyệt đối so với các đối thủ trong nước, việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, khách hàng lớn, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin hiện đại, quan hệ khách hàng truyền thống lâu năm. Điểm yếu: Chính vì có quy mô lớn, khách hàng dàn trải, do đó chưa có được phân đoạn khách hàng tốt, chưa xác định rõ khách hàng chiến lược. Marketing chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, nên chưa khai thác được thương hiệu từ các phương tiện thông tin đại chúng. 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam nói chung, BIDV nói riêng trong năm 2008 và 2009 gặp nhiều khó khăn, thách thức do những diễn biến bất lợi trong môi trường kinh doanh, kinh tế thế giới suy giảm có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và kéo theo ngân hàng. Song với mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển, trong những năm qua toàn thể cán bộ, nhân viên BIDV đã nỗ lực đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sau đây là đánh giá kết quả hoạt động trên tổng thể các mặt: Vốn, Tài sản, Khả năng sinh lời, An toàn trong hoạt động. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh STT Chỉ tiêu 2009 2008 +/- % 1 Tổng tài sản 292.198 242.316 49.882 20,6% 2 Vốn chủ sở hữu 13.977 9.969 4.008 40,2% Tổng thu nhập ròng từ các hoạt động trước chi quản lý 3 kinh doanh và dự phòng rủi ro 9.983 8.520 1.463 17,2% 4 Chi quản lý kinh doanh -5.248 -3.292 -1.956 59% Chênh lệch thu chi trước dự 5 phòng rủi ro 4.735 5.228 -493 -9,4% 19
- 6 Chi phí dự phòng rủi ro -1.539 -3.087 1.548 50,1% 7 Lợi nhuận trước thuế 3.196 2.141 1.055 49% 8 Lợi nhuận dòng trong năm 2.520 1.780 739 42% (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009 của ngân hàng BIDV do tác giả tự tổng hợp) Theo báo cáo kết thúc năm tài chính 2009, tổng tài sản của BIDV đạt 292.198 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 20,6% so với năm 2008, lợi nhuận trước thuế đạt 3.196 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2008. 2.8. Đổi mới và cải tiến Hiện tại BIDV đã áp dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đổi mới và cải tiến vẫn dựa trên sản phẩm cũ, khoa học quản trị trong việc quản lý hoạt động kinh doanh còn yếu. Về 4 quan điểm theo bản đồ chiến lược: Tài chính; Khách hàng; Nội bộ; Đào tạo và phát triển Về mặt nội bộ Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tại BIDV đã được triển khai, nhất là phần mềm công nghệ thông tin, chuẩn bị triển khai dự án tư vấn, xúc tiến quản lý và quan hệ khách hàng; Chưa có quy trình quản lý khách hàng, cũng như trung tâm liên lạc khách hàng để đánh giá tần suất giao dịch của khách hàng trong cả hệ thống, nhằm tăng cường công tác quản lý, phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn; Cấu trúc quản lý hoạt động phi tập trung, thiếu nhất quán; Do có quy mô lớn mà BIDV đã tạo được nhiều công ăn việc làm, giảm bớt phần nào tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Về mặt khách hàng Hiện tại BIDV đã đáp ứng được đa dạng nhiều loại khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống, đang cố gắng nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu từ phía khách hàng. Tuy nhiên việc phân đoạn khách hàng và xác định khách hàng mục tiêu hiện chưa được quan tâm và đặc biệt là chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh nhằm tận dụng lợi thế về quy mô của BIDV đang có mặt trong cả 63 tỉnh, thành phố cả nước. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích và đánh giá các chương trình xúc tiến của sản phẩm Dumex Gold
67 p | 1218 | 542
-
Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
47 p | 388 | 104
-
Luận văn:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015”
62 p | 237 | 63
-
Luận văn:Phân tích đánh giá quá trình đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Trường Nghiệp
119 p | 328 | 49
-
Luận văn:Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh Sacomreal đến năm 2012
44 p | 159 | 44
-
Luận văn:Phân tích đánh giá và đề xuất chiến lược phát triển công ty dịch vụ Bảo vệ Không Không Bảy từ năm 2011 – 2015.
33 p | 159 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đến năm 2020
109 p | 84 | 27
-
Luận văn:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN IN TRƯƠNG THÀNH CÔNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ KHUYẾN NGHỊ
42 p | 139 | 26
-
Tiểu luận Phân tích và Đánh giá về chiến lược kinh doanh của MHB Đồng Tháp
26 p | 164 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển và quản trị thương hiệu tại tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama)
113 p | 57 | 17
-
Luận văn: Phân tích đánh gái chỉ tiêu lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận của công ty Hoá chất vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật ( CEMACO )
28 p | 123 | 17
-
Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY XÂY LẮP-VẬT TƯ-VẬN TẢI SÔNG ĐÀ 12
44 p | 91 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Marketing mix của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trên địa bàn Hà Nội
105 p | 29 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược cạnh tranh hãng hàng không giá rẻ Jestar Pacific giai đoạn 2010 2015
93 p | 26 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thông tin và viễn thông di động S-Telecom giai đoạn 2012 đến năm 2020
126 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chiến lược phát triển kênh VIEWTV của Trung tâm Đài truyền hình KTS VTC tại Tp. Hồ Chí Minh
130 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển chiến lược Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
137 p | 39 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn