Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế
lượt xem 72
download
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế
- z Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế
- Mục lục Mục lục ............................................................................................................................................ 1 I.Quá trình hình thành và phát triển: ............................................................................................... 4 1.1.Giới thiệu chung: ................................................................................................................... 4 1.1.1.Mục tiêu hoạt động ASEAN: ........................................................................................ 4 1.1.2.Nguyên tắc hoạt động: (6 nguyên tắc theo Hiệp ước Bali):.......................................... 4 1.1.3.Vài nét chính về ASEAN: ............................................................................................. 5 1.2.Các nước thành viên: ............................................................................................................. 5 1.3. Hội nghị cấp cao ASEAN : .................................................................................................. 5 1.4.Cộng đồng kinh tế ASEAN: .................................................................................................. 7 1.4.1.Mục đích thành lập AEC:.............................................................................................. 7 1.4.2. Các biện pháp thực hiện:.............................................................................................. 7 1.4.3.Quá trình thực hiện:....................................................................................................... 8 II.Tình hình chung của các thành viên ASEAN: ............................................................................. 8 2.1. Cộng hoà Indonesia: ............................................................................................................. 9 2.1.1. Kinh tế:......................................................................................................................... 9 2.1.2. Chính trị: ...................................................................................................................... 9 2.2. Philippin: .............................................................................................................................. 9 2.2.1. Kinh tế:......................................................................................................................... 9 2.2.2. Chính trị và chính phủ:............................................................................................... 10 2.3. Cộng hòa Singapore: .......................................................................................................... 11 2.3.1. Kinh tế:....................................................................................................................... 11 2.3.2. Chính trị và chính phủ:............................................................................................... 12 2.4. ThaiLan: ............................................................................................................................. 12 2.4.1. Kinh tế:....................................................................................................................... 12 2.4.2. Chính trị: .................................................................................................................... 12 2.5. Brunei: ................................................................................................................................ 13 2.5.1. Kinh tế:....................................................................................................................... 13 2.5.2. Chính trị: .................................................................................................................... 13 2.6. Campuchia:......................................................................................................................... 14 2.6.1. Kinh tế:....................................................................................................................... 14 2.6.2. Chính trị: .................................................................................................................... 15 2.7. Lào:..................................................................................................................................... 15 2.7.1. Kinh tế:....................................................................................................................... 15 2.7.2. Chính trị: .................................................................................................................... 15 2.8. Myanma:............................................................................................................................. 16 2.8.1. Kinh tế:....................................................................................................................... 16 2.8.2. Chính trị: .................................................................................................................... 17 2.9. Việt Nam: ........................................................................................................................... 19 2.9.1. Kinh tế:....................................................................................................................... 19 2.9.2. Chính trị: .................................................................................................................... 20 2.9.2.1. Chính trị và đối nội:............................................................................................ 20 2.9.2.2.Đối ngoại: ............................................................................................................ 21 2.10. Malaysia: .......................................................................................................................... 22 2.10.2 Kinh tế:...................................................................................................................... 22 2.10.2. Chính trị: .................................................................................................................. 24
- III. Hợp tác thương mại trong khối ASEAN: ................................................................................ 25 3.1. Thoả thuận ưu đãi Thương mại (PTA): .............................................................................. 25 3.2. Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)................................................................... 25 3.2.1.Quá trình hình thành AFTA: ....................................................................................... 25 3.2.1.1.Sự ra đời của AFTA: ........................................................................................... 26 3.2.1.2.Mục tiêu của AFTA:............................................................................................ 26 3.2.2. Nội dung loại bỏ hàng rào thuế quan: ........................................................................ 27 3.2.2.1Nội dung: .............................................................................................................. 27 3.2.2.2Các danh mục hàng hoá:....................................................................................... 28 3.2.2.3. Vấn đề giành thời gian cho thành viên mới để triển khai các chương trình hợp tác: ................................................................................................................................... 29 3.2.2.4. Vấn đề đẩy nhanh CEPT/AFTA:........................................................................ 30 3.2.2.5. Điều kiện để các sản phẩm được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ CEPT/AFTA:30 3.2.3 Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (NTBs)................................................. 31 3.2.4. Quá trình tham gia AFTA và lịch trình giảm thuế của Việt Nam theo CEPT/AFTA 33 3.2.3.1. Những thách thức và những cơ hội của Việt nam tham gia vào AFTA:............ 33 3.2.3.2. Quá trình tham gia và lịch trình giảm thuế của Việt nam : ................................ 34 3.2.4.3 .Đánh giá tác động của việc thực hiện CEPT-AFTA đối với nền kinh tế từ khi bắt đầu thực hiện CEPT-AFTA:............................................................................................ 39 3.3. Lĩnh vực hải quan:.............................................................................................................. 39 IV. Việt Nam trong ASEAN: ........................................................................................................ 41 4.1. Chiến lược tham gia ASEAN ............................................................................................. 41 4.2. Việt Nam và khu vực đầu tư ASEAN: ............................................................................... 43 4.2.1. Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – ASEAN:.................................................... 43 4.2.2. Việt Nam và việc thực hiện AIA (xây dựng khu vực đầu tư ASEAN):..................... 45 4.3. Hội nhập kinh tế của Việt Nam với ASEAN...................................................................... 47 4.3.1. Việt Nam-ASEAn 10 năm nhìn lại:................................................................................. 47 4.3.2. Đẩy nhanh hội nhập các ngành ưu tiên tiến tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN: ........... 49 4.4. Mậu dịch tự do khu vực và cải cách chính sách:................................................................ 50 4.5. Thực hiện cam kết CEPT/AFTA và tham gia hợp tác chuyên ngành ................................ 52
- I.Quá trình hình thành và phát triển: 1.1.Giới thiệu chung: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. 1.1.1.Mục tiêu hoạt động ASEAN: - Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nổ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng. - Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. - Năm 1995, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của ASEAN khẳng định lại:” Hoà bình hợp tác và thịnh vượng chung là những mục tiêu cơ bản của ASEAN.” 1.1.2.Nguyên tắc hoạt động: (6 nguyên tắc theo Hiệp ước Bali): - Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc. - Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưởng ép của bên ngoài. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. - Lên án việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực. - Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
- 1.1.3.Vài nét chính về ASEAN: - Trụ sở ASEAN đặt tại Jakarta - Tổng thư ký: Ong Keng Yong - Diện tích: 4.480.000 km2 - Dân số (2004): 592 triệu người - Mật độ: 122,3 người/km2 - Tổng GDP (2003): 2,172 ngàn tỷ đôla Mỹ (PPP) hay 681 tỷ đôla Mỹ (Nominal) - GDP/ người: 4.044 đôla Mỹ (PPP) hay 1.267 đôla Mỹ (Nominal) - Thành lập: Tuyên bố Bangkok ngày 8 tháng 8 năm 1967 - Tiền tệ Peso (PHP), Ringgit (MYR), Kyat (MMK), Kip (LAK), Baht (THB), Riel (KHR), Đôla Singapore (SGD), Đôla Brunei (BND), Rupiah (IDR), Đồng (VND) - Múi giờ: UTC +6 đến +10 1.2.Các nước thành viên: Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia được liệt kê theo ngày gia nhập: • Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967): • Cộng hoà Indonesia • Liên bang Malaysia • Cộng hoà Philippines • Cộng hòa Singapore • Vương quốc Thái Lan • Các quốc gia gia nhập sau: • Vương quốc Brunei (ngày 7 tháng 1 năm 1984) • Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999) • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997) • Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997) • Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995) • Papua Tân Guinea và Đông Timor là các thành viên quan sát của ASEAN. 1.3. Hội nghị cấp cao ASEAN : Hội nghị cấp cao ASEAN, hay Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Summit, gọi tắt trong tiếng Việt là "Cấp cao") là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, và an ninh giữa các nước
- thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất được tổ chức vào năm 1976, Cấp cao V được tổ chức vào năm 1995. Từ đó các nhà lãnh đạo ASEAN nhận thấy sự cần thiết phải tổ chức hội nghị định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, do tính chất nội dung hội nghị không có gì đặc biệt, nên chỉ tổ chức hội nghị không chính thức. Từ năm 2001, hội nghị chính thức mới được tổ chức thường niên. Cấp cao XII dự định tổ chức vào năm 2006, song vì lý do an ninh mà nước chủ nhà Philippines đã quyết định lùi thời gian tổ chức sang đầu năm 2007. Thông thường, một Hội nghị cấp cao ASEAN bao gồm các phiên họp nội bộ giữa các nhà lãnh đạo mười nước thành viên, phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đạo với các ngoại trưởng của các nước thành viên trong Diễn đàn An ninh ASEAN, phiên họp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN+3, phiên họp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN, Australia và New Zealand. Từ Hội nghị cấp cao XI, bắt đầu có thêm phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với các nhà lãnh đạo của sáu nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand, và Ấn Độ với tên gọi chính thức là Hội nghị cấp cao Đông Á. Ngoài ra còn có phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đọa ASEAN với lãnh đạo Nga. Các kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN Kỳ Địa điểm tổ chức Thời gian Cấp cao I Bali 23-24/2/1976 Cấp cao II Kuala Lumpur 4-5/8/1977 Cấp cao III Manila 14-15/2/1987 Cấp cao IV Singapore 27-29/1/1992 Cấp cao V Bangkok 14-15/12/1995 Cấp cao VI Hà Nội 15-16/12/1998 Cấp cao VII Bandar Seri Bengawan 5-6/11/2001 Cấp cao VIII Phnom Penh 4-5/12/2002 Cấp cao IX Bali 7-8/10/2003 Cấp cao X Vientiane 29-30/11/2004 Cấp cao XI Kuala Lumpur 12-14/12/2005 Cấp cao XII Cebu 9-15/1/2007 Bốn kỳ hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức gồm: • Kỳ I: tại Jakarta ngày 30/11/1996 • Kỳ II: tại Kuala Lumpur ngày 14-16/12/1997 • Kỳ III: tại Manila ngày 27-28/11/1999 • Kỳ IV: tại Singapore ngày 22-25/11/2000
- 1.4.Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN dự định sẽ được thành lập vào năm 2015[1]. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. 1.4.1.Mục đích thành lập AEC: Theo dự định của các nhà lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ được thành lập vào năm 2015. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh: Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020”, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010)- Chương trình Hành động Vientian- đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN. 1.4.2. Các biện pháp thực hiện: Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện để xây dựng một thị trường ASEAN thống nhất bao gồm: hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và qui chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và thương mại, và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất sứ. Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao gồm: củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, và phát triển các kỹ năng thích hợp. Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp định của ASEAN. Như vậy, AEC chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định Khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN, v.v…, để xây dựng ASEAN thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế
- liên kết kinh tế hiện có của ASEAN có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn. 1.4.3.Quá trình thực hiện: Để bước đầu hiện thực hóa AEC, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (2003) đồng ý: ASEAN sẽ thực hiện các khuyến nghị về liên kết kinh tế của Nhóm Đặc Trách Cao cấp (HLTF) về Liên kết Kinh tế của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM). Cụ thể là: a. Đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ, và Khu vực Đầu tư ASEAN; b. Thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên; c. Tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài, và tăng cường các thể chế của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển. Hành động lớn đầu tiên của ASEAN để triển khai các biện pháp cụ thể trên chính là việc các nhà lãnh đạo các nước thành viên ký Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên. Có thể coi đây là một kế hoạch hành động trung hạn đầu tiên của AEC. ASEAN hy vọng, hội nhập nhanh các ngành ưu tiên này sẽ tạo thành bước đột phá, tạo đà và tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác. Tại Hiệp định này, các nước thành viên đã cam kết loại bỏ thuế quan sớm hơn 3 năm so với cam kết theo Chương trình Thuế quan Ưu đãi Có Hiệu lực Chung của AFTA (CEPT/AFTA). Các ngành ưu tiên hội nhập gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịch vụ là hàng không và e- ASEAN (hay thương mại điện tử); và, 2 ngành vừa hàng hóa vừa dịch vụ là y tế và công nghệ thông tin. Tháng 12 năm 2006, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, các bộ trưởng đã quyết định đưa thêm ngành hậu cần vào danh mục ngành ưu tiên hội nhập. Như vậy, tổng cộng có 12 ngành ưu tiên hội nhập.[2] Các ngành nói trên được lựa chọn trên cơ sở lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng lao động, mức độ cạnh tranh về chi phí, và mức đóng góp về giá trị gia tăng đối với nền kinh tế ASEAN. Các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan sẽ hạ thuế quan đối với các sản phẩm của 12 ngành ưu tiên xuống 0% vào năm 2007, trong khi đối với các nước còn lại sẽ là năm 2012. II.Tình hình chung của các thành viên ASEAN:
- 2.1. Cộng hoà Indonesia: 2.1.1. Kinh tế: Indonesia là nước đang phát triển. Nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) chiếm 18,9% GDP (1998) và 41,2% lao động (1997). Công nghiệp chế biến chiếm 26,2% GDP và 12,9% lao động. Thương mại chiếm 14,9% GDP và 19,8% lao động. Tài chính chiếm 8,2% GDP và 0,7% lao động. GDP/đầu người 537 USD (1998). GNP/đầu người 640 USD (1998). Sản phẩm nông nghiệp chính (1998, triệu tấn): lúa 48,472, mía 27,5, sắn 14,728, ngô 10,059, cọ dầu 26,8, cao su 1,564. Chăn nuôi: dê 15,198 triệu, bò 12,239 triệu, cừu 8,151 triệu, trâu 3,145 triệu. Khai thác gỗ tròn: 202,989 triệu m³. Đánh bắt cá (1997) 4,79 triệu tấn. Khai khoáng (1998): quặng niken 1,642 triệu tấn, đồng 2,640 triệu tấn, bauxit 513 nghìn tấn. Sản phẩm công nghiệp chính (tỉ Rp; 1996): hàng dệt 9.611,8; thiết bị vận tải 9.330,6; thuốc lá 8.839,9; sắt và thép 8.703,1; thực phẩm 7.862,5; máy điện 6.776,2. Năng lượng: điện 73,794 tỉ kW.h (1996), than 70,704 triệu tấn (1999), dầu thô 500,642 triệu thùng (1999), khí đốt 84,348 tỉ m3 (1998). Giao thông (1997): đường sắt 6.458 km, đường bộ 342,7 nghìn km (54% rải nhựa). Xuất khẩu (1997) 53,4436 tỉ USD (dầu thô 10,3%, khí đốt 9,1%, gỗ dán 8,6%, may mặc 5,4%, cao su 3,7%). Bạn hàng chính: Nhật Bản 23,4%, Hoa Kì 13,4%, Singapore 10,2%, Hà Lan 3,4%. Nhập khẩu (1997) 41,6798 tỉ USD (máy móc và thiết bị vận tải 42,2%, hoá chất 14,2%, chất đốt 9,7%, nguyên liệu 7,1%); bạn hàng chính: Nhật Bản 19,8%, Hoa Kì 13,1%, Đức 6,3%, Singapore 8,2%. Đơn vị tiền tệ: Rupiah Indonesia (Rp). Tỉ giá hối đoái 1 USD = 8.800 Rp (10/2000). 2.1.2. Chính trị: Thể chế: cộng hoà hai viện. Đứng đầu nhà nước và chính phủ là tổng thống. Thủ đô Jakarta 9,341 triệu (1996). Các thành phố lớn: Surabaya 2,743 triệu, Bandung 2,429 triệu, Medan 1,909 triệu, Semarang 1,097 triệu. 2.2. Philippin: 2.2.1. Kinh tế:
- Dù từng là quốc gia giàu có thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản, Philippines dần trở thành một trong những nước nghèo nhất trong vùng từ khi giành lại độc lập năm 1946. Vì giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Philippines, Hoa Kỳ đã rút đi và tham nhũng, suy sụp kinh tế đã tăng lên mạnh mẽ trong những năm đầu thập niên 1980. Khoảng 10% GNP bị mất vì tham nhũng và những "người bạn tư bản" (crony capitalism) trong giai đoạn này. Phục hồi kinh tế đã diễn ra khá mạnh mẽ, nhưng so với các nước Đông Á khác, tốc độ này vẫn còn chậm. Xếp hạng hiện tại của Philippines là 118 trong tổng số 178 nước GDP theo đầu người (danh nghĩa). Trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, kinh tế Philippines đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này càng trầm trọng hơn vì giá cả tăng cao, lạm phát, và thiên tai. Tăng trưởng kinh tế giảm từ 5% năm 1997 xuống 0.6% năm 1998, nhưng đã hồi phục tới khoảng 3% năm 1999 và 4% năm 2000 và tới năm 2004, lên hơn 6% trên năm. Chính phủ đã hứa hẹn sẽ tiếp tục cải cách kinh tế để đạt mức tăng trưởng tương đương với các nước công nghiệp mới ở Đông Á. Những nỗ lực nhằm cải thiện kinh tế đã bị ngăn cản bởi một khoản nợ công cộng lên tới 77% GDP. Ngân sách cho các khoản nợ còn cao hơn ngân sách cho giáo dục và quốc phòng cộng lại. Nguồn thu không đồng đều cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Chiến lược của chính phủ cho một sự phục hồi kinh tế gồm cải thiện hạ tầng, kiểm tra hệ thống thuế để tăng thu nhập cho chính phủ, giảm can thiệp và tăng cường tư nhân hoá nền kinh tế, tăng giao thương với các nước trong vùng. Những triển vọng tương lai phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế của hai đối tác thương mại chính, Hoa Kỳ và Nhật Bản, và một cơ cấu hành chính rõ ràng cũng như các chính sách thích hợp của chính phủ. Philippines phần lớn vẫn là nước đang phát triển với nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nhưng công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng đã dần tăng cao. Trong những năm gần đây, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực trả lời điện thoại và xử lý thông tin (BPO) đã di chuyển sang Philippines, mang lại hàng nghìn công việc và cải thiện dịch vụ của họ với nhiều khách hàng, trong số đó có cả các công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Philippines có một trong những nền công nghiệp BPO phát triển nhất châu Á. Đồng peso Philippines được Forbes coi là đồng tiền được quản lý tốt nhất năm 2005. Một luật thuế giá trị gia tăng (E-VAT) mở rộng mới đã được áp dụng từ ngày 1 tháng 11 năm 2005, như một biện pháp nhằm cắt giảm nợ nước ngoài và cải thiện các dịch vụ chính phủ như giáo dục, sức khoẻ, phúc lợi xã hội, và xây dựng đường xá. Philippines là một thành viên của Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế khác, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Kế hoạch Colombo và G-77. 2.2.2. Chính trị và chính phủ:
- Chính phủ Philippines được tổ chức kiểu cộng hoà nhất thể do tổng thống lãnh đạo, theo đó Tổng thống là người lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo chính phủ và tổng tư lệnh các lực lượng quân đội. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm, trong thời gian đó tổng thống sẽ chỉ định và chủ trì bộ máy chính quyền. Nghị viện lưỡng viện gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện; các thành viên của Thượng nghị viện được bầu tự do và Hạ nghị viện theo vùng địa lý. 24 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ sáu nam, một nửa sẽ nghỉ sau mỗi nửa nhiệm kỳ ba năm, trong khi đó Hạ nghị viện gồm 250 thành viên với nhiệm kỳ ba năm. Chi nhánh toà án của chính phủ, đứng đầu là Toà án tối cao, với một Chánh án tối cao và 14 thẩm phán, tất cả đều được Tổng thống chỉ định từ danh sách do Hội đồng Tư pháp và Luật sư đệ trình. Các toà khác gồm Toà phúc thẩm, Toà án địa phương và Toà án thủ đô. Philippines là thành viên sáng lập và tham gia nhiều hoạt động của Liên hiệp quốc từ khi tổ chức này được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1945 và là thành viên sáng lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Philippines cũng là thành viên của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và là nước tham gia tích cực vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Liên minh Latin và một thành viên của Nhóm 24. Nước này nằm trong liên minh chính và không thuộc NATO của Mỹ, nhưng cũng là một thành viên của Phong trào không liên kết. Philippines, cùng với quốc gia Malta, là một trong hai nước duy nhất trên thế giới không cho phép li dị bởi vì việc li dị dân sự bị cấm ngặt. Philippines hiện đang có tranh chấp với Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia về Quần đảo Trường Sa và Bãi cát ngầm Scarborough giàu dầu mỏ và khí gas và với Malaysia về Sabah. Vua Hồi giáo Sulu, người đã nhận Sabah như một món quà tặng năm 1703 đã giúp đỡ vị vua của Brunei đánh bại một cuộc nổi dậy, đã trao cho Chính phủ Philippines quyền yêu cầu chủ quyền đối với lãnh thổ đã mất của ông. Tới nay, gia đình vua Sulu nhận được những khoản tiền "thuê" cho Sabah từ chính phủ Malaysia. 2.3. Cộng hòa Singapore: 2.3.1. Kinh tế: Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng
- đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. 2.3.2. Chính trị và chính phủ: - Ngày quốc khánh: 9 tháng 8 - Thể chế nhà nước: chế độ cộng hoà - Chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền. Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm 1992 đến nay Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện nay là Tony Tan. 2.4. ThaiLan: 2.4.1. Kinh tế: Thái Lan là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch 9. Những năm 1970 Thái thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Từ 1988 đến 1995, kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 8% đến 10%. Nhưng đến năm 1996 tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9% và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tháng 7 năm 1997 làm cho kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng. Kể từ năm 1999, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và nay đang tiếp tục quá trình phục hồi nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Tăng trưởng GDP năm 1999 đạt 4,4%; 2000 đạt 4,6%, 2001 đạt 1,8%, năm 2002 đạt 5,2% và năm 2003 đạt 6,7% (dự kiến GDP năm 2004 đạt 7- 8%). Đồng baht tương đối ổn định (dao động trong khoảng 42-43 baht/1 USD). Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). 2.4.2. Chính trị: Trong lịch sử lập quốc của mình Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu, Nhật trong thời cận
- và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong thế chiến 2. Thái Lan đã kí Hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á màu mỡ. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19. Trong chiến tranh thế giới hai Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Miến Điện. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1-8-1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình. Người ta cho rằng đó là chính sách ngoại giao cây tre, sẵn sàng ngả theo kẻ mạnh, không bao giờ đổ để đem lại lợi ích cho dân tộc Thái. 2.5. Brunei: 2.5.1. Kinh tế: Đất nước nhỏ và có nền kinh tế giàu có này có một sự pha trộn giữa truyền thống làng xã, những tiêu chuẩn an sinh xã hội, những quy định của chính phủ và một kiểu quan hệ kinh doanh vừa mang tính bản địa vừa mang tính ngoại lai. Sản xuất dầu thô và khí tự nhiên chiếm gần một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Brunei có những khoản thu lớn từ đầu tư nước ngoài và từ sản xuất trong nước. Chính phủ cung cấp mọi dịch vụ y tế bao cấp thực phẩm và nhà ở. Các nhà lãnh đạo Brunei e ngại rằng sự gia tăng hội nhập bền vững trong nền kinh tế thế giới sẽ gây ảnh hưởng tới sự bền vững xã hội trong nước dù nước này đang có một vị thế nổi bật khi nắm giữ chức chủ tịch của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC 2000. Các kế hoạch của nhà nước nhằm cải thiện nguồn nhân lực, giảm bớt thất nghiệp, tăng sức mạnh cho hệ thống ngân hàng và lĩnh vực du lịch, và nói chung là mở rộng thêm cơ sở nền tảng kinh tế. 2.5.2. Chính trị: Vua Hassanal Bolkiah của Brunei là người đứng đầu nhà nước và chính phủ Brunei. Nhà vua được cố vấn bởi nhiều hội đồng và một văn phòng chính phủ mặc dù ông chính là người cầm quyền tối cao. Truyền thông đại chúng hoàn toàn ủng
- hộ chính phủ và gia đình Hoàng gia giữ được địa vị tôn kính trong nước. Không hề có thể chế luật pháp theo bầu cử. Tháng 9 năm 2004, nhà vua triệu tập một Nghị viện chỉ định và nghị viện nay không hề nhóm họp từ khi Brunei giành lại độc lập năm 1984. Theo lý thuyết, nước này đã bị đặt dưới tình trạng thiết quân luật từ khi xảy ra cuộc bạo động Brunei trong thập niên 1960, cuộc nổi loạn này đã bị quân đội Anh từ Singapore dập tắt. Một tiểu đoàn lính Royal Gurkha Rifles thuộc Quân đội Anh vẫn đang đồn trú ở Brunei theo thoả thuận với nhà vua để bảo vệ những giếng dầu ở phía tây đất nước. Các đơn vị khác thuộc Quân đội Anh cũng hiện diện để hỗ trợ và huấn luyện cho Quân đội Brunei. Brunei cũng tuyên bố chủ quyền ở Sarawak và là một trong số nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Trường Sa đang tranh cãi. 2.6. Campuchia: 2.6.1. Kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và 5.2% trong năm 2002. Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với số du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương. Campuchia đã gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ ngày 13 tháng 10 năm 2004. Đầu năm 2007, nhiều nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Harvard và nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới được công bố: cho rằng Campuchia có trữ lượng có thể lên đến 2 tỉ thùng dầu và 10.000 tỉ mét khối khí đốt.
- 2.6.2. Chính trị: Đất nước này được cai trị bởi Quốc vương Norodom Sihanouk sau khi ông trở lại làm vua vào tháng 9 năm 1993. Đây là chế độ quân chủ lập hiến và trên thực tế quốc vương không điều hành đất nước. Cuối tháng 10 năm 2004 Norodom Sihanouk truyền ngôi lại cho Thái tử Norodom Sihamoni. Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), thủ tướng đương nhiệm là Hun Sen. Campuchia là thành viên của Liên hiệp quốc và ASEAN. Nước này đã đạt được sự ổn định tương đối về chính trị trong những năm gần đây, kể từ khi chế độ Khmer đỏ bị lật đổ năm 1979. 2.7. Lào: 2.7.1. Kinh tế: Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây không có đường sắt, hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. 2.7.2. Chính trị: Chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào). Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.
- Lào thông qua hiến pháp mới năm 1991. Trong năm sau đó đã diễn ra bầu cử Quốc hội với 85 đại biểu. Các thành viên quốc hội được bầu bằng bỏ phiếu kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biểu đã thông qua các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành các sắc lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra tháng 2 năm 2002 với 109 đại biểu. 2.8. Myanma: 2.8.1. Kinh tế: Myanma là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Sau khi một chính phủ nghị viện được thành lập năm 1948, Thủ tướng U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện trở thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua Kế hoạch kinh tế hai năm nhưng tiếc thay đây là một kế hoạch sai lầm. Vụ đảo chính năm 1962 tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế được gọi là Con đường Miến Điện tiến tới Chủ nghĩa xã hội, một kế hoạch nhằm quốc hữu hoá mọi ngành công nghiệp, ngoại trừ nông nghiệp. Năm 1989, chính phủ Myanma bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hoá nền kinh tế và tự do hoá một số lĩnh vực kinh tế. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác. Các loại hàng hoá ở thành thị thường được vận chuyển bởi phu khuân vác, như thấy trong khu phố Tầu tại Yangon. Myanma bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ năm 1992, khi Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Tuy nhiên, chưa tới 750,000 du khách tới nước này hàng năm. Các doanh nghiệp tư nhân thường là đồng sở hữu hay thuộc sở hữu trực tiếp của Tatmadaw. Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên minh Châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanma. Đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Ở thời thuộc địa Anh, Miến Điện là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng. Ngày nay, Myanma thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hoá chủ yếu qua biên giới với Thái Lan, và đó cũng là đầu mối xuất khẩu ma tuý lớn nhất, và
- dọc theo Sông Ayeyarwady. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa từ khi được xây dựng trong thập niên 1800. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Thiếu hụt năng lượng là điều thường thấy trong nước, kể cả tại Yangon. Myanma cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguôn cung cấp các tiền chất ma tuý lớn gồm cả amphetamines. Các ngành công nghiệp khác gồm sản phẩm nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, kim cương, kim loại, dầu mỏ và khí ga. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanma. Nông nghiệp chiếm 59,5% GDP và 65,9% lao động. Công nghiệp chế biến chiếm 7,1% GDP và 9,1% lao động; khai khoáng 0,5% GDP và 0,7% lao động; xây dựng 2,4% GDP và 2,2% lao động; thương mại 23,2% GDP và 9,7% lao động; tài chính, dịch vụ và công chính 1,5% GDP và 8,1% lao động. GDP/đầu người: 2.399 USD (1995); GNP/đầu người: 2610 USD (1996). Sản phẩm nông nghiệp chính (1999): lúa 17 triệu tấn, mía 5,4 triệu tấn, đậu 1,9 triệu tấn, lạc 562 nghìn tấn, ngô 303 nghìn tấn, vừng 210 nghìn tấn, bông 158 nghìn tấn. Chăn nuôi: bò 10,7 triệu, lợn 3,7 triệu, trâu 2,4 triệu, cừu và dê 1,7 triệu, vịt 6,1 triệu, gà 39 triệu. Gỗ tròn 22,4 triệu m³ (1998). Đánh bắt cá 917,7 nghìn tấn (1997). Sản phẩm công nghiệp chính: khai khoáng (đồng 14,6 nghìn tấn, thạch cao 40,6 nghìn tấn, chì 1,6 nghìn tấn, thiếc 154 tấn); chế biến (xi măng 513 nghìn tấn, phân hoá học 66 nghìn, đường 43 nghìn; 1996). Năng lượng (1996): điện 4,3 tỉ kW.h, than 72 nghìn tấn, dầu thô 2,8 triệu thùng, khí đốt 1,6 tỉ m³. Giao thông: đường sắt 3955 km (1999-2000), đường bộ 28,2 nghìn km (1996, rải nhựa 12%). Xuất khẩu (1997-98) 5,4 tỉ kyat (nông sản 26,9%, gỗ và cao su 15,7%). Bạn hàng chính: Singapore 13,2%; Thái Lan 11,9%; Ấn Độ 22,6%; Trung Quốc 10,6%; Hồng Kông 5,8%. Nhập khẩu (1997-98) 12,7 tỉ kyat (máy móc và thiết bị vận tải 28,6%, tư liệu sản xuất 48%, hàng tiêu dùng 4,3%). Bạn hàng chính: Singapore 31,1%, Thái Lan 9,8%, Trung Quốc 9,4%, Malaysia 7%. Đơn vị tiền tệ: kyat Myanma. Tỉ giá hối đoái: 1USD = 6,25 kyat (10/2000). 2.8.2. Chính trị: Liên bang Myanma là một chế độ quân sự. Các đại biểu được bầu ra trong cuộc bầu cử Quốc hội nhân dân năm 1990 hình thành nên Liên minh Chính phủ Quốc gia Liên bang Miến Điện (NCGUB), một chính phủ hải ngoại vào tháng 12 năm 1990, với trách nhiệm vãn hồi nền dân chủ tại Myanma. Sein Win, người anh họ của Aung San Suu Kyi, là thủ tướng hiện thời của NCGUB. Tuy nhiên, NCGUB có rất ít quyền lực và đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Myanma. Lãnh đạo Nhà nước hiện nay là Thống tướng Than Shwe, người giữ chức vụ "Chủ tịch Hội đồng Hoà Bình và Phát triển Quốc gia". Ông nắm mọi quyền lực quan trọng, gồm quyền
- bãi nhiệm các bộ trưởng và các thành viên chính phủ, đưa ra các quyết định quan trọng trong vấn đề chính trị đối ngoại. Khin Nyunt từng là thủ tướng cho tới ngày 19 tháng 10 năm 2004, và đã bị thay thế bởi Tướng Soe Win, người có quan hệ mật thiết với Than Shwe. Đa số các bộ và các vị trí chính phủ đều do các sĩ quan quân đội nắm giữ, ngoại trừ Bộ y tế, Bộ giáo dục, Bộ lao động và Bộ kinh tế và kế hoạch quốc gia, do các viên chức dân sự quản lý. Các đảng chính trị lớn ở Myanma gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vvà Liên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ, dù các hoạt động của họ bị chế độ quản lý chặt chẽ. Nhiều đàng khác, thường đại diện cho lợi ích của các dân tộc thiểu số thực sự có tồn tại. Tại Myanma ít có khoan dung chính trị cho phe đối lập, và nhiều đảng đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đảng Thống nhất Quốc gia đại diện cho quân đội, và được sự ủng hộ của một tổ chức to lớn tên gọi Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển. Theo nhiều tổ chức, gồm cả Human Rights Watch và Amnesty International, chính quyền này có bản thành tích nhân quyền kém cỏi. Không có toà án độc lập tại Myanma và đối lập chính trị với chính phủ quân sự không hề được khoan dung. Truy cập Internet tại Myanma bị hạn chế chặt chẽ thông qua các phần mềm lọc các trang web có thể truy cập đối với công dân, hạn chế đa số các trang đối lập chính trị và ủng hộ dân chủ. Lao động cưỡng bức, buôn người và lao động trẻ em là điều thông thường, và bất đồng chính trị không được khoan dung. Năm 1988, quân đội Myanma đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888. Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanma, đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanma vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào. Hội đồng quân sự ngày phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanma đã được thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanma. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN đề bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanma. Sự thay đổi chính trị lớn ở nước này hiện vẫn khó xảy ra, vì sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc.
- 2.9. Việt Nam: 2.9.1. Kinh tế: Việt Nam là một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hoá nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn. Việt Nam đã hoàn thành việc xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc. Ngày 28 tháng 11, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tỷ lệ phiếu thuận 90,24 %. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007. 10 năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta ngước nhìn lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên cột cờ của Trung tâm Hội nghị Quốc tế thủ đô Ban-da Xơ-ri Bê-ga-oan của Bru-nây trong Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên ASEAN. 10 năm vừa qua là quãng thời gian không dài, nhưng đã ghi nhận nhiều thắng lợi và thành tựu quan trọng trong quan hệ Việt Nam-ASEAN. Quan hệ Việt Nam-ASEAN đã phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, và chuyên ngành. Về chính trị, Việt Nam đã tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên khác trên các diễn đàn quan trọng: Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (PMC) đối thoại với các nước công nghiệp phát triển… Chúng ta đã đóng góp tích cực trong việc đưa Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) từ bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa các nước khu vực trở thành bộ quy tắc ứng xử giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khu vực; ký Hiệp ước xây dựng Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), duy trì vai trò đầu tầu của ASEAN trong ARF Diễn đàn duy nhất để các nước khu vực và các nước lớn cùng nhau đối thoại về các vấn đề chính trị-an ninh, bảo đảm hoà
- bình, ổn định ở Châu Á - Thái Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển ở khu vực. Chúng ta đã tham gia tích cực vào các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành như khoa học, công nghệ và môi trường, văn hoá thông tin, phát triển xã hội, phòng chống ma tuý v.v... đồng thời đăng cai tổ chức các hội nghị, nêu các sáng kiến làm phong phú thêm các nội dung hợp tác chuyên ngành. Hàng trăm cán bộ của chúng ta đã được cử ra nước ngoài học tập, trao đổi kinh nghiệm theo các dự án hợp tác của ASEAN. Về kinh tế, vượt qua những khó khăn thách thức do sự chênh lệch về trình độ phát triển, chúng ta đã tham gia tích cực các chương trình hợp tác, liên kết kinh tế như Hiệp định Đầu tư ASEAN (AIA), Khối Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) v.v.. đồng thời đưa ra sáng kiến phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông - Tây (WEC), tạo ra bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam-ASEAN tăng tốc độ trung bình 15,8%/năm. So với năm đầu tiên tham gia hội nhập kinh tế ASEAN kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2004 đã tăng gấp 1,8 lần. Kim ngạch thương mại tăng cùng với tiến trình thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Cho đến tháng 3/2005, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm 10.277 dòng thuế, tương đương 96,15% tổng số dòng thuế phải cắt giảm trong khuôn khổ CEPT/AFTA. Về đầu tư, tính đến hết tháng 6 năm nay ASEAN đã đầu tư vào hơn 600 dự án với số vốn đăng ký là 11,385 tỷ đô la Mỹ, chiếm 23,38% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, trong đó thực hiện được 5,019 tỷ đô la Mỹ, chiếm 19,08% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đã đưa vào thực hiện tại Việt Nam. Tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN còn góp phần làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh trong nước, là sự tập dượt trước khi chúng ta tham gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế rộng lớn hơn như Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 2.9.2. Chính trị: 2.9.2.1. Chính trị và đối nội: Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ thập niên 1970, hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng phái chính trị lãnh đạo (là Đảng Cộng sản Việt Nam), Chính phủ Việt Nam quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế những người dẫn đầu Chính Phủ và Quốc Hội đều là đảng viên kỳ cựu và được giới thiệu bởi Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam. Người đứng đầu là Tổng bí thư.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn : Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng
100 p | 550 | 249
-
Luận văn : Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay
72 p | 726 | 247
-
Luận văn " QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY "
92 p | 335 | 66
-
luận văn:Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp
124 p | 269 | 63
-
Tiểu luận: Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển hàng hoá bằng Container của Công ty liên doanh vận tải biển Việt - Pháp
12 p | 188 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hiệp định EVFTA và những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong quan hệ thương mại với EU
99 p | 157 | 44
-
Đề án: Phân tích hoạt động kinh doanh bán hàng nội địa của Công ty TNHH TM KT Duy Hải
40 p | 103 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc
97 p | 102 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Nợ nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
83 p | 73 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam
224 p | 37 | 12
-
Tiểu luận KTCT: Lí luận về hội nhập kinh tế quốc tế
37 p | 140 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi giai đoạn 2008-2014
83 p | 33 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964
172 p | 44 | 10
-
Tóm tắt luận văn Quan hệ quốc tế: So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga
14 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014
105 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt nam và Liên bang Nga trong giai đoạn 2015 – 2019 và định hướng trong thời gian tới
87 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
86 p | 3 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn