Luận văn: Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 25
download
Kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên hết sức sôi động. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là thị trường có mức độ hấp dẫn và chỉ số phát triển cao nhất thế giới trong năm 2008. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành chiếc bành ngọt hấp dẫn của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp trong nước đang như ngồi trên đống lửa, loay hoay tìm cách để không bị loại ra...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Luận văn Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên hết sức sôi động. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là thị trường có mức độ hấp dẫn và chỉ số phát triển cao nhất thế giới trong năm 2008. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành chiếc bành ngọt hấp dẫn của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp trong nước đang như ngồi trên đống lửa, loay hoay tìm cách để không bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay trên sân nhà. Việc mở cửa thị trường bán lẻ vào đầu năm 2009 là cuộc cạnh tranh vừa có lợi ích mà cũng lắm nguy cơ. Lợi ích thấy rõ nhất đó là tăng tính hiệu quả cho hoạt động bán lẻ. Còn nguy cơ thì rất lớn, đó là hàng hiệu cao cấp xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ làm giảm thị phần và lợi thế cạnh tranh của nhà phân phối nội địa. Nhà sản xuất, phân phối và các thương hiệu yếu sẽ bị loại bỏ. Trong khi đó thị trường nội địa thì rất nhỏ bé, manh mún, thiếu tính liên kết. Hiện nay, kênh phân phối truyền thống vẫn đang giữ vai trò chủ yếu với 70% thị phần. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực. Thu nhập tăng cao tạo điều kiện cho người dân quan tâm hơn đến các vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh và đặc biệt là sự tiện lợi. Với xu hướng "mở cửa" hội nhập thị trường bán lẻ thì kênh phân phối: Cửa hàng tiện lợi, siêu thị (chuyên doanh hoặc tổng hợp), trung tâm thương mại sẽ tăng trưởng nhanh thay thế dần kênh phân phối truyền thống là chợ, cửa hàng…do đó, các kênh phân phối bán lẻ hiện đại có tiềm năng phát triển rất lớn. Cửa hàng tiện ích là loại cửa hàng nhỏ, kinh doanh theo phương thức hiện đại, lấy sự tiện lợi làm tiêu chí hoạt động. Một mặt, loại cửa hàng tiện lợi này có ưu điểm hơn các siêu thị về vấn đề đầu tư mặt bằng, vốn…mặt khác, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại đang thay đổi của người dân, vừa phù hợp với thói quen đi mua hàng ở tạp hóa của người dân Việt Nam và đặc biệt, loại hình cửa hàng tiện ích này vẫn còn nhiều đất để phát triển, tiềm năng phát triển rất lớn. Việc xây dựng mô hình cửa hàng tiện ích đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay là rất cần thiết để có thể lấp kín những khoảng trống thị trường, đồng thời tạo nên một lực lượng tương quan mới đối trọng với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ bước chân vào Việt Nam. 2
- Nắm bắt được điều này, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam bùng nổ từ năm 2006 và phát triển mạnh mẽ từ năm 2007. Tuy nhiên, hầu hết việc kinh doanh lại không mấy hiệu quả. Trong khi hiện nay, nhiều tập đoàn bán lẻ nổi tiếng thế giới vẫn đang có các hoạt động xúc tiến chuẩn bị xâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Vậy phải chăng, các doanh nghiệp trong nước đã không có được một hướng đi đúng đắn cho loại hình kinh doanh hiện đại này. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam hiện nay đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động không có hiệu quả của các hệ thống cửa hàng tiện ích đang hoạt động để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình hiện tại và đề xuất một hướng đi hiệu quả hơn trong tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các hệ thống cửa hàng tiện ích đang hoạt động. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp nội địa hoạt động trên địa bàn cả nước. Số liệu từ năm 2000 cho đến quý I năm 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Phương pháp chủ yếu là thu thập thông tin và phân tích số liệu. 6. Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương Chương I: Cơ sở lý luận về mô hình cửa hàng tiện ích Chương II.Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH I. Khái quát về kinh doanh bán lẻ 3
- 1. Khái niệm Kinh doanh bán lẻ là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tới những cá nhân người tiêu dùng hoặc những tập thể hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh bán lẻ có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Kinh doanh bán lẻ là khâu gần gũi người tiêu dùng nhất. Trong rất nhiều kênh tiêu thụ, khâu bán lẻ giữ vai trò là một lực lụợng chủ đạo tổ chức và vận hành quá trình tiêu thụ hàng hóa. Nó giúp thỏa mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, là điều kiện cần để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu hàng hóa, cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Kinh doanh bán lẻ còn là công cụ để thực hiện cơ chế phân phối theo giá cả thị trường, giúp xây dựng, củng cố và phát triển thị trường đầu ra cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 2. Bản chất của kinh doanh bán lẻ. Sơ đồ 1: Quá trình tái sản xuất xã hội Sản xuất Phân phối Trao đổi Tiêu dùng Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong đó phân phối và trao đổi được gọi chung là lĩnh vực lưu thông. Kinh doanh bán lẻ là hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, dịch vụ cụ thể hơn là tiến hành hoạt động trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. Kinh doanh bán lẻ có nhiều hình thức khác nhau bao gồm kinh doanh bán lẻ truyền thống : chợ, cửa hàng tạp hóa, hàng rong và kinh doanh bán lẻ hiện đại: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích...Tuy nhiên đều có cùng chung một đặc điểm thuộc về bản chất đó là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thực hiện nguyên tắc phân phối trong cơ chế thị trường thông qua giá cả thị trường, nó là giai đoạn cuối cùng của lưu thông hàng hóa. Hàng hóa từ lĩnh vực lưu thông chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng là do kinh doanh bán lẻ thực hiện. 4
- 3. Các loại hình kinh doanh bán lẻ. 3.1. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mô hinh kinh doanh bán lẻ khác nhau. Sự đa dạng của các mô hình cũng như đặc trưng của một mô hình cũng thể hiện sự khác nhau ở từng quốc gia. Điều này được quyết định bởi đặc trưng của mỗi nền kinh tế. Nhìn chung có thể phân kinh doanh bán lẻ ra thành các loại hình như sau: Đầu tiên là đại siêu thị (hyper market): là loại hình kinh doanh với diện tích bán hàng khoảng trên 2500m2, với ít nhất 35% diện tích dành cho những sản phẩm không thiết yếu. Đại siêu thị thường ở vị trí xa trung tâm hoặc đóng vai trò trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm. Thứ hai là các siêu thị ( super market): siêu thị được dùng nhiều nhất để chỉ một diện tích bán hàng từ 400m2 đến 2500m2 với ít nhất 70% hàng hóa là thực phẩm và các hàng hóa thường xuyên khác. Thứ ba là các trung tâm thuơng mại (department store): là một nơi bán hàng với diện tích bán hàng thường từ 2500m2 trở lên bán chủ yếu là các hàng hóa phi thực phẩm và có ít nhất năm nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác nhau, thông thường là ở các tầng khác nhau. Trong trung tâm thương mại thường bày bán các mặt hàng cao cấp, giá đắt và ngay cả các siêu thị bên trong các department store cũng có giá đắt hơn các siêu thị thông thường. Thứ tư là các trung tâm mua sắm (shopping mall): đặc điểm nổi bật của loại hình này là có diện tích rất rộng, rộng hơn cả đại siêu thị hay trung tâm thương mại. Bên trong trung tâm mua sắm thường có cả đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị chuyên doanh…với rất nhiều dãy nhà mà người tiêu dùng muốn đi hết các khu vực cũng phải mất cả ngày. Thứ năm đó là loại hình cửa hàng tiện ích: là một loại cửa hàng nhỏ, diện tích khoảng trên 50m2 chuyên bày bán các loại hàng thiết yếu phục vụ hàng ngày cho người tiêu dùng. 5
- Loại hình này thường được coi như là cánh tay kéo dài của các siêu thị, đại siêu thị, len lỏi vào các khu dân cư để phục vụ người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất. Thứ sáu là loại hình cửa hàng chuyên doanh: cửa hàng này chỉ kinh doanh duy nhất một loại mặt hàng hay nhóm hàng. Chẳng hạn như cửa hàng điện thoại di động, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm, cửa hàng điện máy… 3.2. Loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống. Khác với các loại hình kinh doanh hiện đại thì kinh doanh bán lẻ truyền thống kém đa dạng hơn mà chủ yếu gồm hai loại sau: Thứ nhất: Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác. Chợ thường được hình thành và xây dựng tại những nơi đông dân cư, thường là những nơi trung tâm, đầu mối giao thông. Chợ kinh doanh theo kiểu vừa bán sỉ, vừa bán lẻ nên lượng khách thường đông vào các ngày cuối tuần. Thứ hai là cửa hàng tạp hóa: là một cửa hàng nhỏ do các hộ kinh doanh cá thể làm chủ. Cửa hàng tạp hóa bán các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. II. Mô hình cửa hàng tiện ích 1. Khái niệm Như trên đã định nghĩa: cửa hàng tiện ích là một cửa hàng nhỏ, diện tích khoảng trên 50m2, chuyên bày bán các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế giới đã từng phát triển qua cách đây 12-13 năm. Qui mô nhỏ, đầu tư không lớn nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo. 2. Đặc trưng Từ định nghĩa rút ra ở trên có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản sau: 6
- Thứ nhất, diện tích nhỏ, đặt gần khu dân cư, ở những nơi tiện đường giao thông. Thứ hai, mặt hàng bày bán đa dạng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân. Thứ ba, cách trưng bày hàng hóa hiện đại, khoa học, tiện lợi cho người mua. Thứ tư, mở cửa thời gian tối đa trong ngày, có thể mở cửa 24h và suốt 7 ngày trong tuần. Thứ năm, cách thức phục vụ hiện đại, thuận tiện bất kể thời gian, giao hàng tận nhà cho khách hàng. Thứ sáu, giá cả thường cao hơn so với các loại hình phân phối truyền thống do cộng thêm các yếu tố tiện ích. Thứ bảy, đối tượng phục vụ: phục vụ cho những khách hàng có ít thời gian, có thu nhập tương đối, có nhu cầu mua sắm nhanh, tốn ít thời gian mà vẫn đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn và vệ sinh. Như vậy, cửa hàng tiện lợi về cơ bản bày bán các mặt hàng phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu của người dân giống như loại hình cửa hàng tạp hóa truyền thống, nếu có thể thay thế được các cửa hàng tạp hóa thì sẽ thu được thắng lợi lớn do thị trường cực kỳ rộng lớn. 3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ khác 3.1. Những ưu điểm Trước hết phải khẳng định rằng ưu thế lớn nhất, vượt trội nhất của các cửa hàng tiện ích so với các kênh khác đó chính là yếu tố tiện ích, tiết kiệm thời gian. Đối với các kênh phân phối hiện đại như đại siêu thị, siêu thị và trung tâm mua sắm thì cửa hàng tiện ích có một số đặc điểm ưu thế hơn như: Đầu tư ít vốn: việc mở một cửa hàng tiện ích đơn giản hơn rất nhiều so với mở một siêu thị hay đại siêu thị do vấn đề về mặt bằng vì một cửa hàng tiện 7
- ích chỉ cần mặt bằng rộng khoảng 50m2 là có thể mở được trong khi một siêu thị cần ít nhất là 400m2 chính vì thế sẽ thu hồi vốn được nhanh hơn. Vị trí: Cũng vì thuận lợi hơn trong vấn đề mặt bằng nên các cửa hàng tiện ích sẽ dễ dàng được mở ở gần khu dân cư hơn đáp ứng tốt hơn những nhu cầu tức thời của người tiêu dùng. Giá cả cạnh tranh hơn do đầu tư ít hơn và chi phí thấp hơn. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng. Cách thức phục vụ của cửa hàng tiện ích chu đáo hơn đối với khách hàng. Điều này là đương nhiên vì một cửa hàng tiện ích nhỏ hơn với khối lượng khách hàng ít hơn sẽ dễ dàng quan tâm đến khách hàng của họ hơn so với một siêu thị hay đại siêu thị với lượng khách hàng đông hơn gấp nhiều lần. Việc mở cửa với thời gian tối đa trong ngày cũng trở thành một lợi thế của cửa hàng tiện ích khi mà các siêu thị, đại siêu thị hay các trung tâm thương mại cũng chỉ mở cửa từ 7h sáng đến 9h đêm. Đối với các kênh truyền thống thì cửa hàng tiện ích sang trọng hơn, hàng hóa chất lượng hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, cách trình bày bắt mắt và khoa học hơn trong khi chợ hay các cửa hàng truyền thống thì luôn ồn ào, lộn xộn hơn, thiếu tính thẩm mỹ hơn và đặc biệt hàng hóa không được đảm bảo về chất lượng , an toàn. Cửa hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân: Cũng như siêu thị, trung tâm thương mại, các kênh phân phối truyền thống chỉ mở cửa vào một thời gian nhất định trong ngày. Chợ thường chỉ mở cửa từ 5h sáng còn cửa hàng tạp hoá cũng chỉ thường mở cửa từ 7h sáng đến 22h đêm. Vị trí cũng là lợi thế của cửa hàng tiện ích so với kênh truyền thống. Điều này được thể hiện rõ khi khách hàng có nhu cầu mua nhanh một thứ đồ thì thay vì việc phải mất công gửi xe vào chợ mua hàng vừa mất thời gian vừa mất chi phí họ sẽ ghé vào một cửa hàng tiện ích ngay bên đường và mua một cách nhanh chóng, tiện lợi. 8
- 3.2. Nhược điểm. Tuy có những ưu điểm hơn so với các loại hình kinh doanh khác, nhưng cửa hàng tiện ích cũng có một số nhược điểm so với các kênh phân phối hiện đại khác cũng như các kênh phân phối truyền thống: Đối với các kênh phân phối hiện đại: Do diện tích hẹp hơn nên vấn đề đa dạng hóa các loại mặt hàng không thể sánh bằng các siêu thị được. Đối tượng khách hàng sẽ hẹp hơn: đối với những khách hàng có thời gian họ sẽ thích đi siêu thị với hàng hoá phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ hơn là đi mua ở cửa hàng tiện ích. Không những thế đi siêu thị còn để ngắm hoặc tham gia các tiện ích khác như: trò chơi điện tử…, nhiều người còn coi việc đi siêu thị là hình thức giải trí cùng bạn bè người thân mỗi dịp cuối tuần. Những điều này không thể thực hiện khi đi vào cửa hàng tiện ích. Đối với các kênh truyền thống: Giá cả ở cửa hàng tiện ích luôn cao hơn so với các kênh truyền thống như chợ hay cửa hàng tạp hóa do phải cộng thêm các yếu tố tiện ích. Đối với cửa hàng tạp hóa: Vốn đầu tư cho một cửa hàng tiện lợi lớn hơn nhiều so với một cửa hàng tạp hóa, việc đào tạo nhân công, chăm sóc khách hàng hay trang bị thiết bị hiện đại cũng tốn rất nhiều chi phí. Đối với chợ: cửa hàng tiện lợi có không gian hẹp hơn và chắc chắn sẽ có ít sự lựa chọn hơn cho khách hàng đặc biệt là đối với những loại mặt hàng rau, củ, quả, thịt tươi sống... 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của cửa hàng tiện ích 4.1. Các nhân tố về khách hàng. Thói quen tiêu dùng: là cách tiêu dùng được cố định dần dần từ hoàn cảnh sống như: chỗ ở, đi lại, quy hoạch dân cư…đặc biệt là tính cách của người tiêu dùng. Ví dụ: thói quen đi lại vào ban đêm, thói quen đi mua đồ ở chợ vào mỗi sáng…Thói quen tiêu dùng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc 9
- kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích nói riêng và đối với bất kỳ một hình thức, một loại hình kinh doanh nào nói chung. Nhu cầu tiêu dùng của người dân: một cửa hàng tiện ích chỉ có thể thành công khi nó đáp ứng tốt những nhu cầu phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách hàng - đối tượng mà nó nhắm đến, có như vậy mới có thể thu hút ngày càng đông khách hàng đến với mình. Do vậy kinh doanh cửa hàng tiện ích phải luôn luôn tìm hiểu kỹ, nghiên cứu kỹ và tìm hiểu xem dịch vụ mình cung ứng có phù hợp với thói quen và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng hay không, từ đó có thể có những biện pháp thay đổi mình hoặc tác động làm thay đổi thói quen và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nếu có thể. Khi đó cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ xem có thể thay đổi trong vòng bao lâu và bằng cách nào. Thu nhập: thu nhập của người dân cao hay thấp cũng là một yếu tố rất quan trọng, thu nhập sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tiêu dùng của khách hàng, do đó nếu thu nhập thấp khách hàng sẽ không sẵn sàng chi thêm cho những khoản tiện ích và việc kinh doanh cửa hàng tiện ích sẽ gặp nhiều khó khăn. 4.2. Những yếu tố về môi trường. Môi trường quy hoạch: nơi ở như thế nào, có quy củ hay không có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh cửa hàng tiện ích. Một địa điểm quy hoạch quy củ chẳng hạn như các khu chung cư không có sự xuất hiện lộn xộn của các gánh hàng rong, các loại cửa hàng cóc thì cửa hàng tiện ích sẽ có cơ hội tốt để phát triển hơn là những nơi có quá nhiều các loại hàng quán, hàng rong xuất hiện. Đó là vấn đề về cạnh tranh và vấn đề thói quen tiêu dùng của người dân. Sự phát triển của các loại hình kinh doanh bán lẻ khác – các đối thủ cạnh tranh: siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại…Thị trường bán lẻ như một miếng bánh ngọt có giới hạn được chia nhỏ thành nhiều phần cho nhiều loại hình kinh doanh bán lẻ khác nhau, loại hình này được miếng lớn ắt loại hình khác sẽ được miếng nhỏ hơn, cũng có thể các loại hình này cùng kết hợp với nhau để làm cho chiếc bánh đó nở phồng lên, do vậy các loại hình khác phát triển ra sao có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cửa hàng tiện ích. 10
- Yếu tố thuộc về nền kinh tế: một nền kinh tế phát triển hay kém phát triển rõ ràng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của loại hình kinh doanh cửa hàng tiện ích. Cửa hàng tiện ích là một loại hình kinh doanh hiện đại, thích hợp phát triển ở những nền kinh tế hiện đại, có lối sống văn minh, hiện đại và năng động. Các yếu tố về khoa học – kỹ thuật: khoa học kỹ thuật phát triển một mặt tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh cửa hàng tiện ích có điều kiện thuận lợi để có thể nâng cao tính tiện ích trong dịch vụ của mình mặt khác giúp các doanh nghiệp có thể quản lý cửa hàng cũng như chuỗi cửa hàng một cách hiệu quả hơn từ đó tạo điều kiện để kinh doanh cửa hàng tiện ích một cách hiệu quả. Yếu tố luật pháp: những vấn đề về chính sách, định hướng phát triển cho nền kinh tế như thế nào, những quy định về đăng ký kinh doanh có đơn giản hay không, thủ tục ra sao, thời gian nhanh hay chậm… tạo điều kiện thuận lợi hay rào cản cho việc kinh doanh. 4.3. Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp Đặc điểm hàng hóa doanh nghiệp bày bán: tính đa dạng của hàng hóa, chất lượng của hàng hóa, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn…có tốt không, giá cả hàng hóa ra sao, có phù hợp với đối tượng khách hàng mà cửa hàng muốn nhắm tới hay không. Tất cả những yếu tố đó có ý nghĩa quyết định tới việc giữ chân khách hàng, tạo ra khách hàng trung thành cho cửa hàng, giúp cửa hàng có thể tồn tại lâu bền trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Cách thức trưng bày hàng hóa, thiết kế cửa hàng cũng là một yếu tố quan trọng. Đây là hình ảnh đầu tiên tạo nên ấn tượng đối với khách hàng. Nếu như chất lượng hàng hóa có thể tạo nên khách hàng trung thành cho cửa hàng thì hình ảnh bắt mắt và thân thiện, phù hợp với tâm lý khách hàng sẽ rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng ngay lần đầu tiên xuất hiện. Đây là điều kiện tiên quyết đối với việc kinh doanh của cửa hàng. Dịch vụ: một trong những thế mạnh nổi trội nhất của cửa hàng tiện ích đó là dịch vụ tận tình, chu đáo, mang lại sự tiện ích nhất đối với khách hàng. Dó đó cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của cửa hàng. 11
- Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên, ở mỗi cửa hàng khác nhau, và ở từng điều kiện thời gian, không gian khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố là khác nhau. Nhiệm vụ của người kinh doanh là phải xác định được đâu là yếu tố quyết định nhất đối với doanh nghiệp của mình trong từng thời điểm cụ thể để có những bước đi đúng đắn. 5. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên, ta có thể rút ra một cách ngắn gọn những điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích tốt nhất như sau: Vị trí: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt ở những nơi đông dân cư, mật độ người qua lại lớn, tiện đường giao thông như: gần chợ, gần công viên, bến tàu xe, mặt đường…hoặc những nơi có quy hoạch hiện đại, văn minh, quy củ, nơi vắng bóng những loại cửa hàng nhỏ, hàng rong… Khách hàng: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt khi người dân có thu nhập cao, đủ điều kiện chi trả cho những tiện ích cộng thêm, những người bận rộn, có ít thời gian dành cho mua sắm, và có phong cách tiêu dùng hiện đại. Thị trường: cửa hàng tiện ích đặc biệt phù hợp cho những thị trường hiện đại, nền kinh tế sôi động, nhịp độ nhanh. Cũng sẽ rất tốt nếu cửa hàng tiện ích được xây dựng ở những nơi mà thị trường bán lẻ còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết, tiềm năng lớn trong khi vẫn còn rất nhiều lỗ hổng thị trường. Khi đó, cửa hàng tiện ích đóng vai trò lấp chỗ trống thị trường. Tùy vào từng nơi mà mỗi điều kiện trên được thỏa mãn ở những mức độ khác nhau. Nếu như nơi nào thỏa mãn được càng nhiều những điều kiện trên thì cửa hàng tiện ích sẽ rất có triển vọng phát triển. 12
- CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM I. Khái quát thị trường bán lẻ Việt Nam 1. Thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay. Thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm còn tồn tại. Nhìn chung, có thể thấy một số đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ so với một số nước xét theo tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn như doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc cũng như Ấn Độ lớn hơn rất nhiều lần của Việt Nam. Bảng 2: Quy mô thị trường bán lẻ theo doanh thu. Đơn vị tính: tỷ USD. Năm Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ 2004 26 628 180 2005 32 670 215 2006 37 754 305 2007 45 848 320 2008 58 955 353 Nguồn: A. T. Kearney Thứ hai, thị trường bán lẻ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy xét về tổng mức doanh thu bán lẻ và diện tích mặt bằng bán lẻ thì thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn là thị trường có quy mô nhỏ nhưng phát triển rất nhanh, tiềm năng lớn, có sức hấp dẫn đối với cả các nhà đầu tư trong nước lẫn các nhà đầu tư nước ngoài. 13
- Bảng 3: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam Năm Tổng mức bán lẻ Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng và doanh thu dịch doanh thu bán lẻ và trưởng vụ (tỷ đồng) dịch vụ (%) GDP(%) 2000 220410.6 9,7 6.79 2001 245315.0 11.3 6.89 2002 280884.0 14.5 7.08 2003 333809.3 18.84 7.34 2004 398524.5 19.39 7.79 2005 480293.5 20.52 8.44 2006 596267.1 24.15 8.23 2007 739007.6 23.94 8.48 2008 968100.0 31.1 6.23 Nguồn: tổng cục thống kê Từ bảng số liệu ta thấy trong vòng 5 năm kể từ 2001 đến 2005, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta đạt 1737,8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là : 2001- 2005: tăng 18,3 %/năm. 2006- 2008: tăng 25%/năm. Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ luôn luôn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của GDP cho thấy mức hấp dẫn của thị trường là rất lớn. Những con số tăng trưởng cao này bị tác động không nhỏ bởi trượt giá, xong nếu trừ đi trượt giá, tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức ấn tượng, khoảng 10- 15% năm 2008. 14
- Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa quý I/2009 nhìn chung chậm. Riêng trong quý I/2009 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 270 nghìn tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm kinh doanh thương nghiệp 212,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,5%; khách sạn nhà hàng 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8%; du lịch đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8%; dịch vụ đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5%. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 6,5%, thấp hơn mức tăng 11% của cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Thứ ba, thị trường bán lẻ Việt Nam bao gồm ba thành phần kinh tế cơ bản đảm nhận. Một là, lưu chuyển hàng hóa bán lẻ cho hệ thống phân phối bán lẻ quốc dân đảm nhận. Hai là, lưu chuyển hàng hóa do hệ thống phân phối bản lẻ ngoài quốc doanh đảm nhận. Ba là, lưu chuyển hàng hóa bán lẻ do hệ thống phân phối bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đảm nhận. Tương ứng với ba bộ phận này, cơ cấu tổng mức bán lẻ và dịch vụ qua các năm như sau: Bảng 4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo thành phần kinh tế Đơn vị: % Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài Khu vực có vốn quốc doanh đầu tư nước ngoài 2000 17.8 80.6 1.6 2001 16.7 81.7 1.6 2002 16.2 79.9 3.9 2003 15.7 80.2 4.1 2004 15.0 81.2 3.8 2005 12.9 83.3 3.8 2006 12.7 83.6 3.7 2007 10.2 85.9 3.9 2008 11.7 86.0 2.3 Quý I/2009 8.9 88.1 3.0 Nguồn: tổng cục thống kê Theo trên, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn luôn giữ một tỉ trọng tuyệt đối và ngày càng tăng lên. Thành phần 15
- kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang có một tỉ trọng nhỏ tuy nhiên hiện đang có xu hướng tăng lên và giảm tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước. Điều này phản ánh đúng xu hướng mở cửa hội nhập nền kinh tế của nước ta trong những năm trở lại đây. Thứ tư, Nhu cầu mua sắm của người dân đang tăng lên rất cao. Bảng 5: Mức chi tiêu cho bán lẻ của người dân qua các năm. Năm 2006 2007 2008 Mức chi tiêu cho 37.5 45 58,3 tiêu dùng (tỷ USD) Nếu như năm 2000 chi tiêu cho bán lẻ của người dân chỉ đạt 15 tỷ USD thì đến năm 2006 con số này đã là 37,5 tỷ USD, năm 2007 là 45 tỷ USD, năm 2008 là 54,3 tỷ USD. Và trong những năm tới, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ Việt Nam tuy nhiên dự báo mức chi tiêu cho bán lẻ sẽ vẫn tiếp tục tăng cao. Thêm vào đó, Việt Nam là một nước có dân số đông, gần 87 triệu người, mức độ tăng trưởng kinh tế rất cao, kể từ năm 2000, trung bình tăng khoảng 8%/năm, đặc biệt là từ năm 2005 – 2008, tốc độ tăng trưởng GDP rất cao, thường đạt mức trên 8%, trong khi đó, áp lực cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Do đó thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng và có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư. Thứ năm, các loại hình kinh doanh đa dạng, song thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn quá nhỏ lẻ, manh mún, không đáp ứng hết nhu cầu, hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống vẫn là chủ yếu, lượng hàng hóa được lưu thông tại các ngôi chợ và cửa hàng tạp hóa năm 2007 là 90%, năm 2008 là 68%. Năm 2005, thị trường bán lẻ Việt Nam có khoảng 9063 chợ ở nông thôn, 2275 chợ ở thành thị, hơn 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và 1000 cửa hàng tiện ích hoạt động trên 32 tỉnh thành, ngoài ra còn khoảng 9000 cửa hàng tạp hóa hoạt động trên cả nước. Đến năm 2008, số siêu thị đã tăng lên 400, 60 16
- trung tâm thương mại, 2000 cửa hàng tiện ích, và hàng ngàn cửa hàng tiện ích được nâng cấp từ cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo đến 2009 thương mại hiện đại sẽ tăng trưởng nhanh và chiếm gấp đôi so với hình thức chợ. Tuy nhiên, có một vấn đề hết sức cấp bách đối với ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay là vấn đề thiếu mặt bằng. Để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ phải thông qua hệ thống riêng của mình, vì vậy vấn đề mặt bằng, địa điểm bao giờ cũng rất quan trọng và là ưu tiên số một của các nhà bán lẻ Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn trong việc đi tìm vị trí kinh doanh. Thực tế là vừa qua, dù 4 đại gia bán lẻ lớn trong nước là: Sai Gon Coop, Phú Thái, HapPro và Satra đã bắt tay thành lập Cty cổ phần VDA với tham vọng sẽ chiếm lĩnh 60% thị phần trong nước và góp phần điều tiết giá cả, nhưng khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải vẫn là việc tìm kiếm, xin được vị trí thuận tiện để kinh doanh tại các tỉnh, thành trên toàn quốc. Theo một công bố mới nhất vào cuối năm 2008 của CB Richacrt Eliss Việt Nam (CBRE) - một trong những Cty tư vấn và quản lý bất động sản có tiếng cho thấy: tại Hà Nội, nguồn cung diện tích sàn cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước thuê hiện có khoảng 100.000 m2, thấp hơn nhiều so với nhu cầu. Mức giá thuê tại khu vực trung tâm thường dao động khoảng từ 65 - 150 USD/m2/tháng, tại các vị trí xa hơn khoảng 25 - 60 USD/m2/tháng. Nếu so sánh với giá thuê mặt bằng bán lẻ đắc địa tại một số thành phố lớn của châu Á thì mức giá thuê trung bình tại Hà Nội cao hơn tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Manila ( Philipin), Jakarta (Indonesia). Tuy giá cả không “dễ thở” chút nào, nhưng ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì mặt bằng cho thuê đều không còn nữa, hoặc nếu có thì cũng không đáp ứng đủ diện tích và vị trí mà các DN bán lẻ cần. Nhìn chung, thị trường bán lẻ Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu kém về quy mô, mặt bằng thiếu thốn, thị trường còn lộn xộn, thiếu tính tổ chức. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong nước vấn đề về vốn và trình độ quản lý, tính liên kết còn rất kém, khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài nếu như không có chiến lược kinh doanh hợp lý và những cải cách kịp 17
- thời. Trong khi đó, với những con số ấn tượng về tốc độ tăng trưởng, mức độ chi tiêu cho bán lẻ của người dân… đã giúp thị trường Việt Nam trở thành miếng bánh ngọt mà bất kỳ đại gia bán lẻ nào trên thế giới cũng phải thèm thuồng. Cũng chính vì thế mà theo tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới AT Kearney đánh giá Việt Nam xếp hàng thứ 4 thế giới về chỉ số về chỉ số phát triển bán lẻ và đến năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để vươn lên đứng thứ nhất. Thông tin này đã khiến cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết, các “gã khổng lồ” bán lẻ nước ngoài khẩn trương xúc tiến vào Việt Nam sớm hơn, còn các doanh nghiệp trong nước cũng khẩn trương xúc tiến các hoạt động tranh thủ chiếm lĩnh thị trường. Tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các kênh phân phôi truyền thống với kênh phân phối hiện đại. Ngày 1.1.2009 vừa qua, Việt Nam đã chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong lĩnh vực bán lẻ theo đúng lộ trình đã cam kết ở WTO. Trong khi các nhà bán lẻ khổng lồ trên thế giới đang lăm le bước chân vào thị trường Việt Nam như: Tessco, Wal-mart, Carrefour… thì các doanh nghiệp vẫn còn đang rất loay hoay và lúng túng trong việc tìm ra giải pháp chính xác và cụ thể để tồn tại và phát triển. 2. Các loại hình kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam Tuy thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhỏ lẻ, manh mún, xong cũng được nhận xét là “ thế giới có cái gì thì Việt Nam có cái đó”. Các loại hình bán lẻ của Việt Nam cũng bao gồm loại hình hiện đại và loại hình kinh doanh truyền thống. Thứ nhất: Loại hình đại siêu thị là một loại hình phân phối hiện đại, chưa được hình thành rõ rệt ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất Big C Đồng Nai là mang dáng dấp của đại siêu thị, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ hơn rất nhiều so với các đại siêu thị ở nước ngoài. Hiện nay, loại hình kinh doanh đại siêu thị cũng rất có tiềm năng phát triển ở nước ta, song có một vấn đề hết sức khó khăn là về mặt bằng và tiền vốn. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hệ thống các trung tâm của tập đoàn Metro Cash and Carry mang dáng dấp như một đại siêu thị, tuy nhiên lại không phải là 18
- đại siêu thị vì đối tượng khách hàng chính mà Mêtro nhắm tới là các tổ chức, các doanh nghiệp sản suất hay những người kinh doanh mua hàng hóa là để bán chứ không phải là người tiêu dùng cuối cùng, hay nói cách khác đó là các trung tâm bán buôn chứ không phải bán lẻ như các đại siêu thị. Thứ hai: Loại hình siêu thị, ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 400 siêu thị rải khắp các tỉnh thành kể cả siêu thị trong nước lẫn siêu thị của nước ngoài. Ví dụ: siêu thị Hapromart, Fivi-mart, Co.op mart, Big C, … Tuy nhiên, các siêu thị này thường có quy mô rất nhỏ mà theo các chuyên gia đánh giá thì nó chỉ tương đương với những cửa hàng bách hóa ở các nước khác, và mới chỉ dừng ở mức độ các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ, đúng với nghĩa của "Supermarket". Đa số các siêu thị có danh mục hàng tương đối phong phú song xét về chủng loại thì vẫn còn nghèo nàn. Chất lượng hàng hóa trong siêu thị nhìn chung tốt. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng chưa đảm bảo... Việc quản lý và trưng bầy hàng hóa trong các siêu thị vẫn còn nhiều vấn đề, rất ít siêu thị mà toàn bộ hàng hóa được quản lý theo mã vạch. Nhiều hàng hóa được gắn mã số, có nơi mã số được viết bằng tay. Quản lý hàng bằng mã số gây cản trở rất nhiều trong việc tính toán, lưu giữ số liệu, vừa mất thời gian lại rất dễ có sai sót...Đặc biệt có một điều trái ngược mà ta có thể thấy rõ là trong khi các siêu thị ở các nước thường bán với mức giá thấp và trung bình thì giá hàng hoá trong các siêu thị Việt Nam thường cao hơn so với giá ở bên ngoài của các cửa hàng bách hoá hay giá chợ. Nguyên nhân của sự chênh lệch này được lý giải theo nhiều cách. Siêu thị phải chịu chi phí lớn như: tiền thuê mặt bằng, cải tạo và xây dựng thành cửa hàng, trang thiết bị, tiền điện nước, lương nhân viên, thuế...Còn về nguồn nhân lực kinh doanh siêu thị ở Việt Nam (kể cả các nhà quản lý và nhân viên siêu thị) thì chưa có kinh nghiệm và thiếu tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Đặc biệt, thái độ phục vụ của nhân viên siêu thị đối với khách hàng còn rất kém, có nơi còn bị phàn nàn là cư xử thiếu văn hóa. Thứ ba, đối với các trung tâm thương mại. Do xu thế đô thị hóa được đẩy nhanh, tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến hành phá bỏ các chợ truyền thống cũ kỹ và xây dựng các trung tâm thương mại trên địa điểm cũ để tận dụng lợi thế thương mại của các địa điểm này. Tuy nhiên, số lượng loại hình này cũng vẫn còn ít, cả nước hiện nay ước tính chỉ có khoảng xấp xỉ 60 trung 19
- tâm thương mại. Chẳng hạn như: Parkson, Diamond plaza…Trên thực tế, có nhiều trung tâm thương mại không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định như: diện tích kinh doanh chưa đạt mức tối thiểu; bảo quản hàng hoá không đúng quy trình; thiếu các điều kiện cần thiết để phục vụ khách hàng (khu vệ sinh, khu giải trí)... Trung tâm mua sắm, hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có duy nhất Lotte Mart thành lập vào ngày 18/12/2008 được xem là na ná với shopping mall. Trung tâm thương mại có diện tích kinh doanh gần 33.400 m2, vốn đầu tư 75 triệu đô la Mỹ này là liên doanh giữa Lotte Mart và doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Minh Vân. Hai bên lên kế hoạch sẽ mở 30 trung tâm thương mại khắp các thành phố lớn của Việt Nam trong vòng 10 năm tới với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ đô la Mỹ. Trước đó, vào đầu năm 2008, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCIC) cũng ký hợp tác xây dựng khu phức hợp thương mại dịch vụ Tân Phong cùng 2 đối tác là Tập đoàn Mapletree (Singapore) và Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO). Khu phức hợp Tân Phong (Tân Phong Shopping Complex) đặt tại quận 7 - TP.HCM với diện tích hơn 4,2 ha tương đương 42000m2, cùng tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD. Bao gồm khu kinh doanh thương mại, siêu thị Coopmart, cao ốc văn phòng và nơi vui chơi, giải trí của người dân, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự án và chưa được hoàn thành. Đối với loại cửa hàng tiện lợi: loại mô hình này ở Việt Nam bắt đầu bùng nổ từ năm 2006. Trước đó, Massan cũng đã từng kinh doanh nhưng đã thất bại. Hiện nay, có khoảng 2000 cửa hàng tiện ích đang hoạt động ở khắp các tỉnh thành, bên cạnh đó là hàng ngàn các cửa hàng mới được nâng cấp lên từ các cửa hàng tạp hóa trước đây. Các cửa hàng tiện ích tiêu biểu nhất như: G7mart, Speedy, co.op, shop$go …riêng về cửa hàng tiện ích sẽ được phân tích cụ thể trong phần II. Bên cạnh sự phát triển của các cửa hàng tiện ích. Các cửa hàng chuyên doanh hiện nay cũng đang được các doanh nghiệp chú ý đến như: chuyên doanh cửa hàng thực phẩm, chuyên doanh cửa hàng điện thoại, chuyên doanh cửa hàng điện tử, các cửa hàng bán quần áo…ví dụ như cửa hàng thực phẩm co.op food... Hiện nay, loại hình kinh doanh này đang được coi là phù hợp và có tiềm năng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để phát triển mô hình cửa hàng bán lẻ hiện đại của doanh nghiệp Việt Nam
96 p | 997 | 210
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tiềm năng phát triển mô hình nhượng quyền thương mại (franchise) trong hệ thống kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) tại Việt Nam: KFC và bài học kinh nghiệm
91 p | 319 | 83
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 279 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
105 p | 140 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
91 p | 29 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam
13 p | 75 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu phát triển mô hình hỗ trợ ra quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách Việt Nam
161 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Phát triển mô hình trồng cây tăng vụ nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
53 p | 74 | 10
-
LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện và phát triển mô hình Cô ong ty Tài chính trong Tổng Công ty Nhà nước ở Việt Nam
35 p | 76 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển mô hình dự báo số thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo GDP – trường hợp Quận Bình Tân TP. HCM
88 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển mô hình cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Hải Dương
103 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
128 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
133 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển mô hình hàng không chi phí thấp của Vietnam Airlines đến năm 2015
97 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể để phân tích tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế Việt Nam
111 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Phát triển mô hình học sâu cho bài toán phát hiện bảng và nhận dạng cấu trúc của bảng trong ảnh văn bản
67 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phát triển mô hình ra quyết định đa tiêu chí sử dụng tập neutrosophic khoảng và động
156 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái áp dụng tại tỉnh Thái Bình
119 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn