intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

111
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, Đảng ta luôn khẳng định chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá về mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội trên tinh thần hợp tác, phát triển bình đẳng cùng có lợi với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Trong đó chúng ta luôn coi trọng các quốc gia có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Trong những nước có mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam, phải kể đến Cộng hoà Pháp. Là một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG "

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG =========== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thị Hiền Sinh viên thực hiện : Hoàng Cẩm Vân Lớp : Pháp 1 – K38E Hà Nội - 2003
  2. MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ PHÁP - VIỆT I. Khái quát về nước Pháp 3 1. Về vị trí địa lý và dân số 3 2. Về chế độ chính trị 3 3. Về tiềm lực kinh tế 7 II. Sự cần thiết của việc phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 11 1. Về phía Pháp 11 2. Về phía Việt Nam 12 III. Quá trình phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 13 1. Giai đoạn trước năm 1973 13 2. Giai đoạn từ năm 1973 tới nay 15 IV. Năm lĩnh vực hợp tác cần được chú trọng trong việc phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 21 25 CHƠNG 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP - VIỆT I. Thuận lợi và khó khăn của quan hệ thương mại và đầu tư 25 Pháp - Việt 1. Thuận lợi 25 2. Khó khăn 30 II. Thực trạng của quan hệ thương mại Pháp - Việt 32 1. Kim ngạch buôn bán hai chiều 32 2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang 34 Pháp 3. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Pháp 40 III. Quan hệ đầu tư trực tiếp Pháp - Việt 44 1. Hình thức đầu tư 45 2. Lĩnh vực đầu tư 46
  3. 3. Quy mô đầu tư 49 4. Phân bổ các dự án đầu tư theo địa bàn 50 IV. Viện trợ phát triển chính thức của Pháp cho Việt Nam 53 1. Các hình thức viện trợ phát triển chính thức 55 2. Tình hình viện trợ phát triển chính thức của Pháp cho Việt Nam 55 V. Đánh giá chung về quan hệ thương mại và đầu tư Pháp - Việt 58 1. Thành tựu đạt được 58 1.1 Về thương mại 58 1.2 Về đầu tư 60 2. Hạn chế và nguyên nhân 61 63 CHƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP - VIỆT I. Triển vọng quan hệ thương mại và đầu tư Pháp - Việt 63 1. Định hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Pháp - 63 Việt 2. Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư 64 Pháp - Việt II. Những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và 66 đầu tư Pháp - Việt 1. Những giải pháp mang tính vĩ mô 66 1.1 Thúc đẩy quan hệ chính trị 66 1.2 Có chính sách hỗ trợ hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp 67 1.3 Có chính sách thu hút mạnh mẽ hơn nữa và nâng cao hiệu quả 68 sử dụng vốn FDI 1.4 Có chính sách thu hút mạnh mẽ hơn nữa và nâng cao hiệu quả 71 sử dụng nguồn vốn ODA 2. Những giải pháp mang tính vi mô 72 2.1 Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh xúc tiến bán hàng sang thị 72 trường Pháp 2.2 Nâng cao hiệu quả hàng nhập khẩu từ Pháp 73 2.3 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ 74 2.4 Quan hệ hợp tác chặt chẽ với Phòng thương mại và công 75 nghiệp Pháp tại Việt Nam
  4. 77 KẾT LUẬN LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, Đảng ta luôn khẳng định chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá về mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội trên tinh thần hợp tác, phát triển bình đẳng cùng có lợi với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Trong đó chúng ta luôn coi trọng các quốc gia có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Trong những n ước có mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam, phải kể đến Cộng hoà Pháp. Là một nước lớn trong liên minh Châu Âu với số dân hơn 60 triệu người, Pháp là một thị trường lớn, có sức hấp dẫn cao đối với không chỉ nền kinh tế Việt Nam. Ngược lại Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất nhì thế giới, dân số lại khá đông nên nhu cầu về hàng hoá của Pháp về tiêu dùng và phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất cao. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta đến nay (1973), kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai quốc gia ngày càng gia tăng. Cụ thể là kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Pháp là 677 triệu FRF (năm 1990) đến nay kim ngạch ngoại thương hai chiều giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp là 737,8 triệu USD (năm 2002). Trải qua 30 năm quan hệ ngoạ i giao, hiện nay có thể nói quan hệ về chính trị, văn hoá và nhiều mặt khác với Pháp là một trong những mối quan hệ tốt đẹp nhất của Việt Nam. Tuy nhiên quan hệ về kinh tế giữa hai quốc gia vẫn chưa thật tương xứng với tiềm năng của cả hai nước. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng tìm nhiều biện pháp để có thể thúc đẩy mối quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước lên tầm cao mới.
  5. Chính vì lí do đó mà em đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt: thực trạng và triển vọng” để viết Khoá luận tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương của mình. Nội dung Khoá luận bao gồm các chương sau: Chương 1: Khái quát về quan hệ Pháp – Việt Chương 2: Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt Với một thời gian không dài và việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều hạn chế nên Khoá Luận Tốt Nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để Khoá Luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Hiền, Giáo viên khoa Kinh tế ngoại thương, người đã trực tiếp và nhiệt tình hướng dẫn em viết Khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 11 năm 2003 Sinh viên Hoàng Cẩm Vân
  6. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ PHÁP-VIỆT I. KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP 1. Vị trí địa lý, dân số Nước Pháp nằm ở phía Tây Châu Âu với diện tích là 551.965 km², thủ đô là Paris. Pháp là đất nước rộng lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 20% diện tích của liên minh Châu Âu) có vùng biển rộng lớn (vùng đặc quyền kinh tế trải rộng trên 11 triệu km²). Diện tích đồng bằng chiếm hai phần ba tổng diện tích. Dân số nước Pháp là 60 triệu người, trong đó có khoảng gần 30 triệu người ở độ tuổi lao động. Mật độ dân số là 105 người/km², mức thấp nhất liên minh Châu Âu (EU). 2. Về Chế độ Chính trị Nhà nước Pháp theo chế độ cộng hoà tư sản. Hiến pháp ngày 4 tháng 10 năm 1958 điều chỉnh sự vận hành của các thể chế của nền Cộng Hoà thứ năm. Hiến pháp đã được sửa đổi nhiều lần: bầu cử Tổng Thống Cộng Hoà theo phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp (1962), đ ưa thêm một mục mới liên quan đến trách nhiệm hình sự của các thành viên Chính Phủ (1993), thiết lập kỳ họp duy nhất ở Nghị Viện và mở rộng quy mô trưng cầu dân ý (1995), rút ngắn nhiệm kỳ Tổng Thống từ 7 năm xuống 5 năm (2000). Theo Hiến pháp năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho các thể chế. Đó là người đảm bảo để các thể chế vận hành tốt. Là người đứng đầu quân đội, chịu trách nhiệm cho độc lập dân tộc, Tổng Thống có một số quyền đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Tổng Thống có thể đưa ra trưng cầu dân
  7. ý một số dự thảo luật và giải tán Quốc Hội. Trên thực tế, Tổng Thống có một vai trò hàng đầu trong việc xác định các phương hướng của chính sách đối ngoại. Tổng Thống bổ nhiệm Thủ Tướng, cũng như các thành viên của Chính Phủ theo đề nghị của Thủ Tưóng, và chủ trì Hội Đồng Bộ Trưởng. Thủ Tướng Chính Phủ, người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực thi các đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính Phủ. Chính Phủ xác định và thi hành chính sách quốc gia. Chính Phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang. Chính Phủ chịu trách nhiệm trước Nghị Viện. Người đứng đầu Nhà nước được nhân dân Pháp bầu trực tiếp. Người đứng đầu Chính Phủ được bầu theo hình thức đa số tại Nghị Viện. Trong trường hợp cùng chung sống, Tổng Thống và Thủ Tướng được bầu theo các hình thức đa số khác nhau. Với một Nghị Viện có hai Viện, Pháp có một hệ thống lưỡng viện đóng một vai trò chính trong sự vận hành dân chủ. Thật vậy, thông qua hai viện, những khác biệt về chính trị và tranh luận ý kiến được diễn ra một cách rộng rãi. Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá bán hai vòng, cho nhiệm kỳ 5 nă m. Thượng Viện được bầu cho nhiệm kỳ 9 năm, theo hình thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp và không thể bị giải tán như Quốc Hội. Cứ ba năm thì có một phần ba các Thượng Nghị Sĩ được bầu lại. Kỳ bầu cử gần đây nhất là vào tháng 9 năm 2001. Hội Đồng Hiến Pháp: cơ quan này là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng Hoà thứ V. Hội đồng hiến pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ chín năm và không thể được tái bổ nhiệm. Ba thành viên, trong đó có Chủ Tịch Hội đồng do Tổng Thống bổ nhiệm, trong đó sáu thành viên còn lại, ba thành viên do Chủ Tịch Quốc Hội bổ nhiệm và ba thành viên do Chủ Tịch Thượng Viện bổ nhiệm.
  8. Khởi đầu với chức năng đảm trách theo dõi việc phân chia quyền lực giữa Nghị Viện và Chính Phủ, vai trò của Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng lên. Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng cường kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, trở thành cơ quan bảo vệ các quyền tự do cơ bản. Mặt khác, Hiến pháp nhiều lần được sửa đổi để phù hợp hơn với những đòi hỏi mới của Nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của Châu Âu. Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của nền Cộng Hoà, chính sách đối ngoại của Pháp nhằm hai mục đích là gìn giữ độc lập quốc gia đồng thời phấn đấu vì sự phát triển của tình đoàn kết khu vực và quốc tế. Pháp, một cường quốc thứ tư trên thế giới luôn muốn xây dựng và cải cách Châu Âu. Châu Âu luôn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Pháp. Tướng De Gaulle, các Tổng Thống Pompidou, Giscard d’Estaing, F.Mitterrand và J.Chirac đã không ngừng phấn đấu cho việc xây dựng và phát triển liên minh Châu Âu để biến tổ chức này thành một cường quốc kinh tế và một cơ cấu chính trị được tôn trọng. Mười lăm nước thành viên Liên minh Châu Âu tập hợp 380 triệu dân. Khối này sánh ngang với lục địa Bắc Mỹ về kinh tế và nhân lực và là một trong những khu vực kinh tế quan trọng nhất của thế giới. Liên minh Châu Âu có đồng tiền của riêng mình là đồng Euro, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 ở mười hai nước (Đức, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ai len, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Bồ Đào Nha): là sự cụ thể hoá của Liên minh tiền tệ, đồng tiền quốc tế mới này đang phải đương đầu với những thử thách của quá trình toàn cầu hoá. Liên minh 15 nước Châu Âu cũng cần phải tăng cường bản sắc chính trị và chuẩn bị cho sự mở rộng của liên minh đối với nhiều Nhà nước ứng cử viên. Nghiên cứu về tương lai của Châu Âu và về những cải cách về mặt thể chế được
  9. trao cho một uỷ ban do cựu Tổng Thống Cộng Hoà Pháp Valery Giscard d’Estaing làm Chủ Tịch. Về đảm bảo an ninh quốc tế và đấu tranh chống khủng bố: những năm chiến tranh lạnh cũng như thời kỳ bất ổn kế tiếp sau đó đã đặt lên vai nước Pháp và các quốc gia dân chủ khác những trọng trách lớn. Tham gia vào khối liên minh Bắc Đại Tây Dương (OTAN), Pháp cũng là thành viên của tổ chức Hợp tác và An ninh Châu Âu (OSCE) và Quân đội Châu Âu. Ngoài ra, là một trong năm cường quốc hạt nhân, Pháp đảm bảo việc duy trì và đưa đường lối răn đe của mình phù hợp với những thực tế chiến lược mới, đồng thời nỗ lực phấn đấu cho việc cấm hoàn toàn các vụ thử hạt nhân. Mặt khác, sau thảm họa ngày 11 tháng 9 tại Mỹ, nước Pháp đã khẳng định tình đoàn kết của mình trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Pháp đã tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hoà bình chống lại tổ chức Al Qaeda do lực lượng quốc tế trợ giúp an ninh (ISAF) tiến hành tại Afghanistan. Trên trường quốc tế, chính sách đối ngoại của Pháp là tôn trọng các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc, vốn như hình thức phản ánh các lý tưởng Cộng Hoà. Chính vì vậy từ năm 1945, nước Pháp không ngừng bảo vệ tổ chức này với khoản đóng góp tài chính đứng hàng thứ 4. Pháp là một trong số năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Hiệp Quốc. Ngày nay các công cụ của chính sách hợp tác của Pháp đã được thay đổi để thích nghi với những mục tiêu mới. Hoạt động chủ yếu của các dự án và chương trình viện trợ cho phát triển được giao cho Cơ quan phát triển Pháp (AFD), cơ quan tài chính đóng vai trò điều phối chủ chốt. Tổng số tiền viện trợ công cộng của Pháp cho phát triển lên tới 4,6 tỉ
