intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Buiduong_1 Buiduong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

218
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở việt nam hiện nay', luận văn - báo cáo, thạc sĩ - tiến sĩ - cao học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

  1. 1 Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay
  2. 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài An ninh quốc gia là vấn đề cơ b ản, hệ trọng của mỗi quốc gia, là điều kiện hàng đầu để quốc gia tồn tại và phát triển. Bảo vệ an ninh quốc gia có vị trí đặc biệt quan trọng, l à nhiệm vụ của to àn Đ ảng, to àn quân, toàn dân. ý thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta luôn xác định "Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuy ên c ủa Đảng, Nhà nước v à của to àn dân trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt" [18]. Quốc hội nước Cộng ho à xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 cũng đ ã thông qua Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004; và chỉ rõ trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của to àn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật (Điều 8). Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia l à "Đ ặt d ưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nh à nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị v à toàn dân tộc, lực lượng chuy ên trách b ảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt" (Điều 5, tiết 2). Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đ ảng to àn quốc lần thứ IX nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong những năm qua đ ã đ ạt đ ược những kết quả quan trọng, an ninh chính trị tiếp tục đ ược giữ vững, ổn định, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an to àn xã hội. Những thành quả đó đã tạo đ à cho sự ổ n định và phát triển kinh tế, văn hoá, x ã hội chung của đất nước.
  3. 3 Tuy nhiên, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương, đa d ạng hoá đang đặt ra những thách thức mới, p hức tạp đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Nhiệm vụ đó đ òi hỏi cần có sự nỗ lực phát huy cao độ vai tr ò nhân tố chủ quan của Đ ảng, Nhà nước, quần chúng nhân dân tiến bộ cùng với lực lượng nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sự nghiệp b ảo vệ an ninh quốc gia. Bởi vậy, việc nghiên cứu vấn đ ề " Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay " có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài V ấn đề vai trò "nhân tố chủ quan" v à "điều kiện khách quan" đ ã được nhiều nhà triết học quan tâm nghiên cứu. Ngay trong những tác p hẩm kinh điển của các nhà triết học mác xít cũng đề cập đến vấn đề này. C ũng như ở Liên Xô (c ũ) hay ở Việt Nam hiện nay có không ít những công trình nghiên cứu liên quan. Mỗi công trình nghiên cứu đề cập đến m ột góc độ riêng của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan, cũng như đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, nh ư công trình nghiên cứu: - "Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng con người mới ở Việt Nam ", Luận án PTS của Nguyễn Thế Kiệt, Hà Nội, 1988. - "Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn ở n ước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ của Phạm N gọc Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H à Nội, 2000.
  4. 4 - "Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định h ướng xã hội chủ ngh ĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở n ước ta h iện nay", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Ninh, Học viện Chính trị q uốc gia Hồ Chí Minh, H à Nội, 2001. - "Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay ", Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Phương Th ảo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H à Nội, 2001. - "Phát huy nhân tố chủ quan trong việc xây dựng ng ười nữ trí th ức mới Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Trần Thị H à Thái, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H à N ội, 2002. - "Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc tổ chức thực h iện nghị quyết Đảng ở n ước ta hiện nay ", Luận văn thạc sĩ của Vũ Hữu Phê, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí M inh, Hà Nội, 2004. - " Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp c ơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tầu hiện nay", Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hồng Lương, H ọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005. "Nhân tố chủ quan với việ c giữ g ìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay ", Luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H à N ội, 2006. Bên c ạnh những công trình chuyên kh ảo về vấn đề này, trên các b áo, tạp chí chuyên ngành c ũng đ ăng tải rất nhiều b ài báo, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan, vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia như:
  5. 5 - "Nh ững yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội" c ủa Trầ n Bảo, Tạp chí Triết học số 3 tháng 9/1991. - "Xu hướng và các nhân tố bảo đảm định h ướng XHCN của n ền kinh tế nhiều thành phần " c ủa Nguyễn Chí Mỳ, Tạp chí Cộng sản, số 10/5/1997. - "Một cách tiếp cận về cặp phạm trù "điều kiện khách quan" và "nhân tố chủ quan"", của Phạm Văn Nhuận, Tạp chí Triết học, số 6 /1999. - "Quán triệt, thực hiện Luật an ninh quốc gia ", Tạp chí Công an nhân dân, số chuyên đề tháng 1/2006. - "Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ g ìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay" củ a Lê H ồng Anh, Tạp chí Công an nhân d ân, số 5/2006. - "Tăng cường công tác đảm bảo an ninh quốc gia khi Việt Nam g ia nhập tổ chức th ương mại thế giới" c ủa Trần Minh Thư, Tạp chí Công an nhân dân, số 7/2006. - Xã luận "S ự lãnh đ ạo của Đảng là nhân tố quyết đ ịnh thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây d ựng nh à nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta ", Tạp chí Công an nhân dân, số 9/2006... K ết quả nghiên cứu của các công trình trên đ ây rất có giá trị. Các tác giả đ ã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau của điều kiện khách q uan và nhân tố chủ quan trong x ã hội nói chung, cũng như làm rõ thêm nhiều khía cạnh của mối quan hệ này và vận dụng v ào giải quyết những vấn đề cụ thể.
  6. 6 Các công trình trên c ũng đề cập đến nhiệm vụ, trách nhiệm q uyền hạn... trong b ảo vệ an ninh quốc gia trên từng lĩnh vực cụ thể và chủ yếu liên quan đến công tác nghiệp vụ công an. Xong việc khai thác vẫn đề thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Q uốc gia từ góc độ nhân tố chủ quan thì chưa được các đề cập. Vì vậy, tác giả mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia với mong muốn có những đóng góp nhất định về mặt lý luận v à thực tiễn góp ph ần nhỏ bé vào sự nghiệp chung bảo vệ an ninh quốc gia. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên c ứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở phân tích vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, luận văn đ ưa ra m ột số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ khái niệm "nhân tố chủ quan" và "điều kiện khách q uan" trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và vai trò c ủa nó. - K hảo sát thực trạng việc phát huy vai tr ò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp c ơ b ản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích là vấn đề p hát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay. Trong đó chủ yếu tập trung phân tích vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân – lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia.
  7. 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận văn là dựa trên các nguyên lý, các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đ ường lối, chủ trương, chính sách của Đ ảng, Nhà nước, quy định của ngành và kế thừa chọn lọc nhữ ng công trình có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng các ph ương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử... 5. Đóng góp về khoa học của luận văn. - Góp phần luận chứng về vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay. - Đ ề xuất một số giải pháp cơ b ản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. 6. ý n gh ĩa lý luận thực tiễn của luận văn K ết quả nghiên cứu của luận văn trước hết nhằm nâng cao nhận thức cho tác giả. Luận văn có thể sử dụng l àm tài liệu tham khảo cho việc giảng d ạy triết học trong các trường Công an nhân dân. 7. K ết cấu của luận văn Ngoài p hần mở đầu, kết luận và danh m ục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
  8. 8 Chương 1 Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ An ninh Quốc gia hiện nay 1.1. QUAN ĐIểM MáC -XíT Về NHÂN Tố CHủ QUAN 1.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan Mọi quá trình xã hội diễn ra thông qua sự tác động qua lại giữa “điều kiện khách quan” v à “nhân tố chủ quan” đó là hình thức phổ biến của sự vận động và phát triển của x ã hội. Cặp phạm trù “Điều kiện khách quan” và “Nhân tố chủ quan” được xác định trong hoạt động thực tiễn của con ng ười và chính trong q uá trình đó ch ủ thể hoạt động là những con người có ý thức. Khái niệm “nhân tố chủ quan” có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các khái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “ Khách quan”, “ chủ q uan”, “điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan”….. và được hình thành phát triển trong quá trình nghiên cứu, hoạt động của con người. V ì vậy, để hiểu nhân tố chủ quan trước hết chúng ta cần nghi ên cứu các khái niệm trên Trong lịch sử triết học, các nhà triết học trước Mác đ ã nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, liên quan đ ến vấn đề cơ b ản của triết học. Tuy nhiên họ chỉ dừng lại ở khuôn khổ nhất định, chưa đưa ra những khái niệm rõ ràng, khoa học. H ạn chế lớn nhất của các nh à triết học trước Mác là chỉ xem vấn đ ề chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan…trong khuôn khổ hoạt động nhận thức tách rời hoạt động thực tiến.
  9. 9 Theo quan điểm của C.Mác, để có cách nhình khoa học về các khái niệm trên và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng p hải đứng trên lập trường duy vật triệt để, khoa học. Quan điểm Mác-xít về khách thể và chủ thể đ ược thể hiện và p hát triển trong một số tác phẩm nh ư “ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “ Bút ký triết học” của V.I. Lênin. Theo V.I. Lên in, con ngư ời với tư cách là chủ thể, là con ngư ời thực tiễn, con người h ành động sáng tạo nhằm cải tạo khách thể (tự nhiên, xã hội). Chỉ trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới con người mới bộc lộ m ình với tư cách là chủ thể. “Đặc trưng chủ yếu nhất c ủa con người với tư cách là ch ủ thể là năng lực hoạt động sáng tạo, là khuynh hướng tự m ình thực hiện m ình, tự cho m ình, qua b ản thân m ình, một tính khách quan trong thế giới khách quan và tự ho àn thiện m ình” [24, tr.228 -229] Do đó, con ngư ời với tư cách là ch ủ thể có thể là một cá nhân, một nhóm người, một giai cấp hoặc một dân tộc….thực hiện việc nhận thức hoặc cải tạo một khách thể nhất định. Trong quá trình ho ạt động, con người với tư cách là chủ thể tác động vào hiện thực khách quan như là đối tượng b ên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của m ình. Bộ phận của hiện thực khách quan mà con ngư ời hướng tới nhận thức và cải tạo là khách thể. Như vậy, khách thể là tất cả nhứng g ì mà chủ thể hướng vào nhận thức và cải tạo. Khách thể đ ược xác định tuỳ thuộc vào chủ thể tương ứng v ì vậy khách thể không phải l à toàn bộ hiện thực khách q uan, nó ch ỉ là một bộ phận của hiện thực khách quan chịu sự tác động của chủ thể xác định. V.I. Lênin viết: “Đối với Chủ nghĩa Duy vật thì
  10. 10 khách th ể tồn tại độc lập với chủ thể và được p hản ánh vào trong ý thức của chủ thể một cách chính xác nhiều hay ít” [45, tr.93]. Hiện thực khách quan vô cùng phong phú và khách th ể với tư cách là bộ phận của nó cũng rất đa dạng. Khách thể có thể l à những hiện tượng, quá trình thuộc giới tự nhiên cũng có thể là những hiện tượng quá trình thuộc về lĩnh vực đời sống x ã hội nh ư những quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị – x ã hội, những quan hệ tư tưởng, những tổ chức x ã hội hay những con người cụ thể. Tuy nhiên, khái niệm khách thể khác với khái niệm đối tượng. Đối tượng có thể là khách thể nhưng c ũng có thể chỉ là một phần của khách thể m à chủ thể trực tiếp tác động đến. Khách th ể và ch ủ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau. K hông thể xác định một khách thể cụ thể nếu ch ưa xác đ ịnh rõ m ột chủ thể tương ứng và ngược lại. Khách thể và chủ thể luôn luôn gắn liền với nhau, không có chủ thể, khách thể trừu tượng. Trong ho ạt động thực tiễn, chủ thể luôn luôn t ìm cách nh ận thức và c ải tạo khách thể theo mục đích của m ình. Ngược lại, tuy chủ thể có vai trò nhận thức v à cải tạo khách thể, nhưng khách th ể lại quy định chủ thể. Khi chủ thể nhận thức đúng quy luật vận động của khách thể thì chủ thể có thể vận dụng quy luật đó một cách tích cực, sáng tạo, tác động vào khách thể. Trong quá trình đó, khách thể được cải tạo,được “nhận thức”, còn tư tưởng của chủ thể cũng đ ược “khách thể hoá” Khi xem xét ho ạt động cuả con người , người ta không chỉ nghiên cứu các khái niệm chủ thể, khách thể mà còn quan tâm đ ến các khái niệm “nhân tố chủ quan” “điều kiện khác quan”. Bởi l ẽ những khái niệm này được dùng đ ể chỉ những mỗi quan hệ giữa các yếu tố ý thức của con người và hoàn c ảnh trong đó con người hoạt động.
  11. 11 Khi nói đ ến cái “ Chủ quan” có quan điểm đồng nhất nó với khái niệm chủ thể. Có nghĩa là đ ồng nhất chủ quan với con người, trong đó có c ả yếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần của con người. Quan điểm khác lại coi “cái chủ quan” chính l à yếu tố tinh thần của con người bao gồm tri thức, tình cảm, tâm trạng, năng lực tổ chức. Ngoài ra còn quan đ iểm coi chủ quan chính là hoạt động có ý thức của con người. Nhìn chung các quan đ iểm trên đ ều cho rằng khái niệm chủ quan đ ều nói lên thuộc tính chung của chủ thể. Qua đó có thể hiểu: Cái “chủ quan” là tất cả những gì thuộc về ý thức của chủ thể. Cái “khách quan”là những tính chất yếu tố không phụ thuộc vào chủ thể tồn tại ngo ài ch ủ thể. Tuy nhiên, không thể đồng nhất khái niệm cái khách quan v à khái niệm hiện thực khách quan hay thế giới vật chất nói chung. V ì khách quan là thuộc tính của vật chất nhưng không phải cái khách quan nào cũng có thể quy về vật chất. Bởi lẽ cái khách quan đ ược xem xét trong sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể. V ì vậy, nó có thể b ao hàm c ả những yếu tố thuộc về ý thức, khi nó nằm ngo ài chủ thể và tồn tại không phụ thuộc vào ý th ức của chủ thể. Trong ho ạt động cụ thể, khi chủ thể tác động l ên khách thể v à b iến đổi nó theo mục đính của m ình, không phải lúc n ào ch ủ thể hoạt đ ộng cũng d ùng tất cả những năng lực, phẩm chất, yếu tố vốn có của mình, mà có thể chỉ huy động một phần, một bộ phận các yếu tố tạo thành cái chủ quan trong quá trình tương tác với khách thể. Cái đó gọi tố là nhân chủ quan.
  12. 12 Khái niệm nhân tố chủ quan được hiểu là những yếu tố, những p hẩm chất của chủ thể tham gia trực tiếp vào ho ạt động của chủ thể, tạo ra khả năng tích cực, sáng tạo trong hành đ ộng của chủ thể, cùng b ản thân hoạt động của chủ thể nhằm cải tạo khách thể. Do đó, sẽ là sai lầm khi đồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt động có ý thức hay hoạt động tự giác của con ng ười. Những quan niệm này đã chỉ ra vai trò của ý thức, tính tự giác trong hoạt động của con ng ười. Nhấn mạnh vai trò của ý thức trong p hản ánh điều kiện khách quan. Chính sự nhấn mạnh n ày rất dễ dẫn đến tình trạng “chủ quan hoá” ho ạt động của con người. Bởi lẽ, hoạt động của con người không chỉ thuần tuý thuộ c về nhân tố chủ quan m à còn b ị chi phối, quy định của điều kiện khách quan. V ề vấn đề này A.K.U Le đôp đã phê phán: ... Nhân tố chủ quan không phải là ý thức nói chung (c ũng hệt như là ho ạt động), mà là cái ý th ức đ ã trở thành sự chỉ đạo, sự kích thích và phương châm của hoạt động. Nói cách khác là ý thức đ ã biến thành đ ặc điểm nhất định của hành vi, của hoạt động của chủ thể [50, tr.69]. Như vậy, giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất nhưng không đ ồng nhất. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thể, nhưng khác nhau ở chỗ: nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể, đ ược chủ thể huy động và trực tiếp tạo ra năng lực, cũng như động lực của chủ thể nhằm để nhận thức ho ặc biến đối khách thể cụ thể.
  13. 13 Do đó, đ ặc trưng cơ b ản của “nhân tố chủ quan” chính l à “tính tích cực sáng tạo” của chủ thể hoạt động . Vì vậy A.K.U Le Đôp đã có lý khi cho rằng: V ấn đề nhân tố chủ quan trong lịch sử dù người ta tiếp cận việc giải quyết nó về mặt nào và ở b ình diện n ào đi nữa cũng chỉ có thể đ ược vạch ra thông qua sự phân tích đặc trưng về chất của những chủ thể của lịch sử: Các tập đo àn xã hội, các giai cấp và nh ững tổ chức của chúng, các quốc gia, các dân tộc. Nhưng không ph ải chính bản thân các giai cấp, các đ ảng phái, các nh à nước, v.v... mà là những thuộc tính, những phẩm chất, những trạng thái của chúng biểu hiện trong ho ạt động đóng vai nhân tố chủ quan [50, tr.67]. V ề mặt cấu trúc, nhân tố chủ quan bao gồm: Tri thức, ý thức, tình cảm và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, đ ược b iểu hiện ra trong hoạt động của chủ thể. Những phẩm chất n ày bao giờ cũng có tính hai mặt tích cực hoặc tiêu cực. Như vậy, nhân tố chủ quan chỉ là một bộ phận của cái chủ quan được chủ thể huy động , sử dụng trực tiếp trong quá trình tác đ ộng lên khách thể cụ thể -nó là một phần ý thức của chủ thể. Hơn nữa, trong quá trình ho ạt động của chủ thể thì những yếu tố như năng lực thể chất hay trạng thái của chủ thể đều có ảnh h ưởng trực tiếp đến quá trình này. Nói đ ến nhân tố chủ quan là nói đ ến hoạt động có ý thức của chủ thể, là nói đ ến quá trình chủ thể sử dụng các sức mạnh vật chất, công cụ vật chất của con ng ười và hoàn c ảnh để nhận thức hoặc cải tạo hiện thực.
  14. 14 Trong b ản thảo kinh tế - triết học, C.M ác đ ã ch ỉ rõ: “Tư tưởng căn b ản không thể thực hiện được gì hết. Muốn thực hiện đ ược tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”. Trong cấu trúc của nhân tố chủ quan, các nhân tố cấu th ành đ ều có vai trò rất quan trọng v à quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng nhân tố tri thức là cơ b ản nhất vì nó là nhân tố cơ b ản tạo nên sức mạnh của ý thức chủ thể. Tri thức là yếu tố căn bản của ý thức con người, là y ếu tố đặc trưng của ý thức con người. Theo Mác: "Ngư ời ta chỉ có ý thức về cái gì đó khi có tri th ức về nó". ý thức của con người nếu không được trang bị tri thức khoa học thì chỉ là ảo tưởng, lòng tin mù quáng. Vai trò c ủa tri thức, của khoa học là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo vai trò chủ động tích cực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của chủ thể. Tình cảm, ý chí là sự định hướng thôi thúc bên trong đ ể chuyển hoá hiểu biết thành quyết tâm hành động. K hái ni ệm nhân tố chủ quan có quan hệ mật thiết với khái n i ệm điều kiện khách quan. Bất cứ một chủ thể l ịch sử x ã hội nào trong ho ạt động v à tồn tại đều gắn liền với một ho àn c ảnh cụ thể - đ ó là đi ều kiện khách quan. Các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm đ iều kiện khách quan nhưng ch ủ yếu đều thống nhất ở một điểm là “ Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể và chi phối hoạt động của chủ thể”. Vì vậy, có thể nói: đ iều kiện khách quan là tổng thể những mặt,những nhân tố, những mối quan hệ tồn tại ở b ên ngoài chủ thể,
  15. 15 độc lập với chủ thể, hợp th ành m ột hoàn c ảnh hiện thực, trong đó ch ủ th ể sống và th ực hiện mọi hoạt động ở những thời điểm nhất định . Điều kiện khách quan luôn mang tính cụ thể, bao gồm những yếu tố vật chất, tinh thần, những quy luật khách quan…nó sẽ l à những điều kiện cụ thể tạo n ên môi trư ờng ho àn thành, ảnh hưởng trực tiếp đến ho ạt động của chủ thể. Việc nắm bắt đ ược điều kiện, ho àn c ảnh khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chủ thể. Đ ặc điểm chủ yếu phân biệt điều kiện khách quan v à nhân tố chủ q uan là ở c hỗ, điều kiện khách quan h ình thành và phát triển không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của chủ thể. Còn nhân tố chủ quan hình thành và phát triển không những phụ thuộc vào ý th ức, ý chí của chủ thể hành động m à còn phụ thuộc vào khách th ể, vào điều kiện khách q uan. Cùng một khách thể, một hiện tượng, trong mối quan hệ này thuộc vào những điều kiện khách quan còn trong những điều kiện và mối quan hệ khác lại thuộc v ào nhân tố chủ quan. Việc xác định điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan phụ thuộc v ào từng trườn g hợp cụ thể, phụ thuộc vào việc xác định chủ thể hành động. Do đó, ranh giới giữa điều kiện khách quan v à nhân tố chủ quan chỉ là tương đối, tuỳ thuộc vào chỗ xác định đâu là chủ thể, đâu là khách thể... Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định mối quan hệ giữa đ iều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là mối quan hệ biện chứng. Sự tác
  16. 16 động lẫn nhau giữa chúng tạo nên động lực thường xuyên thúc đ ẩy sự p hát triển của x ã hội. Điều kiện khách quan đóng vai trò quyết định đối với nhân tố chủ quan, không có điều kiện khách quan c ần thiết thì mọi cố gắng chủ q uan cũng không thể đem lại những thành công, hoạt động của con người không thể bất chấp những điều kiện khách quan. Mặt khác không được xem nhẹ vai trò chủ động, tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan đối với tiến trình phát triển xã hội. Trong những điều kiện khách quan chín muồi thì vai trò của nhân tố chủ quan có tính chất quyết định đối với việc biến những khả năng đang có thành hiện thực. Bởi lẽ những khả năng khách quan không thể thực hiện được nếu không thông q ua ho ạt động thực tiễn của con người. Do đó, trong nh ững ho àn c ảnh nhất định, ý thức của con ng ười có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của x ã hội. 1.1.2. Vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của con người Lịch sử xã hội là lịch sử của con người, do con người. Để đáp ứng nhu cầu của m ình con người tiến hành tác động, cải tạo với tự nhiên: “Th ế giới không thoả m ãn con người và con người quyết định b iến đổi thế giới bằng hành động của m ình” [24, tr.229]. Chính tro ng quá trình đó con người xác lập nên mối quan hệ khách quan giữa người với người - đó là quan hệ x ã hội và tạo thành xã hội. “X ã hội với tính cách là hệ thống là tổng thể những hình thức hoạt động khác nhau của con người, các quan hệ x ã hội, các h ình thức cộng đồng của con ng ười…” [5, tr.106].
  17. 17 Xã hội luôn luôn vận động và phát triển, quá trình phát triển đó b ao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Theo quan điểm Mác– xít, trong mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan thì đ iều kiện khách quan là tính thứ nhất, nhân tố chủ quan là tính th ứ hai. Điều kiện khách quan quyết định nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan quy định mục đính , phương tiện và phương pháp hành động của chủ thể. Tuy bị điều kiện khách quan quy định nh ưng nhân tố chủ quan không phải ho àn toàn bị thụ động, lệ thuộc mà nó có tình độc lập tương đ ối . Nhân tố chủ quan có thể chuyển hoá đ ược các đ iều kiện khách quan th ành nội dung hoạt động tự do sáng tạo của mình. Th ực chất vai trò nhân tố chủ quan ở đây là sự phát hiện ra khả năng khách quan, trên cơ sở những điều kiện phương tiện vật chất của hoàn c ảnh khách quan để tác động và biến đổi nó theo quy luật. Như vậy, vai trò nhân tố chủ quan chính là tính tích c ực sáng tạo của chủ thể trong quá trình nhận thức v à c ải tạo khách thể. Trong ho ạt động của con người, con người không thụ động ngồi chờ điều kiện khách quan chín muồi mà ch ủ động chuyển hoá điều kiện khách quan tạo ra sự chín muồi đó. Tron g sự vận động và phát triển của hiện thực có rất nhiều khả năng có thể xảy ra, vai trò nhân tố chủ quan là thực hiện sự lựa chọn khả năng vào đáp ứng nhu cầu, lợi ích của m ình, phù hợp với lịch sử cũng như việc áp dụng, sử dụng những quy luật khách quan p hù hợp trong quá trình ho ạt động. Ngoài ra, trong đời sống x ã hội, quy luật tự nhiên và quy luật x ã hội bao giờ cũng đan xen với nhau. Quy luật tự nhi ên ảnh hưởng đến x ã hội thông qua tác dụng của chính quy luật x ã hội. V ì vậy, vai trò của
  18. 18 nhân tố chủ quan còn thể hiện ở việc, dựa vào năng lực nhận thức các q uy luật khách quan (tự nhiên – x ã hội), các chủ thể điều chỉnh một cách tự giác tác động tổng hợp của nhiều quy luật khách quan, l àm cho các quy lu ật phát huy tác dụng có lợi nhất cho chủ thể. Nhân tố chủ quan biết vận dụng sự liên hệ lẫn nhau của các quy luật từ đó tăng cường tác dụng cuả mỗi quy luật bằng cách tạo ra những điều kiện khách quan làm cho sự thích ứng phát huy tác dụng tổng hợp của các quy luật đó. Sự vận động và phát triển của x ã hội biểu hiện trên những nấc thang phát triền của nó. Tương ứng với mỗi nấc thang phát triển đó là một chế độ kinh tế – xã hội. Trong sự phát triển x ã hội thì lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định. Lực lượng sản xuất là sự liên kết giữa người lao động và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động . Con người (người lao động) với tư cách chủ thể của sản xuất vật chất luôn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ. Với ý nghĩa đó, người lao động là nhân tố chủ yếu hàng đầ u của lực lượng sản xuất. Đúng nh ư Lê Nin đ ã chỉ rõ “ Lực lượng sản xuất thứ nhất của lo ài người là người công nhân, người lao động”. Nói đến người lao động là nói đ ến sức lao động, nói đến tri thức cũng như những kinh nghiệm đúc kết trong quá tr ình sản xuất và cùng với những yếu tố tinh thần, như tình cảm, kỹ năng, kỹ xảo…..tạo nên trình đ ộ của lực lượng sản xuất- trình đ ộ chinh phục tự nhiên của con người. Chính vì thế m à vai trò của nhân tố chủ quan là hết sức quan trọng, ngay cả trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất cho x ã hội. Vai trò c ủa nhân tố chủ quan còn được thể hiện đặc biệt rõ trong việc để ra những mục tiêu, phương thức phát triển của to àn xã hội.
  19. 19 Điều n ày liên quan đ ến vai trò c ủa to àn bộ hệ thống chính trị trong quá trình phát triển của xã hội có giai cấp. Do đó, vai trò nhân tố chủ quan ở đ ây chính là việc xác định những mục tiêu phát triển chiến lược và các giải pháp kinh tế – chính trị thích hợp trong từng thời kỳ. Đồng thời với việc tổ chức, huy động các lực lượng x ã hội để thực hiện các nhiệm vụ to lớn do lịch sử đặt ra, m à vai trò của nhân tố chủ quan ngày càng tăng Th ực chất của quá trình này, đ ể phát huy vai trò nhân tố chủ q uan trong sự phát triển x ã hội nói chung thì trước hết phải nâng cao trình độ, tri thức của con người, khả năng nhận thức v à vai trò c ải tạo thế giới của con người. Sự vận động x ã hội bao giờ cũng gắn liền với việc giáo dục, vận động quần chúng tham gia v ào các công cuộc xây dựng, phát triển đất nước với tư cách là lực lượng c ơ b ản. Bởi lẽ sức mạnh của quần c húng là sức mạnh vật chất v à mọi sự vận động lịch sử đ ều do quần chúng trực tiếp tạo ra. “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Chính điều này đ ã làm cho quần chúng nhân dân ngày càng thể hiện rõ vai trò chủ thể của họ v à do đó vai trò của nhân tố chủ q uan ngày càng đư ợc nâng lên. 1.2. Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc g ia hiện nay 1.2.1.Th ực chất của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay Bảo vệ An ninh Quốc gia là một loại hình ho ạt động xã h ội đặc thù, do đó hình th ức biểu hiện của điều kiện khách quan và nhân tố chủ q uan của loại hình hoạt động này c ũng có những nét riêng biệt.
  20. 20 Theo Công pháp quốc tế, quốc gia đ ược xác định bởi một lãnh thổ, một cộng đồng dân cư v à một hệ thống quyền lực công cộng, đ ược đ ảm bảo bởi một th ể chế chính trị trên lãnh th ổ đó. An ninh Quốc gia đ ược hiểu là sự an toàn bất khả xâm phạm của Quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia có quan niệm v à có khái niệm về An ninh Quốc gia không giống nhau, tuỳ thuộc vào b ản chất, đ ường lối đối nội, đối ngoại của mỗi nước và đ ặc biệt là tiềm lực kinh tế và sức mạnh q uân sự. Đối với những nước lớn mạnh cả về kinh tế và quân sự thì ch ủ yếu họ hướng hoạt động bảo vệ An ninh Quốc gia ra khỏi phạm vi q uốc gia của m ình đ ể tấn công tiêu diệt, xoá bỏ những nguy c ơ ho ặc cái mà họ cho là đe do ạ đến An ninh Quốc gia của họ. Thậm chí họ có thể tìm mọi cách can thiệp vào nội bộ hoặc tiến h ành xâm lược vũ trang các nước khác v ì các m ục tiêu chính trị cụ thể. ở V iệt Nam, thuật ngữ An ninh Quốc gia bắt đầu xuất hiện từ những năm 70 c ủa thế kỷ XX trong các sách báo nghiệp vụ của ng ành Công an. Trong từ điển nghiệp vụ Công an 1977 có viết: “An ninh Q uốc gia là sự yên ổ n về chính trị và trật tự xã hội trong phạm vi quản lý m ột Nhà nước, để đảm bảo chống xâm lược và chống mọi hành vi gây rối, phá hoại, lật đổ”. Có quan niệm cho rằng An ninh Quốc gia không chỉ l à sự ổn đ ịnh phát triển vững mạnh của chế độ, của Nh à nước, to àn vẹn lãnh thổ mà bao gồm cả vấn đề an to àn xã hội, tài nguyên môi trư ờng, an ninh cá nhân, an ninh lương thực... nói chung là tất cả những gì an ninh, an toàn c ủa một quốc gia và xã hội. Ngược lại, cũng có quan niệm cho An ninh Quốc gia chỉ l à an ninh chính trị. Trong các văn b ản pháp luật của Việt Nam, thuật ngữ An ninh Q uốc gia xuất hiện chính thức tại Điều 36 luật Tổ chức to à án nhân dân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1