  10. Euro trong năm 2001, chiếm 0,32% tổng sản phẩm quốc nội (đứng đầu trong số các nước G8 trong lĩnh vực này). Chính sách hợp tác của Pháp cũng nhằm vào việc tăng cường các hoạt động văn hoá và gia tăng các dự án song phương về khoa học kỹ thuật. Sự hiện diện của nước Pháp được thể hiện qua đông đảo các trung tâm và học viện văn hoá, các trường trung học và trường học theo chương trình Pháp (150.000 học sinh) và qua Alliance Franỗaise, có mặt ở trên 140 nước (hơn 1200 văn phòng). Hợp tác khoa học kỹ thuật cũng rất tích cực. Các tổ chức như Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa học Quốc Gia (CNRS), Viện Y tế và Nghiên cứu Y học Quốc Gia (INSERM) hay Viện Nghiên cứu Nông nghiệp thực phẩm Quốc gia (INRA) hoạt động tại nhiều nước. Khi dành một vị trí đặc biệt cho hoạt động nhân đạo trong chính sách đối ngoại, nước Pháp thể hiện mong muốn được tiếp tục ở cấp độ cao nhất những giá trị mà Pháp đã là nước đi tiên phong. Các tổ chức Phi Chính Phủ của Pháp (ONG) hoạt động thường xuyên tại những nơi xảy ra thiên tai và trong các cuộc xung đột vũ trang. Trong số đó, có các tổ chức Bác sỹ không biên giới (MSF), Bác sỹ thế giới (MDM), Dược sỹ không biên giới (PSF), Hoạt động Quốc tế chống lại nạn đói (AICF). 3. Về tiềm lực kinh tế Pháp là nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Âu. Năm 2003, tăng trưởng kinh tế của Pháp đã dần lấy lại được nhịp độ tăng trưởng (khoảng 2%) so với 1,2% của năm 2002. Mặc dù kinh tế có sự giảm sút, chủ yếu do sự suy giảm của môi trường quốc tế (tác động của các cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001) và do nhu cầu giảm đi của các doanh nghiệp, Pháp vẫn là nước có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao hơn mức trung bình của khu vực đồng Euro và của liên
  11. minh Châu Âu cụ thể là GDP của Pháp năm 2001 là 20.635 USD/người và năm 2002 đã tăng lên đạt 22.690 USD/người. Tuy trong bối cảnh nền kinh tế không được phát triển như trước nhưng tiêu dùng của các hộ gia đình Pháp vẫn thể hiện những khả năng giữ vững mạnh mẽ so với toàn bộ các nước trong khu vực đồng Euro và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Pháp. Nhìn chung, sức tiêu thụ vẫn giữ tốc độ tăng trưởng như năm vào khoảng +2,9%/năm. Cụ thể là các chi tiêu tiêu dùng các sản phẩm chế biến và dịch vụ vẫn năng động với mức gia tăng 3,1% và 3,3%/năm. Ngoài ra, việc giảm và bình ổn giá dầu lửa và các sản phẩm chế biến của nước ngoài đã đóng góp vào việc kiềm chế lạm phát. Việc chuyển sang sử dụng đồng tiền Euro vào tháng một năm 2002 chỉ có tác dụng không đáng kể tới việc gia tăng giá cả (+0,1%). Tóm lại, Pháp là nước có tất nhiều tiềm lực để duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đồng thời còn có khả năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn nữa nhờ vào các thành phần kinh tế trong nước vốn đã rất phát triển, cộng thêm một yếu tố căn bản để phát triển kinh tế đó là yếu tố con người. Pháp là nước có nguồn nhân lực có trình độ cao kết hợp với trình độ công nghệ phát triển, nguồn chất xám từ các nước Châu Á chảy vào, lại có thêm chính sách các thành phần kinh tế của Nhà nước chúng ta có thể thấy rằng Pháp có rất nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế. Một số ngành chủ đạo trong nền kinh tế Pháp: Nước Pháp sở hữu 13 trong số một trăm doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất. Những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ trở thành hướng đầu tư trực tiếp chủ yếu của Pháp ra nước ngoài. Thống kê cho thấy có khoảng 19.177 chi nhánh doanh
  12. nghiệp Pháp ở nước ngoài, trong số đó 52% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và 48% trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Liên minh Châu Âu là đối tác đứng đầu, sau đó là Bắc Mỹ trong số các đối tác chính của doanh nghiệp Pháp. Tổng đầu tư của Pháp ở nước ngoài so với GDP tương đương với số tiền đầu tư Pháp tiếp nhận, vào khoảng 19%. Con số này khiến Pháp vượt lên trên Đức (15%), Nhật Bản (7%), nhưng đứng sau Mỹ (25%) và Anh (36%). Ngành xe hơi và vận tải với số lượng xe hơi bán ra tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu đã tăng lên đáng kể. Xe hơi của Pháp thâm nhập mạnh thị trường Châu Âu. Hiện nay xu thế chung trên thế giới là các hãng sản xuất ô tô sát nhập lại với nhau để tạo thành các tập đoàn khổng lồ và tháng 3 năm 1999, Renault đã nắm quyền kiểm soát Nissan-Nhật chiếm 9,1% thị phần đứng hàng thứ 4 thế giới sau GM-Isuzu-Forel, Volvo-Mazda, Toyota-Daihatsu. Công nghiệp hàng không vũ trụ của Pháp đứng vào hàng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Anh. Hiện nay ba đặc trưng lớn của ngành này là có nhiều triển vọng đối với việc sản xuất máy bay dân dụng, cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành vũ trụ và khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ máy bay quân sự. Về lĩnh vực vận tải hàng không và đường bộ, đã có một số công ty của Pháp có mặt tại Việt Nam như: Air France (vận tải hành khách và hàng hoá theo đường hàng không), Cica (vận tải đường bộ), Graveleau (vận tải), SDV Vietnam, Cargoteam. Chúng ta có thể thấy rằng đối với ngành này, Pháp có rất nhiều triển vọng để phát triển như sự phát triển của công nghệ, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và quan trọng hơn cả là thị trường để phát triển. Ngành công nghiệp điện tử viễn thông: hai động lực chính thúc đẩy ngành này của Pháp là Quốc Phòng và thị trường công cộng về viễn thông. Công nghiệp điện tử và viễn thông Pháp có những tập đoàn lớn như SCS-Thomson, Bull,
  13. Alcatel, Alstom. Các công ty điện tử viễn thông của Pháp đã có mặt tại Việt Nam là FCR Vietnam, EDF, Schneider Electric, Thales International Asia Holding. Ngành hoá dược của Pháp có uy tín và sức mạnh truyền thống, đứng hàng thứ tư trên thế giới. Các tập đoàn lớn trong ngành dược của Pháp là Roussel- Uclaf, Sanofi, Rhône-Poulenc. Các tập đoàn này hiện cũng đã có mặt tại Việt Nam : Aventis Pharma, Bio-Rad Laboratoires, Pierre Fabre, Sanofi Synthelabo, Sanpromex, Servier Vietnam. Lĩnh vực thực phẩm của Pháp rất phát triển với các mặt hàng chủ yếu là ngũ cốc, các sản phẩm sữa, thịt gia súc do có được những điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng cũng như sản xuất. Bên cạnh đó, rượu vang và sâm banh cũng là thế mạnh của Pháp. Có mặt tại Việt Nam là các công ty như Aqua Service Vietnam, Groupe Bourbon, La Vie Joint Venture Company, Tobaccor. Ngành da giầy và dệt may là ngành gặp nhiều khó khăn do hàng Châu Á tràn ngập, doanh số không tăng và các xí nghiệp phải chuyển sản xuất ra nước ngoài. Một nguyên nhân nữa giải thích tại sao ngành da giầy và dệt may ngày càng thu hẹp hoạt động là do khó khăn về đời sống, người Pháp có khuynh hướng mua quần áo và giầy dép rẻ tiền và tận dụng đồ đã có sẵn. Một số tập công ty của Pháp về lĩnh vực này đã thâm nhập thị trường Việt Nam như FLD Vietnam, Phoenix Worldwide, Pierre Cardin Vietnam, S.N.E Weil Besancon. Về ngành nông nghiệp: mặc dù không còn là một nước nông nghiệp, Pháp vẫn đứng thứ hai về xuất khẩu nông sản sau Mỹ. Người làm nông nghiệp ở Pháp chỉ chiếm 5% dân số lao động. Nhờ đẩy mạnh chuyên môn hoá trong nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp Pháp thuộc loại cao trên thế giới. Hoạt động khuyến nông chủ yếu do các nhóm nông dân đảm nhận. Nhà nước tập trung vào các hoạt động nghiên cứu cơ bản và đào tạo.
  14. Lĩnh vực dịch vụ là một trong những thế mạnh của kinh tế Pháp gồm các ngành du lịch, tài chính-ngân hàng, phân phối, bảo hiểm, dịch vụ cho các xí nghiệp. - Du lịch : Pháp vẫn là điểm du lịch đứng đầu trên thế giới nhờ vào các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, khí hậu ôn hoà... Các công ty du lịch của Pháp hoạt động tại Việt Nam là Exotissimo, Phoenix Vietnam. Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống các khách sạn của Pháp tại Việt Nam nh ư Hilton Hanoi Opera, Sofitel Metropole Hanoi, Sofitel Plaza Saigon, Sofitel Plaza Hanoi, Sunway Hotel Hanoi, Victoria Hotel & Ressorts. - Tài chính ngân hàng: Pháp đã tiến hành tư hữu hoá các ngân hàng nhà nước như Crédit Lyonnais, BNP. Hiện nay có những ngân hàng làm ăn có lãi như: CCF, Société Générale, Crédit Agricole... Các ngân hàng của Pháp đã có mặt tại Việt Nam là BNP Paris, Crédit Agricole Indosuez, Crédit Lyonnais, Natexis, Société Générale. - Về phân phối: Các siêu thị của Pháp phát triển khá mạnh trong thời gian ba thập kỷ lại đây. Ngành phân phối của Pháp hiện nay là một ngành đang trên đường Châu Âu hoá bằng cách hợp nhất thông qua việc ký các hợp đồng hợp tác với các công ty nước ngoài. Các hãng lớn như Carrefour, Auchan, Intermarché, Lelerc. Pháp đã xây dựng hai đại siêu thị Cora tại Việt Nam mà cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh và hiện nay đang trong giai đoạn xây dựng một đại siêu thị là Bourbon tại Hà Nội. II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP-VIỆT 1. Về phía Pháp Kể từ đầu thập kỷ 90, Pháp thực hiện một chính sách nhất quán đối với Việt Nam, coi Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình ở khu
  15. vực. Với chính sách đó, Pháp mong duy trì và đẩy mạnh ảnh hưởng truyền thống của họ ở ba nước thuộc địa cũ ở Đông Dương và hy vọng Việt Nam đóng vai trò cầu nối cho sự hợp tác giữa Pháp và các nước khác trong khu vực. Pháp thấy ở Việt Nam:  Một xã hội ổn định lâu dài về chính trị. Sức lao động, trí tuệ, đất đai dồi dào là những lợi thế của Việt Nam mà Pháp có thể khai thác, các doanh nghiệp Pháp có thể yên tâm làm ăn lâu dài.  Hệ thống pháp luật kinh tế, các cơ chế chính sách đang được từng bước đồng bộ hoá nhằm tạo thuận lợi cho đầu t ư, kinh doanh đã thực sự có sức hấp dẫn các nhà đầu tư Pháp.  Quan hệ kinh tế đối ngoại được tăng cường nhằm mở rộng thị trường ngoài nước, thu hút nguồn nhân lực bên ngoài theo phương châm: Việt Nam là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Trên thực tế, các nước bạn bè quốc tế luôn coi Việt Nam là một nhân tố của hoà bình, ổn định, là một đối tác giàu tiềm năng và đáng tin cậy. Việt Nam có những bước đi vững chắc nhằm hoà nhập vào sân chơi chung c ủa quan hệ kinh tế quốc tế đương đại. Tại hội nghị cấp cao Á-Âu, Việt Nam sẽ là một tiếng nói có trọng lượng ủng hộ quan điểm của Pháp. Những kết quả đáng khích lệ thu được trong những năm đổi mới đó là kinh tế tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, lạm phát được kiềm chế, đời sống của nhân dân được cải thiện đã giúp chúng ta giành được niềm tin và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nói chung và của Pháp nói riêng. Thêm vào đó là Việt Nam được coi là một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân với sức mua ngày càng được nâng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để Pháp tăng c ường xuất khẩu hàng hoá của mình.
  16. Ngay từ đầu những năm 90, Pháp đã dành cho Việt Nam một sự hỗ trợ chính trị và tài chính quan trọng, tạo điều kiện cho Việt Nam tái hội nhập về chính trị, thực hiện chuyển đổi và phát triển kinh tế. Để làm được điều này, Pháp đã huy động toàn bộ các công cụ hợp tác của chính phủ: nghị định thư hợp tác về tài chính, hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Pháp, tín dụng, hợp tác và phát triển văn hóa của Bộ Ngoại Giao, xoá nợ viện trợ lương thực, viện trợ khẩn cấp. Hiện nay, Pháp là nhà tài trợ đứng hàng thứ tư ở Việt Nam (với 106 triệu Euro cam kết cho năm 2002), chỉ đứng sau Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế Giới. Việt Nam đã trở thành thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ từ năm 1995 và đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ năm 1997. Đặc biệt sau khi cải cách cơ cấu hợp tác phát triển ở Pháp, Việt Nam đã được xếp vào “Khu vực đoàn kết ưu tiên” và vì thế có thể nhận được những khoản tín dụng hợp tác lớn hơn. Xã hội công dân của Pháp cũng đã được huy động tham gia thúc đẩy quan hệ hợp tác Pháp-Việt. Với 300.000 người Pháp gốc Việt, nước Pháp là nước có cộng đồng người Việt lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Gần 40 tỉnh, thành phố, vùng của Pháp và hơn 100 hiệp hội đoàn kết quốc tế đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. 2. Về phía Việt Nam Để đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gia nhập tổ chức ASEAN và AFTA và các hội nghị cấp cao EU-ASEAN (ASEM). Tháng 11 năm 1998, Việt Nam chính thức là thành viên của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) mở ra một không gian mới cho sự hợp tác về kinh tế và thương mại. Như vậy, Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử cả trên bình diện đa phương lẫn song phương. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phấn đấu trở thành thành viên WTO. Pháp sẽ ủng hộ tích cực đơn xin gia nhập WTO
  17. của Việt Nam. Đối với Việt Nam, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực vừa là xu thế tất yếu, vừa là một yêu cầu khách quan. Đây là một quá trình đầy khó khăn và thử thách nhưng mang lại những lợi ích to lớn. Việt Nam coi Pháp là một đối tác quan trọng trong các nước phương Tây. Đẩy mạnh quan hệ với Pháp về mọi mặt, Việt Nam có thể hoà nhập vào thị trường EU và tạo ra một sự hài hoà cân bằng trong quan hệ với các nước tư bản lớn khác như Anh, Mỹ, Đức. Pháp sẽ là cầu nối Việt Nam với EU để mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với các nước EU khác. Pháp là một tiếng nói trọng lượng trong đàm phán của Việt Nam với EU. Hơn nữa, vào tháng 6 năm 2000 Pháp giữ vai trò Chủ Tịch EU, vì vậy Việt Nam đã tranh thủ sự ủng hộ của Pháp để mở rộng khả năng xuất khẩu hàng dệt may bằng cách thuyết phục EU tăng thêm hạn ngạch. Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản bằng việc EU đưa thêm vào danh sách những xí nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU. Riêng đối với mặt hàng da giầy không bị EU áp dụng hạn ngạch sẽ là một thuận lợi lớn. Pháp là thị trường với 60 triệu người tiêu dùng, một thị trường có khả năng thanh toán cao, nhu cầu lớn và ổn định đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Pháp. III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP- VIỆT. 1. Giai đoạn trước năm 1973
  18. Năm 1885, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa. Trong thời kỳ đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã tổ chức chế độ quản lý và khai thác thuộc điạ với ba điểm đáng lưu ý sau:  Thiết lập một bộ máy quản lý hành chính và ban hành các văn bản pháp luật phục vụ yêu cầu quản lý ba miền Việt Nam.  Khai thác một cách có hệ thống tài nguyên của Việt Nam như: gạo, cao su, cà phê, than đá.  Xây dựng một số cơ sở hạ tầng: đường xá, thành phố và nhà máy, xí nghiệp. Cho đến năm 1954, sau thất bại ở Điện Biên Phủ và với việc ký kết hiệp định Genève, Pháp buộc phải rút ra khỏi nước ta. Khi rút khỏi Việt Nam, Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với chính quyền tay sai ở Sài Gòn, từ chối bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Tháng 12/1954, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã chấp nhận cho Chính phủ Pháp lập cơ quan Tổng đại diện tại Hà Nội. Ngày 14/10/1954 Hiệp định thương mại đầu tiên được ký kết mở đầu quan hệ chính thức trao đổi hàng hoá giữa hai nước Việt Nam - Pháp. Nhưng cho đến tận tháng 3/1956, Pháp mới thoả thuận về việc lập cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Paris và tháng 8/1966 quan hệ này được nâng lên cấp Tổng đại diện. Trong thời kỳ Mỹ xâm lược Việt Nam, đặc biệt từ khi Pháp chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ đối với Mỹ, chính phủ Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối chính sách can thiệp của Mỹ ở Đông D ương. Ngày 29/8/1963, Tổng Thống De Gaulle tuyên bố mong muốn: “Một Việt Nam độc lập với bên ngoài, hoà bình thống nhất bên trong, hoà hợp với các nước láng giềng” và cho rằng chính sự can thiệp của Mỹ là nguồn gốc gây ra chiến tranh và đòi Mỹ chấm
  19. dứt mọi hành động chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam. Sau khi Pháp nâng cấp quan hệ với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, quan hệ giữa Chính quyền Sài Gòn và Pháp xấu đi và thậm chí đã bị gián đoạn cho đến tận năm 1973. Trước việc leo thang chiến tranh của Mỹ, Pháp đồng ý cho Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Paris năm 1968. Năm 1973, Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán tại Paris giữa Việt Nam và Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam. Xét về thực chất, trong suốt giai đoạn từ 1955 đến 1973, mối quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn. Tuy trao đổi hàng hoá không bao giờ bị gián đoạn ngay cả trong những năm tháng mà quan hệ chính trị và ngoại giao hai nước căng thẳng, kim ngạch buôn bán rất nhỏ và tăng hết sức chậm chạp. Tổng kim ngạch trao đổi hai chiều hàng năm đạt khoảng từ 1 đến 5 triệu FRF. 2. Giai đoạn từ 1973 tới nay Ngay sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết năm 1973, hai nước Việt Nam và Pháp đã nâng quan hệ ngoại giao lên cấp Đại sứ và năm 1976, sau khi nước ta thống nhất, Pháp đã chính thức công nhận nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Năm 1977, chuyến thăm chính thức Cộng Hoà Pháp của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Phạm Văn Đồng mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp. Hiệp định hợp tác kinh tế và công nghiệp và Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật đã được ký kết. Nhờ vậy, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, giảng dạy tiếng Pháp bắt đầu được thúc đẩy. Đồng thời, quan hệ kinh tế, thương mại song phương cũng có những chuyển biến. Ngay từ lúc đó, chính phủ Pháp đã dành cho Việt nam một khoản viện trợ ODA
  20. khá lớn tài trợ cho việc xây dựng một số công trình và cung cấp thiết bị toàn bộ giúp Việt Nam khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Về đầu tư, các xí nghiệp cũ của Pháp ở lại miền Nam sau giải phóng đã thành lập các liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam như Vinaspecia và Roussel - Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm 70 đầu thập kỷ 80, những chiến dịch vu cáo xung quanh việc Việt Nam giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng và vấn đề thuyền nhân tỵ nạn đã có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước. Ngoại trừ quan hệ văn hoá, giáo dục và đào tạo, các quan hệ khác đều bị đóng băng. Hợp tác giữa hai nước được nối lại vào cuối những năm 80 và ngày càng phát triển đa dạng, đặc biệt là từ năm 1991, khi chính sách đổi mới của Việt Nam thu được những thành tựu bước đầu quan trọng và Việt Nam bắt đầu tái hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Tháng 7 năm 1993, Chính phủ Pháp đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 50 triệu USD để trả nợ cho IMF nhằm giải toả mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế. Năm 1993, Tổng Thống Mitterrand thăm Việt Nam và sau đó Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thăm Pháp. Qua hai chuyến viếng thăm ở cấp cao, Pháp đã tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế. Điều đáng lưu ý là cuối năm 1993, Pháp đã giúp Việt Nam giải quyết vấn đề nợ nhà nước tại Câu lạc bộ Paris bằng cách thuyết phục các chủ nợ thông qua phương án trả nợ có lợi cho ta. Bản thân Pháp đã xoá nợ cho Việt Nam 1,215 tỷ FRF trong số 2,2 tỷ FRF và giải toả 34 triệu FRF thuộc tài sản của Việt Nam bị phong toả tại Ngân khố Pháp từ năm 1954. Tháng 10/1994 tại Hội nghị đầu tiên các nhà tài trợ quốc tế, Pháp đã vận động các nước cam kết tài trợ cho Việt Nam 2 tỷ USD. Để hỗ trợ cho các xí nghiệp Pháp làm ăn ở Việt Nam, Pháp đã nối lại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2